Vải Kaki Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Chất Liệu Vải Kaki Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Vải kaki là gì? Tuy được sử dụng rất rộng rãi ở thời điểm hiện tại nhưng không nhiều người biết rõ về chất vải này.
Vải kaki thường được nhiều người ưa chuộng trong may mặc trang phục thường ngày nhờ độ bền, thoáng mát và ít bị nhăn khi giặt ủi.
Tuy được sử dụng rộng rãi nhưng không nhiều người biết cụ thể về thông tin chất vải kaki như nguồn gốc xuất xứ, cách phân loại và ứng dụng loại vải này.
Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật các câu hỏi về vải kaki.
Vải kaki là gì? Nguồn gốc của chất liệu vải kaki
Vải kaki có tên tiếng anh là Khaki, là một chất liệu vải được sử dụng rộng rãi trên thế giới để may đồng phục, làm từ sợi bông thiên nhiên 100% Cotton hoặc đan chéo cùng sợi tổng hợp. Vải kaki với tính chất nổi bật là bền, mát, không nhăn, co giãn tốt. Bề mặt chất liệu vải khi sờ vào khá cứng và dày.
Vải kaki hiện đại được sản xuất với thành phần chính là vải tổng hợp.
Nhằm tạo nên sự bền bỉ cho sản phẩm và đồng thời cho người mặc thấy được sự thoáng mát.
Đa dạng kiểu dáng sản phẩm, phong phú về màu sắc chính là điểm cải tiến lớn nhất mà công nghệ mới đem lại.
Nhưng một số người lại cho rằng ka ki hay khaki thực tế là tên của một màu sắc chứ không phải là một chất liệu vải sợi.
Thực hư thế nào cùng Thiên Phước tìm hiểu nhé!
Khaki là màu gì?
Để trả lời câu hỏi khaki là gì cần quay ngược thời gian vào những năm 1848.
Khaki là tên của một màu sắc pha giữa màu nâu nhạt và màu vàng, có thể gọi là “màu vàng hung”.
Theo từ điển trích wikipedia:
Từ “khaki” có nguồn gốc từ tiếng Urdu. Trong ngôn ngữ này từ khaki có nghĩa là bụi hay đất màu. Nó được sử dụng như là màu của các loại trang phục ngụy trang cho quân đội.
Các tone màu kaki
Có 4 tone màu kaki chính:
- Kaki nhạt hay còn gọi là kaki nâu
- Kaki nguyên bản
- Kaki đậm hay kaki sẫm màu
- Kaki xanh hay còn gọi là kaki xám hoặc màu ô liu
Nguồn gốc của chất liệu vải kaki
Nhiều người cho rằng chất vải kaki đã xuất hiện từ rất sớm, trước cả các loại vải khác nhưng thật ra loại vải này xuất hiện từ thế kỉ 19 tại Ấn Độ.
Vào thời điểm đó, các quân lính Anh thường mặc quân phục với áo khoác đỏ và quần trắng làm từ vải len nên rất nóng.
Chính vì thế, Harry Bernett Lumsden đã thay thế vải len của quân phục thành loại vải mỏng, thoáng mát và nhẹ hơn.
Hơn nữa, chất kaki có màu nâu đất giúp dễ dàng hơn trong việc nguy trang. Và đó cũng là nguồn gốc xuất phát của chất liệu vải kaki cho đến tận bây giờ.
Vào thời chiến tranh thì vải kaki luôn dùng để may quân phục cho các lính Anh và dần dần chúng trở nên phổ biến hơn rộng khắp trên thế giới.
Tại Mỹ thì chất liệu vải kaki này được sử dụng rộng rãi sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, thường thì chúng được dùng để may quần.
Nhưng ngày nay với sự phát triển vượt trội của nền công nghiệp may mặc mà đã có rất nhiều loại vải khác nhau như vải Jeans, vải Tuýt – Xi, …
Vải kaki ngày nay đã là một chất liệu không thể thiếu trong may mặc, từ những sản phẩm bình dân cho đến cao cấp nhất đều luôn sử dụng chất liệu vải này.
Quy trình sản xuất sợi vải kaki
Quá trình sợi vải kaki từ công đoạn thu hoạch đến nhuộm màu tạo thành một vòng tròn kín. Mỗi khâu đảm nhận một công đoạn quan trọng như nhau và không thể tách rời.
Bước 1: Thu hoạch bông
Cũng giống như quy trình sản xuất các loại vải khác, bước đầu tiên cũng là thu hoạch bông để lấy sợi.
Công đoạn này cần lưu ý ở khâu lọc các tạp chất không cần thiết và đóng thành từng khung (kiện) bằng nhau để đưa vào máy kéo sợi.
Bước 2: Kéo sợi
Bông xơ vải tiếp theo sẽ được đánh rối lên, đem đi tiệt trùng sạch các vi khuẩn và xếp lại thành những tấm phẳng đều.
Đợi một lát rồi đem các sợi vải kéo thô với mục đích tăng độ bền cùng chiều dài.
Cuộn thành từng ống hoàn chỉnh và đến bước xử lý hồ sợi dọc.
Đến lúc này mới cần sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và các chất nhân tạo khác để bọc quanh sợi giúp tăng cường độ trơn, độ bóng cũng như độ bền cho vải.
Đây chính là khâu giúp tạo ra rất nhiều loại vải kaki trên thị trường.
Nhờ vào việc điều chỉnh định lượng các tác nhân hóa học trong quá trình kéo sợi.
Các xưởng sản xuất quyết định chất kaki thành phẩm.
Bước 3: Dệt vải
Phương thức dệt vải chủ yếu kết hợp các sợi ngang và sợi dọc.
Nhưng chất liệu lại được dệt theo kiểu vân chéo. Đó là lý do tại sao bề mặt vải thực tế có những đường chéo nghiêng.
Sau khi dệt đến khâu loại bỏ phần hồ tinh bột và các tạp chất hóa học còn sót lại ở khâu trước.
Tiếp tục đem tấm vải đó đưa vào máy để làm bóng nhằm gia tăng độ bám màu rồi mới đem vải đi tẩy trắng chuẩn bị cho khâu cuối cùng.
Bước 4: Nhuộm màu
Thuốc nhuộm màu mỗi loại sẽ có từng đặc tính sẽ có từng đặc tính riêng biệt. Sau mỗi lần nhuộm người sản xuất sẽ đem đi giặt tẩy loại bỏ các tạp chất hóa học còn lại.
Lúc này sợi vải sẽ không được mềm mại và trơn tru như sản phẩm ngoài thị trường.
Cần dùng một số chất hợp chất làm mềm vải, chống nhăn, chống xước,…
Sau quá trình này vải kaki được cắt và cuộn lại thành từng cây (vải), đóng gói và chờ ngày xuất kho
Đặc điểm của chất liệu vải kaki
Ưu điểm
Bền chắc, ít nhăn và nói không với xù lông
Đặc tính này không khó hiểu khi vải kaki thuộc một trong những loại vải bền nhất trên thị trường hiện nay.
Nhờ vào cấu trúc vô cùng chắc chắn, bạn sẽ không còn lo lắng vải nhăn nheo, xù lông nữa.
Thoáng mát và thoải mái
Vải kaki có khả năng thoáng khí và thấm hút tuyệt vời. Bên cạnh đó, loại vải này cũng không bó sát, đem đến người dùng cảm giác cực kì dễ chịu.
Thân thiện với môi trường
Do được tạo nên từ nguyên liệu thiên nhiên nên vải kaki có khả năng phân hủy khi không sử dụng trong khoảng thời gian dài.
Dễ nhuộm màu
Trong quá trình sản xuất Kaki, người ta thường kết hợp thêm một số chất hóa học để giúp cho việc nhuộm màu trở nên dễ dàng hơn.
Nhờ vậy, màu sắc của Kaki hiện nay rất đa dạng và hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Ngoài ra, độ bền màu cũng là một ưu điểm lớn của vải kaki.
Nhược điểm
Nhược điểm của vải kaki không nhiều như ưu điểm của nó, nhưng chúng ta vẫn phải để tâm vì những nhược điểm này chắc chắn sẽ gây ra một vài sự khó chịu cho người mua.
Không phù hợp với thiết kế cầu kỳ
Do hầu hết vải Kaki đều khá cứng, độ co giãn kém nên không phù hợp cho những thiết kế đòi hỏi sự chi tiết và cầu kỳ cao.
Do đó, dù cho màu sắc đa dạng song loại vải này vẫn chỉ được sử dụng cho những trang phục đơn điệu.
Giá vải kaki khá đắt
Do có nguồn gốc từ cotton nên giá thành đắt là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo bởi đa số các nhà sản xuất thường thêm một số chất liệu vải khác để tối ưu giá thành sản phẩm hơn.
Các loại vải kaki trên thị trường hiện nay và ứng dụng
Vải kaki có mấy loại?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tên gọi vải kaki khác nhau khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn.
Vì vậy Thiên Phước đã tổng hợp tên gọi, cách phân loại dựa vào đặc điểm của các loại vải kaki thông dụng và phổ biến nhất như bên dưới.
Vải kaki thun
Vải kaki thun là gì
Vải kaki thun hay còn gọi là vải kaki mềm hoặc vải kaki co giãn.
Là vải kaki được pha thêm sợi spandex trong quá trình sản xuất để tăng độ co giãn trong chất vải. Từ đó mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.
Ứng dụng
vải kaki thun còn được ứng dụng để may váy, vest nữ, đầm ôm body, quần tây nữ.
Vải kaki thô
Vải kaki thô là gì
Vải kaki thô với tên gọi khác là vải kaki không thun.
Là vải kaki với thành phần có pha thêm chất liệu vải bố thô nên bề mặt vải sẽ hiện rõ những sợi vải đan đan chéo nhau, có độ cứng cao, thô ráp, và ít nhăn khi giặt ủi.
Vải kaki thô may gì đẹp?
Với đặc điểm như ở trên kaki thô dùng để may quần tây, quần ống đứng cho nam giới.
Tạo nên những nếp gấp giúp form quần khi mặc lên nhìn rất ngay ngắn và đẹp hơn hẳn.
Vải kaki cotton
Vải kaki cotton là gì
Vải kaki cotton còn được biết đến như vải kaki thun bông, vải kaki thun hoa, vải kaki thun họa tiết,… Loại vải này mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn hầu hết các loại vải cùng loại khác nhờ thành phần dệt từ sợi bông tự nhiên. Đặc biệt, vải kaki 100% cotton sẽ có giá thành cao hơn các loại khác.
Ứng dụng
Thông thường, vải kaki cotton được ứng dụng chủ yếu trong may trang phục nữ như áo măng tô, váy ôm body, quần ôm thời trang.
Tuy nhiên, gần đây một số xưởng sản xuất, gia công may mặc đã bắt đầu sử dụng loại vải này để làm ra quần sọt, quần lửng cho nam giới.
Vải kaki lụa
Vải kaki lụa là gì
Không giống với đặc điểm thô cứng của vải kaki truyền thống. vải kaki lụa ra đời chính là để khắc phục nhược điểm này.
Vải kaki lụa với bề mặt vải mềm mại, mỏng nhẹ và cực kỳ mát gần giống với vải lụa tơ tằm tự nhiên.
Lại sở hữu tính chất không phai màu và bền. Nên không bất ngờ khi vải kaki lụa có giá thành khá cao.
Vải kaki lụa may gì đẹp?
Ứng dụng nổi bật của kaki lụa dùng để may trang phục đồ công sở như áo sơ mi, vest hoặc suit, may đầm váy cho nữ.
Vải kaki polyester
Vải kaki polyester là gì
Vải kaki polyester là loại vải sợi tổng hợp nên tồn tại nhiều hạn chế như ít co giãn, thấm mồ hôi kém nên khi giặt thì rất lâu khô.
Nguyên nhân tạo nên các đặc tính của vải này là quá trình tạo polyester thực hiện nhiều phản ứng hóa học trùng lặp, không thể tách rời các hợp chất hóa học.
Ứng dụng
Với thế mạnh về chống thấm nước tốt, loại vải này được ứng dụng phổ biến trong ngành may áo khoác, ba lô, túi xách, nón, đồng phục nhà hàng, tạp dề, …
Vải kaki pangrim
Vải kaki pangrim là gì
Vải kaki pangrim có nguồn gốc từ Hàn Quốc nên có tên gọi khác là vải kaki Hàn Quốc hay kaki pangrim Hàn Quốc.
Đây là một trong những chất liệu vải kaki cao cấp bên cạnh kaki lụa. Sợi cotton tự nhiên và sợi tổng hợp vẫn là thành phần chính.
Các thành phần hóa học khác như polynosic, nylon, rayon được bổ sung trong quá trình sản xuất giúp tăng độ bền, không nhăn và chống bám bụi tốt hơn.
Ứng dụng
Nhờ những đặc tính nổi trội, vải kaki Hàn Quốc được tin dùng cho để may những bộ quần áo bảo hộ lao động.
Ngoài ra còn dùng để may đồng phục công nhân có đặc thù công việc thường xuyên phải làm việc ở môi trường bên ngoài.
Vải kaki tuyết mưa
Vải kaki tuyết mưa là gì
Vải kaki tuyết mưa thực tế là vải kaki được dệt theo phương pháp đan đôi.
Kỹ thuật này thực hiện trên máy may có 2 kim nên có đặc điểm là cả hai mặt vải đều giống nhau, mình vải dày dặn và cực kỳ chắc chắn.
Vải không nhăn, co giãn được 2 chiều, không sờn lông và không bám bụi là đặc điểm nổi bật của chất liệu này.
Ứng dụng
Đây là loại vải dùng để may quần cho nam giới, may áo khoác, đặt đồng phục áo thun, may quần tây cho nữ hoặc may các trang phục thường ngày vào mùa hè.
Tuy nhiên, trên thị trường loại vải này rất ít được sử dụng, vì kỹ thuật dệt vải thiên về thủ công nhiều nên giá thành khá cao so với các vải khác.
Vải kaki 65/35 và kaki 83/17
Vải kaki 65/35 là gì? Vải kaki 83/17 là gì?
Vải kaki 65/35 là vải kaki được sản xuất với tỷ lệ 65% sợi cotton, 35% còn lại là sợi polyester.
Tương tự có thể dễ dàng định nghĩa vải kaki 83/17 là chất liệu kaki với tỷ lệ 83% sợi cotton và 17% sợi polyester.
Dựa vào tỷ lệ pha sợi trong quá trình sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.
Ứng dụng
Hai loại vải này trong thực tế rất được người dùng ưa chuộng.
Các mẫu quần short, quần jogger, quần baggy nam nữ hiện nay chủ yếu được sản xuất từ loại vải này. Một số dùng để may các trang phục quần áo bảo hộ lao động giá rẻ.
Cách nhận biết và phân biệt các chất liệu vải kaki
Sẽ thật khó để nhận biết và phân biệt sự khác nhau giữa các chất vải kaki nếu bạn không phải người trong ngành.
Nhưng sau khi đọc hết những típ cực kỳ hữu ích mà Thiên Phước chia sẻ bên dưới chắc chắn cảm giác đó sẽ không còn nữa.
Phân biệt vải kaki thun và kaki không thun
Đây chính là hai chất liệu mà các bạn thường hay gặp nhất.
Cách dễ nhất để phân biệt giữa hai loại này là dùng tay sờ vào độ dày của vải.
Vải nào khi sờ vào bề mặt cảm giác mềm mại, mỏng hơn, có độ co giãn tốt hơn thì đó là vải kaki thun.
Ngược lại là vải kaki không thun.
Phân biệt vải kaki polyester và kaki cotton
Đối với hai chất liệu này thì cách phổ biến nhất là dùng lửa để đốt.
Trong quá trình đốt ta sẽ để ý xem mẫu vải nào cháy nhanh, có ngọn lửa màu vàng và tàn vải hóa thành tro thì đó là vải kaki cotton.
Vì cotton với đặc tính là sợi bông tự nhiên nên rất dễ bén lửa.
Ngược lại vải kaki polyester khi đốt thì không bén lửa lắm, nếu tinh ý sẽ ngửi thấy mùi thơm nhẹ nhẹ.
Có một cách khác khá hay mà bạn có thể áp dụng thử.
Vì đặc tính của cotton là hút ẩm tốt, còn polyester thì chống ẩm.
Nên nhỏ thử một vài giọt nước lên bề mặt của hai mẫu vải.
Nếu mẫu nào thấm nhanh và đều hơn thì đó là vải kaki cotton.
Vải kaki polyester sẽ còn lác đác các giọt nước chưa thấm hẳn.
Bảng màu vải kaki
Không đa dạng màu sắc và chất liệu như vải cotton hay polyester, bảng mảu vải kaki chính là sự biến thể của 4 tone màu truyền thống chủ đạo là nâu nhạt, màu vàng hung, kaki sẫm màu và màu oliu.
Nhờ công nghệ nhuộm màu phát triển, chúng ta có thể tùy ý tạo ra thêm các mã màu khác đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng.
Giá các loại vải kaki tại TPHCM
Giá mua vải kaki ở tphcm hiện nay đang dao động từ:
- Giá vải Kaki thun: 50.000đ – 100.000đ/mét.
- Giá vải Kaki Polyester: 50.000đ – 120.000đ/mét.
- Giá vải Kaki Cotton: 50.000đ – 150.000đ/mét.
- Giá vải Kaki lụa: 100.000đ – 200.000đ/mét.
Tuy nhiên, giá các loại vải kaki trên thị trường ở trên chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi nơi mỗi chất liệu.
Nếu chất lượng vải càng cao thì dĩ nhiên giá thành cũng sẽ có sự chênh lệch giữa các đơn vị kinh doanh.
Cách giặt và bảo quản vải kaki chuẩn nhất
Mẹo giặt quần áo vải kaki không bị bay màu
Vải Kaki khá dễ bị bạc màu, chất vải cũng dễ bị xơ nếu giặt quá mạnh. Vì vậy, dưới đây là một số hướng dẫn cách bảo quản vải Kaki mà các bạn nên lưu ý:
- Nên giặt tay để đỡ bị xù lông vải.
- Khi giặt nên lộn phía trong ra ngoài, có bạc màu hay sơ gì đó thì cũng sẽ bị phía bên trong mà thôi.
- Bột giặt, nước giặt nên sử dụng loại dịu nhẹ và lành tính.
- Khi phơi thì phơi mặt trong đã lộn ngược ra ngoài, đồng thời nên giũ áo quần để đỡ bị nhăn khi khô, có thể dùng tay miết vào vải để bớt nhăn.
- Khi cất thì nên ủi sơ qua và treo bằng móc áo.
- Tránh để đồ vào tủ gỗ quá lâu, dễ bị mối mọt, côn trùng gặm nhấm.
Cách làm giãn vải kaki đơn giản
Gần đây Thiên Phước hay nhận được các câu hỏi về mẹo làm giãn quần kaki bị chật hiệu quả tại nhà.
Qua một vài cách cơ bản dễ làm, Thiên Phước tin rằng có thể khắc phục được vấn đề này một cách nhanh chóng.
Dùng bàn ủi là quần áo
- Trước tiên hãy làm ướt đều hết quần kaki và đặt lên bề mặt phẳng.
- Điều chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình sau đó dùng lực tay để ủi thật mạnh.
- Song song kết hợp thao tác kéo quần theo 4 hướng với mục đích tăng độ co giãn cho vải.
- Giữ nguyên thao tác cho đến khi cảm thấy hài lòng thì dừng lại.
Dùng giấm trắng
- Pha giấm với nước theo tỷ lệ 1:2, ví dụ một lít giấm thì hai lít nước.
- Mang quần ngâm trong hỗn hợp trên khoảng 30 phút, vừa ngâm vừa thực hiện thao tác dùng hai tay kéo giãn vải theo hướng trên-dưới trái-phải.
- Vắt cho quần áo ráo nước rồi treo lên và dùng khăn tắm hoặc quần áo khác cuộn lại, sau đó nhét vào ống quần cho quần phồng căng lên là đạt.
- Giữ nguyên cho đến khi quần khô và tận hưởng thành quả.
Bí quyết làm mềm vải kaki tức thì
Bạn đã biết cách làm mềm vải kaki chưa?
Sau một thời gian sử dụng quần áo vải kaki có dấu hiệu thô ráp và cứng hơn lúc ban đầu.
Đây là kết quả của việc giặt và bảo quản không đúng cách dẫn đến quần áo không được bền như mong đợi.
Có thể bạn đã biết nhưng không chú ý, có thể sử dụng nước xả vải để làm mềm quần áo bằng vải kaki.
Ngoài công dụng mang lại hương thơm nhẹ nhàng, ngâm quần áo với nước xả vải giúp làm mềm trang phục một cách đáng kể.
Cách này vừa đơn giản ai cũng làm được lại không mất nhiều chi phí.
Thử ngay và bỏ túi bí quyết này nhé!
Địa chỉ mua bán vải kaki lớn tại Tp.HCM và Hà Nội
Nếu bạn vẫn chưa biết nơi mua bán vải kaki ở đâu thì dưới đây là một số địa chỉ uy tín mà bạn có thể tham khảo trước.
- Chợ vải sỉ Soái Kình Lâm: 545 Trần Hưng Đạo, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Chợ Tân Bình: 172 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Chợ vải Phú Thọ Hòa: Đường Phú Thọ Hòa, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh
- Chợ vải Kim Biên: 37 Vạn Tượng, Phường 13, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Chợ Ninh Hiệp: Xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội
- Chợ Hôm: 79 Huế, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Chợ Đồng Xuân: Phố Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chợ vải Phùng Khắc Khoan: 9 Mai Hắc Đế, Bùi Thị Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giải đáp một số thắc mắc về vải kaki thường gặp
1. Vải kaki có nhăn không?
Câu trả lời chắc chắn là không. Vải kaki với đặc điểm là ít nhăn và được dệt vô cùng chắc chắn nên hay dùng vải kaki để may quần ống đứng cho nam.
2. Vải kaki có bị xù lông không?
Vải kaki rất hiếm xảy ra tình trạng bị xù lông. Nguyên nhân do quá trình đan sợi bị lỗi dẫn đến các xơ vải xoắn lại với nhau. Nên tìm những nhà cung cấp uy tín để hạn chế lỗi không đáng có này.
3. Vải kaki có bị co không?
Đối với vải kaki thun thì tình trạng co vải này có thể xảy ra vì tỷ lệ sợi spandex được thêm vào trong quá trình dệt nhiều hơn mức bình thường đẫn đến một số cây vải gặp vấn đề này.
4. Vải kaki có nóng không?
Nhiều người cho rằng vải kaki với độ dày và bền chắc khi mặc lên sẽ cảm giác khó chịu và nóng bức. Nhưng thực tế thì ngược lại, vải kaki được dùng để may quân phục không chỉ vì độ bền mà còn vì sự thoáng mát và co giãn khi mặc.
5. Vải kaki có phai màu không?
Vải kaki nguyên bản rất bền màu và khó phai. Nhưng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, vải kaki sau khi nhuộm màu đậm như màu đen, đỏ đô, xanh đen,… rất dễ bị phai màu.
6. Vải kaki có mấy loại?
Các loại vải kaki gồm: kaki thô, kaki trơn, kaki thun, kaki cotton, kaki lụa, kaki pangrim, kaki polyester, kaki 65/35, kaki 83/17.
Tìm hiểu thêm về các chất liệu vải khác
Thật là phi thường nếu ai đó có thể nhớ hết tất cả tên gọi các loại vải may mặc phổ biến nhất hiện nay.
Thiên Phước hiểu điều đó và đã tổng hợp tất cả các chất liệu vải lại thành một bảng hoàn chỉnh như bên dưới.
Vải Spandex | Vải Kaki | Vải Cotton |
Vải Canvas | Vải Kate | Vải Denim |
Vải Đũi | Vải Nỉ | Vải Len |
Vải Voan | Vải Lanh | Vải Lụa |
Vải Ren | Vải Polyester | Vải Chiffon |
Vải Flannel | Vải Tuyết Mưa | Vải Visco |
Vải Nhung | Vải Tencel | Vải Bamboo |
Vải Jacquard | Vải Tổng Hợp | Vải Thun Lạnh |
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại vải kaki.
Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn biết được vải kaki là gì, cách phân biệt và ứng dụng các loại vải kaki, từ đó dễ dàng tìm kiếm được chất vải phù hợp với nhu cầu may mặc của mình.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với Đồng Phục Thiên Phước để được tư vấn cụ thể hơn!
Tài liệu tham khảo:
- “Kaki” – Wikipedia Tiếng Việt | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kaki
- “Khaki” – Wikipedia Tiếng Anh | https://en.wikipedia.org/wiki/Khaki
CEO tại Đồng Phục Thiên Phước
Chịu trách nhiệm định hướng phát triển, cải tiến sản phẩm áo đồng phục Quản lý chiến dịch Marketing online Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh và Sản Xuất.
Từ khóa » Chất Liệu Vải Kaki Là Gì
-
Vải Kaki Là Gì? Những Loại Vải Kaki Được Ưa Chuộng Hiện Nay?
-
Vải Kaki Là Gì ? Ưu Nhược điểm Của Các Loại Vải Kaki Bông - Atlan
-
Vải Kaki Là Gì? Tìm Hiểu Về ưu Và Nhược điểm Của Vải Kaki
-
Vải Kaki Là Gì ? Tất Tần Tật Về Vải Kaki - Canifa
-
Vải Kaki Là Gì ? Tổng Hợp Các Loại Vải Kaki Phổ Biến 2022
-
Vải Kaki Là Gì? Phân Biệt Các Chất Liệu Kaki Hiện Nay
-
Vải Kaki Là Gì? Phân Loại, ưu Nhược điểm Và ứng Dụng Của Vải Kaki
-
Vải Kaki Là Gì? Phân Loại, Cách Nhận Biết Và Cách Sử Dụng đúng Nhất
-
Khái Niệm Về Vải Kaki (khaki) Là Gì?
-
Vải Kaki Là Gì? Vải Kaki Có Những Loại Nào?
-
Vải Kaki Là Gì? Phân Loại, Tính Chất Và Ứng Dụng ... - HADA SHOP
-
Vải Kaki Là Loại Vải Gì? Đặc điểm Và Cách Nhận Biết Vải Kaki - Vinakids
-
Vải Kaki Là Gì? Các Loại Chất Liệu Kaki Có ưu Nhược điểm Gì