Vải Không Dệt Là Gì? Đặc điểm, Tính Chất Và ứng Dụng Của Vải Không ...
Có thể bạn quan tâm
Vải không dệt (non woven fabric) là một trong những loại vải được sử dụng nhiều trong ngành may mặc. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại vải được sử dụng với nhiều mẫu mã, chất lượng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, vải không dệt vẫn chiếm được chỗ đứng trên thị trường đầy cạnh tranh.
Vậy vải không dệt là gì? Nó có những tính chất gì nổi bật? Những ưu điểm, nhược điểm có nó là gì? Và ứng dụng của nó ra sao? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những khía cạnh này. Mời quý vị và tất cả các bạn chúng ta cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt nội dung
- Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của vải không dệt
- 1. Vải không dệt là gì?
- 2. Đặc điểm của vải không dệt
- 2.1. Không cần dệt
- 2.2. Khả năng in ấn trên bề mặt
- 2.3. Thân thiện với con người và môi trường
- 3. Tính chất của vải không dệt
- 3.1. Ưu điểm
- 3.2. Nhược điểm
- 4. Ứng dụng của vải không dệt
- Lời kết
Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của vải không dệt
1. Vải không dệt là gì?
Vải không dệt (non woven fabric) là loại vải được tạo thành từ các hạt polypropylene – nhựa tổng hợp và một số thành phần tái chế khác tùy vào mục đích sử dụng. Sở dĩ nó có tên là “vải không dệt” vì nó không được tạo ra bằng cách phương pháp đan hay dệt thông thường như dệt kim hay dệt thoi. Các nguyên liệu sẽ được kéo thành các sợi khác nhau và được liên kết với nhau bằng cách xử lý nhiệt, hóa học, cơ học hoặc bằng dung môi. Vải không dệt có những tính chất nổi bật như mỏng, nhẹ, xốp và có độ bền rất cao.
2. Đặc điểm của vải không dệt
2.1. Không cần dệt
Đặc điểm nổi bật đầu tiên của loại vafair này chính là “không cần dệt”. Các xơ sợi sẽ được liên kết với nhau bằng các tác nhân cơ học, hóa học hay nhiệt và dung môi… Các sợi sẽ được kết dính với nhau mà không cần những quá trình đan hay dệt thông thường.
2.2. Khả năng in ấn trên bề mặt
Một đặc điểm không thể không kể đến của loại vải này là khả năng cho phép việc in lên bề mặt của nó. Tùy yêu cầu về mẫu mã và chất lượng mà các nhà kinh doanh sẽ có những cách thực hiện riêng. Tuy nhiên, việc in ấn trên vải không dệt đòi hỏi yêu cầu cao hơn các loại vải khác. Đó là các yêu cầu về độ phủ, độ bám, độ bền, màu sắc… để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
2.3. Thân thiện với con người và môi trường
Các sản phẩm làm từ vải không dệt có thể dễ dàng phân hủy, do đó thân thiện với môi trường. Đây là một trong những tính chất nổi bật của loại vải này. Ngoài ra, các sản phẩm được con người sử dụng trực tiếp như: khẩu trang, túi lọc trà, khăn ướt, tả lót em bé, băng vệ sinh… được đánh giá là khá an toàn và thân thiện. Do đó, chúng ta có thể yên tâm khi sử dụng loại vải này trong đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể sử dụng các túi vải, túi giấy dùng để đi chợ, siêu thị thay thế túi nylon dùng một lần để góp phần giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
3. Tính chất của vải không dệt
Vải không dệt có những tính chất đặc biệt. Đó có thể là những tính chất mang lại ưu điểm hay nhược điểm của nó. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số tính chất của loại vải này nhé!
3.1. Ưu điểm
– Độ bền cao, chịu được lực tốt
– Thân thiện với người sử dụng và môi trường, dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên.
– Vải không dệt có thể được làm từ sợi tái chế nên hạn chế được sự lãng phí trong công nghiệp dệt.
– Dễ in ấn và ít bị phai màu
– Giá thành tương đối rẻ nên được nhiều nhà kinh doanh cũng như người tiêu dùng quan tâm.
3.2. Nhược điểm
– Tuổi thọ không cao: do khả năng thấm hút tốt và dễ bị phân hủy
– bảo quản không tốt: vải kém bền và dễ bị biến đổi tính chất khi có hơi ẩm hoặc nước.
4. Ứng dụng của vải không dệt
Những ứng dụng của vải không dệt khá đa dạng và phong phú trong nhiều lĩnh vực. Nó ứng dụng từ may mặc, bảo hộ lao động đến nông nghiệp, công nghiệp hay lĩnh vực yêu cầu cao về chất lượng như y tế…
– Trong lĩnh vực may mặc: quần áo lót, trang phục biểu diễn, đế giày, miếng lót giày, khăn tắm…
– Trong lĩnh vực y tế: quần áo phẩu thuật, áo choàng phẩu thuật, áo choàng cách ly, mũ, găng tay, băng vết thương, bao giày, bao bì y tế, khẩu trang y tế…
– Trong lĩnh vực nông nghiệp: vải che côn trùng, chống khuẩn, sâu bọ, các tấm nhựa gieo hạt…
– Trong lĩnh vực bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, găng tay, mặt nạ chống bụi, khói, giày bảo hộ…
Ngoài ra, vải không dệt còn nhiều ứng dụng quan trọng khác như:
- Túi siêu thị, túi mua sắm
- Khăn trải bàn
- Túi lọc trà
- Túi khí xe hơi
- Tã em bé
- Băng vệ sinh phụ nữ
- Gối, nệm
- Vãi lều…
Và nhiều ứng dụng quan trọng khác trong trang trí nội thất, giải trí, du lịch…
Lời kết
Qua bài viết này, chúng ta đã biết vải không dệt hay no woven fabric là gì và những tính chất của nó. Có thể nói đây là loại vật liệu được sự lựa chọn của nhiều nhà sản xuất và người sử dụng bởi những ưu điểm tuyệt vời của nó. Những ứng dụng của nó trong đời sống và sản xuất trãi rộng trên nhiều lĩnh vực là điều không cần phải bàn cải gì nữa. Tuy nhiên, chúng ta cần nắm rõ những ưu và nhược điểm của loại vải này để sử dụng một cách hiệu quả nhất!
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Cấu Trúc Vải Không Dệt
-
Vải Không Dệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Trúc Vải Không Dệt Và Quy Trình Sản Xuất
-
Các Loại Vải Không Dệt, ứng Dụng Và Quy Trình Sản Xuất
-
Vải Không Dệt Là Gì? Ưu Nhược điểm Và Giá Cả - Vua Nệm
-
Vải Không Dệt Là Gì? Đặc Tính Của Chất Liệu Vải Này!
-
Vải Không Dệt Là Gì Và ỨNG DỤNG Của Các Loại Vải Không Dệt
-
Vải Không Dệt Là Gì? Đặc điểm Và ứng Dụng Vải Không Dệt - Shizu
-
Vải Không Dệt Là Gì? Tìm Hiểu Nguồn Gốc Và ưu Nhược điểm Vải ...
-
Cách Tạo Ra Vải Không Dệt Là Gì?
-
Vải Không Dệt Là Gì | Những đặc Tính Và ứng Dụng TUYỆT VỜI
-
Vải Không Dệt Là Gì Và Những điều Cần Biết Về Vải Không Dệt
-
Vải Không Dệt Là Gì? Đặc Tính, Ưu Nhược Điểm & Ứng Dụng ...
-
Vải Không Dệt Là Gì? Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Loại Vải Không Dệt - JES