Vải Không Dệt Là Gì ? Đặc điểm Và ứng Dụng, Phân Loại
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, các nguyên liệu vải được nghiên cứu và sản xuất không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người mà còn làm giảm sự ô nhiễm môi trường. Trong đó, loại vải không dệt được các nhà sản xuất sử dụng rộng rãi và nhiều người tiêu dùng chú ý. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này và các ứng dụng của chúng trong đời sống.
Vải không dệt là gì?
Vải không dệt không được tạo ra bằng phương pháp dệt kim hay dệt thoi thông thường. Chúng được chế tạo thông qua các phản ứng hoá học, cho ra những nguyên liệu tổng hợp. Kế tiếp là trải qua các quá trình phản ứng nhiệt học, cơ học, dung môi… Qua phản ứng, các hạt Polypropylene ( nhựa tổng hợp) được nung nóng chảy, tạo thành từng sợi. Những sợi vải này được cán nhiệt để tạo ra những tấm vải lớn.
Trong tiếng anh, vải không dệt được gọi là Non Woven Fabric hoặc Nonwoven. Chúng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp,…Vải không dệt được đặt tên dựa vào quá trình sản xuất đặc biệt của chúng.
Loại vải này bắt nguồn từ bên châu Âu vào thế kỷ 19, được kỹ sư may Garnett nghiên cứu và phát triển. Các thành phần của vải sẽ có thêm một vài chất liệu tái chế khác tùy vào mục đích sử dụng khác nhau.
Vải không dệt là loại vải không trải qua quá trình dệt truyền thống, mà chúng được tạo thành bởi quá trình kết dính. Vì vậy, đặc điểm và tính năng của vải cũng có những điểm khác biệt nổi trội.
- Vải có cấu trúc dạng tấm, trọng lượng rất nhẹ, xốp và mỏng.
- Vải có độ bền cao và khả năng chịu lực cực kỳ tốt.
- Vải còn có khả năng thấm hút cao, có thể dễ sàng in ấn họa tiết mà không lo vải bị phai màu.
- Đặc biệt, vải có đặc tính dễ phân hủy và không gây ra ô nhiễm môi trường.
Trong các năm gần đây, các sản phẩm vải không dệt trở thành loại vải thay thế cho nhiều loại nhựa, bao nilon hay các nguyên liệu khó phân hủy khác. Chi phí sử dụng cũng rất hợp lý cho người sử dụng, nhất là đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm của vải không dệt
Đây là loại vải không trải qua quá trình dệt mà chỉ được tạo thành nhờ quá trình kết dính.
- Vải không dệt có trọng lượng rất nhẹ, mỏng và xốp.
- Có độ bền cao, khả năng chịu lực rất tốt.
- Có khả năng thấm hút tốt, dễ dàng in ấn họa tiết mà không bị phai màu.
- Có đặc tính dễ phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
Quy trình sản xuất vải không dệt
Để sản xuất loại vải không dệt, người ta cần nhiều nguyên liệu khác nhau như sợi Polyester cơ bản, xơ cho công nghiệp dệt, xơ cho công nghiệp giấy. Tùy theo mỗi đơn vị sản xuất và dựa vào mục đích sử dụng, cách thiết kế, mẫu mã…các loại vải này sẽ có những quy trình sản xuất riêng. Dù vậy, tất cả đều đảm bảo quy trình khép kín và với dây chuyền sản xuất tiên tiến, an toàn như sau:
Tạo màng
Tùy thuộc vào dây chuyền máy móc mà vải sẽ được tạo màng nhờ vào các phương pháp khí, ướt, dùng máy chải với các hệ thống chải như bông, len, khí. Một số phương pháp tạo màng khác thường được áp dụng để sản xuất vải không dệt như: MB, SB, kéo màng tốc độ…
Xếp màng xơ
Sau khi tạo màng theo như yêu cầu, các màng xơ (những sợi tổng hợp) được xếp lớp ngang và sau đó kéo giãn trên máy. Tiếp theo, chúng được trộn, uốn và trải lên cán nhiệt theo khuôn để tạo thành vải phẳng.
Liên kết màng xơ
Các màng xơ sẽ được liên kết với nhau bằng xuyên kim rồi làm rối thủy lực bằng hóa học, sử dụng sóng siêu âm, cán lá hoặc kết dính nhiệt… Mỗi loại phương pháp sẽ mang lại các sản phẩm khác nhau với sự đặc trưng riêng biệt. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tùy vào mục đích sử dụng để sản xuất vải không dệt theo mong muốn.
Xử lý hoàn tất
Sau đó, chúng được hoàn thiện bằng việc tráng phủ, đốt và dập nổi lên trên bề mặt vải. Cuối cùng là đem chúng đi in ấn, dát mỏng để hoàn tất sản phẩm trước khi tung ra thị trường.
Ứng dụng của vải không dệt
Với những tính năng nổi bật nên ứng dụng của vải không dệt ngày càng rộng rãi. Chúng được sử dụng nhiều để thấm hút chất lỏng hay phục vụ những công việc liên quan tới tính đàn hồi. Bên cạnh đó, chúng còn như một rào chắn vi khuẩn hiệu quả hoặc dùng để cách âm, cách nhiệt.
Trong lĩnh vực y tế
Bởi đặc tính mềm mịn và kháng khuẩn cực tốt, vải không dệt được ứng dụng hầu hết trong ngành sản xuất đồ dùng y tế:
- Nón y tế, áo cách ly, áo phẫu thuật, khẩu trang y tế, gang tay, mặt nạ phẫu thuật
- Tã lót trẻ em và người lớn
- Chăn chống khuẩn
- Khăn tắm
- Băng vết thương
- Lớp lọc máu
- Da nhân tạo
Trong lĩnh vực nông nghiệp
Vải không dệt trong nông nghiệp được dùng để sản xuất các loại vải che chắn cho cây để ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, sâu bọ, vi khuẩn. Ngoài ra chúng còn được làm ra các tấm nhựa để gieo hạt.
Những loại sản phẩm này vừa có độ bền cao, hiệu quả tốt mà giá thành lại rẻ nên bà con nông dân sử dụng rất nhiều.
Trong lĩnh vực may mặc
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hoặc đã và đang sử dụng các sản phẩm được làm từ vải không dệt như:
- Quần áo lót, nguyên liệu chần áo, chăn
- Đồ dùng 1 lần: các trang phục biểu diễn, đế giày, lót giày
- Vai áo: đệm áo lót, lót mũ, miếng đệm
- Bao bì, túi quảng cáo, túi sản phẩm
- Vải lau, vải bọc, túi đựng comple, túi đi chợ, túi siêu thị, túi trà, tấm chống trượt, khăn trải bàn
Trong lĩnh vực bảo hệ lao động
Giống như lĩnh vực y tế, việc bảo hộ lao động đề cao tính chất an toàn, nhanh chóng. Loại vải này được sử dụng để sản xuất các sản phẩm bảo hộ như:
- Quần áo bảo hộ: chống cháy, bảo hộ lao động lao động
- Các vật dụng bảo hộ: găng tay lao động, giày bảo hộ, mặt nạ chống bụi, chống khói
Trong lĩnh vực hàng không
Với các đặc tính nhẹ, khó cháy và tiện dụng, vải không dệt được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ dùng nội thất máy bay, đồ dùng sử dụng một lần cho hành khách. Đó là nguyên nhân loại vải này phủ sóng trong ngành hàng không.
In túi vải không dệt
Một trong những đặc điểm nổi trội của vải không dệt là cho phép in ấn trên bề mặt vải. Tùy thuộc mô hình kinh doanh hay nhu cầu sử dụng mà in vải không dệt với các hình ảnh, họa tiết khác nhau.
Túi vải không dệt đựng rượu
Túi vải không dệt in logo riêng để đựng rượu được các doanh nghiệp, các cửa hàng rượu lựa chọn sử dụng nhiều. Bao bì túi vải không dệt không chỉ bảo đảm an toàn cho chai rượu mà còn tạo sự sang trọng và dấu ấn riêng đối với khách hàng. Chi phí may loại túi này cũng khá rẻ nên sẽ giúp các nhà kinh doanh rượu tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Một chiếc túi vải không dệt đựng rượu với kiểu dáng độc đáo, có hình ảnh in sống động và kích thước phù hợp sẽ giúp nâng tâm giá trị chai rượu.
Các loại túi vải đựng rượu thường dùng như túi đựng rượu vang, túi đựng rượu ngoại, túi đựng hộp rượu, túi đựng chai rượu, túi đựng chai chivas,…Người dùng có thể tái sử dụng chúng trong các hoàn cảnh khác như đi chơi, đi mua sắm,…
Túi vải không dệt đựng quần áo
Túi vải không dệt đựng quần áo là bao bì là sản phẩm được nhiều cửa hàng thời trang, may mặc, quần áo sử dụng. Thay thế cho túi đựng ni lông truyền thống, túi vải không dệt trong sang trọng và tinh tế hơn nhiều.
Túi đựng quần áo được làm từ chất liệu không dệt nhẹ, mềm mại và rất bền bỉ nên đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, túi có nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc và được in ấn rất đẹp, mang lại giá trị thời trang cao.
Các cửa hàng và người sử dụng ưa chuộng mẫu túi vải kiểu hột xoài vì nó dễ dàng cầm nắm, dễ di chuyển và có thể tái sử dụng nhiều lần. Sản xuất túi in logo riêng cũng có giá thành hợp lý, vừa tiết kiệm được chi phí shop vừa quảng bá được thương hiệu của shop một cách mạnh mẽ.
Vải không dệt làm khăn ướt
Ngoài các ứng dụng trong các lĩnh vực đồ dùng y tế, bảo hộ,.. vải không dệt còn được ứng dụng phổ biến trong sản xuất khăn ướt, khăn lạnh.
Nhờ những đặc tính ưu việt như khả năng ngậm hút nước cực tốt, bề mặt vải mềm mịn và không gây kích ứng da,..khăn ướt từ vải không dệt được người tiêu dùng ưa chuộng, vừa tiện lợi vừa an toàn.
Vải dạng lưới, vải bi nhỏ, vải bi lớn… là những chất liệu phổ biến được sử dụng nhiều để sản xuất khăn ướt.
Khẩu trang y tế vải không dệt 4 lớp
Vào thời điểm trước đây, hầu như sản phẩm khẩu trang y tế chỉ dùng nhiều trong cơ sở y tế khám chữa bệnh. Ngày nay, với nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng và mọi người ý thức được cần có chúng khi ra ngoài nên sản phẩm càng phổ biến hơn. Đặc biệt là khẩu trang y tế vải không dệt được sử dụng nhiều hơn cả.
Hiện nay trên thị trường có các loại khẩu trang vải không dệt như 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp,..chúng có giá thành rẻ mà ai cũng có thể mua được, khoảng 40 – 60 nghìn/1 hộp.
Khẩu trang vải không dệt 4 lớp thường được sản xuất bằng nguyên liệu chính là vải không dệt và lớp kháng khuẩn. Chúng có tính năng chống bụi, chống thấm và chống tia UV cực tốt, không gây bí bách mà rất dễ chịu cho người sử dụng.
Đây được xem là loại khẩu trang có công dụng tốt để bảo vệ người dùng khỏi các tác nhân gây hại từ dịch bệnh, vi khuẩn, bụi bặm,…
Khẩu trang y tế vải có độ kháng khuẩn cao được làm chủ yếu từ nguyên liệu vải không dệt (chiếm 70-80%). Hiện nay, trên thị trường các loại khẩu trang y tế vải không dệt kháng khuẩn rất đa dạng, từ màu sắc, họa tiết đến dạng trơn khác nhau.
Khẩu trang thường có nhiều lớp, vì vậy các loại vải không dệt may khẩu trang cũng đa dạng. Có thể kể tới như vải không dệt làm lớp bên ngoài; vải lọc kháng khuẩn, vải than hoạt tính, vải không dệt ES,…để làm các lớp bên trong.
Nhìn chung, tùy theo mục đích sản xuất và loại khẩu trang mà ứng dụng từng loại vải phù hợp.
Một số câu hỏi thường gặp
Các câu hỏi thường gặp nhất đó chính là sự khác biệt cũng như đặc tính riêng của từng loại vải không dệt.
Vải không dệt 1s là gì
Vải không dệt 1s còn gọi là vải không dệt S, nó được cấu tạo bởi 1 lớp vải spunbond. Vải có độ mềm tốt, chịu được lực tốt và kéo dài.
Vải không dệt 2s là gì
Vải không dệt 2s có nghĩa là vải 2 lớp spunbond. Nó có độ mềm mịn và co giãn tốt hơn cả vải không dệt 1S.
Vải không dệt ss là gì
Vải không dệt ss còn được gọi với nhiều cái tên khác như vải không dệt 1s, 2s, 3s, tùy vào từng đặc điểm định lượng.
Ưu điểm của loại vải này là cấu tạo từ 100% polypropylene, đảm bảo mềm mịn và không bị xù lông, nhăn co. Vải không dệt làm khẩu trang ss có khả năng kháng khuẩn và chống thấm tốt nên được ưu tiên chọn làm khẩu trang.
Bên cạnh đó, vải có nhiều ứng dụng trong ngành nông nghiệp: làm vải bọc trái cây, hoa quả, làm tấm che phủ bảo vệ cây trồng khỏi sâu bọ. Ngoài ra, chúng còn được dùng để làm khăn trải giường, khăn bàn, vỏ gối, tấm vải lót ghế sofa, vật liệu trang trí,…
Vải không dệt pp là gì
Vải không dệt PP là một trong các loại vải có tính ứng dụng lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống hiện nay. Nó cấu tạo từ những sợi dọc và sợi ngang được phân bổ truyền thống. Loại vải này được tạo ra nhờ các thành phần hạt nhựa Polypropylene với khả năng nung nóng ở nhiệt độ cao. Thông qua quy trình sản xuất khép kín và quy củ để tạo ra tấm vải không dệt polypropylene hoàn chỉnh nhất.
Vải không dệt spunbond là gì
Vải không dệt Spunbond được sản xuất dựa vào quy trình sau: ép đùn, kéo dài sợi polymer thành các sợi rồi kết thành lưới. Lưới được xử lý thành vải không dệt bằng phương pháp kết dính, cơ học, liên kết nhiệt và liên kết hóa học.
Vải không dệt spunlace là gì
Đây là loại vải tạo ra từ việc sử dụng các miếng polymer, filament hoặc các xơ ngắn. Từ đó tạo thành mạng lưới sợi nhờ các tác động của khí và cơ học. Sau đó trải qua quá trình kéo sợi, đâm kim, cán nóng để cho ra sản phẩm vải không dệt spunlace.
Loại vải này nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời như làm khẩu trang, khăn ướt, vải lọc không dệt,…
Vải bố là gì ? Tổng quan về chất liệu vải bố chi tiết
Vải tuyết mưa là gì ? Các ứng dụng về chất liệu vải tuyết mưa
Vải thô là gì ? Tổng quan về các loại vải thô hoa
Chất liệu giả da simili – Da simili là gì ? Cách nhận biết và ứng dụng
Vải Polyester là gì ? Ứng dụng và đặc điểm, ưu nhược điểm
Vải nỉ là gì ? Phân loại vải nỉ, ứng dụng trong may mặc
Vải Linen /vải lanh là gì? Phân loại và ứng dụng của vải lanh
Vải không dệt là gì ? Ứng dụng của vải không dệt
Vải dù là gì ? Ưu điểm, ứng dụng của vải dù chống thấm
Vải cotton là gì ? Phân loại, ưu nhược và đặc điểm của vải cotton
Tên các loại vải thường dùng trong may mặc phổ biến
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vải không dệt là gì, quy trình sản xuất và ứng dụng của chúng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống. Hy vọng, chúng mang lại cho bạn những kinh nghiệm bổ ích khi chọn mua các sản phẩm làm từ vải không dệt.
Từ khóa » định Lượng Vải Không Dệt Là Gì
-
Vải Không Dệt Là Gì? 3 Kinh Nghiệm Chọn Vải Không Dệt Chất Lượng
-
Vải Không Dệt Là Gì Và Những Ứng Dụng Từ Vải Không Dệt
-
1kg Vải Không Dệt Bằng Bao Nhiêu Mét Và địa Chỉ Bán Vải Uy Tín
-
GSM Là Gì? Cách Tính định Lượng Vải áo Thun Tiêu Chuẩn - Hải Triều
-
Vải Không Dệt Là Gì - CD EXIM
-
Vải Không Dệt Là Gì? Ưu Nhược điểm Và Giá Cả - Vua Nệm
-
Đơn Vị GSM Là Gì? Cách Tính định Lượng Vải Thun đơn Giản, Dễ Hiểu
-
Vải Không Dệt định Lượng Từ 110gr đến 250gr
-
Vải Không Dệt Là Gì? Phân Loại, ưu Nhược điểm Và ứng Dụng Của Vải ...
-
Vải Không Dệt Là Gì | Những đặc Tính Và ứng Dụng TUYỆT VỜI
-
1kg Vải Không Dệt Bằng Bao Nhiêu Mét
-
Vải Không Dệt Là Gì? Tìm Hiểu Nguồn Gốc Và ưu Nhược điểm Vải ...
-
BÍ QUYẾT CHỌN MUA VẢI KHÔNG DỆT GIÁ RẺ VÀ CHẤT LƯỢNG
-
Vải Không Dệt May Khẩu Trang - Sản Phẩm Công Nghiệp Việt Nam