Vải Lanh Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Chất Liệu Vải Lanh
Có thể bạn quan tâm
Mùa hè là thời điểm lên ngôi của những chất liệu vải có khả năng tạo sự thông thoáng, làm mát cơ thể. Trong đó vải lanh luôn được người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn nhiều nhất khi không chỉ khuấy động thị trường thời trang mà còn phủ sóng khắp các mặt trận từ đồ gia dụng, nội thất đến đồ thủ công…
Tham khảo: Top 79+ Các loại vải thường dùng trong may mặc
Vậy điều gì đã làm nên ưu thế của chất liệu vải này? Chúng có nguồn gốc từ đâu, đặc điểm thế nào, tính chất ra sao? Cần bảo quản như thế nào để sử dụng vải được lâu bền?
Cùng trả lời những câu hỏi trên qua bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Vải lanh là gì?
- 2 Nguồn gốc của vải lanh
- 3 Tính chất của vải lanh
- 3.1 Tính chất vật lý
- 3.2 Tính chất hóa học
- 4 Ưu nhược điểm của vải lanh
- 4.1 Ưu điểm
- 4.2 Nhược điểm
- 5 Phân loại vải lanh
- 6 Ứng dụng của vải lanh trong đời sống
- 7 Một số cách bảo quản vải lanh
Vải lanh là gì?
Vải lanh nổi bật bởi sự bền bỉ, cùng sự mềm mại tự nhiên là một loại vải có thành phần chủ yếu từ vỏ và xơ và sợi cây lanh thiên nhiên pha trộn thêm một số các nguyên vật liệu khác. Cây lanh được trồng ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới nhưng chất lượng lanh tốt nhất thuộc khu vực Tây Âu.
Nguồn gốc của vải lanh
Những sợi lanh nhuộm được các nhà khảo cổ tìm thấy trong một hang đá thời tiền sử tại Gruzia. Điều này đã củng cố giả thiết cho nghiên cứu của họ rằng việc sử dụng vải lanh được làm từ các cây lanh dại đã bắt đầu từ cách đây hơn 30.000 năm trước.
Trước đây, có một số loại lanh được dệt bằng cách quay tơ tạo ra các thành phẩm có chất lượng rất tốt nhưng khá thô so với lanh hiện đại. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dệt lanh thương mại đã dần chuyển sáng Trung Quốc và khu vực Đông Âu.
Tính chất của vải lanh
Tính chất vật lý
- Vải có bề mặt mịn, mắt, độ bóng tự nhiên cao
- Có khả năng hấp thụ nước nhanh chóng lên đến 20% mà không gây cảm giác ẩm ướt
- Độ bền cao
Tính chất hóa học
- Không tan trong nước, thậm chí càng ướt vải lại càng bền
- Là loại vải tự nhiên duy nhất chống được sâu bọ
- Phân hủy sinh học
- Khả năng chống bám bụi và vết bẩn
Ưu nhược điểm của vải lanh
Ưu điểm
- Lanh rất mềm mại, mịn màng, mang lại cảm giác dễ chịu khi may trang phục
- Khả năng thấm hút mồ hôi hoàn hảo. Không gây cảm giác ẩm ướt khi mặc
- Độ bền cao, rất chắc chắn, không sờn dù sử dụng lâu dài
- Khả năng kháng khuẩn cao, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc
- Thân thiện với làn da con người và môi trường
Nhược điểm
- Có độ co giãn, đàn hồi thấp
- Dễ bị gãy sợi chỉ nếu bảo quản không tốt làm rách áo
- Dễ bị nhăn áo, thường xuyên phải ủi đồ
Phân loại vải lanh
Vải lanh hiện nay được phân loại khá đa dạng, phụ thuộc vào quy cách dệt cũng như thành phần bên trong mà sẽ có những loại lanh với tính chất khác nhau:
- Lanh Damask: được dệt rất công phu và tinh tế. Vải thường được dệt trên các khung dệt jacquard để tạo hiệu ứng như thêu
- Lanh trơn: kỹ thuật dệt tương đối lỏng, tuy nhiên độ bền cao giúp chúng có thể dễ dàng thực hiện công việc mà không ảnh hưởng tới chất lượng
- Lanh dệt lỏng: có khả năng thấm hút cao tuy nhiên lại kém bền nhất. Nó thường sử dụng để làm tã và băng vệ sinh có thể tái dụng
- Lanh dạng tấm: thường được sử dụng để làm quần áo. Lanh tấm thường có số lượng sợi cao hơn so với các dạng lanh khác.
Bên cạnh đó lanh còn được phân thành một số loại phổ biến khác như vải lanh thái, vải lanh đũi, vải lanh cotton, vải lanh hoa… giúp khách hàng có thêm sự đa dạng khi lựa chọn
Ứng dụng của vải lanh trong đời sống
Vải lanh có ứng dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang từ xưa đến nay. Chúng phù hợp để may các kiểu váy xòe, váy chữ A, đầm dạo phố, đi làm công sở rất đẹp và thanh lịch
Đây cũng là chất liệu làm nên rất nhiều vật dụng hữu ích trong đời sống như khăn trải bàn, khăn ăn…
Hiện nay vải cũng được dùng để làm chăn ga gối đệm hoặc các mặt hàng dùng để trang trí nội thất thương mại như tấm phủ nền/tường, bọc cho ghế, trang trí cửa sổ… cho đến những sản phẩm công nghiệp như: túi đựng hành lý, tranh sơn dầu hoặc là chỉ khâu,…
Một số cách bảo quản vải lanh
- Là ủi ở nhiệt độ 240 độ C
- Hạn chế việc giặt tẩy vì dễ làm vải bị rách và nhăn
- Sau khi giặt xong đem phơi cần giũ cho thẳng và phơi bằng móc để chống nhăn
- Nếu bạn giặt bằng máy cần bảo quản bằng cách cho vào túi lưới tránh việc giằng kéo, cọ sát gây bung sợi, rách vải
- Cất giữ nơi khô ráo, tránh ẩm ướt
- Nếu quần áo chưa cần sử dụng ngay thì không nên mang đi giặt để còn lớp hồ trên mặt sẽ bảo quản được lâu hơn
- Nên sử dụng sản phẩm từ vải lanh thường xuyên để vải tránh bục, nổ, ẩm ướt khi cất giữ lâu ngày
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải lanh một cách chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn, hoặc có nhu cầu đặt may đồng phục tại Đồng Phục Nhất Tâm. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 4 cách:
- Địa chỉ: 33E Hà Bá Tường, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0902 66 5857 – 0909 772 860
- Fanpage: https://www.facebook.com/dongphucnhattam
- Email: info@dongphucnhattam.com
Từ khóa » Khái Niệm Xơ Lanh
-
XƠ Có NGUỒN Gốc THỰC Vật Xơ BÔNG Xơ LANH - Tài Liệu Text
-
XƠ Có NGUỒN Gốc THỰC Vật Xơ BÔNG Xơ LANH - 123doc
-
Vải Lanh Là Gì ? Công Dụng Và đặc Tính Vải Sợi Lanh - Atlan
-
Khái Niệm, Phân Loại Xơ Dệt Sử Dụng Trong Ngành May
-
Vải Lanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
So Sánh Xơ Bông Và Xơ Lanh
-
Vải Lanh Là Gì? Đặc Tính Và Quy Trình Sản Xuất Vải Lanh - Đệm Xanh
-
Vải Sợi Lanh Là Gì? Tìm Hiểu Công Dụng Và đặc Tính
-
Cấu Tạo Và Các Tính Chất Cơ Bản Của Xơ, Sợi Tự Nhiên
-
CÁCH NHẬN BIẾT XƠ, SỢI, CÁC KIỂU DỆT VÀ CÁC LOẠI VẢI.
-
đề Cương Môn Học Vật Liệu May - SlideShare
-
Bài Giảng Nguyên Liệu Dệt Ngành May - SlideShare
-
[PDF] VẬT LIỆU DỆT MAY
-
Vải Lanh Là Gì? Đặc Tính, ứng Dụng, Phân Loại Vải Lanh