Vải Len Là Gì? Nguồn Gốc Và ưu Nhược điểm Của Vải Len
Có thể bạn quan tâm
Dưới sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta có nhiều chất liệu sản phẩm mới ra đời nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu của người sử dụng. Một trong những ngành áp dụng thành công nhất các công nghệ hiện đại chính là vải sợi. Nhờ có sự can thiệp đó, thị trường vải trở lên đa dạng mang đến sự lựa chọn phong phú cho người dùng. Bạn đã từng hoặc đang sử dụng các sản phẩm từ len ít nhất là một món đồ: áo, mũ, bao tay… Vậy bạn có biết vải len là gì, nguồn gốc và công dụng của nó trong cuộc sống như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp từ A đến Z về đến bạn.
Vải len là gì? Nguồn gốc và ưu nhược điểm của vải len
Vải len là gì?
Len là một loại vải được dệt từ sợi lông của động vật. Len được hình thành chủ yếu từ lông cừu nhưng cũng có một số nơi sử dụng lông lạc đà, thỏ hoặc dê. Len có nguồn gốc từ tiếng Pháp là laine và len có tác dụng giữ ấm rất tốt.
Ngoài ra trong một số vải len có vài phụ phẩm làm từ tóc hoặc da lông giúp vải có độ đàn hồi, giữ nhiệt tốt hơn. Len có khả năng cháy thấp hơn bông hay một vài sợi tổng hợp khác trên thị trường.
Vải len là gì?
Nguồn gốc của vải len
Len chính là loại vải đầu tiên được sử dụng làm quần áo có xơ gốc động vật. Len xuất hiện khoảng 4000 năm trước công nguyên tại vùng Địa Trung Hải. Các hỗn hợp xơ len được thu từ lông cừu hoặc cả da được đem đi loại bỏ tạp chất, xe sợi và dệt thành vải.
Đến nay đã có thêm nhiều loại vải len được xử lý trước khi thành phẩm. Chúng nhận được những đánh giá cao của người tiêu dùng và trở thành loại vải được ưa chuộng trong ngành thời trang may mặc mùa đông.
Nguồn gốc của vải len
Quy trình sản xuất vải len
Nhìn chung, quá trình sản xuất len đều qua các bước sau: xử lý len sau khi thi hoạch, đun vài chải sợi len. Quy trình khá phức tạp do đó sản phẩm tạo ra cũng chất lượng và đặc biệt hơn hẳn. Quy trình sản xuất cụ thể như sau:
Xử lý len sau khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch lông và da từ cừu, lạc đà hoặc thỏ thì các nguyên liệu thô xơ bàn đầu này sẽ được những người thợ mang đi làm sạch để loại bỏ các tạp chất: bụi, vỏ cây, mỡ động vật, bã nhờn… Để làm mềm lông, người ta sử dụng dung dịch chứa các chất xà phòng có tính kiềm nấu da và lông trong nhiều giờ đồng hồ.
Đun và chải sợi len
Sau khi sợi len được nấu qua dung dịch kiềm đạt đến độ mềm nhất định thì nó sẽ được vớt ra và đem đi phơi khô. Sau đó len được chế biến thành những tấm vải theo 2 cách là len sợi chải kỹ hoặc chải thô.
Các loại vải len phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay, vải len có vô số loại và chất lượng phân bổ từ phổ thông cho đến cao cấp. Nên dưới đây là một vài loại vải len được sử dụng phổ biến trên thị trường.
Các loại vải len phổ biến trên thị trường hiện nay
+ Len lông cừu: loại len này là loại len lấy từ lông cừu đã thay lông được 1 lần. Loại vải này vẫn giữ được độ mềm mại, đàn hồi cũng như khả năng giữ ấm và chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.
+ Len Cashmere: loại len này được lấy từ lông tơ của dê Kashmir vào mùa xuân – mùa thay lông của loài dê này. Để lấy được những sợi lông tơ, người thợ phải làm hoàn toàn bằng thủ công. Theo một nghiên cứu chỉ ra răng, sợi len Cashmere có khả năng giữ ấm gấp 8 lần so với những sợi len thông thường khác nhưng nó lại có trọng lượng nhất trong các loại len. Chính vì lẽ đó mà len Cashmere có giá mắc nhất trên thị trường hiện nay.
+ Len Angora: loại len Angora là sản phẩm lấy từ lông thỏ Angora. Sản phẩm này rất mềm, mịn và mỏng. Nhưng do lông thỏ khá bông, không bền như lông cừu hay dê nên trong quá trình sản xuất người ta pha thêm các thành phần khác để tăng độ bền sản phẩm đầu ra.
Những đặc tính cơ bản của vải len
Khi muốn hiểu rõ về loại vải nào, bạn cũng cần biết các đặc tính cơ bản của nó. Dưới đây là những đặc tính vật lý và đặc tính hóa học của vải len:
Đặc tính vật lý
Vì có nguồn gốc từ lông các động vật như cừu, lạc đà, thỏ,….. Vải len sở hữu cho mình các đặc tính vật lý cực nổi bật. Trong đó phải kể là tính co giãn, mềm nhẹ nhưng vẫn giữ ấm rất hiệu quả của chất liệu này.
Ngoài ra, len còn có khả năng chịu nhiệt, cách nhiệt và cách điện khá tốt. Chính vì vậy mà bạn sẽ không cần lo lắng khi mặc nhiều lớp quần áo khác nhau cùng vải len trong những ngày giá lạnh.
Đặc tính hóa học
Một trong những đặc tính hóa học nổi bật của vải len chính là khả năng hấp thụ thuốc nhuộm trực tiếp. Vì lý do này mà các sản phẩm từ len có màu sắc rất đa dạng, phong phú cho người dùng thoải mái lựa chọn.
Và đặc biệt, bạn cũng không cần lo lắng về vấn đề sức khỏe khi sử dụng các sản phẩm len nhuộm. Bởi trong quá trình nhuộm len, ta không cần sử dụng thêm bất cứ một loạt chất hóa học phụ liệu nào.
Ưu điểm và nhược điểm của vải len
Bất kỳ sản phẩm nào cũng có ưu nhược điểm của nó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng người, từng thời điểm mà chúng ta sử dụng sản phẩm sao cho phù hợp.
Ưu điểm và nhược điểm của len
Ưu điểm
Những ưu điểm vượt trội của loại vải này phải kể đến đó chính là:
+ Khả năng giữ ấm rất tốt – đây là ưu điểm vượt trội của vải len mà có lẽ ai cũng biết.
+ Vải len khá mềm mịn do nó có nguồn gốc từ lông cừu, lạc đà hoặc thỏ nên có độ mềm mịn nhất định. Khi cọ xát không gây rát hoặc khó chịu cho người sử dụng.
+ Khả năng chống cháy khá tốt, tốt hơn các loại vải từ sợi bông hay một vài loại sợi tổng hợp.
Nhược điểm
Vải len cũng có một vài nhược điểm sau đây:
+ Sợi len rất dễ bị rách nên khi bị hỏng 1 sợi sẽ làm những sợi lân cận bị tuột theo. Đặc biệt là đối với những sản phẩm đan bằng tay, khi 1 sợi bị rách hoặc bung thì sản phẩm bị hỏng, không sử dụng được nữa.
+ Một nhược điểm nữa của vải len chính là độ thấm nước cực kỳ cao. Khi vải len thấm nước, trọng lượng sản phẩm tăng lên rất lớn và gây khó khăn trong việc giặt, vắt khô sản phẩm.
Ứng dụng của vải len
Vì những ưu điểm của mình mà vải len có rất nhiều “fan hâm mộ” trên toàn thế giới. Vào các ngày đông lạnh, bạn chỉ cần liếc mắt nhìn quanh sẽ bắt gặp khá nhiều các món đồ được làm từ vải len. Nhưng nhìn chung, có hai lĩnh vực được ứng dụng vải len nhiều nhất hiện nay.
Trong may mặc
Có thể nói, đây là ứng dụng quan trọng và chủ yếu nhất của len. Các sản phẩm từ len như áo len, quần len, khăn choàng hay áo khoác len đều được sử dụng nhiều trong mùa đông. Dù bạn là nam hay nữ, bạn đang theo phong cách thời trang nào thì các món đồ từ vải len cũng đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết.
Sản phẩm áo từ len
Ngoài ra, len còn được sử dụng khi sản xuất các item phụ kiện như khăn len, gang tay len, bít tất len, mũ len,…… Thậm chí ở một số quốc gia, chất liệu này còn đặc biệt được quy định sử dụng cho lính cứu hỏa, bác sĩ, cảnh sát.
Trong trang trí, nội thất
Tùy theo chất lượng và cách phân loại khác nhau mà len còn được ứng dụng trong lĩnh vực trang trí và nội thất. Các sản phẩm len chất lượng thấp sẽ được tận dụng làm thảm trải sàn hay phụ gia xây dựng ở những môi trường cần tính cách nhiệt, cách điện.
Còn các loại vải len chất lượng trung bình thường được sử dụng làm bọc ghế sopha, rèm cửa hay chăn đắp mùa đông. Đặc biệt, bạn cũng có thể dùng các sợi len và thiết kế thành các món đồ trang trí handmade cho căn phòng của mình.
Phân biệt vải len cotton và vải len acrylic
Trên thị trường tồn tại khá nhiều các loại vải len khác nhau. Nhưng ta có thể chia chúng thành hai loại chính là vải len cotton và vải len acrylic. Dưới đây là những đặc điểm riêng biệt của hai loại len này.
Vải len cotton
Vải len cotton được sản xuất 100% từ cây bông. Chính vì thể mà loại len này cho người dùng cảm giác mịn và mát tay khi sờ lên. Ngoài ra vì trọng lượng lớn của mình mà các món đồ từ len cotton thường có form chảy xuống. Tuy nhiên, họa tiết sắc nét, đường len rõ ràng và không bị xù vải sờn lông của len cotton đã khắc phục toàn bộ nhược điểm trên.
Vải len acrylic
Khác với len cotton, len acrylic là sợi len tổng hợp nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Khi tiếp xúc trực tiếp trên da người sẽ tạo cảm giác khô nóng. Dù trọng lượng nhẹ hơn và độ giữ form dáng khá ổn. Nhưng loại len này rất dễ bị xù vải và sờn lông làm mất giá trị thẩm mỹ của các món đồ trong quá trình sử dụng.
Cách giặt và bảo quản vải len đúng chuẩn
Bảo quản len đúng chuẩn
Cách giặt vải len
Để vải len giữ được những đặc tính và ưu điểm của mình, bạn cần lưu ý các vấn đề quan trọng sau trong quá trình giặt và vệ sinh chất liệu này.
+ Loại bỏ bớt bụi bẩn bám trên vải len bằng cách giũ mạnh quần áo hay sử dụng thiết bị chuyên dụng
+ Không nên ngâm vải len trong nước nóng hay sử dụng các chất tẩy rửa mạnh. Bạn nên pha một lượng dấm trung hòa vừa đủ vào nước giặt để giữ màu cho len.
Cách bảo quản vải len
Ngoài những lưu ý về cách giặt, bạn cũng cần nắm rõ những quy tắc bảo quản để các món đồ từ vải len luôn bền đẹp trong thời gian dài sử dụng.
+ Khi cần là ủi vải len, bạn nên sử dụng bàn là hơi nước với nhiệt độ không quá 150 độ C
+ Mặc thêm một chiếc áo mỏng bên trong trước khi mặc áo len ra ngoài tránh mồ hôi tiếp xúc trực tiếp với sợi len.
Phía trên là tổng hợp từ A đến Z về vải len mà chúng tôi gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc, cách sản xuất loại vải này cũng như những ưu nhược điểm của nó.
Bình luận của bạn Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.Từ khóa » Chất Len đanh
-
Sét Len NY Chất Len đanh Mềm Mịn | Shopee Việt Nam
-
Váy Len Tay Bồng Bèo Vai, Chất Liệu Len đanh Mịn, Kiểu Dáng Trẻ Trung ...
-
Giảm Giá Sét Len NY Chất Len đanh Mềm Mịn - BeeCost
-
[HỎI ĐÁP] Vải Len Là Gì? Nguồn Gốc Và ứng Dụng Của Vải ... - Đệm Xinh
-
Cách Chọn đồ Len Cao Cấp: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết Về Chất Liệu ...
-
HIỂU LẦM VỀ CÁC LOẠI CHẤT LIỆU MAY MẶC - BÀI 1: LEN LÀ GÌ?
-
Chất Len đanh Dày, Mịn, Ko Xù. - Shop Thời Trang Mẹ Và Bé - Facebook
-
(ẢNH THẬT) VÁY LEN BODY CỔ LỌ HÀNG VNXK CHẤT ... - Lazada
-
Khám Phá Vải Len - Chất Liệu Hoàn Hảo Cho Mùa Đông
-
Vải Len Là Gì? A-Z Phân Loại, ưu Nhược điểm, Bảo Quản 2021
-
Vải Len Là Gì? Nguồn Gốc Và ứng Dụng Trong Sản Xuất Chăn Ga Gối
-
Tìm Hiểu Về Chất Liệu Len - Sukiya Fashion
-
Top 22 Các Loại Vải May Mặc Cao Cấp Phổ Biến Nhất