Vải Len Là Gì?Phân Loại Và Cách Bảo Quản Vải Len

Khi mùa đông về thì trong tủ quần áo của chúng ta không thể thiếu những chiếc áo vải len. Cùng tìm hiểu sâu hơn về vải len và nguồn gốc của nó ngay sau đây nhé

Vải len là loại vải có nguồn gốc từ lông động vật như: Cừu, dê, lạc đà,... vải len có khả năng giữ ấm tuyệt vời cho người mặc ngay cả khi bị ướt. Có lẽ vì vậy mà vải len được sử dụng chủ yếu để may trang phục giữ ấm như: Áo khoác, áo choàng, áo len, mũ len, áo khoác. Hãy cùng đồng phục Song Phú tìm hiểu rõ hơn về chất liệu vải đặc biệt có nguồn gốc từ động vật này ngay sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. Vải len là gì? 2. Lịch sử ra đời của len 3. Ưu điểm của len 4. Phân loại len 4.1 Phân loại len theo nguồn gốc 4.2 Phân loại theo cách xử lý 4.3 Phân loại len theo cách dệt 5. Ứng dụng của len trong đời sống 6. Cách bảo quản

Vải len sử dụng may quần áo mùa đông Vải len sử dụng may quần áo mùa đông

1. Vải len là gì?

Vải len có tên tiếng anh là wool, nhưng cách gọi "len" bắt nguồn từ tiếng pháp là "Laine", nguyên nhân là do người việc quen gọi là len từ thời pháp thuộc. Vải len có nguồn gốc từ động vật được sử dụng đầu tiên trên thế giới. Trong ngành công nghiệp dệt len thì lông cừu là sử dụng nhiều nhất(96-97%), xếp sau đó là lông dê(2%), lông lạc đà(1%),... Thành phần chính trong len là sợi Keratin chiếm 90% và 10% còn lại là phụ phẩm có nguồn gốc từ tóc hoặc da, mỡ... Sau đó len được loại bỏ các tạp chất để chế biến ra len sợi chải thô và len sợi chải kỹ.

Hiện nay vải len làm từ lông cừu được sản xuất chủ yêu tại Úc, Argentina, sau đó đến Mỹ và New Zealand. Ngoài ra trên thị trường còn có các loại len có nguồn gốc như cotton, acrylic,... Đó là những loại len tổng hợp. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi chỉ chú trọng phân tích vải len làm từ động vật hơn để là nổi bật được giá trị quý hiếm của nó.

Chất liệu len may áo mùa đông Chất liệu len may áo mùa đông

2. Lịch sử ra đời của vải len

Hơn 10.000 năm TCN con người đã biết thuần hóa cừu hoang để lấy len, các bằng chứng khảo cổ tìm thấy ở Iran cho thấy từ 6000 năm TCN con người đã biết chọn lọc cừu để lấy len. Các sản phẩm dệt từ sợi len thô đầu tiên được sử dụng bởi người Babylon vào năm 4000 TCN. Vì vậy, có thể nói len là loại xơ có nguồn gốc từ động vật đầu tiên được con người sử dụng trên thế giới.

Vào giữa năm 3000 đến 1000 TCN, người Ba Tư, Hy Lạp, La Mã đã phân phối cừu và len đi khắp Châu Âu và đồng thời giúp cải thiện chất lượng len. Khi người La Mã xây dựng đế chế của họ ở khắp nơi, họ đã thành lập một vùng đất chuyên sản xuất Len tại Winchester thuộc Anh ngày nay và đầu năm 50 sau công nguyên.

Trong suốt thế kỷ X và XI, việc kinh doanh sợi Len phát triển vô cùng thuận lợi, nước Anh nhanh chóng trở thành trang trại nuôi cừu lớn nhất Thế Giới, trong khi Bỉ lại rất phát triển về khả năng sản xuất sợi Len để may quần áo. Người Anh vận chuyển lông cừu đến Bỉ để sản xuất và nhập quần áo may bằng vải Len về sử dụng. Đến thế kỷ XIII, ngành thương mại Len trở thành động cơ phát triển chính cho nền kinh tế thế giới.

Sự thịnh vượng của Len kết thúc khi kẻ thù đặc biệt xuất hiện trong chiến tranh thế giới thứ 2, đó là sợi polyester và acrylic. Từ đó, Len bắt đầu mất giá, đến cuối năm 1966 giá có mức giảm 40% và thường xuyên gián đoạn nguồn cung cấp. Kết quả nguồn lực sản xuất vải len bắt đầu chuyển san các mặt hàng khác.

Đầu năm 1970, công nghệ Superwash(còn gọi là Easy Care) ra đời, cho phép len có thể giặt bằng máy và sấy khô. Nhờ bước đột phá này đã giúp len làm từ lông cừu có mặt lại vũ đài kinh tế thế giới và phát triển mạnh mẽ cho đến hiện nay.

3. Ưu điểm của vải len

Ưu điểm:

  • Vải có độ co giãn tốt, đàn hồi cao, mặc lên người có cảm giác rất nhẹ nhàng thoải mái.
  • Vải có khả năng hút ẩm tốt, nhẹ xốp, thoáng mát vào ban ngày và giữ ấm cơ thể vào ban đên.
  • Khi nhìn trực tiếp có thể thấy sợi len và kết cấu đan dệt, vải rất mềm mại, ít nhăn, có khả năng cách nhiệt, cách điện tốt.
  • Sợi len khá khó cháy hoặc cháy rất chậm, tắt ngay khi lấy khỏi lửa và có khả năng hấp thụ thuốc nhuộm cực tốt mà không cần sử dụng hóa chất phụ gia.

Nhược điểm:

  • Sợi Len kém bền trong môi trường kiềm, lâu khô khi bị ướt nên khó giặt giũ
  • Nếu vải bảo quản không đúng cách, thời gian lâu sẽ dễ bị ám mùi ẩm mốc.
  • Quần áo lâu khô sau khi giặt giũ.

Ưu điểm nổi bật của len là khả năng giữ ấm Ưu điểm nổi bật của len là khả năng giữ ấm

4. Phân loại vải len

4.1 Phân loại len theo nguồn gốc động vật

Len lông cừu nguyên chất(Virgin Wool): Loại len này được lấy từ những đàn cừu thay lông lần đầu tiên, bởi vì lớp lông đầu tiên cho ra loại len cực kỳ mềm mại, đàn hồi tốt.

  • Len lông cừu Merino: Đây là loại len thu hoạch từ lông cừu Merino. Cừu Merino có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, sau đó được đưa tới Mỹ, Nam Phi, Châu Úc. Len Merino có thể uốn cong hơn 20.000 lần màu không sợ đứt gãy và nó chỉ mảnh bằng 1/5 sợi tóc của bạn. Điều đó cho thấy khả năng đàn hồi tuyệt vời, thích hợp sử dụng để may trang phục bó sát cơ thể để giữ ấm mà vẫn đem lại cảm giá dễ chịu.
  • Vải len Angora: Đây là loại Len lấy từ lông thỏ Angora. Len Angora có độ bền cao hơn len lông cừu, nhưng chúng chỉ chiếm số lượng nhỏ trên thị trường cung cấp len toàn cầu.
  • Len Alpaca: Có nguồn gốc từ lạc đà Nam Mỹ có độ bền cao nhưng số lượng sản xuất không nhiều.
  • Len Qiviut: Có nguồn gốc từ bò xạ Tây Tạng, loại này chỉ sản xuất chủ yếu tại Tây Tạng nên không được sử dụng phổ biến ở những nơi khác.

4.2 Phân loại len theo cách xử lý nguyên liệu thô

Len chải sợi thô: Đây loại len sử dụng sợi xơ ngắn hơn loại chải sợi kỹ. Ứng dụng chủ yếu để làm áo khoác, áo choàng, khăn quàng cổ, bao tay,...

Len chải sợi kỹ: Sử dụng sợi xơ dài và có độ mềm min cao hơn, các sợi xơ được xếp song song với nhau. Ứng dụng len chải sợi kỹ dùng deer may quần áo nói chung, khăn, mũ, tất cho người lớn và trẻ em. Những sản phẩm làm từ len sợi chải kỹ rất mềm mại, chống nhăn tốt, nhìn rất sang trọng.

4.3 Phân loại len theo cách dệt

Căn cứ theo cách dệt ta có những loại len sau đây:

  • Vải dạ dệt từ len
  • Len dệt kim
  • Len dệt thành vải may vest, quần âu cao cấp
  • Len dệt may kết
  • Len dệt kết hợp chất liệu metalic
  • Vải bo len
  • Len handmade

5. Ứng dụng của len trong đời sống

Khi nhắc đến Len thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến khả năng giữ ấm đầu tiên. Tuy nhiên, các sản phẩm làm từ Len không chỉ để giữ ấm mà còn ngăn tác động của nhiệt độ môi trường xâm nhập và làm ảnh hưởng nhiệt độ cơ thể. Vì vậy có thể nói Len sử dụng để giữ nhiệt chứ không bó gọn trong phạm vi giữ ấm.

  • Trong lĩnh vực may mặc: Len sử dụng để sản xuất các sản phẩm giữ nhiệt cơ thể như: Áo len, áo khoác, váy liền, chân váy, mũ len, bít tất...
  • Trong quân đội: Len được sử dụng để sản xuất đồ cho binh sĩ, nhân viên cứu hỏa, hay những ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với cháy nổ cao.
  • Trong lĩnh vực trang trí nội thất: Len được dùng làm thảm, phụ gia xây dựng cho các chi tiết cách nhiệt, cách điện, bọc sofa, làm rèm cửa, chăn ga, gối nệm,...

Áo khoác len mùa đông Áo khoác len mùa đông

Khăn choàng cổ len  Khăn choàng cổ len

Trang phục len dành cho mùa đông Trang phục len dành cho mùa đông

6. Cách bảo quản

Sau đây là một số gợi ý cho bạn khi bảo quản sản phẩm làm từ len:

Cách bảo quản quần áo len Cách bảo quản quần áo len

  • Nên loại bỏ bớt bụi bẩn trước khi giặt bằng cách đập bụi.
  • Sử dụng một ít giấm trung hòa vào nước giặt để giữ màu cho len.
  • Sử dụng bàn ủi không quá 150 độ C.
  • Nên mặc một lớp áo lót bên trong để ngăn mồ hôi tiếp xúc với vải len.
  • Bảo quản nơi khô thoáng, tránh côn trùng, nấm mốc.
  • Không nên treo đồ len bằng móc sẽ làm chảy xệ, mất dáng.
  • Không nên tẩy trắng bằng chất clo.
  • Không nên dùng nước nóng để giặt đồ len vì sẽ làm giãn vải.

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây của Song Phú đã có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải Len đặc biệt này. Từ đó có thêm một lựa chọn tuyệt vời khi mua các sản phẩm thời trang giúp giữ ấm cơ thể. Mời bạn ghé thăm chuyên mục: Các loại vải thun của Song Phú để tham khảo thêm nhiều bài viết hay nữa nhé.

Tags : vải len

Từ khóa » Chất Len Lông Thỏ