Vải Linen Lụa (vải Lanh Lụa) Là Gì? Tổng Hợp Tất Cả Kiến Thức Về Linen Lụa
Có thể bạn quan tâm
Vải linen lụa (vải lanh lụa) là một trong những chất liệu vải vô cùng được yêu thích hiện nay. Nhất là vào thời điểm mùa hè bởi khả năng thấm hút mồ hôi và sự thông thoáng mà nó mang lại cho người mặc. Vậy loại vải này có nguồn gốc như nào? Nó có đặc điểm ra sao?… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về nó trong bài viết chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn.
>>>>> Xem thêm: Vải linen trắng là gì?
Vải linen lụa (vải lanh lụa) là gì?
Vải linen lụa (vải lanh lụa) là gì?
Vải linen lụa hay còn có cách gọi khác là vải lanh lụa. Thành phần cấu tạo chính của nó là từ sợi lanh và lụa. Trong đó, nguyên liệu để sản xuất sợi lanh lấy từ cây lanh. Loại cây có nguồn gốc từ Thuỵ Sỹ.
Về nguồn gốc của loại vải này thì tính đến nay, nó vẫn chưa có đáp án chính xác. Có nhiều giả thuyết đưa ra rằng vải lanh lụa đã được dệt từ cây lanh dại cách đây 30.000 năm. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học lại cho rằng loại vải này đã có từ thời Ai Cập cổ đại. Nó tượng trưng cho sự giàu sang và thuần khiết, điều này được tìm thấy trong các xác ướp Ai Cập xưa.
Quy trình sản xuất vải linen lụa (vải lanh lụa)
Quy trình sản xuất vải lanh lụa
Trước khi trở thành thành phẩm là vải linen lụa (vải lanh lụa) thì chúng sẽ cần phải trải qua các quy trình sau:
- Bước 1: Thu hoạch vỏ thân cây lanh
Khi cây lanh có thân chuyển sang màu vàng hoặc hạt nâu thì lúc này chúng sẽ bắt đầu được thu hoạch để chế biến và sản xuất thành vải. Công đoạn này có thể được thực hiện bằng tay thông qua hình thức nhổ hoặc cắt bằng máy.
- Bước 2: Dầm cây lanh
Cây lanh sau khi đã được thu hoạch thì sẽ được giầm ngay tại ruộng hoặc trong bể/ bồn chứa. Công đoạn này sẽ khiến các vi khuẩn phân hủy chất Pectin – chất giúp gắn kết các sợi lanh với nhau.
- Bước 3: Tách vỏ và xử lý sợi lanh
Cây lanh sau đó tiếp tục được tách phần vỏ xơ bên ngoài ra khỏi phần gỗ mềm phía bên trong thông qua cách nghiền nát bằng một con lăn kim loại. Rồi tiếp đó, các sợi lanh được trải ra và phân loại những sợi ngắn được tách riêng thành một nhóm, phần các sợi mềm và dài sẽ được giữ nguyên.
- Bước 4: Tiến hành se sợi lanh
Sợi lanh sau công đoạn xử lý được cuộn vào suốt chỉ. Công đoạn này thường được diễn ra trong điều kiện ẩm ướt. Sợi lanh sẽ được truyền qua nước nóng để đảm bảo sự kết dính đạt mức tối ưu nhất.
- Bước 5: Sấy sợi và dệt vải
Cuối cùng, tiến hành làm khô sợi thành phẩm và thực hiện cuộn chúng vào các ống chỉ phục vụ cho công đoạn dệt vải lanh lụa thành phẩm. Nếu muốn đa dạng màu sắc cho vải thì sợi sẽ được chuyển qua công đoạn nhuộm màu. Còn nếu không thì có thể sử dụng trực tiếp sợi vải thành phẩm để dệt vải.
Những đặc tính cơ bản của vải linen lụa (vải lanh lụa)
Đặc tính cơ bản của vải linen lụa
Về đặc tính thì vải linen lụa có độ bền khoảng 5.5 – 6.5 gm/den. Khả năng giãn nở của vải chỉ rơi vào khoảng 2.7 – 3.5%. Các sợi vải lanh được dệt và may chắc chắn với nhau gấp nhiều lần so với vải cotton nên vải linen dường như không bị co dãn hay bị kéo căng trong quá trình sử dụng. Do đó, người dùng có thể yên tâm mặc các trang phục làm từ vải linen lụa (vải lanh lụa) mà không lo chúng bị mất form.
Tuy nhiên do vải linen lụa được sản xuất chính từ sợi lanh với đặc tính sợi ngắn. Nên sau thời gian dài sử dụng, người dùng sẽ thấy hiện tượng vải bị vón cục hoặc xù bông. Tuy nhiên, chất lanh lụa sau khi đã pha và phối hợp theo tỷ lệ hoàn hảo thì tình trạng này không còn xuất hiện ở vải lanh lụa.
Màu gốc ban đầu của vải linen lụa là màu be, nâu nhạt hoặc vàng nhạt, thỉnh thoảng sẽ có màu xám. Màu sắc sẽ thay đổi dựa theo sắc tố của thân cây lanh. Với điều kiện ánh sáng đầy đủ thì chúng ta sẽ thấy bề mặt vải bóng nhẹ và sáng màu hơn.
Phân tích ưu/ nhược điểm của linen lụa
Chất liệu vải nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm. Vậy ưu và nhược điểm của vải linen lụa là gì? Chi tiết sẽ được nêu ra dưới đây:
Ưu điểm
Có thể nói, vải linen lụa sở hữu khá là nhiều ưu điểm vượt trội mà khó có thể tìm thấy ở chất liệu vải nào khác.
Khả năng thấm hút nhanh
Đây là một trong những ưu điểm đáng chú ý nhất của chất liệu vải này. Nó đã giúp cho vải linen lụa trở thành một trong những chất liệu vải được yêu thích nhất hiện nay.
Nó sở hữu khả năng thấm hút cực nhanh, đặc biệt là thấm hút mồ hôi cực tốt mà lại không gây mùi khi mặc. Đồng thời, rất là nhanh khô khi gặp gió. Nó giúp cho bề mặt vải lúc nào cũng trong tình trạng khô thoáng. Khả năng này có được là do chính nguồn gốc 100% thiên nhiên của loại vải này. Nó khá là tương đồng với chất liệu vải đũi.
Khả năng chịu nhiệt tối ưu
Vải linen lụa là một trong những loại vải có khả năng chịu nhiệt cực tốt. Thậm chí nó còn phần tốt hơn so với chất liệu vải cotton. Do vậy, vào mùa hè, người dùng sẽ thích sử dụng chất liệu vải linen lụa (vải lanh lụa) hơn rất nhiều vì nó mang lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người mặc. Đồng thời lại rất mỏng nhẹ.
Tính thẩm mỹ cao
So với chất liệu vải nhân tạo thì vải linen lụa có độ bóng mượt và mềm mại hơn rất nhiều. Do đặc tính tự nhiên vốn có của vải kết hợp cùng với chất liệu lụa pha tạo nên. Điều này, người dùng sẽ dễ dàng cảm nhận thấy điều này thông qua mắt thường.
Hơn nữa, trong thành phần của vải linen lụa có sợi liên kết. Nó khiến vải linen lụa trở nên chắc chắn, cầm cứng tay hơn sau khi ngấm nước.
Thân thiện với môi trường
Do vải có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên về cơ bản vải sẽ có thể tự phân hủy khi không còn sử dụng đến nữa. Đồng thời, hoàn toàn thân thiện với sức khỏe con người nên có thể thoải mái sử dụng cho bé.
Độ bền cao
Tuy vải lanh lụa rất mềm mại nhưng vải lanh lụa lại có độ bền rất cao. Vải không bị giãn, mất form khi sử dụng lâu ngày hay giặt máy.
Thông thường, sau mỗi lần giặt thì các loại vải khác rất dễ để lại vết nhăn. Nên các trang phục được may từ vải linen lụa muốn thẳng thì sẽ phải tốn thời gian để là lại. Tuy nhiên, vải lanh lụa lại hoàn toàn khắc chế được điều này nên thoải mái giặt mà không lo bị nhăn.
Kháng khuẩn tối ưu
Vải lanh lụa về cơ bản có thể hạn chế được các loại vi khuẩn cũng như nấm phát triển hay các loại sâu bọ, côn trùng xâm nhập. Từ đó hỗ trợ kháng khuẩn một cách tối ưu, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người mặc.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên thì vải linen lụa vẫn còn tồn tại nhược điểm đó chính là độ đàn hồi của vải chưa cao.
Nhược điểm tiếp theo của vải linen lụa đó chính là khả năng đàn hồi của vải không được tốt như nhiều chất liệu khác. Điều này dễ nhận thấy nhất là khi sử dụng lượng nhiệt trực tiếp. Đó chính là sử dụng bàn là nhiệt. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến vải linen mất đi tính liên kết và độ đàn hồi cần có. Lâu dần sẽ khiến trang phục bị xấu đi.
Ứng dụng của vải linen lụa (vải lanh lụa)
Vải linen lụa hiện nay được ứng dụng phổ biến trong:
Sản xuất khăn quàng
Vải linen lụa sở hữu độ bền cao cùng độ bóng mướt, mềm mại mà không phải chất liệu vải nào cũng có. Kết hợp với đó là khả năng cách nhiệt tối ưu, thấm hút mồ hôi tốt và tạo sự thông thoáng cho người dùng. Nên nó được ứng dụng hết sức phổ biến trong công nghiệp sản xuất khăn quàng. Đặc biệt là chất liệu khăn quàng cao cấp.
Áo dài cách tân
Nhờ sở hữu ưu điểm là độ mềm mướt cùng độ bay bồng bềnh nên vải linen lụa còn được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong ngành thời trang. Nhất là đối với sản phẩm áo dài cách tân. Khi người dùng mặc, nó sẽ bồng bềnh với tà áo tung bay nhẹ nhàng, thu hút mọi ánh nhìn.
Ngoài ra, vải linen lụa lại có độ thông thoáng và thấm hút mồ hôi cực tốt nên thích hợp mặc cho mọi tiết trời, thách thức cả mùa hè nóng bức.
Quần áo mặc nhà
Ứng dụng phổ biến trong quần áo mặc nhà
Bên cạnh các ứng dụng như làm khăn quàng, áo dài cách tân thì vải linen lụa còn vô cùng được yêu thích trong ứng dụng làm đồ mặc nhà cho cả nam và nữ. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là thời trang dành cho nữ giới.
Chất liệu vải mềm mại, thông thoáng không gây thô cứng trên da. Mang đến cho người mặc sự thư giãn thoải mái và mỏng nhẹ tựa như không khi mặc đồ ở nhà. Nhất là trong tiết trời mùa hè nóng bức.
Cách giặt, bảo quản vải linen lụa (vải lanh lụa)
Cách bảo quản vải lanh lụa
Để giúp sản phẩm làm từ vải linen lụa luôn được bền đẹp như mới thì bạn sẽ cần phải lưu ý cách giặt và bảo quản vải như sau:
Lưu ý khi giặt vải linen lụa
- Không nên giặt vải bằng nước nóng, điều này sẽ gây hư tổn bề mặt vải làm mất đi độ bóng đẹp tự nhiên của vải.
- Nên giặt bằng tay nhẹ nhàng, nếu giặt bằng máy thì nên áp dụng chế độ giặt nhẹ
- Không nên sử dụng các chất giặt rửa có tính oxi hoá mạnh
Cách bảo quản vải linen lụa
- Hạn chế tối đa việc là trực tiếp vải linen lụa. Nếu cần là thì nên là ở mặt trái của sản phẩm và là ở mức nhiệt độ thấp
- Nên lưu trữ trang phục làm từ vải linen lụa ở những nơi có nhiệt độ thông thoáng, khô ráo
- Phơi đồ ở những nơi thoáng gió, có ánh sáng mặt trời càng tốt. Nó sẽ giúp trang phục thơm tho hơn.
- Nên treo quần áo/ váy làm từ linen lụa để hạn chế tình trạng vải bị nhăn khi lưu trữ gây mất thẩm mỹ.
Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết về vải linen lụa (vải lanh lụa) mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng qua đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải đặc biệt này. Đồng thời, thông qua đó có thêm sự lựa chọn cho các sản phẩm thời trang sắp tới của gia đình.
Bình luận của bạn Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.Từ khóa » Chất Linen Lụa
-
Vải Linen Lụa Phù Hợp để May Những Kiểu Trang Phục Nào?
-
Vải Lanh Lụa Là Vải Gì? Tìm Hiểu Chất Vải Linen Lụa
-
Vải Linen Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Giá Thành Vải Linen
-
Vải Linen Là Gì? Đặc điểm, ứng Dụng, Giá Chất Liệu Vải Linen
-
Vải Linen Lụa | Shopee Việt Nam
-
Top 7 Loại Vải Linen Chất Lượng được ưa Chuộng Trên Thị Trường
-
Vải Linen Lụa (vải Lanh Lụa) Là Gì? Tổng Hợp Tất Cả Kiến Thức Về Linen ...
-
Top 14 Chất Linen Lụa
-
Linen Là Gì? Khám Phá Vải Linen: Chất Liệu được Sử Dụng Rộng Rãi
-
Vải Linen Là Gì? Ưu Nhược Điểm? Ứng Dụng Của Vải ... - Aristino
-
Vải Linen Là Vải Gì Và Sự TUYỆT VỜI Thiên Nhiên Mang Lại - GUMAC
-
Vải Linen Là Gì? Ưu điểm Và Nhược điểm Vải Linen
-
Vải Lanh Lụa Là Gì ? Giá Bán Vải Lanh Lụa Bao Nhiêu ? - Sitanbinh