Vài Nét Sơ Lược Về Sự Khác Nhau Giữ Tiếng Anh Và Tiếng Nhật - Viblo
Có thể bạn quan tâm
Lời mở đầu:
Có thể nói trên thế giới có bao nhiêu quốc gia, bao nhiêu dân tộc thì cũng có gần tương đương số ngôn ngữ được sử dụng. Trong đó, tiếng Anh đang là phương tiện giao tiếp chính ở nhiều nước. Theo tờ International Herald Tribune (IHT) cho biết "tính theo một cách nào đó, số lượng người nước ngoài nói tiếng Anh nhiều gấp 3 lần số lượng người nói tiếng Anh bản xứ." Tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của hơn 400 triệu người và khoảng 300 đến hơn 500 triệu người sử dụng thông thạo tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc học và thông thạo một ngoại ngữ dần trở thành một yêu cầu cấp thiết ở Việt Nam. Ở nước ta, tiếng Anh được đưa vào thành môn học chính thức từ bậc tiểu học. Gần đây, có thông tin có 3 trường tiểu học ở Hà Nội thí điểm giảng dạy tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ nhất cho học sinh, từ năm học 2016-2017. Tôi nghĩ đó là một xu thế tất yếu bởi hiện tại, Việt nam đã, đang và sẽ hợp tác rất nhiều với Nhật bản ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học đến kinh tế, văn hóa, giáo dục thì việc học tiếng Nhật là rất tốt cho tương lai. Bên cạnh đó, Nhật là 1 trong 3 nước phát triển nhất thế giới nên học tiếng Nhật cũng giúp chúng ta học hỏi thêm nhiều thành tựu, kinh nghiệm của nước Nhật hơn.
Chắc sẽ có nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Tiếng Nhật có khó học không? Khó hay dễ học hơn tiếng Anh? Để thông thao tiếng Nhật phải mất bao lâu? ...
Bài viết dưới đây, nhằm phác thảo vài nét khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Nhật để các bạn đã học tiếng Anh có thể mường tượng được phần nào trước khi bắt tay vào học tiếng Nhật.
1. Khác biệt về loại hình ngôn ngữ:
Tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết (chuyển dạng).
Ngôn ngữ hòa kết là kiểu ngôn ngữ mà có từ biến đổi hình thái để diễn tả quan hệ ngữ pháp. Đặc biệt có sự biến đổi nguyên âm và phụ âm trong hình vị. Do sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp nên được gọi là "biến tố bên trong". Ngoài ra, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách bạch được. Chính bởi đặc điểm này mà người ta gọi là "ngôn ngữ hoà kết".
Ví dụ: tooth - teeth Chiếc răng – những cái răng
Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính.
Điểm khác biệt lớn nhất của ngôn ngữ chắp dính và ngôn ngữ hoà kết nằm ở độ chặt chẽ trong mối liên hệ giữa các hình vị. Hình vị trong ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập cao hơn và liên kết với nhau cũng không chắc chắn. Điển hình là việc chính tố có thể đứng một mình. Các phụ tố được sử dụng rộng rãi để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau. Thế nhưng mỗi phụ tố lại chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, và ngược lại cũng vậy. Do vậy từ có độ dài rất lớn.
Ví dụ: 食べる Taberu : Ăn 食べた Tabeta : Đã ăn 食べている Tabeteiru : Đang ăn
Tiếng Nhật nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong cuộc hội thoại.
2. Sự khác biệt về bảng chữ cái:
Tiếng Anh có bảng chữ cái Lation bắt đầu từ a, b, c rồi đến x, y, z (26 chữ cái).
Có lẽ vì Việt Nam chúng ta cũng đang dùng chung 1 loại bảng chữ cái Latin nên người Việt luôn có cảm giác rằng học tiếng Anh dễ hơn tiếng Nhật chăng Khi học bảng chữ cái tiếng Anh, chúng ta chỉ cần lưu ý cách phát âm vì khác với tiếng Việt mà thôi.
Trong khi đó, tiếng Nhật sử dụng chữ tượng hình, có đến 3 bảng chữ cái: Hiragana, Katakana, và Kanji. Hiragana (46 chữ cái) và Katakana (46 chữ cái) có thể nói là 2 bảng chữ cái cơ bản nhất mà bất cứ ai bắt đầu học tiếng Nhật đều phải nắm bắt trước khi muốn học sâu hơn về ngữ pháp. Như vậy, ngay từ bước học bảng chữ cái, số lượng chữ cái phải nhớ của tiếng Nhật đã gấp 4 lần tiếng Anh. Ngoài ra, nếu như việc học Hiragana và Katakana đã là 1 việc khó khăn thì sau này học đến Kanji mọi người sẽ còn thấy kinh hoàng hơn nữa (với khoảng 3000 chữ và gần như mỗi chữ lại được viết theo 1 cách khác nhau).
Dưới đây là bảng chữ Hiragana, Katakana gồm cách viết và cách gõ bàn phím:
Vậy là khi học bảng chữ cái tiếng Nhật, ta phải nhớ mặt chữ, cách viết, cách đọc. Xem cách phiên âm romanji bên cạnh mỗi chữ, mọi người sẽ thấy chữ Hiragana và Katakana khá dễ nhớ (ít nhất về ngữ âm). Trong tiếng Nhật chỉ có 5 nguyên âm a - i - u - e - o (đọc lần lượt a - i - ư - ê - ô) và cách đọc các phụ âm của nó cũng khá đơn giản (chỉ là thêm phụ âm vào đằng trước các nguyên âm, ví dụ ka - ki - ku - ke - ko, khi đọc sẽ thành ka - ki - kư- kê - kô). Với những người mới bắt đầu, chỉ cần nhớ được 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana thì sau này sẽ thấy việc học tiếng Nhật nó sẽ dễ dàng hơn khá nhiều.
Chữ Hihagana hay còn gọi là chữ mềm, dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ v.v. Chữ Katakana hay còn gọi là chữ cứng, dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Chữ Hán hay Hán tự, hay Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Trong chữ Hán lại có 2 cách đọc: Onyomi và Kunyomi.
Onyomi (音読み: Âm độc), cách đọc Hán-Nhật, là sự Nhật hóa cách phát âm tiếng Hán của Hán tự vào thời điểm nó được du nhập vào Nhật. Một số ký tự Kanji được du nhập từ các vùng khác nhau của Trung Quốc vào các thời điểm khác nhau, dẫn đến có nhiều onyomi, và thường có nhiều ý nghĩa.
Kunyomi (訓読み: Huấn độc), là cách đọc một chữ kanji lấy nghĩa, dựa trên cách phát âm của một từ tương đương tiếng Nhật, tức yamatokotoba. Cách đọc này chuyển nghĩa của kanji sang một chữ tương xứng nhất trong tiếng Nhật. Giống với onyomi, mỗi kanji có thể có một hoặc nhiều cách đọc. Có khi kanji đó chỉ có onyomi mà không có kunyomi.
Mặc dù có nhiều qui tắc khi nào dùng cách đọc onyomi hay khi nào dùng kunyomi nhưng trong tiếng Nhật tràn ngập các trường hợp không theo qui tắc, và ngay cả người bản địa không phải lúc nào cũng có thể biết cách đọc của một ký tự nếu không có kiến thức tốt.
Qui tắc vỡ lòng là đối với những kanji độc lập, chẳng hạn một ký tự biểu diễn một từ đơn nhất, thường được đọc bằng cách đọc kunyomi. Chúng có thể được viết cùng với okurigana để biểu đạt biến cách kết thúc của động từ hay tính từ, hay do qui ước.
3. Khác biệt về số lượng từ vựng:
TheoOxford English Dictionary thì tiếng Anh có khoảng 171.476 từ. Xét theo Merriam Webster của Mỹ thì sẽ có chừng 470.000 từ, và nếu tính tất cả các biến thể, từ kỹ thuật, tiếng lóng, phương ngữ... thì chúng ta sẽ có thể có khoảng 1000000 từ tiếng Anh! Quả là một con số khổng lồ! Có thể một số người cho rằng có rất nhiều từ tiếng Anh song số lượng từ được sử dụng thường xuyên sẽ ít hơn. Kể cả vậy, theo như nghiên cứu từ Hunter Diack, tác giả cuốn Standard Literacy Test (nguồn: ttvnol.com.vn) thì một trẻ em 9 tuổi hiểu được 6.000 từ, thanh niên 18 tuổi hiểu chừng 18.000 từ, sinh viên có vốn từ nhận biết chừng 24.000 và một chuyên gia trung niên - 30.000 từ.
Trong số 3000 chữ Kanji của tiếng Nhật thì số lượng từ Kanji thông dụng lại chỉ rơi vào khoảng 1000 - 2000 từ. Vậy, có thể nói số lượng từ vựng của tiếng Nhật ít hơn rất nhiều so với tiếng Anh. Nhưng khó khăn khi học Kanji có thể nói đó là vấn đề phải nhớ mặt chữ. Mỗi chữ lại Hán được viết theo 1 cách khác nhau, có nhiều cách đọc khác nhau, với nhiều ý nghĩa.
4. Khác biệt về ngữ pháp:
Trong tiếng Anh 1 mẫu câu đơn giản sẽ bao gồm Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ (Subject - Verb - Object) thì trong tiếng Nhật lại là Chủ ngữ - Tân ngữ - Động từ (Subject - Object - Verb). Chính vì vậy, những người từng học tiếng Anh khi chuyển sang tiếng Nhật sẽ thấy khá khó khăn khi họ đã quen với văn phong tiếng Anh. Tuy nhiên, khi bạn đã quen với văn phong tiếng Nhật thì mọi thứ thực ra sẽ rất đơn giản và dễ hiểu.
Tiếng Anh có đến 12 thì khác nhau và chia đều sang 3 dạng quá khứ - hiện tại - tương lai. Lấy ví dụ trong thì quá khứ, tiếng Anh sẽ chia ra "quá khứ đơn", "quá khứ tiếp diễn", "quá khứ hoàn thành", "quá khứ hoàn thành tiếp diễn". Để nhớ được 12 thì này và cách thức sử dụng chúng không hề đơn giản.
Về phía tiếng Nhật, ngữ pháp tiếng Nhật tỏ ra khó khăn không kém khi trong tiếng Nhật có rất nhiều các mẫu ngữ pháp khác nhau và mọi người gần như chỉ có cách là phải dùng thường xuyên và nhớ. Trong tiếng Nhật chia làm các trình độ, sơ cấp – trung cấp- cao cấp. Cùng một ý nghĩa nhưng ở các trình độ khác nhau sẽ có các mẫu câu, cách diễn đạt khác nhau. Việc vận dụng, nhớ được cách dùng, cách chia của các mẫu câu quả là việc không dễ dàng gì
Tôi xin kết lại bài viết bằng một thông tin thú vị sau.
Theo The Washington Post, tiếng Anh được nhiều người học nhất trên thế giới, với hơn 1,5 tỉ người đang theo học, kế tiếp là tiếng Pháp với 82 triệu người, tiếng Trung với 30 triệu người, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức với 14,5 triệu người, tiếng Ý với tiếng Nhật lần lượt là 8 triệu và 3 triệu người.
Học viện Dịch vụ Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã tổng kết những thứ tiếng khó và dễ học nhất thế giới đối với người nói tiếng Anh. Theo đó, với bốn thứ tiếng Ảrâp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, tính trung bình người học sẽ mất tới 1,69 năm (88 tuần) và 2.200 giờ học để trở nên thành thạo.
Tiếng Nhật và tiếng Trung khó ở chỗ người học không có cách nào khác ngoài ghi nhớ hàng nghìn ký tự.
Ngoài ra, những thứ tiếng này cũng có hệ thống chữ viết hoàn toàn khác biệt, gây khó khăn với những người học có tiếng mẹ đẻ sử dụng ký tự chữ cái Latinh. Có một câu nói như sau về việc học tiếng Nhật mà tôi rất tâm đắc. Tiếng Nhật khó nhưng không phải quá khó, bạn cần kiên trì, chăm chỉ, có đam mê chắc chắn sẽ học được!
Nguồn tham khảo: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/dua-tieng-nhat-vao-giang-day-o-bac-tieu-hoc-tu-nam-2016-3362890.html
http://gymglish.vn/goc-tieng-anh/tieu-diem/78-tieng-anh-ngon-ngu-thong-tri
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/234032/nhung-con-so-noi-ve-ngon-ngu-tren-the-gioi.html
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/hoc-tieng-anh/nhung-thu-tieng-kho-hoc-nhat-the-gioi-3267587.html
Từ khóa » Cái Vai Trong Tiếng Anh Là Gì
-
CÁI VẠI - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
VAI - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Vại Trong Tiếng Anh, Dịch, Câu Ví Dụ, Tiếng Việt - Từ điển Tiếng Anh
-
Từ Vựng Tiếng Anh Về Bộ Phận Cơ Thể Người - LeeRit
-
Cụm động Từ Chủ đề Quần áo - Tiếng Anh Mỗi Ngày
-
Những Câu Tiếng Anh Thông Dụng Khi đi Mua Sắm - Pasal
-
23 Từ Lóng Thông Dụng Trong Tiếng Anh Giao Tiếp Hàng Ngày
-
Tổng Hợp Các Từ Nối Trong Tiếng Anh Giúp Bạn Giao Tiếp Lưu Loát Hơn
-
Từ Vựng Tiếng Anh Chủ đề Các Bộ Phận Trên Cơ Thể Con Người
-
FULL Bộ Từ Vựng Tiếng Anh Bắt đầu Bằng Chữ X - Monkey
-
Từ Lóng Tiếng Anh: 59 Từ Lóng Thông Dụng Cần Biết [VIP] - Eng Breaking
-
Em Bé Tiếng Anh Là Gì? Các Từ Vựng Tiếng Anh Liên Quan đến Em Bé
-
161+ Từ Vựng Tiếng Anh Bộ Phận Cơ Thể Người