Vài Nét Về đất Nước Rumani (Romania) - Xuất Khẩu Lao động

Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp đến từ đất nước Rumani với lợi thế về điều kiện làm việc đã tiếp cận và mang đến nhiều lựa chọn hơn cho lao động Việt – những người được đánh giá là chăm chỉ và cầu tiến. Vậy các bạn đang có ý định đi xuất khẩu lao động Rumani làm việc đã hiểu được những điều gì về đất nước con người Romania rồi? Hãy để chúng tôi giới thiệu đất nước con người nơi đây cho các bạn tìm hiểu dễ dàng hơn nhé.

Vài nét cơ bản về đất nước Rumani (Romania) dành cho các bạn có nhu cầu muốn đi xuất khẩu lao động

Các bạn có thể tìm hiểu các nội dung chính về đất nước Rumani theo mục lục dưới đây:

Mục lục

Toggle
  • Romania ( rumani ) là nước nào ?
  • Romania(rumani) ở đâu ?Romania thuộc châu nào ?Romania thuộc nước nào
  • Rumani có gần Đức không?
  • Khí hậu đất nước Romania (Rumani)
  • Cuộc sống tại Rumani của ace đi xuất khẩu lao động như thế nào ?
  • Con người và tôn giáo tại romania (rumani)
  • Romania nói tiếng gì Ngôn ngữ của người Rumani
  • Hệ thống giáo dục Rumani 
  • Dịch vụ y tế tại Rumani
  • Kinh tế của đất nước Romania(Rumani)
  • Rumani dùng tiền gì ?
  • Hệ thống giao thông tại Rumani
  • Thể thao và ẩm thực tại Rumani
  • Một số thắng cảnh, địa điểm tuyệt đẹp tại Rumani

Romania ( rumani ) là nước nào ?

Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, thủ đô của Rumani

Romania là nước nào (tiếng Romania: România, trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một đất nước lớn ở vùng Ban căng có nền văn hóa và thiên nhiên phong phú đa dạng và được biết tới là một trong những thung lũng đẹp như tranh vẽ với những dốc núi và khu nghỉ dưỡng mùa đông thu hút đông đảo du khách trên thế giới như một điểm đến tuyệt vời.

Hình ảnh quốc kỳ của Đất Nước rumani

Quốc kỳ của Romania (Rumani có ba sọc dọc với ba mau khác nhau đó là: lam, vàng và đỏ. Nó đại diện cho Romania khắp mọi nơi, những màu này lần đầu tiên xuất hiện trong một cuộc cách mạng và mang ý nghĩa: “Tự do (lam), Tư pháp (vàng), Tình huynh đệ (đỏ máu)”. Màu sắc cũng tượng trưng cho các công quốc hình thành nên đất nước Rumani: Vallachia – vàng (có cờ vàng và lam trước Liên minh năm 1859), Moldavia – đỏ (có cờ đỏ và lam trước Liên minh năm 1859) và Transylvania -xanh (có cờ lam-đỏ-vàng trước Liên minh năm 1918).

Hình ảnh quốc huy của đất nước Rumani

Quốc huy của đất nước Romania (Rumani) gồm 1 tấm khiên màu xanh – tượng trưng cho bầu trời. Giữa là một con đại bàng aquila màu vàng, đang gặm một cây thánh giá của Chính thống giáo, tượng trưng cho Latinh, trên đầu con đại bàng là Vương miện Thép (Coroana de Oțel), tượng trưng cho lòng can đảm. Con đại bàng giữ trong móng vuốt của nó phù hiệu chủ quyền: một cây quyền trượng và một thanh kiếm. Thanh kiếm tượng trưng cho người cai trị Moldavia, Stephen Đại đế trong khi quyền trượng tượng trưng cho Mihai Viteazu (Mihai dũng cảm), người thống nhất đầu tiên của România. Trên ngực của đại bàng có một tấm khiên với các quốc huy của các công quốc và vùng lịch sử România (Wallachia, Moldavia, Transylvania, Banat, Oltenia và Dobruja).

Deșteaptă-te, române! (Hãy thức dậy, người Romania!) là quốc ca chính thức của Rumani. Nó được viết và xuất bản trong cuộc cách mạng năm 1848 và lần đầu tiên được hát vào cuối tháng 6 cùng năm tại thành phố Brașov, ngay lập tức được chấp nhận như một bài ca cách mạng. Kể từ đó, bài hát này, gửi đến một thông điệp về tự do và lòng yêu nước, đã được hát trong tất cả các cuộc xung đột lớn của Româina, kể cả trong cuộc cách mạng lật đổ Ceauşescu năm 1989. Năm 1989, nó trở thành quốc ca, thay thế cho quốc ca thời cộng sản – “Trei culori” (Ba màu). Nó cũng được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Dân chủ Moldavia, trong sự tồn tại ngắn ngủi của nó, giữa năm 1917 và 1918 cũng như Cộng hòa Moldova giữa năm 1991 và 1994. Ngày 29 tháng 7 hằng năm là “Ngày quốc ca” (Ziua Imnului național) của nước này.

Quốc khánh România được gọi là “Ngày Đại thống nhất” (Ziua Marii Uniri, tổ chức vào ngày 1 tháng 12 hằng năm). Nó kỷ niệm hội nghị của các đại biểu của những người Transilvania được tổ chức tại Alba Iulia, tuyên bố liên minh Transylvania với Romania. Ngày nghỉ này được tổ chức sau Cách mạng România năm 1989 và nó đánh dấu sự thống nhất Transylvania, và các tỉnh Bessarabia và Bukovina với Vương quốc România vào năm 1918. Trước năm 1918, ngày lễ này được thiết lập vào ngày 10 tháng 5 với nghĩa kép: đó là ngày mà vua Carol I của România đặt chân lên đất România (năm 1866), và đó là ngày mà chính vị vua này phê chuẩn Tuyên ngôn Độc lập từ Đế quốc Ottoman năm 1877.

Thủ đô Rumani là thành phố lớn nhất Rumani có tên gọi Bucharest, còn có tên gọi “Paris của vùng Ban – căng”. Đây là trung tâm văn hóa lớn nhất tại Rumani với các công trình kiến trúc truyền thống: nhà thơ Curtae, tu viện Plumbuita, tu viện Pantelimon, bảo tàng nghệ thuật quốc gia.. trong đó có các di sản được xếp vào di sản thế giới: nhà thờ Moldova, nhà thơ Biertan, tu viện Honezu, sông Danube và các khu nghỉ mát ở Biển Đen…

Romania(rumani) ở đâu ?Romania thuộc châu nào ?Romania thuộc nước nào

Vị trí địa lý

Hình ảnh bản đồ vị trí địa lý của đất nước Rumani

Romania có diện tích 238.391 km².

Romania giáp với Ukraina và Moldova về phía bắc và đông bắc; giáp với Hungary về phía tây bắc; giáp với Serbia về phía tây nam; giáp với Bulgaria về phía nam và giáp với Biển Đen về phía đông.

Phần lớn diện tích đất nước Rumani nằm trên phần lớn diện tích của đồng bằng sông Danube.

Các con sông chính: Sông Danube (2.850 km), sông Mures, sông Olt, sông Siret.

Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Moldoveanu (2.544 m).

Rumani có gần Đức không?

Khí hậu đất nước Romania (Rumani)

Do vị trí nằm ở phần phía đông nam lục địa Châu Âu, nên România có khí hậu ôn đới và lục địa. Dọc theo sông Danube và phía tây nam của đất nước là khí hậu lục địa ẩm ướt, tương tự xảy ra ở phía đông nam. Trên bờ biển là khí hậu ôn đới đại dương. Ở những vùng đồi núi được đặc trưng bởi khí hậu núi cao. Ở phía nam, mùa đông khá ấm hơn so với phía bắc và có những cơn mưa dữ dội hơn so với phần còn lại của đất nước, đặc biệt là vào mùa thu. Ở phía đông nam, lượng mưa thường ít hơn. Ở phía bắc của đất nước (Maramureş và Bucovina), khí hậu lạnh và ẩm hơn, với mùa đông khá lạnh

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 11 °C ở phía nam, trung tâm phía nam và 8 °C ở phía đông bắc. Ở Bucharest, ở phía nam – đông nam, nhiệt độ thay đổi giữa mức trung bình tối thiểu -5 °C trong tháng 1 và trung bình tối đa 29 °C trong tháng 7 và tháng 8, trung bình -3 °C vào tháng 1 và 23 °C ở Tháng 7 và tháng 8. Lượng mưa giảm từ hướng Tây sang hướng đông và từ những ngọn núi đến đồng bằng. Lượng mưa trung bình hàng năm ở một số vùng miền núi trên 1000 mm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 635 mm ở trung tâm Transylvania, 521 mm ở Iaşi (Moldova) và chỉ 381 mm ở Constanta, trên bờ Biển Đen. Lượng mưa chỉ vượt quá 750 mm ở các khu vực miền núi cao nhất phía tây của đất nước, phần lớn ở dạng tuyết. Ở đồng bằng sông Danube, lượng mưa trung bình hàng năm thấp khoảng 370 mm; ở Bucharest là 530 mm.

Mùa hè tại Romania nói chung khá nóng – ở các vùng hạ lưu, như Bucharest, nhiệt độ không tăng lên trên 35 °C. Mùa đông khá lạnh, nhiệt độ tối đa trung bình không vượt quá 3 °C và -15 °C ở những đỉnh núi cao nhất. Kỷ lục nhiệt độ thấp nhất là -38,5 °C, được đo gần Braşov vào năm 1942. Kỷ lục nhiệt độ cao nhất là 44,5 °C tại Râmnicelu, huyện của Brăila vào năm 1951.

=>> Có thể thấy nhiệt độ tại rumani tương đối phù hợp cho cuộc sống của người lao động Việt Nam tại nơi đây bởi giống như Việt Nam, Rumani có bốn mùa trong năm. Nhưng mùa xuân và mùa thu chỉ kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn. Vào mùa hè, nhiệt độ tháng 7, tháng 8 có thể lên tới 31 độ vào ban ngày, nhưng tiết trời hanh khô và dễ chịu hơn tại Việt Nam. Mùa đông Rumani có nhiệt độ trung bình 1-2 độ C và xuống thấp hơn nữa vào ban đêm. Tuy vậy, điều kiện làm việc ở Rumani lại rất tốt bởi mọi nhà máy đều được đảm bảo về hệ thống lò sưởi và khí đốt.

Cuộc sống tại Rumani của ace đi xuất khẩu lao động như thế nào ?

Con người và tôn giáo tại romania (rumani)

Theo thống kê đến tháng 7/2010, tổng dân số tại Rumani là 21.959.278 người với đa dạng các sắc tộc bao gồm người Rumani (chiếm tới 89.5%), người Hungary (6.6%), người Roma (2.5%), người Ukraina (0.3%), người Đức (0.3%), người Nga (0.2%), người Thổ Nhĩ Kỳ (0.2%), và các dân tộc khác chiếm số ít 0.4%. Tỷ lệ gia tăng dân số tại Rumani rất thấp (-0.252%), tuổi thọ trung bình tại quốc gia này là 74 tuổi. Tỉ lệ phân bổ lao động theo lĩnh vực kinh tế: nông nghiệp chiếm 29.7%, công nghiệp chiếm 23.2%, dịch vụ chiếm khoảng 47.1%…

Văn hóa và kiến trúc nơi đây có nhiều nét tương đồng với nước Pháp – mang lại cảm giác gần gũi như một vài góc nhỏ Hà Nội còn tồn tại từ thời Pháp thuộc đến ngày nay. Không khó để một người Việt Nam tìm được những điểm thân quen ở quốc gia nhỏ bé này, nơi sở hữu nhiều lâu đài cổ ẩn mình trong những cánh rừng xanh mướt và núi non trùng điệp Nam Âu.

Rumani là một nhà nước thế tục và không có tôn giáo nhà nước công nhận, tuy nhiên phần lớn công dân của đất nước này được phép thờ phượng và tự do tôn giáo được đảm bảo bằng pháp luật hiến pháp của họ. Hiện nay tại Rumani có tới 86.7% dân số theo chính thống Kitô giáo thuộc giáo hội chính  thống Rumani. Bên cạnh đó là các giáo phái khác là Tin lành (5.2%), Công giáo La Mã (4.7%) và Giáo hội Công giáo nghi lễ Hy Lạp (chiếm 0.9%).

Hồi giáo cũng là một thiểu số nhỏ của công dân Rumani chiếm khoảng 0.8% dân số, đa phần cộng đồng Hồi giáo tập trung tại Dobruja, chủ yếu là người Thổ Nhĩ Kỳ và Tatar.

Romania nói tiếng gì Ngôn ngữ của người Rumani

Ngôn ngữ chính thống được sử dụng tại Romania (Rumani) là Tiếng Rumani chiếm tới 91%, ngoài ra còn có Tiếng Hungary chiếm 6.7%, Tiếng Gypsy chiếm 1.1%, ngoài ra là các ngôn ngữ khác chiếm 0.1%.

Tiếng Romania (Rumani) là ngôn ngữ thuộc nhánh ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn – Âu và có lịch sử bắt nguồn từ Tiếng Latinh bình dân, hiện tại ngôn ngữ này được nói nhiều nhất tại vùng Trung Bộ và vùng Balkan thuộc Nam Âu. Tiếng Rumani cũng được phân tán tại nhiều nơi bởi số lượng người trong quá trình di cư là rất lớn. Theo thống kê số người nói Tiếng Rumani chiếm 0.5% dân số toàn cầu và chiếm 4% dân số nói Tiếng Rumani trên toàn thế giới.

Ngày nay, Tiếng Romania (Rumani) là ngôn ngữ chính thức tại Rumani và Moldova và cũng là một trong năm ngôn ngữ chính thức của tỉnh tự trị Vojvodian (Serbia), Ukraina (tỉnh Chernivtst và Odessa), tại Hungary (Gyula) và Bungari (Vidin). Ngoài ra nhiều cộng đồng nhập cư tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý…cũng nói Tiếng Rumani rất nhiều.

Hệ thống giáo dục Rumani 

Giáo dục ở România dựa trên hệ thống giáo dục miễn phí, bình đẳng. Tiếp cận với giáo dục miễn phí được đảm bảo theo Điều 32 trong Hiến pháp Romania. Giáo dục được quy định và thực thi bởi Bộ Giáo dục quốc gia, đều có hình thức tổ chức riêng và chịu sự điều chỉnh của các luật và chỉ thị khác nhau. Kể từ sự sụp đổ của chế độ cộng sản, hệ thống giáo dục România đã được thông qua một số cải cách.

Mẫu giáo là tùy chọn dưới sáu tuổi. Học tập bắt buộc bắt đầu từ sáu tuổi, với “năm học chuẩn bị” (clasa pregătitoare) để vào lớp một. Việc bắt buộc đi học cho đến lớp mười (tương ứng với mười sáu hay mười bảy tuổi). Chu kỳ giáo dục của một học sinh kết thúc vào lớp mười hai, khi sinh viên tốt nghiệp đại học. Giáo dục đại học được sắp xếp vào Khu vực Giáo dục Đại học Châu Âu. Ngoài hệ thống giáo dục chính thức, gần đây đã được thêm vào hệ thống tư nhân, dạy kèm, bán pháp lý và không chính thức.

Dịch vụ y tế tại Rumani

Đất nước Rumani có một hệ thống y tế toàn cầu và tổng chi tiêu y tế chiếm khoảng 5% GDP nước này. Nó bao gồm khám bệnh, bất kỳ can thiệp phẫu thuật và chăm sóc y tế sau phẫu thuật nào, cũng như cung cấp các loại thuốc miễn phí hoặc trợ cấp cho nhiều loại bệnh khác nhau. Nhà nước có nghĩa vụ tài trợ cho các bệnh viện công và phòng khám

Năm 2010, Romania có 428 bệnh viện công và 25 bệnh viện tư nhân, với 6,2 giường trên 1.000 dân và hơn 200.000 nhân viên y tế, trong đó có hơn 52.000 bác sĩ. Trong năm 2013, tỷ suất di cư y tế cao hơn so với mức trung bình của châu Âu là 2,5% 9%.

=>> Có thể thấy rằng các dịch vụ y tế tại Rumani tốt hơn rất nhiều so với Việt Nam phải không nào.

Kinh tế của đất nước Romania(Rumani)

Đất nước Romania là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm nông nghiệp ở Châu Âu, chiếm 10% GDP.

Diện tích rừng chiếm 40% bề mặt đất nước; Tài nguyên rừng phong phú và nghề đánh cá đang mở rộng. Các mỏ khí tự nhiên và dầu mỏ đóng góp một phần đáng kể vào nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, nhưng nước này lại phải nhập khẩu chúng, chủ yếu từ Nga.

Để cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, các nhà máy điện hạt nhân và thủy điện đã được đẩy mạnh việc hoạt động, và cung cấp 45% năng lượng tiêu thụ trong nước.

Trong năm 2017, GDP România khoảng 197,004 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 5,5%. Trong năm 2017, GDP România khoảng 197,004 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 5,5%.

Sản lượng công nghiệp tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Các công ty lớn nhất trong nước bao gồm các hãng xe ô tô Dacia, Petrom, Rompetrol, Ford România, Electrica, Romgaz, RCS & RDS và Banca Transilvania. Xuất khẩu chính của România là xe hơi, phần mềm, quần áo, các sản phẩm dệt may, máy móc công nghiệp, thiết bị điện và điện tử, sản phẩm luyện kim, nguyên liệu thô, thiết bị quân sự, dược phẩm, hóa chất, và các sản phẩm nông nghiệp (trái cây, rau và hoa). Thương mại chủ yếu tập trung vào các nước thành viên của Liên minh châu Âu, với Đức và Ý là các đối tác thương mại lớn nhất. Số dư tài khoản ngân hàng trong năm 2012 được ước tính là −4,52% GDP

Năm 2018, România là một trong những thị trường lớn nhất thế giới về máy móc, công cụ (5,3%). Các công ty có trụ sở tại România như Automobile Dacia, Ford, Petrom, Rompetrol và Bitdefender nổi tiếng khắp châu Âu. Tuy nhiên, các công ty sản xuất nhỏ và vừa vẫn chiếm phần lớn trong lĩnh vực sản xuất. Các công ty này sử dụng hai phần ba lực lượng lao động România. Sản lượng công nghiệp của România dự kiến sẽ tăng 7% trong năm 2018, trong khi sản lượng nông nghiệp dự kiến tăng 12%. Tiêu thụ cũng được dự kiến sẽ tăng 11% về mặt tổng thể, tiêu dùng cá nhân tăng 14,4% và tiêu thụ tập thể tăng 10,4%. Nhu cầu trong nước dự kiến tăng 12,7%.

Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp là yếu tố chính cho sự phát triển kinh tế. Năm 2018 ngành công nghiệp sản xuất chiếm khoảng 35% tổng sản phẩm quốc nội và 29% lực lượng lao động. Được hưởng lợi từ sự khuyến khích mạnh mẽ trong nước và viện trợ nước ngoài, các nhà công nghiệp của Bucharest đã giới thiệu các công nghệ hiện đại vào các cơ sở sản xuất hiện đại hoặc nhanh chóng, tăng sản lượng hàng hóa – đặc biệt là các mặt hàng để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Kết quả là, ngành công nghiệp dự kiến sẽ tăng 7,1% vào năm 2018.

Rumani dùng tiền gì ?

Đồng tiền hiện nay đang lưu hành tại Rumani là đồng Leu Romania, kí hiệu là RON. ( tỷ giá Ron ~ 5,500 vnđ) Hiện tại tiền Romania chia 2 loại là tiền xu và tiền polymer. Tiền xu Rumani Tiền xu tại Romania thường để biểu đạt các giá trị nhỏ. Chất liệu chủ yếu làm bằng thép và mạ các kim loại khác nhau để tạo màu đặc trưng riêng của từng giá trị tiền tệ. Các đồng xu có kích thước tỉ lệ thuận với giá trị của bản thân nó. Hiện tại tiền xu Romania có 5 mệnh giá từ 1 ban, 5 bani, 10 bani, 50 bani. Các đồng xu chỉ khác nhau kích thước và màu sắc. Còn lại đều in huy hiệu và năm phát hành tiền. Tất cả các đồng xu này được đúc vào ngày 1/7/2005.

Hệ thống giao thông tại Rumani

Theo INSSE, tổng số mạng lưới đường bộ của România ước tính năm 2015 khoảng 86.080 km. Ngân hàng Thế giới ước tính mạng lưới đường sắt vào khoảng 22,298 km – mạng lưới đường sắt lớn thứ tư ở châu Âu

Hình ảnh ga tàu TiTan một ga tàu nổi tiếng của Rumani

Đất nước Rumani có 16 sân bay thương mại quốc tế, với năm sân bay quốc tế: Henri Coandă, Sân bay Quốc tế Aurel Vlaicu, Sân bay Quốc tế Timișoara, Sân bay Quốc tế Constanta và Sân bay Quốc tế Sibiu, có khả năng vận chuyển máy bay thân rộng.

Đất nước Romania cũng có một hải cảng chiến lược cạnh tranh tốt với nhiều quốc gia láng giềng trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh trên biển. Hải cảng Constanta là hải cảng náo nhiệt nhất ở Biển Đen, vượt trội so với những nơi khác. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của hải cảng và lực lượng lao động được giáo dục đào tạo tốt, có kỹ năng, cũng là nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa và các hoạt động xuất nhập khẩu.

Thể thao và ẩm thực tại Rumani

Thể thao

Thể thao là một phần quan trọng trong nền văn hoá của Rumani. Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất ở România, các câu lạc bộ thành công nhất là Steaua Bucharest đội bóng Đông Âu đầu tiên giành Cúp châu Âu và Siêu cúp châu Âu năm 1986.

Các môn thể thao phổ biến khác bao gồm bóng ném, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, tennis và thể dục dụng cụ. Nhiều vận động viên Romania đã đạt được thành công đáng kể và đã giành được huy chương tại các kỳ thi quốc tế và châu Âu trong những năm qua. Romania lần đầu tiên tham gia Thế vận hội Mùa hè 1900 và đã tham gia 21 trong 28 trận đấu. Romania là một trong trong những nước thành công nhất tại Thế vận hội mùa hè, với tổng số 307 huy chương giành được, 25 trong số những huy chương vàng giành được đều nằm trong thể dục dụng cụ.

Ẩm thực

Văn hóa ẩm thực của Rumani là một sự kết hợp đa dạng từ nhiều món khác nhau, nhưng nó cũng giữ nét đặc trưng riêng của. Nó ảnh hưởng chủ yếu bởi một loạt các món ăn châu Âu như các món ăn của Áo, ẩm thực Đức, ẩm thực Hy Lạp hay ẩm thực Hungary, tuy nhiên nó cũng bao gồm các yếu tố ẩm thực bắt nguồn từ những món ăn của người Slav Đông và Trung Âu, nổi bật là ẩm thực Serbia và Bulgaria, cũng như ẩm thực Ba Lan, Ukraina và Nga.

Một số thắng cảnh, địa điểm tuyệt đẹp tại Rumani

Rumani có một cảnh quan đa dạng, bao gồm Dãy núi Karpat, bờ Biển Đen và đồng bằng sông Danube, Các làng quê ở Romania thường giữ lối sống truyền thống. Tại đất nước Rumani có rất nhiều kiến trúc tôn giáo, một số thị trấn và lâu đài thời trung cổ. Trong những năm gần đây, Romania đã trở thành một điểm đến ưa thích của nhiều người châu Âu (hơn 60% du khách nước ngoài đến từ các nước EU). Một số địa điểm tuyệt đẹp thu rất nhiều khách du lịch tại Rumani phải kể đến như:

Lâu đài Bran

Nếu đến Rumani vào mùa đông, bạn sẽ được ngắm nhìn một lâu đài tuyết ẩn hiện sau hàng cây trơ trụi lá, chỉ còn đọng lại những bông tuyết trắng xóa. Cộng với cái se se lạnh của thời tiết sẽ khiến cho lâu đài thêm chút ma mị và huyền bí. Ngược lại, vào mùa hè, lâu đài sẽ trở nên nổi bật với những chóp ngói đỏ trên nền xanh của những hàng cây phủ bóng.

Quang cảnh huyền bí và ma mị của lâu đài Bran vào mùa hè

Vào phía bên trong lâu đài, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bộ sưu tập đồ cổ từ thời nữ hoàng Marie (1875 – 1938) và khám phá những đường hầm u tối, nhỏ hẹp. Lâu đài chính là nơi tạo cảm hứng sáng tác cho nhà văn Ailen Bram Stoker (1847 – 1912) viết nên tuyệt phẩm kinh dị “Bá tước Dracula” năm 1897. Bởi vậy tòa lâu đài này còn có tên “Lâu đài của bá tước Dracula”. Đến nay mỗi khi nhắc đến lâu đài Bran người ta vẫn kể cho nhau nghe về huyền thoại ngài bá tước khát máu. Đồng thời, đây cũng là một trong những nơi hấp dẫn nhất ở đất nước Rumani.

Lâu đài Peles

Lâu đài Peles được hoàn thành vào năm 1883 và từng là nơi ở của vua Carol Đệ nhất (1839 – 1914). Lâu đài có tới hơn 160 phòng đại diện cho từng vùng châu Âu xưa và được trang trí nội thất rất sang trọng.

Hình ảnh đẹp như trong truyện cổ tích của lâu đài Pales vào mùa thu

Cách thành phố Sinaia 60km và Brasov 135km, Peles được xem là một lâu đài đẹp nhất Rumani. Ẩn mình trong những tán cây cao của vùng núi Carpathia, lâu đài Peles nổi bật giữa một khoảng không gian xanh tươi tựa như một bức tranh hài hòa về màu sắc. Hiện nay, đây là nơi thường xuyên tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia của các nước khi đến thăm Rumani và đông đảo khách du lịch.

Tòa nhà Quốc hội, Bucharest

Tòa nhà quốc hội được xây dựng với sự kết hợp của nhiều nét kiến trúc khác nhau với chiều dài 270m, rộng 240m, cao 86m và có độ sâu tới 92m. Với quy mô khồng lồ của công trình, tòa nhà quốc hội đang được xếp vào một trong số những tòa nhà quốc hội đẹp nhất thế giới và là một kiệt tác kỳ vĩ đáng ngưỡng mộ có tầm cỡ trên thế giới.

Một góc của tòa nhà quốc hội Bucharest

Tòa nhà được xem là một biểu tượng cho sự thịnh vượng của thủ đô Bucharest, được xây dựng dưới thời phó Thủ tướng Rumani Ceausescu (1916 – 1989). Đây là một công trình dân dụng lớn nhất, đắt nhất và nặng nhất thế giới. Tòa nhà được xây dựng vào năm 1984, theo phong cách tân cổ điển, gồm có: 1.100 phòng, 12 tầng nổi và 8 tầng hầm.

Vùng châu thổ sông Danube

Vùng châu thổ sông Danube Đây là nơi có dòng sông thầm lặng chảy và bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ. Vùng châu thổ sông Danube được xem là vùng đầm lầy lớn nhất châu Âu. Đối với nhiều nhà thám hiểm và các nhà sinh vật học, thì đây là một điểm đến tuyệt vời cho hành trình khám phá của họ.

Sighisoara (thành Castrum Sex)

Sighisoara hay còn được gọi là thành Castrum Sex là một bức thành luỹ cổ được cây dựng từ thế kỷ 12 và từng là nơi ở của Vlad III the Implater (1431 – 1476), vị hoàng tử của xứ Wallachia. Hiện nay, thành luỹ Sighisoara là một bảo tàng lịch sử của thành phố Sighisoara. Hàng năm, ở đây đều tổ chức các buổi nhạc rock và triển lãm nghệ thuật đặc sắc và là điểm thu hút nhiều khách tham quan ghé thăm vào hàng bậc nhất ở quốc gia vùng đông nam châu Âu.

Hang Gấu

Hang Gấu được phát hiện vào năm 1975, với những bộ hóa thạch gấu (hơn 140 bộ) và đã trở thành điểm tham quan lý thú đối với nhiều du khách. Lòng hang sâu khoảng 500m và dài khoảng 1km. Vì nhiệt độ ở đây khá thấp, chỉ khoảng 10 độ C nên các du khách phải mặc áo thật ấm để có thể tham quan hết trọn khu vực hang Gấu.

Núi lửa bùn Berca

Núi lửa bùn hình thành dựa trên từ quá trình hình thành núi lửa cùng với sự phun trào bùn và khí. Vì nơi đây có nồng độ muối rất cao nên không có bất kì một nhà máy nào được xây dựng. Tới đây du khách sẽ được ngắm nhìn bề mặt phun trào của lớp bùn trông như bề mặt của mặt trăng và tìm hiểu quá trình hình thành của núi lửa bùn Berca

Nghĩa địa Merry

Chắc chắn những ai dừng chân tại đây đều sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ, bởi khu nghĩa địa Merry có sự khác biệt rất lớn so với những khu nghĩa địa khác trên thế giới. Nếu như nghĩa địa là nơi âm u ma mị thì khi bước chân đến đây du khách sẽ có cảm giác như đang đứng trước một bảo tàng nghệ thuật.

Hình ảnh nghĩa địa merry

Người dân nơi đây đã thể hiện lòng nhớ thương đối với người đã khuất bằng sự vui vẻ và hóm hỉnh. Các tấm bia mộ ở đây được trang trí bằng màu xanh da trời rất nổi bật. Ngoài ra, các chi tiết và hình ảnh trang trí cũng rất hóm hỉnh và sống động. Chân dung của người đã khuất được vẽ bằng những hình ảnh rất ngộ nghĩnh. Trên các tấm bia, thay vì ghi tên tuổi, quê quán của người quá cố thì họ viết lên những bài thơ hài hước, thậm chí là trêu đùa và viết ra những tật xấu hay bí mật lúc người đó còn sống. Do vậy, khu nghĩa địa hài hước này là một điểm đến đầy thú vị với những vị khách tò mò và muốn khám phá khi đặt chân đến Rumani.

Nhà văn hóa Athenaeum, Bucharest

Được xây dựng theo lối kiến trúc Roman, nhà văn hoá Athenaeum nổi bật với tông màu trắng giữa thành phố Bucharest và là nơi thường diễn ra các buổi hòa nhạc lớn của đất nước Rumani.

Không những mang vẻ đẹp của kiến trúc độc đáo mà các hoạ tiết nội thất của công trình cũng hết sức tinh tế. Nơi đây còn được xem là công trình của nhân dân Rumani, vì kinh phí xây dựng nơi này đều dựa vào quỹ từ thiện của nhân dân góp sức.

Từ khóa » đất Nước Và Con Người Rumani