Vài Nét Về Lịch Sử Hy Lạp Cổ đại (Thế Kỷ XI – IV TCN)

AncientGreekDialects_(Woodard)_en.svg.png

Giáo sư ĐINH NGỌC LÂN – HOÀNG ĐIỆP

Sự xuất hiện các quốc gia thành thị Hy Lạp[1]

Trước hết, Nhà nước Hy Lạp xuất hiện trên cơ sở tan rã của xã hội thị tộc và hầu như không có sự can thiệp của bạo lực từ phía ngoài. Chế độ tư hữu được thiết lập và phát triển, sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc, triệt để đã làm cho xã hội thị tộc dần dần tan vỡ từng bước một.

 Thứ hai, Nhà nước Hy Lạp xuất hiện dưới dạng những quốc gia thành thị quốc gia thành bang (polis). Điều này có được là do những đặc trưng riêng, điều kiện tự nhiên và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải của chính Hy Lạp. Trong những điều kiện đó lại không bị các thế lực bên ngoài tấn công, can thiệp, nên ngay từ đầu và trong suốt chiều dài lịch sử, yêu cầu thống nhất các vùng đất Hy Lạp (vốn bị điều kiện địa hình tự nhiên xé nhỏ) thành một quốc gia thống nhất không được đặt ra một cách bức thiết. Do vậy, Nhà nước ở Hy Lạp, về cơ bản, là những quốc gia thành bang, có sắc thái riêng, có sự phát triển khá chênh lệch, và cũng có những vận mệnh lịch sử khác nhau.

Tiếng Hy Lạp, thành bang – “polis” – có nghĩa là thành phố. Cho nên hạt nhân cơ bản của mỗi quốc gia thành bang là một thành thị với tư cách vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế công thương nghiệp, có kết hợp và mở rộng với các vùng phụ cận. Diện tích của một thành bang không lớn (lớn nhất cũng không quá 8.000 km2) với một số lượng cư dân vừa phải (khoảng từ 30-40 vạn người). Mặc dù nhỏ, hẹp về diện tích, dân cư chưa đông, nhưng mỗi thành bang đều có những đặc trưng của một Nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ riêng và cũng có những thần bảo hộ riêng. Mỗi thành bang có xu thế phát triển kinh tế khác nhau và vận mệnh lịch sử cũng không hoàn toàn giống nhau. Mặc dù đều là nền chuyên chính của giai cấp quý tộc chủ nô, nhưng thiết chế chính trị, tổ chức Nhà nước ở mỗi thành bang cũng không nhất loạt như nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có thành bang xây dựng theo thể chế cộng hòa quý tộc (tiêu biểu là Sparte). Có thành bang lại tổ chức theo thể chế cộng hòa dân chủ (điển hình là Athènes).

Trong lịch sử Hy Lạp, các quốc gia thành bang đều xuất hiện, sớm hoặc muộn, trong khoảng thời gian từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN. Điển hình nhất cho các quốc gia thành thị ở Hy Lạp là Sparte (ở bán đảo Péloponèse) và Athènes (ở bán đảo Attique). Đây là hai quốc gia thành bang đại diện hai con đường khác nhau trong quá trình xây dựng Nhà nước về kinh tế, tổ chức cơ cấu xã hội và thiết chế Nhà nước. Sparte và Athènes cũng là hai thành bang nòng cốt của lịch sử Hy Lạp.

a) Thành bang Sparte.

Sparte là một thành bang Hy Lạp được xây dựng sớm nhất trong lịch sử Hy Lạp (ngay từ thế kỷ IX TCN). Nằm trên đồng bằng Lacôni thuộc phía Nam Péloponèse, Sparte có lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi. Đồng bằng Laconi được tạo nên bởi sông Eurotas (Ơrôtat) với những cánh đồng màu mỡ, phì nhiêu, xung quanh lại có nhiều dãy núi cao che chắn, bảo vệ. Lacôni lại là nơi có trữ lượng sắt vào loại nhất của lục địa Hy Lạp.

Về mặt xã hội, ở Sparte có ba tập đoàn người cùng sinh sống, nhưng quyền lợi và nghĩa vụ hoàn toàn khác nhau. Người Sparte – tức người Đôrien chiến thắng – là giai cấp cầm quyền. Họ không tham gia các hoạt động sản xuất (không làm ruộng, không làm thợ thủ công và cũng không tham gia buôn bán). Họ sống bằng sự nô dịch, bóc lột sức lao động của người Pêriet và nô lệ Hélios (Hilôt). Người Sparte chỉ có chức năng cai trị và tham gia vào lực lượng quân đội (để xâm lược hoặc bảo vệ đất nước). Chính vì vậy, ở Sparte, chế độ tư hữu không tồn tại. Toàn bộ ruộng đất, đồng cỏ và cả tập thể nô lệ Hélios đều là sở hữu chung của những cư dân Sparte – Đôrien. Nhà nước Sparte đem toàn bộ ruộng đất chia thành khoảng 10.000 mảnh đất bằng nhau, mỗi khoảnh độ 20 hecta, cũng với số lượng người Hélios và Pêriet, cho mỗi gia đình người Đorien. Những gia đình được phép hưởng số thu hoạch, nhưng không được quyền chiến hữu số ruộng đó và số nô lệ canh tác, không được phép bán, chuyển nhượng vì ruộng đất và nô lệ là sở hữu chung của Nhà nước. Ở Sparte không tồn tại chế độ tư hữu ruộng đất và nô lệ.

Người Pêriet lúc đầu là những người Akêen chiến bại, bị nô dịch (về sau thêm một số cư dân ở nơi khác tới Sparte sinh sống), tất cả có khoảng 30.000 người.

b) Thành bang Athènes. Sự ra đời và quá trình hoàn thiện của Nhà nước dân chủ chủ nô Athènes (thế kỷ VII – VI TCN).

Athènes là quốc gia thành thị xuất hiện trên vùng bán đảo Attique (thuộc Trung Hy Lạp). Đó là một vùng đồng bằng hẹp, đất đai không phì nhiêu, nhiều đồi núi, khí hậu lại khô khan, lượng mưa hằng năm không đáng kể. Attique có nhiều đá quý, mỏ sắt, mỏ bạc, đất sét chất lượng cao và vùng bờ biển dài với nhiều vịnh và hải cảng thuận tiện cho hoạt động thương mại. Nhìn chung, thiên nhiên xử Attique không tạo nên những điều kiện thuận lợi cần thiết cho sự phát triển và canh tác cây lương thực, nhưng lại rất thích hợp cho sự phát triển của một nền kinh tế công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải.

Cư dân sống trên bán đảo Attique là nhánh người Hy Lạp – người Đôrien. Trước khi Nhà nước ra đời, các cư dân này vẫn còn đang sống trong giai đoạn mạt kỳ của xã hội thị tộc. Có bốn bộ lạc, mỗi bộ lạc bao gồm 30 thị tộc, cư trú ở bốn khu vực khác nhau. Theo truyền thống, Đại hội nhân dân vẫn là cơ quan có quyền lực cao nhất quyết định các vấn đề hệ trọng của mỗi bộ lạc. Ngoài ra, mỗi bộ lạc đều có một Hội đồng quý tộc (gồm các tộc trưởng của 30 thị tộc) và một thủ lĩnh quân sự người Hy Lạp gọi là Basileus (Badilơt) do Đại hội nhân dân bầu ra phụ trách quân sự, xét xử các vụ kiện tụng và tổ chức các buổi tế lễ tôn giáo. Theo thời gian và cùng với sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp, ranh giới ngăn chặn giữa các thị tộc, bộ lạc dần dần bị xóa nhòa. Cư dân của bốn bộ lạc đã sống đan xen nhau, mối quan hệ huyết thống lỏng lẻo dần. Kết quả là bốn bộ lạc ở xứ Attique đã tập hợp lại thành một liên minh bộ lạc, lấy Athènes làm thủ phủ; những điều kiện và tiền đề cho việc xuất hiện xã hội có giai cấp và sự ra đời Nhà nước đã chín muồi.

Sự hình thành Nhà nước Athènes có những đặc trưng riêng biệt. Thứ nhất, Nhà nước Athènes ra đời trong bối cảnh lịch sử hoàn toàn không có sự can thiệp, xâm lược của các thế lực bên ngoài. Nhà nước Athènes xuất hiện trên cơ sở tan rã của xã hội thị tộc của chính cư dân vùng Attique. Thứ hai, Nhà nước Athènes xuất hiện không phải là kết quả của các cuộc chiến tranh, xung đột đổ máu, mà nó được hình thành một cách hòa bình dần dần, từng bước hoàn thiện thông qua hàng loạt các cuộc cải cách xã hội, từ cải cách đầu tiên của Thésée (Thésée) ớn những cải cách cuối cùng của Périclès. Những tàn dư của xã hội nguyên thủy bị đẩy lùi và bị thủ tiêu một cách triệt để. Thứ ba, Nhà nước Athènes được xây dựng và hoàn thiện theo hướng xây dựng thiết chế nhà nước dân chủ chủ nô – một thể chế hết sức đề cao và đảm bảo những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do.

Người đặt nền móng cho việc xây dựng Nhà nước Athènes theo truyền thuyết, là Thésée. Công lao lớn của Thésée là đã thiết lập được liên minh bốn bộ lạc (vốn sống ở bốn khu vực khác nhau) theo nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng. Thiết lập được một cơ quan quản lý chung thay cho bốn cơ quan quản lý thị tộc cũ. Thésée đã chia toàn xử Attique thành 48 địa khu, người Athènes gọi là 48 nôcơtari, mỗi bộ lạc cũ được chia thành 12 nôcơrari. Lần đầu tiên, xứ Attique được phân chia thành những khu vục hành chính với số cư dân được phân chia theo những địa vực cư trú Thésée đã chia toàn thể cư dân Athènes – vốn xưa kia là các thành viên bình đẳng thuộc bốn bộ lạc cũ – thành ba tầng lớp người có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau: quý tộc, nông dân và những thợ thủ công. Thésée là người đầu tiên thiết lập trật tự xã hội mới ở Athènes: trật tự của một xã hội có giai cấp. Với những cải cách của mình, Thésée cũng đa bước đầu tấn công vào chế độ thị tộc. Đại hội nhân dân xưa vẫn tồn tại, nhưng quyền lực thực tế nằm trong một tổ chức: Hội đồng trưởng lão (Arêôpagiơ) – gồm những đại biểu của tầng lớp quý tộc. Hội đồng trưởng lão có quyền lập pháp, tư pháp, giám sát và quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước, Chức vụ Basileus bị bãi miễn thay bằng 9 viên quan Chấp chính[2] (được cử ra từ tầng lớp quý tộc). Athènes sau Thésée là Nhà nước theo thiết chế cộng hòa quý tộc. Chế độ thị tộc bước đầu bị tấn công và giải thể. Sự phát triển của nền kinh tế, nhất là kinh tê công thương nghiệp, đã làm thay đổi cơ cấu xã hội Athènes: tầng lớp quý tộc chủ nô công thương hình thành có quyền lợi gắn bó với kinh tế công thương và một khuynh hướng chính trị muốn dân chủ hóa bộ máy Nhà nước, thủ tiêu đặc quyền của tầng lớp quý tộc thị tộc. Bên cạnh đó, những nông dân tự do bị mất ruộng đất, những nô lệ và kiều dân Mêtec không có quyền lợi chính trị cũng tăng cường đấu tranh đòi hỏi quyền lợi và thực hiện cải cách xã hội. Thực trạng xã hội ấy đã dẫn đến cuộc chính biến xảy ra năm 630 TCN, do Solon thực hiện. Cuộc chính biến thất bại, phong trào dân chủ vẫn âm ỉ. Năm 621 TCN, quan chấp chính Dracon đa soạn thảo và ban hành luật pháp thành văn: Luật Dracon. Luật Dracon nổi tiếng là bộ luật hà khắc (ăn cắp vặt, kể từ rau, quả, cũng bị xử tử hình). Bộ luật được khắc trên nhiều tấm đá và đặt ở những nơi công cộng, nhờ vậy cũng đã hạn chế được phần nào sự xét xử độc đoán, tùy tiện và bất công của quý tộc, đánh dấu một bước tiến của nền dân chủ.

Năm 594 TCN, Solon được cử giữ chức vụ Chấp chính quan. Để hạn chế tới nức tối đa những mâu thuẫn trong xã hội và tiếp tục tấn công vào chế độ thị tộc cũng như tiếp tục xây dựng, củng cố nhà nước Athènes theo hướng dân chủ, Solon đã thực hiện một loạt những cải cách xã hội tiến bộ. Người Hy Lạp gọi những cải cách của Solon là “Sêsasơchêia” có nghĩa là “trút bỏ gánh nặng”.

Solon tuyên bố xóa bỏ mọi nợ nần, những ruộng đất của nông dân đem nộp cho quý tộc để gán nợ được hoàn trả cho nông dân. Những nông dân phải bán mình làm nô lệ vì nợ được giải phóng khỏi thân phận nô lệ thành người tự do. Nhà nước cấm tuyệt đối việc lấy thân mình hoặc vợ con mình làm vật để trừ nợ (kể cả việc ký văn tự vay nợ lấy bản thân con nợ làm vật thế chấp). Chế độ nô lệ vì nợ ở Athènes chấm dứt từ đó. Solon cũng thực hiện việc cải cách hệ thống tiền tệ, cấm xuất khẩu nông sản (trừ nho và ôliu) thừa nhận quyền tư hữu, tự do chuyển nhượng tài sản[3]. Để bảo vệ quyền sở hữu với số lượng ruộng đất vốn đã quá ít của người bình dân, ngăn chặn nạn kiêm tinh ruộng đất, Solon đã đưa ra quy định mức chiếm hữu ruộng đất tối đa cho một quý tộc. Để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, Solon đã đưa ra hàng loạt biện pháp tích cực, khuyến khích việc sử dụng thợ thủ công giỏi ở nước ngoài, thực hành tiết kiện, khuyến khích khẩn hoang. Ngoài ra, căn cứ theo tài sản, Solon đã phân chia cư dân Athènes không kể nguồn gốc huyết tộc, thành bốn đẳng cấp xã hội có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau: đẳng cấp thứ nhất bao gồm những công dân hằng năm có thu nhập từ 500 mêđim thóc trở lên; đẳng cấp thứ hai có thu nhập từ 300 mêđim thóc trở lên, đẳng cấp thứ ba là 200 mêđim thóc, còn những ai có thu nhập dưới 200 mêđim thuộc đẳng cấp thứ tư.

Theo quy định, chỉ có những người thuộc đẳng cấp thứ nhất mới có đủ tư cách tham gia giữ các chức vụ cao cấp của Nhà nước (Chấp chính quan hoặc là thành viên của Hội đồng trưởng lão…) Trong quân đội, những người thuộc đẳng cấp thứ nhất và thứ hai được phép tham gia vào những đội kỵ binh, còn đẳng cấp thứ ba, thứ tư chỉ được tham gia bộ binh. Đẳng cấp thứ tư chỉ được thân gia Đại hội nhân dân để bầu cử những quan chức của bộ máy Nhà nước. Trên cơ sở bốn bộ lạc cũ Solon thành lập “Hội đồng 400 người”, mỗi bộ lạc được cử 100 người thuộc ba đẳng cấp trên. Hội đồng 400 người có chức năng như là một cơ quan thường trực của Đại hội nhân dân, để giải quyết các công việc hằng ngày của Nhà nước. Để tránh lối xử án tùy tiện và tăng cường tính dân chủ, Solon đã cho thành lập Tòa án nhân dân có nhiều bồi thẩm, cùng thảo luận, xét xử.

Mặc dù những tàn dư của chế độ thị tộc vẫn còn, nhưng trước hết phải thấy rằng những cải cách của Solon đã giáng một đòn khá mạnh (và triệt để hơn so với Thésée) vào chế độ thị tộc, căn bản thủ tiêu quyền lực của quý tộc thị tộc bước đầu thiết lập được một trật tự xã hội mới theo thể chế dân chủ. Cải cách Solon – theo nhận xét của F. Engels – phần nào đã hy sinh quyền lực của tầng lớp quý tộc (nhất là quý tộc ruộng đất), tạo điều kiện cho tầng lớp bình dân duy trì được cuộc sống của họ, ngăn cản sự phá sản của nông dân và thủ tiêu chế độ nô lệ vì nợ, tạo cơ sở xã hội cho sự tồn tại của thể chế dân chủ. Cải cách Solon cũng đem lại nhiều quyền lợi và ưu thế cho quý tộc chủ nô công thương – tầng lớp quý tộc ủng hộ thể chế dân chủ – tạo điều kiện cho kinh tế công thương nghiệp của Athènes phát triển mạnh mẽ.

Những cải cách tiến bộ của Solon đã tạm thời giải quyết được những vấn đề cấp bách mà xã hội Athènes đang gặp phải, xoa dịu được mâu thuẫn và đặt nền móng cho việc thiết lập, hoàn thiện Nhà nước Athènes theo hướng dân chủ hóa.

Năm 508 TCN, nhờ phong trào nổi dậy của quần chúng chống xu thế bảo thủ. Clisthène – thủ lĩnh của phái Duyên hải – được cử giừ chức Chấp chính quan thứ nhất. Nền dân chủ lại được phục hưng. Từ năm 508 đến năm 506 TCN, Clisthène đã thực hành hàng loạt những cải cách xã hội nhằm mục tiêu thủ tiêu những tàn tích của chế độ thị tộc, hoàn thiện thêm một bước nền dân chủ chủ nô Athènes.

Cải cách quan trọng nhất, triệt để nhất của Clisthène là việc phân chia cư dân Athènes theo những khu vực hành chính (không dựa vào khu vực cư trú của bốn bộ lạc cũ). Toàn bộ xứ Attique được chia thành 10 khu hành chính. Người Hy Lạp gọi là Philai. Mỗi khu Philai được chia thành 10 tiểu khu (Đemơ). Cư dân sống ở mỗi tiểu khu phải đăng ký vào sổ hộ tịch để nhà nước theo dõi, quản lý. Lối gọi tên người theo dòng họ thị tộc bị bác bỏ thay bằng lối gọi theo tên riêng từng người. Thế là, với Clisthène, ranh giới, bộ lạc (cùng với thế lực của tập đoàn quý tộc thị tộc) bị xóa bỏ hẳn. Tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc bị thủ tiêu. Clisthène đã cải tổ các cơ quan quyền lực trong bộ máy Nhà nước Athènes, theo hướng dân chủ. Hội đồng 400 người bị bác bỏ thay bằng Hội đồng 500 người – người Hy Lạp gọi là Bulê. Theo quy chế, tất cả các công dân tự do nam giới Athènes, tuổi từ 18 đều có quyền tham gia Hội đồng 500 người. Và mỗi Philai được bầu 50 người. Bulê là cơ quan hành chính cao nhất ở Athènes, thay mặt toàn thể công dân, thường trực các công việc của Nhà nước trong suốt một năm. Bulê cũng có nhiệm vụ kiểm tra tư cách công dân và tư cách các thành viên trong bộ máy Nhà nước. 500 người của Bulê được phân chia trong 10 Ủy ban thường trực – Pơritani. Mỗi Pơritani gồm 50 người của cùng một khu Philai với nhiệm kỳ 1/10 của năm (khoảng từ 36 đến 39 ngày) và có chức năng như một bộ phận thường trực thay mặt Bulê giải quyết các công việc hằng ngày.

Clisthène đã tăng cường vai trò của Đại hội nhân dân. Đại hội nhân dân (Eccơlêdia) là cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước Athènes. Eccơlêdia là Đại hội của toàn thể công dân Athènes từ 18 tuổi trở lên, có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước, thông qua hay phủ quyết các dự luật, chính sách của Hội đồng Bulê, chọn cử những viên chức của bộ máy Nhà nước. Clisthène đã tăng số quan chức Athènes lên 20 người, gồm 10 quan chấp chính và 10 tư lệnh quân sự[4]…

Để ngăn chặn những âm mưu đảo chính hoặc phá hoại nền dân chủ, Clisthène đã cho thực hành “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò”. Bất kỳ công dân Athènes nào (kể cả những người đang có chức vụ) nếu bị nghi ngờ là có những âm mưu hành vi đe dọa tới nền an ninh xã hội, nền dân chủ, thì trong Đại hội nhân dân, toàn thể công dân tự do Athènes sẽ tiến hành bỏ phiêu kín, bằng cách ghi tên người mà họ nghi ngờ lên các mảnh vỏ sò hay mảnh gốm. 6.000 lá phiếu cùng ghi tên một người, thì 10 ngày sau người đó buộc phải rời khỏi Athènes trong thời hạn là 10 năm. Bằng biện pháp này, Athènes đã có khả năng ngăn chặn những âm mưu phản loạn, ngăn cản xu thế độc tài, quân phiệt. Clisthène cũng đã thực hiện việc giải phóng một số nô lệ có công thành người tự do (nhưng không được quyền công dân) và cho phép một số kiều dân Mêtéc[5] có công lao thành công dân tự do Athènes. Với những cải cách tiến bộ và mạnh mẽ, Clisthène đã hoàn toàn thủ tiêu những tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc, đánh dấu bước cuối cùng trong việc xây dựng Nhà nước dân chủ chủ nô Athènes. Những cải cách của Clisthène đã tạm thời hòa hoãn được những xung đột và thỏa mãn hầu hết các quyền lợi của các phe phái, tạo nên ở Athènes một khối công dân tự do có quyền lợi chính trị ngang nhau, cùng thống trị, bóc lột sức lao động của nô lệ. Cải cách Clisthène cũng đã mở đường cho nền kinh tế nói chung và kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo ra một Athènes hùng cường về kinh tế, quân sự và tiến bộ về thể chế dân chủ, góp phần giúp Athènes chiến thắng sự can thiệp, xâm lược của đế quốc Ba Tư trong thế kỷ tiếp sau. Và trở thành Nhà nước chiếm hữu nô lệ phát triển đến đỉnh cao ở khu vực Địa Trung Hải.

* Kiều dân Mêtec chiếm tỷ lệ cao trong cư dân Athènes. Họ là người tự do tham gia các hoạt động kinh tế, nộp thuế cho Nhà nước, nhưng họ là người nước ngoài và không có quyền lợi chính trị như các công dân tự do Athènes.

Chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư (492-448 TCN)

Chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư là một trong hai cuộc chiến lớn nhất xảy ra trong lịch sử Hy Lạp nói chung và Athènes nói riêng. Thắng lợi cuối cùng thuộc về người Hy Lạp. Đế quốc Ba Tư là một đế quốc hùng cường ở Tây Á, được thiết lập từ giữa thế kỷ VI TCN, dưới thời vua Cyrus (Xirut, 558-529 TCN). Tới thời kỳ trị vì của vua Darius I (Darius I, 521-485 TCN), cương vực lãnh thổ của Ba Tư đã hết sức rộng lớn, bao gồm hàng loạt những trung tâm văn minh của thế giới cổ đại phương Đông: phía Bắc tới tận biển Caspienne (Caxpiên), Hắc Hải, phía Nam tiếp giáp với vịnh Pecxich (gồm cả Ai Cập); phía Đông giáp sông Ấn; phía Tây tiếp giáp với các thành bang Hy Lạp ở Tiểu Á và trên biển Égée (Êgiê). Ba Tư có một lực lượng quân sự hùng hậu (cả bộ binh, kỵ binh và hải quân), với một tham vọng cũng hết sức lớn: khống chế biển Caspienne, Hắc Hải, Địa Trung Hải, xâm nhập các thành bang Hy Lạp (kể cả miền lục địa). Nền độc lập của Hy Lạp bị đe dọa, trong khi đó Hy Lạp, nhất là Athènes sau cải cách của Clistène, cũng đang thèm khát vươn ra các khu vực xung quanh. Cuộc đụng độ giữa Hy Lạp – Ba Tư xảy ra chính là xuất phát từ nguyên nhân sâu xa đó. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh là phong trào đấu tranh và nổi dậy của các thành bang Hy Lạp (ở Tiểu Á) đang nằm trong sự khống chế của Ba Tư, điển hình là cuộc nổi dậy của dân chúng thành Millè. Vào năm 509 TCN, Millè đã kêu gọi Athènes và các thành bang Hy Lạp khác giúp sức. Athènes đã cử 20 chiến thuyền với quân thiện chiến cùng thành bang Érétrie (Êrêtơri) (trên đảo Eubée – Ơbê) sang giúp. Được tiếp viện, Millè đã vây hãm và hạ được thành Sardes (Xacđơ) – thủ phủ của Tổng đốc Ba Tư ở Tiểu Á. Darius I đã điều quân tới trấn áp và mãi tới năm 494 TCN mới đàn áp được Millè. (Thành Millè bị phá hủy, thanh niên trai tráng hoặc bị giết hoặc bị biến thành tù binh làm nô lệ, phụ nữ và trẻ em bị bắt đưa về Ba Tư bán làm nô lệ). Vốn sẵn có ý đồ xâm lược, viện cớ Athènes và Érétrie đã giúp Millè làm phản, Darius quyết định dùng vũ lực tuyên chiến với các thành bang Hy Lạp và chủ động tấn công Athènes. Chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư bùng nổ và diễn ra ngay trên phần đất Hy Lạp.

Về phía Ba Tư, hai lần tiến quân sang Hy Lạp không thành, song vẫn không làm cho các vua chúa Ba Tư từ bỏ tham vọng xâm lược của mình. Năm 485 TCN, Darius I chết, con trai là Xercès (Xecxet) lên thay quyết tâm thực hiện mơ ước của cha mình. Tăng cường chuẩn bị những đợt tiến quân mới. Xercès cho đào một kênh đào rộng qua eo đất Acxe (để chiến thuyền Ba Tư tránh phải vượt qua mũi đất Atôt – nơi thường xảy ra những trận bão biển lớn), Xercès đã huy động sức lực của Ai Cập, Phénicie để bắc một cầu phao dài vượt qua eo Dardanelles. Đồng thời, tăng cường tích trữ lương thảo tại nhiều địa điểm trên đường hành quân, tuyển mộ thêm quân. Năm 480 TCN, Xercès chỉ huy quân tấn công Hy Lạp lần thứ hai.

Sau lần tấn công thứ hai thất bại, Ba Tư vẫn không từ bỏ tham vọng của mình. Năm 479 TCN, Ba Tư lại phát động chiến tranh xâm lược Hy Lạp. Thessalie (Tetxali), Mardonius thống lĩnh đạo quân tràn vào xứ Attique, vây hãm Thủ đô Athènes. Quân đồng minh Hy Lạp do vua Sparte – Pausanias (Paoxaniat) – chỉ huy được điều tới giải vây cho Athènes, và tấn công quân Ba Tư. Mardonius phải rút khỏi Attique. Quân đồng minh truy kích và trận tử chiến đã xảy ra ở Platê. Tuyệt đại bộ phận quân lực Ba Tư bị tiêu diệt, tướng Mardonius tử trận. Kế hoạch tấn công của Hy Lạp lần thứ ba lại thất bại nặng nề. Nhân đà thắng thế, hải quân Hy Lạp (do vua Sparte – Léonidas và tướng Athènes – Xăngtipôt chỉ huy) đã tấn công quân Ba Tư ở Micalơ, giải phóng được các đảo Lexbôt, Xamôt, Kiôt… Hy Lạp còn tấn công hải quân Ba Tư ở vùng biển Dardanelles, Ba Tư liên tiếp bị thất bại. Năm 448 TCN, Ba Tư buộc phải ký hòa ước với Hy Lạp – hòa ước Callia – thừa nhận quyền độc lập tự chủ của các thành bang Hy Lạp ở Tiểu Á[6], từ bỏ quyền bá chủ trên biển Égée. Chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư kết thúc. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về các thành bang Hy Lạp.

Athènes trong thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ chiếm hữu nô lệ (từ thế kỷ V đến thế kỷ IV TCN)

a) Sự thịnh vượng về kinh tế.

Sau cuộc chiến Hy Lạp – Ba Tư trong thế kỷ V, IV TCN, nền kinh tế Athènes đạt tới điểm cực thịnh. Do những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế nông nghiệp ở Athènes phát triển với một sắc thái riêng. Việc trồng cây lương thực ít được phổ cập và năng suất cũng không cao, tạo ra giá thành 1kg thóc cao hơn giá thóc nhập từ nước ngoài vào. Do vậy, Athènes vẫn thường xuyên nhập lúa mì của Ai Cập, của các nước ở vùng Hắc Hải. Đất đai và khí hậu Athènes rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nho, ôliu, vì vậy sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Athènes vẫn là nho và ôliu – hai loại cây trồng cung cấp nguyên liệu cho những xưởng thủ công chế tạo rượu vang và ép dầu ôliu.

Hoạt động kinh tế phát đạt nhất của Athènes vẫn là hoạt động kinh tế công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải. Sản xuất thủ công phong phú, tinh xảo nổi tiếng ở trong nước cũng như thị trường nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của cư dân Athènes và hoạt động ngoại thương. Các ngành nghề thủ công phát triển mạnh và đa dạng như luyện kim, chế tạo vũ khí, đồ trang sức, đồ da, đồ gỗ, đồ gốm, sành sứ, nhạc cụ, may mặc, dệt vải, v.v… Quy mô của các xưởng thủ công cũng lớn dần lên. Hiện tượng các xưởng thủ công sử dụng từ 50 đến 100 nô lệ làm việc đã trở nên phổ biến. (Đó là chưa kể tới những công trường khai thác mỏ – như ở mỏ bạc Laurion (Lôriông) – đã sử dụng từ sức lao động của hàng nghìn nô lệ). Sự phân công chuyên môn hóa trong các xưởng đã xuất hiện (vừa tăng năng suất lao động, và tạo ra cho Athènes một đội ngũ những thợ thủ công lành nghề), ví như trong các xưởng may mặc đã phân công người chuyên đo, cắt, người chuyên may những loại quần áo khác nhau. Ở các xưởng luyện kim cũng tương tự, có người chuyên phụ trách khuôn đúc, lò đúc, thổi bễ… Lực lượng sản xuất chính trong các xưởng thủ công là nô lệ (của Nhà nước hay tư nhân). Chỉ có một tỷ lệ không đáng kể dân tự do làm nghề thủ công và họ thường là những thợ giỏi, lành nghề, chuyên sản xuất những hàng thủ công tinh xảo, đòi hỏi trình độ tay nghề cao như làm mắt giả cho tượng, điêu khắc chạm trổ tinh vi, trang trí hoa văn trên các bình gốm, sứ màu quý và đắt tiền.

Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã thúc đẩy kinh tế thương nghiệp và mậu dịch hàng hải ở Athènes phát triển mạnh mẽ. So với ngoại thương, nội thương của Athènes có kém họ nhưng khá sầm uất. Các chợ trung tâm mọc lên (nhất là chợ ở Thủ đô Athènes), bày bán tất cả những mặt hàng thiết yếu thỏa mãn những nhu cầu của người bình dân cho tới những hàng xa xỉ, đắt giá. Nông dân ở các vùng phụ cận cũng mang từ chợ những sản phẩm của họ để bán, mua. Gà, vịt, hoa quả, cá, len dạ, quần áo, vũ khí, dầu thắp sáng, rượu, đồ gốm… được bày bán la liệt trong các khu riêng biệt được sắp xếp hợp lý ở các chợ. Dân cư Athènes dùng những đồng tiền bằng đồng hoặc thiếc có chạm nổi làm vật trung gian trao đổi ở các chợ.

Hoạt động ngoại thương Athènes phát đạt hơn, nhất là sau chiến thắng người Ba Tư, Athènes đã vươn lên nắm được quyền khống chế Địa Trung Hải. Cảng Pirée (Pirê)[7] một quân cảng và thương cảng, cách Thủ đô có 11km là trung tâm xuất, nhập khẩu quan trọng nhất của Athènes, đồng thời cũng là trung tâm lớn nhất của thế giới cổ đại. Từ cảng Pirée, Athènes xuất sang các nước lân bang những sản phẩm nổi tiếng của họ: dầu ôliu, rượu nho, đồ gốm màu có trang trí hoa văn và hình vẽ đẹp, đá cẩm thạch, thiếc, chì, mật ong, vải (để may mặc và làm buồm). Cũng tại cảng Pirée, Athènes nhập đủ các mặt hàng thiết yếu của hầu hết các nước trong thế giới cổ đại: ngũ cốc từ Hắc Hải, Bắc Phi, đảo Sicile, hạt tiêu từ Ấn Độ, chà là và lúa mì của vùng Lưỡng Hà, ngà voi từ châu Phi, gỗ đóng thuyền, nhựa, dầu, gai, đồng từ xứ Macédoine và Tơtaxơ. Ngoài ra, Athènes còn nhập cá, da súc vật, giấy, đá quý, đồ thuỷ tinh… Đặc biệt có một loại hàng hóa được người Athènes quan tâm – những nô lệ, lực lượng sản xuất cơ bản của chế độ chiếm hữu nô lệ khu vực Địa Trung Hải. Cảng Pirée cũng là trung tâm nhập và xuất hàng Ấn nô lệ Pirée, thủ phủ Athènes, Delos… là những chợ buôn bán nô lệ vào bậc nhất của thế giới cổ đại.

Một nét đặc biệt trong ngoại thương của Athènes, là Athènes không chỉ nhập hàng hóa của các nước với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường trong nước, mà Athènes còn nhập hàng hóa (kể cả nô lệ), sau đó lại xuất sang bán cho các nước khác (nhất là các nước ở khu vực phía Tây). Athènes thực sự trở thành trung tâm mậu dịch, đầu mối buôn bán của thế giới cổ đại, tạo cho Athènes những khoản thu nhập lớn,[8] tăng thêm vai trò và uy tín của Athènes trong thế giới Hy Lạp. Hoạt động tín dụng ngân hàng và cho vay lãi cũng phát đạt. Hệ thống tiền tệ Athènes[9] có giá trị sử dụng không những ở trong nước, mà còn ở các thị trường khác, thậm chí có giá trị đến nỗi các lái buôn người nước ngoài sau khi bán hết hàng, nếu không chở hàng khác từ Athènes về thì họ chỉ mang tiền Athènes về. Ở cảng Pirée cũng như những trung tâm thương mại Athènes đã xuất hiện tầng lớp người giàu có với những cửa hiệu chuyên đổi tiền, cho vay lãi và thiết lập nên những ngân hàng tư nhân với số vốn tài sản khổng lồ (ví như Ngân hàng Pasion (Padiông) luôn có 50 talăng vàng). Bản thân Nhà nước Athènes, trong nhiều trường hợp đã vay tiền của những ngân hàng tư gia này. Lãi suất cho vay thường từ 12 đến 18%[10]

Trong các thế kỷ V, IV TCN, hoạt động kinh tế Athènes phồn vinh, thịnh đạt. Tuy nhiên, về cơ bản, nền kinh tế Hy Lạp vẫn thuộc phạm trù kinh tế tự nhiên – nền kinh tế tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ theo hình thức cưỡng bức siêu kinh tế.

b) Sự phát triển của chế độ nô lệ ở Athènes

Sau cải cách Solon, chế độ nô lệ vì nợ ở Athènes chấm dứt. Nguồn nô lệ chủ yếu cung cấp cho xã hội Athènes là những tù binh trong các cuộc chiến[11], những nạn nhân của những vụ cướp biển và những nô lệ được mua và bán từ nước ngoài về. Tuyệt đại bộ phận nô lệ ở Athènes gốc người châu Phi, Tiểu Á, vùng Hắc Hải[12].

Cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê chính xác số lượng nô lệ ở Athènes. Atênê – nhà văn Hy Lạp thế kỷ III – cho rằng ở Athènes có khoảng 40 vạn nô lệ, 2 vạn dân tự do, 1 vạn kiều dân Mêtec. Trong tác phẩm Nhân khẩu của thế giới Hy Lạp – Rôma (xuất bản năm 1886), nhà sử học Đức Bêlôc lại cho rằng ở Athènes (vào thời điểm cao nhất), số lượng nô lệ cũng chỉ đạt tới 10 vạn (cùng 10 vạn dân tự do và 30 vạn kiều dân Mêtec). Còn F. Engels trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước lại đưa ra một số liệu khác: 365.000 nô lệ (90.000 dân tự do và 45,000 kiều dân Mêtec). Nhà sử học Nga Nikiphôrôv đù không nêu ra một con số cụ thể, nhưng ông đã dự đoán tỷ lệ nô lệ so với dân tự do: “ngay ở những thành bang Hy Lạp phát đạt nhất, số nô lệ không vượt quá 90% và cũng không ở dưới mức 15% cư dân thành thị[13]”

Sức lao động của nô lệ được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội của người Athènes. Trong nông nghiệp, lao động của nô lệ ít được sử dụng, số lượng nô lệ nông nghiệp không nhiều, vì nông nghiệp Athènes chủ yếu trồng nho, ôliu – một loại cây trồng đòi hỏi sự chăm sóc công phu, cẩn thận, khi thu hoạch cũng phải hết sức nhẹ nhàng, thận trọng (để khỏi đập, vỡ ảnh hưởng đến chất lượng rượu, dầu ôliu). Lao động nô lệ được sử dụng phổ biến và với quy mô lớn, chủ yếu trong hoạt động kinh tế công, thương nghiệp. Có xưởng sử dụng 20, 30 nô lệ nhưng cũng có đa số xưởng đã sử dụng tới hàng trăm nô lệ. Tại các xưởng khai thác mỏ, sức lao động của nô lệ được sử dụng nhiều nhất, số lượng đông nhất. Mỏ bạc ở laurion do Nhà nước quản lý đã sử dụng tới hàng nghìn nô lệ[14].

Sức lao động của nô lệ còn được sử dụng triệt để trong việc xây dựng các công trình công cộng, khai thác đá, những công việc tạp dịch trong các gia đình chủ nô (chăm sóc vườn, gác cửa, giữ ngựa, nấu bếp, hầu hạ…). Trong thương mại, nô lệ được sử dụng chủ yếu để chèo thuyền, khuân, bốc dỡ hàng hóa, phục dịch ở các hiệu buôn. Khi có chiến tranh, nô lệ được huy động để chèo thuyền chiến, vận chuyển lương thực, vũ khí. Ở Thủ đô Athènes, Nhà nước đã sử dụng 300 nô lệ người xứ Sytter (Xittơ) (vùng Danube) làm cảnh sát Những nô lệ cảnh sát này thực hiện nhiệm vụ của họ nuột cách mẫn cán, trung thành và cứng rắn.

Dù là nô lệ của tư nhân hay của Nhà nước, luật pháp Athènes quy định nô lệ là sơ hữu riêng, tài sản riêng của chủ nô. Nô lệ là “công cụ biết nói” không có tài sản, không có gia đình[15] không có tên gọi (thường gọi theo quê quán). Để phân biệt và để nhận biết nô lệ của mình, chủ nô thường khắc dấu trên trán mỗi nô lệ. Chủ nô bỏ tiền ra mua nô lệ, nô lệ hoàn toàn thuộc về sở hữu của họ, có nghĩa vụ lao động sản xuất và phục dịch. Luật pháp thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu này, chủ nô có quyền bán, mua, nhượng đổi, thừa kế, cho người khác, nô lệ của họ, hành hạ, đánh đập; thậm chí có thể giết chết nô lệ của mình. Việc bán, mua, đổi chác nô lệ là việc thường ngày, công khai và mang đậm tính thương mại. Nô lệ ở Athènes đã thành một món hàng hóa. Athènes có những chợ chuyên bán nô lệ. Nô lệ được đem bán như người ta bán gia súc. Người mua xem xét, xoi mói từ dáng dấp, cái răng, cái tóc, đến những khả năng có thể có được của nô lệ. Giá cả không ổn định, phụ thuộc vào số tù binh có được sau núi cuộc chiến, số lượng người bị bắt trong các vụ cướp biển và phụ thuộc vào khả năng, nghề nghiệp của nô lệ. Những nô lệ vốn là thợ thủ công giỏi, vũ nữ, nhạc công… bao giờ cũng cao giá hơn.

Ở Athènes, phương thức bóc lột và cách sử dụng nô lệ cũng đa dạng, phong phú. Đa số chủ nô đã sử dụng nô lệ để trực tiếp sản xuất hoặc phục dịch gia đình. Một số người giàu có, mua nô lệ về nhưng không phải để trực tiếp sản xuất, mà đem nô lệ cho tư nhân hoặc Nhà nước thuê theo những hợp đồng thỏa thuận. (Phần lớn nô lệ của Nhà nước ở mỏ bạc Laurion là do thuê lại của những chủ nô kinh doanh kiểu này). Một số chủ nô khác lại sử dụng nô lệ theo kiểu cho phép nô lệ của mình tự kinh doanh sản xuất, tự tìm kiếm việc làm các xưởng thủ công, hầm mỏ, bến tàu, trang trại… theo những kỳ hạn quy định, đem nộp cho chủ những khoản tiền nhất định.

Nhà nước Athènes cũng có nô lệ, nhưng số lượng không nhiều và chủ yếu được sử dụng trong các công việc hành chính, quét đường, sửa chữa đường sá, cầu cống, xây dựng công trình công cộng, cảnh sát, chèo thuyền,… Những nô lệ Nhà nước có thân phận và đời sống khá hơn những nô lệ tư gia, thậm chí một số nô lệ có công trạng được giải phóng thành kiều dân Mêtec (như Clistène đã thực hiện).

Chiếm tỷ lệ đông đảo trong đám cư dân Athènes và có mặt ở hầu hết trong các hoạt động kinh tế, xã hội, nhưng thân phận, địa vị lại quá thấp hèn, hoàn toàn là vật sở hữu của chủ nô, bị chủ nô bóc lột tàn bạo theo phương châm: chi phí ít nhất để thu lợi nhuận cao nhất. Đó là đặc trưng cơ bản của chế độ nô lệ Hy Lạp, và đó cũng là lý do cơ bản để giải thích mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô là mâu thuẫn đối kháng cơ bản, không thể điều hòa được trong xã hội Athènes.

c) Sự hoàn thiện của hình thái Nhà nước Athènes – Nhà nước dân chủ chủ nô – Nội dung và bản chất:

Giai cấp thống trị ở Athènes có hai bộ phận: quý tộc chủ nô ruộng đất và quý tộc chủ nô công thương. Quý tộc chủ nô ruộng đất chủ trương thiết lập nền chuyên chính theo thể chế cộng hòa quý tộc, ngược lại, quý tộc chủ nô công thương lại chủ trương xây dựng bộ máy Nhà nước theo thiết chế dân chủ chủ nô. Sự đối lập và xung đột giữa hai chủ trương của hai bộ phận thuộc giai cấp thống trị đã diễn ra ngày càng quyết liệt ngay từ những thập kỷ 80 của thế kỷ V TCN[16]. Xu hướng dân chủ ngày càng lấn át và thắng thế trước xu hướng bảo thủ của quý tộc chủ nô ruộng đất, nhờ vậy nền dân chủ chủ nô Athènes được củng cố, hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao nhất của nó, thành niềm tự hào vĩnh cửu của lịch sử nhân loại.

Năm 462 TCN, sau khi nắm quyền, Ephialtès (Êphiantet)[17] bắt đầu thực hiện một số cải cách dân chủ. Trước hết, ông đã tước bỏ quyền lực của Hội đồng trưởng lão – một tổ chức, mà theo Ephialtès, là cơ quan phản dân chủ về thành phần cũng như các chức năng, quyền hạn. Quyền lập pháp (trước đây do Hội đồng trưởng lão nắm giữ) được trao cho Đại hội nhân dân (Ecclesia). Quyền hành pháp trao cho Hội đồng 500 người (Bule) và quyền tư pháp trả về cho cơ quan chức năng của nó – Toà án nhân dân (Helie). Hội đồng trưởng lão (Arêôpagiơ) vẫn tồn tại, nhưng chỉ có chức năng điều hành các nghi lễ, tế tự và xét các vụ án tôn giáo. Tiếp đó, Ephialtès đã đưa ra chế độ Gơraphêparanômôn, quy định các nhà soạn luật phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về nội dung và hậu quả của những dự luật mà họ soạn thảo. Chế độ này vừa ngăn chặn được những mưu đồ phá hoại nền dân chủ, vừa đề phòng được những chủ trương phiêu lưu, quá khích không có lợi cho nền dân chủ. Phái bảo thủ không chịu khoanh tay, hò hét và kích động dân chúng rằng Ephialtèst “đã mê hoặc quần chúng bằng những quyền tự do dân chủ quá trớn”[18] và tổ chức ám hại ông (vào năm 461 TCN).

Périclès (Périclès; 499-429 TCN) trở thành lãnh tụ của phái dân chủ, đồng thời cũng là người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Athènes. Périclès xuất thân từ gia đình quý tộc chủ nô giàu có, cháu ngoại của Clisthène, con trai của danh tướng Athènes Xanthippos (Xăngtipôt). Nhờ gia thế và được giáo dục toàn diện, chu đáo ngay từ nhỏ, nên Périclès sớm nổi tiếng là một người học rộng, tài cao, nhà hùng biện và quân sự lỗi lạc, có quan hệ mật thiết và rộng rãi với nhiều nhà triết học, văn học nổi tiếng ở Athènes. Sử gia Thucydide, người theo phái bảo thủ đối lập, cũng phải thừa nhận Périclès “…có tài năng, uy tín, thông minh, có tư cách đạo đức, không để cho ai mua chuộc”. Vì thế, trong suốt 15 năm liên tục (từ năm 444 đến 429 TCN), Périclès luôn được bầu làm Tướng quân thứ nhất. Périclès đã tích cực vận động và thực hành nhiều chính sách dân chủ, tiến bộ nhằm hoàn thiện nền dân chủ Athènes. Thời kỳ Périclès cầm quyền, nền dân chủ chủ nô Athènes đạt đến mức hoàn hảo nhất, trở thành mẫu mực của chế độ dân chủ trong thế giới cổ đại. Đó cũng là “thời kỳ hoàng kim” của Athènes và thế giới Hy Lạp, “Thế kỷ vĩ đại” hay “Thế kỷ Péridès”.

Périclès chủ trương tiếp tục duy trì và phát triển các tổ chức và các sinh hoạt dân chủ vốn đã có từ trước: duy trì quyền hạn và chức năng của Đại hội nhân dân hội đồng 500 người. Toà án nhân dân (có 6.000 thẩm phán), Hội đồng tư lệnh (gồm 10 tướng lĩnh)… Périclès còn tăng cường các hoạt động dân chủ, quy định 10 ngày Đại hội nhân dân sẽ nhóm họp một lần. Tòa án nhân dân và 6.000 thẩm phán sẽ không có công tố viên chuyên nghiệp, để toàn thể những ai tham dự phiên tòa đều có quyền công khai kết tội hoặc bào chữa cho bị can. Périclès cũng tăng cường những hoạt dộng văn hóa tinh thần phục vụ các công dân tự do (tổ chức lễ hội, thi đấu thể thao, biểu diễn ca kịch…)[19]

Để thực sự mở rộng quyền dân chủ cho các công dân Athènes, Périclès đã thực hành chế độ bầu cử các quan chức Nhà nước bằng phương pháp bốc thăm[20]. Nhờ vậy, các công dân đều có cơ hội nắm giữ các chức vụ của bộ máy Nhà nước, kể cả những chức vụ cao nhất: quan Chấp chính.

Để tạo cơ sở vững chắc cho nền dân chủ và tạo điều kiện cho công dân Athènes thực hiện quyền dân chủ của họ, Périclès đã cho thực hiện một loạt những chính sách tiến bộ khác: trả lương cho các viên chức, Nhà nước thực hành rộng rãi và thường xuyên chế độ phúc lợi trợ cấp đối với những công dân gặp khó khăn (cấp phát thóc, lúa, cấp tiền để mua vé xem ca kịch, thể thao…), tiến hành xây dựng, củng cố các công trình quốc phòng, kiến thiết xây dựng Thủ đô Athènes, đồng thời Péricles cũng triệt để thực hành chính sách di dân Athènes tới các vùng nhượng địa tại các thành bang của đồng minh Délos[21] để vừa kiểm soát được các thành bang đồng minh, vừa thỏa mãn yêu cầu ruộng đất của công dân Athènes. (Theo thống kê, Périclès đã đưa hơn 10.000 công dân Athènes tới các vùng nhượng địa).

Tóm lại, với “thế kỷ Périclès”, Athènes trở thành một thành bang phát triển nhất về kinh tế, có một thiết chế nhà nước tiến bộ nhất. Nền dân chủ chủ nô đạt tới mức hoàn hảo nhất, đỉnh cao của văn minh cổ đại, cội nguồn của văn minh châu Âu, niềm tự hào và kinh nghiệm của nhân loại.

Nhà nước Athènes là đỉnh cao của nền dân chủ cổ đại, nhưng đó chỉ là nền dân chủ của giai cấp chủ nô, nền chuyên chính của giai cấp thống trị, do vậy Nhà nước Athènes vẫn còn nhiều hạn chế. Trước hết, Nhà nước dân chủ chủ nô Athènes được thiết lập, tồn tại và phát triển trên nền sức lao động của đông đảo nô lệ và kiều dân Mêtec. Nếu con số của F. Engels là chính xác, thì số lượng nô lệ, kiều dân Mêtec ở Athènes hoàn toàn áp đảo số lượng của những công dân tự do (365.000 nô lệ và 45.000 kiều dân trên 90.000 dân tự do). Nô lệ, kiều dân chiếm tỷ lệ tuyệt đối họ là lực lượng sản xuất cơ bản nuôi sống toàn bộ xã hội Athènes, nhưng lại không có quyền công dân, không có quyền định đoạt vận mệnh của họ. Vì vậy, Nhà nước Athènes trước hết là Nhà nước của một thiểu số người thống trị đại đa số cư dân đang sinh sống ở Athènes.

Thứ hai, nền dân chủ Athènes cũng không được thực hiện phổ cập ngay trong nội bộ những người được hiến pháp thừa nhận là công dân tự do. Đạo luật năm 451 TCN quy định chỉ có những người tự do có đủ ba tiêu chuẩn (nam giới, 18 tuổi trở lên và cha mẹ đều là người Athènes) mới được tham dự Đại hội nhân dân (Ecclésia) để thực hiện quyền dân chủ của mình. Trên thực tế, số công dân tự do Athènes có đủ ba tiêu chuẩn kể trên không chiếm quá 30% tổng số công dân tự do Athènes. Phụ nữ, trẻ nhỏ dưới 18 tuổi, những người già yếu, ốm đau, những thanh niên 18 tuổi nhưng cha hoặc mẹ không phải là người Athènes chiếm một tỷ lệ cao, nhưng theo luật pháp, họ không được hưởng quyền công dân.

Thứ ba, các hoạt động chính trị, bầu cử đều chỉ diễn ra ở Thủ đô Athènes, do vậy trên thực tế chỉ có những công dân tự do (đủ tiêu chuẩn) ở ngay Athènes và một số vùng phụ cận mới có điều kiện trực tiếp tham gia các hoạt động dân chủ một cách thường xuyên. Nhiều người cho rằng, số công dân Athènes thường có mặt tại các Đại hội nhân dân (Ecclésia) chỉ đạt tới con số 6.000 người. Như vậy, nền dân chủ Athènes vốn dĩ đã là nền dân chủ của một thiểu số trong đám cư dân Athènes, lại càng trở nên thiểu số hơn nữa.

Vấn đề chiến tranh Péloponèse (431-404 TCN) và sự khủng hoảng của các thành bang Hy Lạp

Đến giữa thế kỷ V TCN, ở Hy Lạp đã tồn tại hai đồng minh quân sự đối lập nhau: đồng minh Délos (hay còn gọi là đồng minh Athènes) do Athènes lãnh đạo, thiết lập từ năm 478 TCN và đồng minh Péloponèse do Sparte lãnh đạo. Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và tổ chức chính trị giữa hai đồng minh này ngày càng sâu sắc. Athènes muốn phát triển thế lực sang phía Tây, nắm giữ đường thương mại với Italia, Sicile, nhưng thị trường này trước vốn đang nằm trong tay Corinth, Mégare (Mêga) – hai thành bang thuộc đồng mình Péloponèse – về tổ chức chính trị, Athènes là thành bang tiên phong và kiên quyết ủng hộ, giúp đỡ nhữug phần tử dân chủ trong các thành bang Hy Lạp, ngược lại, Sparte là quốc gia bảo thủ vẫn chủ trương duy trì thể chế cộng hòa quý tộc và cũng là nơi cư trú chính trị của những chính khách Athènes chống lại nền dân chủ. Chiến tranh Péloponèse – thực chất là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa các thành bang Hy Lạp – đã bùng nổ từ nguyên nhân sâu xa đó.

Cuộc chiến tranh này kéo dài liên tục 27 năm, huy động hầu hết các thành bang Hy Lạp tham chiến, đã tàn phá nền kinh tế và đời sống xã hội của các thành bang Hy Lạp, nhất là Athènes[22]

Hy Lạp trong thời kỳ thống trị của Macédoine thời kỳ Hy Lạp hóa (từ năm 334 đến năm 30 TCN)

a) Macédoine và sự thống trị các thành bang Hy Lạp.

Macédoine là một vùng thuộc Nam Âu, tiếp giáp với biên giới phía Bắc Hy Lạp. Macédoine có hai khu vực địa lý: miền thượng là vùng đồi núi cao nguyên thích hợp với việc chăn nuôi; miền hạ là vùng đồng bằng thuận tiện cho trồng trọt. Macédoine có nhiều gỗ quý, kim loại màu. Cư dân sống chủ yếu về chăn nuôi và trồng trọt, và sử dụng ngôn ngữ như ngôn ngữ của cư dân vùng Thessalie (Bắc Hy Lạp)[23]. Khi các thành bang Hy Lạp đã đạt tới thời kỳ phát triển huy hoàng của chế độ chiếm hữu nô lệ thì người Macédoine vẫn còn sống ở giai đoạn loạt kỳ của xã hội thị tộc (tương đương như Thời đại Homère của Hy Lạp). Alexandre I (495-450 TCN) được coi là người đã thiết lập nên Nhà nước của người Macédoine, Archélaus (419-399 TCN) là người kế tục hoàn thiện và củng cố nhà nước Macédoine. Archélaus (Ackêlaut) đã xây dựng Pella (Penla) thành Thủ đô tráng lệ của xứ Macédoine, thiết lập hệ thống tiền tệ, xây dựng nhiều quảng giao thông, khuyến khích sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp, xây dựng lực lượng quân sự… Đến thế kỷ IV TCN, nhờ tiếp thu và học hỏi những thành tựu văn hóa, khoa học – kỹ thuật của các quốc gia lân bang (nhất là Hy Lạp), Macédoine đã nhanh chóng phát triển thế lực và trở thành một quốc gia hùng cường ở khu vực Balkars (khi các quốc gia của người Hy Lạp đã suy yếu). Philippe II (359 – 336 TCN), người đặt nền móng cho sự cường thịnh của Macédoine, đã thực hành một loạt cải cách kinh tế, xã hội và quân sự, tạo nên một quốc gia Macédoine thống nhất, giàu mạnh về kinh tế, hùng cường về quân sự, và có những chính sách đối ngoại khôn khéo. Philippe II đã tăng cường và tích cực xây dựng lực lượng, dự trữ lương thảo để thực hành chính sách xâm lược, bành trướng. Đánh chiếm Chalcidique (Canxiđic) và Thrace (Tơraxơ), Philippe II đã mở đầu công cuộc chinh phục và thống trị các quốc gia Hy Lạp của người Macédoine. Năm 338 TCN, Philippe II thống lĩnh một đạo quân lớn đánh thẳng xuống miền lục địa Hy Lạp. Một lần nữa, các thành bang Hy Lạp lại liên kết với nhau để chống trả (do Athènes và Thèbes cầm đầu). Nhưng khác hẳn với thời gian chống Ba Tư, các thành bang Hy Lạp, do nhiều lý do khác nhau, đã không liên kết và chống trả thành công. Trận kịch chiến giữa Philippe II và Liên minh Hy Lạp đã xảy ra ở Chéronée (Kêrônê) (thuộc Béotie – Bêôxi). Liên quân Hy Lạp đại bại: toàn bộ chiến binh Thèbes tử trận, 1.000 binh sĩ Athènes bị giết, 2.000 binh sĩ khác bị bắt làm tù binh. Năm 337 TCN, tại Corinth, Philippe II đã triệu tập hội nghị toàn thể các thành bang Hy Lạp (Sparte không tham dự) thiết lập Đồng minh Corinth (còn gọi là Đồng minh Hy Lạp) do Macédoine chỉ huy. Về hình thức, các thành bang Hy Lạp vẫn giữ được quyền độc lập, nhưng thực ra đã bị lệ thuộc vào Macédoine (nhất là về quân sự, ngoại giao).

b) Cuộc Đông chinh của Alexandre Macédoine – Thời kỳ Hy Lạp hóa (Hellénisme) (từ năm 334 TCN đến năm 30 TCN).

Như vũ bão, quân Alexandre tràn vào chiếm Babylone, Suse (Sudơ), Persépolis (Pecxêpôlit) (những thủ phủ quan trọng nhất của Ba Tư). Đế quốc Ba Tư diệt vong sau 200 năm tồn tại. Không dừng lại, Alexandre tiếp tục cho quân tràn vào chiếm Erbatane (Ecbatan) (kinh đô của Vương quốc Mêdi), Parrthie (Pacti), Bactriane (Bactơrian) và tiến sâu vào vùng Trung Á. Tại Trung Á, quân Alexandre gặp phải sự chống đối quyết liệt của cư dân địa phương, 2.000 chiến binh Macédoine bỏ mạng. (Vì vậy sau khi đã đè bẹp sự phản kháng ở vùng này, Alexandre đã thẳng tay tàn sát cư dân: 120.000 người đã bị giết hại).

Từ Afghanistan (Apganixtan), Alexandre Macédoine thân chinh chỉ huy quân Macédoine tràn vào Tây Bắc Ấn Độ (vùng Pendjab – Pengiap) và làm chủ vùng này. Alexandre còn định tiếp tục vượt sông Indus (sông Ấn) vào sâu trong nội địa, nhưng vì quá mệt mỏi trên các nẻo đường chinh chiến, lại bị người Ấn thường xuyên đột kích, quấy phá, Alexandre buộc lòng phải cho quân Macédoine rút về nước (năm 325 TCN) sau khi đã để lại một lực lượng đồn trú tại Pendjab[24]

10 năm chinh chiến đầy chiến tích, bằng vũ lực, Alexandre đã thiết lập nên một quốc gia rộng lớn, bao gồm lãnh thổ của nhiều vùng, nhiều quốc gia có trình độ kinh tế, tổ chức chính trị khác nhau, nhiều trung tâm của thế giới cổ đại. Biên giới phía Bắc tới tận vùng Iran, Trung Á, phía Nam xuống vùng Bắc châu Phi, phía Tây tới bán đảo Balkans và phía Đông tiếp giáp với miền Tây Bắc Ấn Độ. Alexandre đã chọn Babylone làm kinh đô của đế quốc. Để thống trị cai quản đế quốc rộng lớn này, Alexandre đã chia đế quốc thành những trấn (satrapes), sử dụng quan lại địa phương bên cạnh các Tổng trấn người Macédoine, duy trì trật tự, xã hội bằng bạo lực, quân đội. Alexandre nuôi tham vọng xâm chiếm vùng Ả rập và đã tích cực chuẩn bị, thăm dò đường thủy dọc sông Euphrate và những điểm có thể đổ bộ lên bán đảo này, nhưng giữa lúc đó – ngày 13 tháng 6 năm 323 TCN, Alexandre chết đột ngột vì bệnh sốt rét ác tính, lúc đó mới 33 tuổi. Cái chết đột ngột của Alexandre đã làm cho tình hình đế quốc Macédoine khủng hoảng, đúng như dự đoán của chính Alexandre khi đang còn nằm trên giường bệnh: “Các tướng quân của ta sẽ làm cho đám tang của ta đẫm máu”. Cuộc xung đột giữa các tướng lĩnh Macédoine đã diễn ra, các nhà sử học Hy Lạp gọi cuộc xung đột này là “Xung đột của các Diadekhos (Điađêkhôt)”. Những người kế tục các tướng quân đã tôn Ariđê (em trai Alexandre) làm Hoàng đế, Perdicas (Pecđicat) là Tể tướng nắm quyền nhiếp chính, nhưng thực tế là chia nhau hùng cứ các vùng. Ptolémé ở Ai Cập, Léonide – (Lêônit) ở Syrie, Philos (Fhilôt) ở Sicile, Antigonos (Antigônôt) ở Phrygie (Phrigi), Nearkhos (Nêackhôt) ở Lycie (Lixi)… Cuối cùng, đến thế kỷ III TCN, đế quốc Macédoine bị phân liệt thành nhiều quốc gia nhỏ, trong đó có ba quốc gia lớn nhất (với những vận mệnh lịch sử khác nhau):

  1. Quốc gia Ptolémée, bao gồm Ai Cập, một phần Liby, thủ phủ là thành phô Alexandrie.
  2. Quốc gia Séleucus, gồm những vùng đất của đế quốc Ba Tư cũ ở châu Á, trung tâm là Syrie.
  3. Quốc gia Antigonos, gồm đất đai của Macédoine cũ và phần lục địa Hy Lạp.

Thời kỳ lịch sử từ khi Alexandre Macédoine Đông chinh (năm 334 TCN) cho tới khi quốc gia Ptolémée (ở Ai Cập) bị Rôma xâm chiếm và biến thành một tỉnh của đế quốc Rôma (năm 30 TCN) được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa (Hellénisme)[25].

Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, nền văn minh Hy Lạp được phổ biến và truyền bá mạnh mẽ sang các nước xung quanh (kể cả những vùng đất thuộc châu Âu), tạo nên bộ mặt phồn vinh của phương Đông, tạo nên những thành thị lớn với tư cách là những trung tâm thương mại lớn như Antiôt (Syrie), Pecgam (Tiểu Á), Alexandrie (Ai Cập)…

Thời kỳ Hy Lạp hóa, những điều kiện khách quan đã tăng thêm sức sống cho các thành bang Hy Lạp, tạo điều kiện cho Hy Lạp phục hưng lại nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng, suy thoái.

Thời kỳ Hy Lạp hóa là thời kỳ có sự giao lưu của nền văn hóa Đông – Tây (mạnh mẽ hơn và có hiệu quả hơn). Văn học, nghệ thuật, khoa học – kỹ thuật… Hy Lạp đã được truyền bá và ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa, lối sinh hoạt của các quốc gia phương Đông. Ngược lại, người Hy Lạp cũng tiếp thu được nhiều thành tựu văn hóa, khoa học – kỹ thuật của phương Đông (kể cả lối sống, cách trang phục theo kiểu Ba Tư, Ấn Độ).

Thời kỳ Hy Lạp hóa cũng là thời kỳ có sự pha trộn chủng tộc lớn trong lịch sử nhân loại.

Văn hoá Hy Lạp cổ đại

Nền văn hóa Hy Lạp vô cùng rực rỡ, phát triển phong phú, đa dạng và toàn diện, đỉnh cao của văn minh cổ đại mẫu mực của nhiều nền văn hóa trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Văn hóa Hy Lạp tồn tại và phát triển trước hết và chủ yếu dựa trên nền tảng của sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp và mậu dịch hàng hải và trên nền tảng của nền chính trị ưu việt của thế giới cổ đại – nền dân chủ chủ nô, nhất là trên cơ sở của sự phát triển đến cao độ, điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ.

a) Văn học.

Trên cơ sở mẫu tự của người Phénicie, người Hy Lạp đã cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hy Lạp. So với hệ thống chữ tượng hình (Ai Cập), hình nêm (Lưỡng Hà), mẫu tự Hy Lạp đạt tới một trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ thống các ký hiệu biểu đạt tư duy. Hệ thống mẫu tự Hy Lạp chính là nguồn gốc của hệ thống chữ viết Slave hiện nay, là cơ sở để từ đó, người Roma sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Roma, được truyền bá và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhờ hệ thống nẫu tự này, người Hy Lạp đã để lại cho hậu thế một di sản văn học vô cùng phong phú.

Thần thoại là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp. Mythologie[26] tiếng Hy Lạp là một tập hợp, tổng thể những truyện kể dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, huyền hoặc kỳ ảo, gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng dũng sĩ Hy Lạp… Thần thoại phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên, phản ánh cuộc sống lao động và những hoạt đông đời thường của chính người Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử Hy Lạp (thời kỳ văn minh Crète- Mycène cho tới những năm tháng cuối cùng của sự phồn vinh của các quốc gia thành bang, xuất phát từ thực trạng kinh tế, xã hội, từ những tư tưởng triết học phong phú, đa dạng. Bởi vậy, ở Hy Lạp, ngay từ đầu, thần thoại vừa mang tính lịch sử xác thực, phản ánh thực trạng xã hội, vừa đậm đà chất hoang đường, duy lý và triết lý. Hầu hết các truyện thần thoại còn lại đến nay đều do những nhà thơ, nhà soạn kịch đương thời kể lại. Quá trình kể cũng là quá trình sắp xếp biên soạn, tái tạo lại theo những khuynh hướng nhất định[27], nhưng nhìn chung, thần thoại Hy Lạp dù hoang đường, dù có thần, thánh, nhưng ít bị tôn giáo đồng hóa, ít bị hòa vào tôn giáo, mà chỉ bị văn học nghệ thuật đồng hóa, hòa vào trong văn học, nghệ thuật, đồng thời chính nó lại cung cấp cho văn học nghệ thuật một nguồn đề tài phong phú. Thần thoại “là miếng đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp… tiền đề… vật liệu của nghệ thuật Hy Lạp”[28]

Thần thoại Hy Lạp giải thích về nguồn gốc Vũ trụ, nguồn gốc các thần linh. Thoạt đầu là Khaôx, một vực thẳm vô cùng, vô tận, hung dữ như biển khơi, tối đen, hoang dã. Khaôx sinh Gaia – tiếng Hy Lạp là Đất Mẹ – với bộ ngực nở nang, nền móng vững chắc của muôn loài. Gaia và Khaôx sinh ra Erêp (chốn tối tăm vĩnh cửu), Nix (đêm tối), Tartar (địa ngục), Erôx (tình yêu), Uranôx (bầu trời sao lấp lánh), Môntanhơ (núi non), Pôntôn (biển cả)…

Zeur (Ướt, tiếng Pháp: Zeus) – người Hy Lạp coi là thần chủ của họ – là con của thần Uranôx và nữ thần Nêa, đã xếp đặt lại thế giới thần linh và chọn đỉnh Ôlimpơ làm nơi trú ngụ của các thần[29]. Con người được các thần sáng tạo ra sau cùng. Thần thoại Hy Lạp kể rằng chính thần Prométhée đã lấy đất sét tạo nên con người, rồi sau đó đã đánh cắp lửa của Zeur cho con người tồn tại[30]. Cứ như vậy, hệ thống thần thánh của người Hy Lạp, được hình thành, sắp xếp theo một trật tụ uy quyền và trở thành các thần gắn bó với đời sống người Hy Lạp, bảo trợ cho các thành bang, cho các ngành nghề… Nữ thần Athéna – thần bảo trợ cho thành bang Athènes. Dionysos- thần bảo trợ cho nghề trồng nho và sản xuất rượu, Apôlông – thần ánh sáng và nghệ thuật. Aphrôđit – nữ thần tình yêu và sắc đẹp… Các thần thánh được mô tả trong thần thoại rất gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân Hy Lạp: cũng yêu thương, ghen ghét, cũng giận, buồn, đố kỵ, đa tình, đa thê, ích kỷ…, thậm chí cũng bị chảy máu khi bị trúng thương,

Thơ là một thể loại văn học phổ biến và rất thành công của người Hy Lạp. Tập thơ lớn nhất và xuất hiện sớm nhất là hai tập Iliade là Odyssée[31]. Tác giả của tập thơ Gia phả các thần, Lao động và thời tiết là Hésiode, người xử Bêôxi (thế kỷ VIII TCN) đã phản ánh thời kỳ Hy Lạp lúc các thành bang mới ra đời. Từ thế kỷ VII, VI TCN, thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện trên thi đàn Hy Lạp với những nhà thơ tiêu biểu: Parôt, Théognis, Ackilôc, Pindare (Panhđa), và nữ sĩ Sapho (Xaphô)…

Sapho là nhà thơ, nhà giáo[32] nổi tiếng với những bài thơ trữ tình, được người Hy Lạp coi là “nàng thơ thứ 10” (sau 9 nàng thơ trong thần thoại).

Kịch thơ là một trong những di sản văn học vô giá của người Hy Lạp, đậm đà tính nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, có ý nghĩa giáo dục và chính trị. Hằng năm, vào mùa xuân, người Hy Lạp thường tổ chức những ngày lễ hội, nhất là tục lệ thần Dionysos. Trong các ngày lễ này, cư dân Athènes thường khoác áo da cừu, hóa trang đeo mặt nạ, ca hát diễn lại những sự tích thần thoại. Nghệ thuật ca kịch bắt đầu từ đó.

Từ thế kỷ V TCN, ở Hy Lạp đã xuất hiện nhiều nhà soạn kịch kiệt xuất với những tác phẩm tuyệt tác gồm hai thể loại: bi kịch và hài kịch.

b) Sử học.

Từ thế kỷ V TCN, người Hy Lạp bắt đầu có lịch sử thành văn và xuất hiện những nhà viết sử chuyên nghiệp. Sử học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương Tây.

Hérodote (485-484-425 TCN) là một trong những nhà sử học có tên tuổi. Ông không phải là công dân tự do Athènes; ông là người Mêtec, sống ở Athènes. Là một người thông minh, có kiến thức uyên bác, lại từng đi du lịch Ai Cập, Babylone, Tiểu Á, Hắc Hải… Hérodote đã viết nhiều tác phẩm sử học giá tri, trở thành “người cha của nền sử học phương Tây”. Hérodote có 9 tác phẩm viết về lịch sử Assyrie, Ba Tư, Ai Cập, Babylone, nhất là Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư viết xong năm 430 TCN[33]. Ca ngợi tinh thần dũng cảm, yêu nước vì nền độc lập tự do của người Hy Lạp, ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của Hy Lạp ở Marathon, Termophyle, Salamine… và đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc chiến về phía người Hy Lạp.

Thucydide (460 ~ 455 – 400 ~ 395 TCN)[34] là nhà sử học làm việc với thái độ nghiêm túc, có sàng lọc, tác giả bộ sử nổi tiếng: Lịch sử cuộc chiến tranh Péloponèse. Ông là nhà sử học đầu tiên ở Hy Lạp ghi chép các sự kiện lịch sử trên cơ sở có khảo sát, nghiên cứu và chỉnh lý, có phê phán và giải thích các sự kiện lịch sử (bằng điều kiện tự nhiên, điều kiện vật chất, chế độ chính trị và tổ chức xã hội đương thời).

Tác phẩm Lịch sử Hy Lạp của Sénophone (Xênôphôn; 430-359 TCN) dù còn có những hạn chế, nhưng đã cung cấp cho các nhà sử học sau này nhiều tài liệu quý báu về tiến trình lịch sử Hy Lạp cho đến trước thế kỷ V TCN.

c) Khoa học tự nhiên.

Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên (thiên văn học, địa lý, toán học, vật lý sinh vật, y dược), là nơi sản sinh ra những con người khổng lồ, kiến thức uyên bác, với những thành tựu đáng giá, đóng góp cho kho tàng khoa học tự nhiên của lịch sử nhân loại. Toán học Hy Lạp với Thalès (thế kỷ VI TCN), Pythagore (Pythagore; 580-500 TCN), Euclide, Archimède (285-212 TCN)… đã vượt qua cách tính nhân, chia, cộng, trừ sơ cấp, vươn tới sự khái quát thành những định lý, tiên đề, nguyên lý vẫn được sử dụng trong toán học hiện đại: định lý Pythagore, định lý Thalès, định luật Archimède, tiên đề Euclide… Các nhà toán học Hy Lạp cổ đại đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Họ đã tính được độ dài của chu vi Trái đất (39.700km), đường kính, diện tích và chu vi các hình với việc tìm ra giá trị của số đo π = 3,1324.

Thalès (thế kỷ VI TCN), nhà toán học, thiên văn học và triết học Hy Lạp, quê ở Millè. Người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ phương pháp đo và tính bóng của nó trên mặt đất. Thalès cũng là nhà thiên văn học đầu tiên tính toán và dự báo chính xác ngày xảy ra nhật thực ở Millè – ngày 28-5-585 TCN.

Pythagore (580-500 TCN), nhà toán học nổi tiếng, quê ở đảo Xamôt (thuộc biển Égée) người theo chủ trương xây dựng nền chính trị bảo thủ nên đã bỏ Xamôt sang sống nam Hy Lạp, đã từng mở trường dạy học. Pythagore (và những học trò của ông) đã có công tổng kết những tri thức về số học, thiết lập nhiều công thức, định lý toán học trong đó có định lý Pythagore “Tổng bình phương của hai cánh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác”. Pythngore còn là nhà thiên văn học tiến bộ thừa nhận Trái đất hình cầu, chuyển động theo một quỹ đạo nhất định.

Archimède (285-212 TCN), nhà vật lý có tên tuổi nhất, người chế tạo ra những hệ thống máy móc đầu tiên ở Hy Lạp, quê ở Sicile (thành bang Xiracudơ), tác giả của định luật Archimède, người phát hiện ra sức đẩy của nước (bằng chính trọng lượng của vật ở trong nước), phát hiện ra nguyên lý của phép đòn bẩy. Khi Rôma tấn công Xiracudơ, Archimède đã phát minh ra nhiều vũ khí, máy móc để bảo vệ thành: kính hội tụ để sử dụng ánh nắng Mặt trời đốt cháy chiến thuyền Rôma; máy bơm nước sử dụng tay để hút nước cho các chiến thuyền Hy Lạp: Archimède cũng là người tìm ra giá trị của số π = 3,1324. Aarchimède bị quân Rôma giết chết ngay trong phòng thí nghiệm của ông ở Xiracudơ.

Euclide (nửa đầu thế kỷ III TCN), nhà toán học quê ở Alexandrie (Ai Cập) người có công tập hợp nhiều nhà toán học và nhiều công trình toán học về Alexandrie, người đầu tiên biên soạn sách giáo khoa hình học. Về thiên văn học.

Về thiên văn học, người Hy Lạp cũng có những thành tựu và đóng góp đáng kể với tên tuổi của các nhà thiên văn sáng giá: Thalès, Pythagore, Arixtac (khoảng thế kỷ III TCN), Eraxtôten (281-192 TCN), Hêcataut. Các nhà thiên văn Hy Lạp đã nghiên cứu và công bố những bản đồ thiên văn Babylone, dự đoán được ngày nguyệt thực, nhật thực (Thalès); thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định (Pythagore); đề ra học thuyết về hệ thống Mặt trời và thuyết Trái đất tự xoay quanh nó và xoay quanh Mặt trời (Arixtac, người đảo Xamôt)[35], tính được độ dài của chu vi quả đất với con số tương đối chính xác 39.700km (Eraxtôten, người ở Alexandrie); vẽ được bản đồ dầu tiên của thế giới[36] (Hêcataut); tính được một năm có 365 ngày và 5/19 của ngày (Mêtôn, thế kỷ V TCN).

Về y học, Hippocrate (460-377 TCN) được coi là “ông tổ của khoa học y dược”, là người đả phá mạnh mẽ những tư tưởng mê tín, dị đoan trong chữa bệnh, đề ra việc chữa bệnh bằng phương pháp khoa học và yêu cầu đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp đối với các thầy thuốc.

Hêrôphin (đầu thế kỷ III TCN) là người đầu tiên nêu ra luận điểm não là trung tâm hệ thần kinh, chỉ huy các hoạt động của con người. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra học thuyết về sự tuần hoàn của máu và phương pháp khám bệnh thông qua việc bắt mạch (nhanh, chậm) của bệnh nhân.

Héraclide – người xứ Tarentum – nổi tiếng trong giới phẫu thuật Hy Lạp. Tương truyền, khi mổ xẻ, Héraclide đã sử dụng thuốc mê để giảm sự đau đớn cho bệnh nhân.

d) Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa.

Tiếp thu và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Crète, Ai Cập, Babylone, người Hy Lạp (từ thế kỷ V TCN) đã tạo nên nền nghệ thuật hoàn mỹ, đậm tính hiện thực, tính dân tộc “đem lại cho chúng ta sự thỏa mãn về thẩm mỹ, được dùng làm tiêu chuẩn, mẫu mực mà chúng ta khó có thể vươn tới”[37].

Trong các thành bang Hy Lạp, đâu đâu cũng có những công trình kiến trúc đẹp đẽ, đồ sộ, nguy nga: nhà ở đền miếu, kịch trường, sân vận động…, thể hiện phong cách Hy Lạp. Đáng kể nhất là đền thờ thần Zeur (ở Ôlempi), đền thờ nữ thần Athéna (trên đảo Êgin), nhất là đền Parthénon (ở Athènes) được xây dựng dưới thời Périclès.

Parthénon được coi là kiệt tác của kiến trúc đền thờ cổ đại Hy Lạp. Đền thờ nữ thần Athéna – thần bảo hộ thành bang Athènes – do kiến trúc sư Ichtinos vẽ theo sự hướng dẫn của nhà điêu khắc thiên tài Phidias. Đền được khởi công xây dựng từ năm 447 TCN, cơ bản hoàn thành vào năm 432 hoặc 431 TCN, dài 70m, ngang 31m, cao 14m, nhìn từ xa, ngôi đền vừa trang nghiêm, vừa cân xứng, hài hòa, trang nhã. Toàn bộ ngôi đền bằng đá, được xây dựng trên một nền trụ đá, với 3 bậc, xung quanh có 46 cột tròn, trang trí theo phong cách Đôrien (hay Đôrich). Trên các tường, có những phù điêu lấy từ đề tài các truyện thần thoại hay diễn tả cảnh sinh hoạt kinh tế, xã hội Athènes. Trong đền có tượng nữ thần Athéna, cao 12m bằng gỗ khảm vàng và ngà voi do Phidias thể hiện[38] (Xem thêm các mục ở dưới: Đền Athéna, đền Parthénon và quần thể Acropole..).

Nghệ thuật điêu khắc của người, Hy Lạp cổ đại cũng được xem là một mẫu mực hoàn mỹ của điêu khắc thế giới. Những tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của các nhà điêu khắc tài ba. Tượng Người ném đĩa của Mirông, tượng Thần Hermès và Thần Vệ Nữ của Praxiten, tượng Nikê ở Samôtơrat hay Nữ thần Chiến Thắngbằng đá cẩm thạch, đặt trên một bệ đá (cũng bằng đá cẩm thạch) với đôi cánh thần lộng lẫy. Các pho tượng Nữ thần Athéna của Phidias (nhất là pho tượng Athéna trong đền Parthénon), tượng Người chỉ huy chiến đấu (đặt ở Quảng trường Athènes), tượngThần Zeur khảm ngà voi và vàng đặt trong đền thờ thần Zeur tại Quảng trường Antix ở Ôlempia.

Về hội họa, người Hy Lạp cũng có những sáng tạo thành công với các bức vẽ trên vải, trên tường và trên các đồ gốm, sành, sử (kể cả gốm màu).

Pôlinhôt là tác giả của tranh khổng lồ Chiến dịch Marathon. Apôtôđo đã phát minh ra phép bối cảnh trong hội họa, chú ý đến khoảng cách xa, gần cần thiết của các nhân vật và cảnh vật trong tranh. Tiếc rằng cho tới nay không còn lưu giữ được các tác phẩm vô giá của Pôlinhôt và Apôtôđo[39]

* Đền Athéna và quần thể kiến trúc Acropole.

Akropolis_by_Leo_von_Klenze.jpg

Nữ thần Athéna, một vị thần nổi tiếng trong các truyền thuyết cổ Hy Lạp, là người bảo vệ kinh đô nước Hy Lạp xưa (nay là thành phố Athènes, Thủ đô Hy Lạp). Người dân Hy Lạp đã xây dựng một quần thể kiến trúc tuyệt vời để thờ phụng nữ thần Athéna trên một ngọn đồi là Acropole. Quần thể kiến trúc Acropole gồm có đền Parthénon, đền Erechtheion, cổng Propylées, đền Nikê và tượng nữ thần Athéna. Các nghệ sĩ Hy Lạp đã dành tất cả tâm huyết tôn thờ nữ thần Athéna bằng những kiệt tác kiến trúc và điêu khắc. Đền Parthénon được liệt vào danh sách bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Tác giả phần kiến trúc là các kiến trúc sư Ichtinos và Callicrates đã thiết kế và chỉ đạo xây dựng ngôi đền từ năm 447 đến năm 438 TCN. Phần điêu khắc được nghệ sĩ bậc thầy Phidias hoàn thành vào khoảng năm 431 TCN. Ngôi đền được làm bằng đá cẩm thạch theo hệ thống kiểu cột Dorich (Dorien) mạnh mẽ và trang nghiêm, có tỷ lệ đẹp đẽ nhất[40], đã trở thành chuẩn mục của kiến trúc cổ điển phương Tây. Đền Erechtheion cũng là một kiệt tác của kiến trúc Hy Lạp, nhưng theo hệ thống cột Iônic, tác giả là kiến trúc sư Phiôclex đã đưa ra một dạng cột độc đáo là cột hình thiếu nữ được gọi là Cariatit. Tượng sáu cô gái đẹp duyên dáng với những nếp áo mềm mại đứng thay vị trí các cột đá làm nhiệm vụ đỡ các đầm mái. Dạng cột Cariatit từ đây được phổ biến trong kiến trúc cổ điển phương Tây.

* Đền Parthénon trên đồi Acropơle ở Athènes, Hy Lạp.

Acropole là tên gọi của những quần thể công trình đền đài, tường thành, xây dựng trên những khu đồi cao, dùng vào mục đích lễ nghi hay tôn giáo. Khi ta dùng chữ Acropole với chữ A viết hoa ở đầu, điều đó có nghĩa là Acropole ở Athènes, cao 70m so với khu vực xung quanh, có kích thước 300m x 130m, được xây dựng vào thế kỷ V TCN.

Trên đồi Acropole ở Athènes, Parthénon là ngôi đền đẹp nhất Hy Lạp lúc bấy giờ, được thiết kế và chỉ đạo thi công bởi hai kiến trúc sư kiệt xuất thời Cổ đại là Ichtinos và Callicrates, xây dựng trong khoảng những năm 447-438 TCN. Phần điêu khắc do Phidias làm đến năm 431 TCN mới hoàn thành.

Đền Parthénon trên mặt bằng được chia làm ba phần rõ rệt. Pronaos (tiền sảnh), Naos (gian thờ, có chỗ để tượng nữ thần Athéna phần cuối), và Opictodom (phòng để châu báu).

Ngôi đền có hành lang cột bao quanh, hai mặt chính có 8 cột, hai mặt khác có 17 cột, dùng thức cột Dorich, và vì do chú ý đến sự tương quan đến kích thước con người, cho nên trông dáng vẻ rất sáng sủa, cao sang, nhẹ nhàng và gần gũi.

Công trình dùng loại đá cẩm thạch trắng, có bề mặt bình thường lạnh và dịu, những khi tiếp xúc với ánh nắng hay hơi ẩm thì bề mặt trở nên sáng hơn và ẩm hơn các phần trên của mái (bộ phận sơn tường hình tam giác với các chi tiết trang trí lại được dùng màu sắc mạnh mẽ để bộc lộ vẻ hào hoa, rực rỡ. Narthéno có kích thước 30m x 70m. Ngoài những giá trị về kiến trúc, về điêu khắc cũng rất có giá trị.

* Lăng mộ ở Halicarnasse.

29d0d7c7984811567f58b83d5af17a5b.jpg

Sau thời đại xây dựng Parthénon, Hy Lạp chuyển từ giai đoạn cổ điển thịnh kỳ sang cổ điển hậu kỳ.

Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thời kỳ này là lăng mộ nhà vua Mausole (Môđôlơ) ở Halicarnasse Thành phố Halicarnasse là thủ phủ của Vương quốc Carie, nằm trên phần đất Tây Á, ngay sát biển Égée. Tòa lăng ở Halicarnasse có niên đại xây dựng vào khoảng năm 350 TCN, là ngôi mộ lớn nhất và công phu nhất thời bấy giờ, do Hoàng hậu Artémise xây dựng cho chồng là vua Mausole. Lăng mộ Halicarnasse là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, nhưng cũng là dấu ấn cuối cùng đánh dấu sự tan rã của chế độ nô lệ của Hy Lạp cổ đại. Đó cũng là cố gắng cuối cùng của một triều vua, vì thế giới Hy Lạp cổ đại vốn không ưa chuộng loại lăng mộ lớn. Kiến trúc công trình lăng mộ ở Halicarnasse co hình khối lớn và bố cục nghiêm chỉnh. Có thể giải thích sự đồ sộ của nó bằng việc thời đại Hy Lạp hậu kỳ, nghệ thuật chịu ảnh hưởng lớn của nghệ thuật phương Đông.

Công trình chia làm ba phần. Tầng đế lớn nhất ở bên dưới là tầng để thi hài, được xây dựng bằng đá với phần tiếp đất được nới rộng ra theo kiểu tam cấp. Ở tầng hai, bên trong có phòng tế lễ, bên ngoài có hàng cột thức bao quanh, vì vậy hình thức kiến trúc của tầng này có phần nhẹ nhàng, tương phản với khối đặc bên dưới do việc những không gian hở được tạo thành tới hàng cột thức, cùng với việc đặt các bức tượng giữa các cột, và những thành phần này đổ bóng xuống mặt tường phía sau. Chính vì vậy, ở đây, các hình thức kiến trúc và điêu khắc rất linh hoạt, mang sắc thái rất uyển chuyển. Phần thứ ba trên cùng là một khối mái cổ, hình giống như một Kim tự tháp, giật cấp nhỏ dần lên trên và lên đến đỉnh thì kết thúc bằng một cụm tượng Mausole.

Trong kiến trúc, lăng mộ ở Halicarnasse thuộc loại mộ đền (Hêrêông). Tác giả công trình kiến trúc này là kiến trúc sư Pithéos (Pitêôx), một nhà kiến trúc cổ đại nổi tiếng, trong khi đó điêu khắc của tòa lăng do bốn nhà điêu khắc tài năng nhất đương thời đứng đầu là Scopas và Leochares đảm nhiệm.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời gian và chiến tranh, vì động đất vì cướp bóc, vì căm ghét nhau giữa các giòng tôn giáo nên lăng mộ Halicarnasse bị mai một dần. Đến thế kỷ XVI, người Thỗ Nhĩ Kỳ đã làm cho lăng mộ ở Halicarnasse trở thành bình địa. Sau này, qua gần một thế kỷ rưỡi khai quật và thu lượm, căn cứ vào một số chi tiết còn thu lượm được, người ta đã cố gắng tạo dựng lại hình ảnh của tòa lăng lúc ban đầu. Đề án phục chế của Kiêcson làm từ năm 1923-1928, có lẽ là đề án phục chế chân thực nhất. Dầu sao thì hình thức của lăng mộ Halicarnasse đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định một hình mẫu cơ bản cho các tòa lăng của các danh nhân sau này, kể cả các lăng mộ danh nhân của thế kỷ XX.

Lăng mộ của Mausole lúc đầu là một tên riêng, sau đó dần dần thoát ra khỏi trường hợp bó hẹp đó để trở thành tên chung dùng để gọi những ngôi mộ có quy mô lớn được xây dựng cho những danh nhân. Chữ “lăng” trong nhiều thứ tiếng Mosole, Mausolée, Mauzoleum, Mavzalei có xuất xứ ban đầu của nó từ ngôi mộ của vua Mausole ở miền Carie nằm trên bờ Địa Trung Hải này.

đ) Triết học cổ Hy Lạp.

Hy Lạp là quê hương của nền triết học phương Tây, được hình thành trên cơ sở của nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm hữu nô lệ đạt tới mức cao và trên nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên, ít bị chi phối bởi tôn giáo. Ngay từ xa xưa, người Hy Lạp đã sản sinh ra những tư tưởng triết học với các hình thái, xu hướng khác nhau, phản ánh những quan điểm của các giai cấp – với các khuynh hướng kinh tế và chính trị – khác nhau trong xã hội chiếm hữu nô lệ Hy Lạp, đồng thời cũng phản ánh cuộc xung đột gay gắt, quyết liệt giữa các giai tầng này.

Triết học Hy Lạp cổ điển có nhiều trường phái[41], tập trung trong hai phái đối lập nhau: phái duy tâm và phái duy vật.

Đại biểu xuất sắc nhất của trường phái triết học duy vật ở Hy Lạp là các nhà triết học nổi danh: Thalès (640 – 548 TCN), Anaximăng (611-545 TCN), Anaximen (585-525 TCN), Hêraclit (540-48 TCN), Anasagoras (Anaxago; 500-428 TCN), Empedocles (Ampêđôc; 490-430 TCN), Démocrite (Đêmôcrit; 460-370 TCN), Epicure (Êpiquya; 341-270 TCN).

Nét nổi bật của triết học duy vật là các nhà triết học đều cho rằng thế giới là do vật chất tạo thành, có vận động và có biến đổi, tuy rằng quan niệm vật chất tạo thành thế giới của mỗi nhà triết học có khác nhau. Thalès cho rằng nước là các bản chất của vạn vật, nước luôn thay đổi hình thái và vì thế chính nước đã sản sinh ra các vật thể khác nhau.

Anaximăng lại cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực, vô cùng rối ren và phức tạp, luôn chia thành những mặt đối lập nhau như khô và ướt, nóng và lạnh, chính các mặt đối lập này lại kết hợp với nhau và tạo ra vạn vật.

Ngược lại với Thalès Anaximen lại cho rằng nguồn gốc của vạn vật bắt đầu từ không khí, nhờ không khí và sự chuyển động của nó, vạn vật trong Vũ trụ được tạo ra và sau đó lại quay về dạng không khí.

Hêraclit cho rằng lửa là bản chất của vạn vật, đặc biệt Hêraclit đã nêu ra những tư tưởng duy vật biện chứng, nhấn mạnh đến tính chất vận động của vật chất thông qua sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập, mọi sự vật đều vận động, mọi sự vật đều biến đổi “Người ta không bao giờ có thể tắm hai lần trong một dòng sông”.

Với Empedocles thì vạn vật được sinh ra không phải do đơn tố, mà do cả bốn yếu tố vật chất cấu tạo thành, đó là: đất, lửa, không khí và nước.

Phát triển những tư tưởng của các nhà triết học trước đó, Anasngoras cho rằng vạn vật trong vũ trụ là do vô số các nguyên tố tạo nên, các nguyên tố trong quá trình phát triển chia thành nhiều nguyên tố mới, kết hợp với nhau tạo nên vật chất theo quy luật của Vũ trụ mà Anasagoras gọi là “lý tính Vũ trụ”?

Démocrite[42] sau đó là Epicure, phát triển học thuyết của Empedocles, Anasagoras, cho rằng nguyên tử – đơn vị vật chất nhỏ nhất không thể bị phân chia nữa – với các kích thước (to, nhỏ) và trọng lượng khác nhau là nguyên tố đầu tiên và cuối cùng tạo nên vạn vật.

Nhìn chung, do hạn chế của thời đại (trình độ phát triển kinh tế, cũng như trình độ khoa học – kỹ thuật), các nhà triết học duy vật của Hy Lạp cổ đại chưa thể giải thích tự nhiên một cách chính xác và không giải thích được mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Những tư tưởng duy vật còn mang nặng tính thô sơ máy móc. Tuy nhiên, các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã đặt cơ sở cho sự phát triển của triết học duy vật biện chứng sau này.

Những đại biểu xuất sắc của trường phái triết học duy tâm ở Hy Lạp là: Protagorate (Prôtagôrat; 481- 411 TCN), Goocgiat (483-375 TCN), Socrate (469-399 TCN), nhất là Platon (427-347 TCN) và Aristoles (384-322 TCN).

Về mặt nhận thức, các nhà triết học duy tâm đều cho rằng không có chân lý khách quan, chỉ có nhận thức chủ quan tương đối. Chỉ có các thần thánh mới có thể nắm được nhận thức tuyệt đối và chân thực. Chính bản thân Socrate đã sử dụng thái dộ hoài nghi đe xem xét các hiện tượng, sự vật và cũng để xem xét các vấn đề chính trị, xã hội ở Athènes.

Là học trò của Socrate, Platon đã tiếp thu, phát triển học thuyết duy tâm của các bậc tiền bối và trở thành nhà triết học duy tâm lớn nhất của Hy Lạp. Platon cho rằng trong Vũ trụ chỉ có những “ý niệm” mới là chân lý và thực sự tồn tại “ý niệm” đó là cố định, bất biến, siêu thời gian và không gian, có tính chất vĩnh hằng, toàn bộ thế giới thực tại chỉ là sự phản ánh nghèo nàn của “ý niệm”? Platon luôn lên án những nhà cải cách dân chủ ở Athènes, gọi Ephiantet là “kẻ đã mê hoặc quần chúng bằng những quyền tự do dân chủ quá trớn”, ông kêu gọi xóa bỏ chế độ dân chủ ở Athènes và nêu ra một thiết chế xã hội lý tưởng, trong tác phẩm Nước lý tưởng, Platon đưa ra một Nhà nước do ba tầng lớp người hợp thành với những quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau. Tầng lớp nắm chính quyền là các vương công, quý tộc và các nhà hiền triết, bao gồm những người thông minh, chính trực, có đạo đức và học vấn, Tầng lớp thứ hai là các võ sĩ có nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, giữ gìn trật tự trị an, đàn áp các sự chống phá, Tầng lớp thứ ba là những người bình dân: nông dân, thợ thủ công, những thương nhân phải cần cù lao động cung cấp mọi vật phẩm cần thiết để nuôi sống xã hội.

Aristote là học trò của Platon, là người Macédoine, nhưng sinh sống ở Athènes. Aristote chịu ảnh hưởng của cả triết học Démocrite và triết học Platon. Ông cho rằng không có ý niệm ở ngoài vật chất thực tại, nhưng ông lại cho rằng nguyên nhân để kích thích sự phát triển của sự vật lại bắt đầu từ cái gọi là “lý tính Vũ trụ”? Có thể nói, Aristote là người thuộc phái “nhị nguyên luận”. Trong lịch sử Hy Lạp, Aristote là người đã thiết lập nên môn lôgic học và môn sinh vật học.[43]

Trận Marathon (năm 490 TCN)

Battle_of_Marathon_Greek_Double_Envelopment.png

Mùa thu năm 490 TCN, tại vùng đồng bằng Marathon thuộc địa phận Hy Lạp cổ đại đã diễn ra trận đánh nổi tiếng giữa quân Athènes với quân Ba Tư, trong đó thắng lợi thuộc về người Athènes. Đây là trận đánh điển hình có ý nghĩa trọng yếu trong cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân Athènes thời cổ đại.

Vào những năm cuối thế kỷ V TCN, trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ phát triển, bằng các cuộc chinh phục mở rộng đất đai, Ba Tư đã trở thành một đế quốc hùng mạnh ở Tây Á. Với diện tích gần 2 triệu km2 lãnh thổ đế quốc Ba Tư phía Bắc giáp Hắc Hải, biển Caspienne, biển Aran; phía Nam giáp Hồng Hải, vịnh Pecxich, biển Ả Rập; phía Tây kéo dài đến sông Danube và bờ Địa Trung Hải, phía Đông giáp sông Ấn. Mặc dù là đế quốc rộng lớn như vậy, nhưng Ba Tư dưới triều đại Darius I vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng chinh phục, mở rộng lãnh thổ hơn nữa của mình.

Tám năm trước khi trận Marathon diễn ra, tiểu quốc Athènes thuộc Hy Lạp đã chi viện cuộc nổi dậy của nhân dân vùng Tiểu Á chống lại ách đô hộ của Ba Tư. Bằng sự chi viện đó, các bộ tộc gốc Hy Lạp vùng Tiểu Á đã đánh chiếm và thiêu hủy thành Sardes, một đô thị giàu có và sầm uất của đế quốc Ba Tư. Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, quân Ba Tư đã dẹp được cuộc nổi dậy oanh liệt đó. Việc Athènes, một tiểu quốc nhỏ bé ở phía Tây xa xôi, dám giúp đỡ các bộ tộc ở Tiểu Á chống lại Ba Tư đã làm cho Darius nổi giận, thực hiện ý định trả thù người Athènes và cũng là dịp may hiếm có để tiến hành cuộc chinh phục tiếp theo. Theo sử gia Hérodote, để thể hiện quyết tâm của mình, Darius đã sai đem cây cung ra và bắn một mũi tên lên trời mà nói rằng: “Xin Thượng đế cho con được tự tay trả thù người Athènes”. Darius còn cử một người hầu cận cứ đến mỗi bữa ăn lại phải nhắc nhở ông câu: “Ngài hãy nhớ đến người Athènes”.

Ngay sau đó, Darius tăng cường ổn định tình hình trong nước, xúc tiến việc củng cố quân đội, đóng thêm nhiều thuyền chiến, tích trữ lương thảo, chờ thời cơ thực hiện ý đồ của mình. Năm 492 TCN, Darius tiến hành cuộc viễn chinh lần thứ nhất, đánh chiếm eo biển Hellespont (Henlexpông) và xứ Thrace (Tơraxơ). Tuy nhiên, hạm đội của Darius đã bị quân Thrace tiêu diệt. Cuộc viễn chinh lần thứ nhất bị thất bại.

Hai năm sau, Darius lại điều động lực lượng, tiến hành cuộc viễn chinh lần thứ hai. Trong cuộc viễn chinh này, hạm đội Ba Tư có tới 600 chiến thuyền và 10 vạn quân dưới quyền chỉ huy của tướng Datis (Đatit) và Actapecmơ. Đoàn quân viễn chinh xuất phát từ đảo Xamôt, men theo bờ biển vùng Tiểu Á, chiếm các đảo Naxôt, Delos, Evơli. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt tại đảo Evơli của người Erêtria. Dân Erêtria với ý chí kiên cường, quyết không chịu khuất phục đã chiến đấu một cách dũng cảm. Nhưng chỉ sau một tuần, quân Ba Tư đã chiếm được đảo. Hầu hết dân ở đây bị bắt làm nô lệ, và hòn đảo nhỏ bé này trở thành căn cứ xuất phát của hạm đội Ba Tư sang phía Tây. Sau thắng lợi ở Evơli, hạm đội Ba Tư tiếp tục tiến vào biển Attique và sau đó đổ bộ lên Marathon. Cuộc đổ bộ thực chất chỉ nhằm kéo quân Athènes chia mỏng lực lượng, bỏ ngỏ thủ phủ Athènes, tạo điều kiện cho hạm đội Ba Tư men theo bờ biển vòng lên đánh chiếm.

Marathon cách đô thị cổ kính Athènes 42km, là một thung lũng bằng phẳng, có núi rừng bao quanh ba mặt: Bắc, Tây và Nam. Phía Đông Marathon là vùng đất đã chứng kiến bao sự kiện oai hùng của người Hy Lạp. Các lực sĩ Hy Lạp đã từng lấy Marathon làm nơi luyện tập và sau đó lập nhiều chiến công hiển hách. Marathon theo truyền thuyết cũng là mảnh đất của người anh hùng Thơ Zơt mà và các chiến công của ông đã làm cho kẻ thù của Hy Lạp khiếp sợ. Cũng tại mảnh đất này, nhân dân Athènes đã trục xuất tên bạo chúa Hippias ra khỏi đất nước của mình.

Mùa thu, đồng bằng Marathon khá ẩm ướt. Quân Ba Tư sau khi đổ bộ đã tiên hành dựng lều trại trên bãi biển với ý định nghi binh, làm cho người Athènes tưởng rằng họ sẽ tác chiến tại đây.

Được tin quân Ba Tư đổ bộ, sau khi để lại một lực lượng bảo vệ, các thống lĩnh Athènes nhanh chóng điều hơn một vạn quân đến Marathon. Trên ngọn đồi Côtrôni nhìn xuống thung lũng Marathon từ phía xa, trên bãi biển quân Ba Tư đang kéo thuyền lên bờ và đóng trại, một cuộc họp quan trọng của Hội đồng tướng lĩnh Athènes được triệu tập: Đây là cuộc họp có ý nghĩa quyết định vận mệnh của thành bang Athènes trước sự xâm lược của người Ba Tư. Hội đồng tướng lĩnh bao gồm 10 đại biểu đại diện cho các địa phương tạo thành xứ Athènes và một vị thẩm phán cao cấp của đô thị là Callimachus, người chủ trì cuộc chiến tranh. Cuộc họp diễn ra trong không khí căng thẳng, nhưng tất cả 11 người đều thể hiện quyết tâm chiến đấu một mất một còn đối với quân xâm lược. Một vấn đề nan giải đặt ra được tranh luận trong cuộc họp là tiến hành giao chiến như thế nào và ở đâu? Nên giao chiến với quân Ba Tư ngay trên cánh đồng hay lùi về giữ các ngọn đồi, nơi có địa thế cao, nhằm ngăn chặn quân Ba Tư và chờ đợi quân Sparte đến tiếp ứng như họ đã hứa rồi mới định liệu. Đó là “bài toán” hóc búa mà các tướng lĩnh Athènes phải giải đáp.

Cuộc tranh luận kéo dài và cuối cùng, trong 10 vị thủ lĩnh đại diện cho các địa phương thì 5 người muốn giao chiến ngay ở Marathon, còn 5 người khác không đồng ý. Những người không muốn giao chiến ở Marathon cho rằng lực lượng ở đây quá ít, mà quân Ba Tư thì đông gấp bội, lại có kỵ binh mạnh, nếu quyết chiến ở đây, quân Athènes khó có thể bảo toàn được lực lượng, và thất bại là điều khó tránh khỏi. Đối với những người quyết tâm giao chiến ở Marathon, trong đó có Miltiades, một vị tướng mưu lược, tài ba của xứ Athènes thì cho rằng quân Ba Tư dù đông, nhưng nếu giao chiến tại đây lại bộc lộ nhiều điểm yếu. Kỵ binh Ba Tư với tài phi ngựa và bắn cung, là lực lượng chủ yếu của quân Ba Tư chỉ quen đánh phân tán, nếu đánh tập trung, sức chiến đấu sẽ bị hạn chế. Vả lại giờ đây, các tướng lĩnh Athènes đã nhìn thấy phần lớn lực lượng kỵ binh này đang xuống thuyền tiến về Athènes bằng đường biển. Số kỵ binh còn lại của quân Ba Tư sẽ khó cơ động trên cánh đồng chật hẹp và lầy lội. Đối với bộ binh Ba Tư cũng có những điểm yếu chí tử. Họ là đội quân hỗn hợp của nhiều dân tộc bị chinh phục, chiến đấu không có mục đích, không được huấn luyện một cách kỹ càng và đặc biệt chỉ được trang bị vũ khí ngắn và cung tên là chủ yếu. Trong khi đó quân Athènes, mặc dù lực lượng ít hơn, nhưng họ được huấn luyện kỹ, được trang bị kích và giáo dài hơn, có kỷ luật và tinh thần chiến đấu cao của các hiệp sĩ…

Cuộc họp kéo dài mà chưa đi đến kết luận. Tuy nhiên, trong Hội đồng tướng lĩnh, người chủ trì chính chiến tranh – ông Callimachus – vẫn chưa phát biểu và bỏ phiếu. Ý kiến và lá phiếu của ông sẽ là quyết định cuối cùng. Để giúp ông có quyết định hoàn toàn đúng đắn, Miltiades, vị tướng mưu lược tài ba đã được nhắc đến, người bạn tâm huyết của Callimachus, đã nói. “Callimachus, bây giờ là tùy thuộc ở bạn muốn đưa Athènes vào vòng nô lệ, hoặc là bảo đảm nền tự do của thành bang này, và giành lấy cho bạn một vinh quang bất diệt còn hơn vinh dự mà Hamodius và Aristotle đã có. Bởi vì từ khi người Athènes hợp lại thành một dân tộc, chưa bao giờ họ lâm vào một cơn nguy hiểm như lúc này. Nếu họ quỳ gối trước mặt quân Médie[44], họ sẽ bị giao cho Hippias và bạn cũng biết khi đó họ sẽ đau khổ biết chừng nào. Nhưng nếu Athènes chiến thắng trong cuộc thử sức này, nó có thể từ chiến thắng đó trở thành đô thị số một của Hy Lạp. Lá phiếu của bạn là quyết định chúng ta có chấp nhận giao tranh hay không”… Ngừng giây lát, Miltiades nói tiếp: “Nếu bây giờ chúng ta không giao chiến, một vài phần tử âm mưu sẽ chia rẽ dân Athènes, và đô thị này sẽ rơi vào tay Médie. Nhưng nếu chúng ta chiến đấu trước khi có chuyện gì bắt đầu xảy ra tại Athènes, thì tôi tin rằng chúng ta có thể chiếm phần tốt đẹp nhất trong cuộc giao tranh…”. Trước lý lẽ chân thực và đầy sức thuyết phục của Miltiades, Callimachus đã bỏ phiếu đứng về phía những người quyết tâm giao chiến với quân Ba Tư ngay tại Marathon. Đó cũng là quyết định đúng đắn nhất của Hội đồng tướng lĩnh Athènes trước vận mệnh mất còn của đất nước. Và Marathon, mảnh đất thiêng của người Hy Lạp lại một lần nữa sắp chứng kiến một sự kiện có ý nghĩ lớn lao của người dân Athènes.

Từ quyết định đúng đắn đó, Callimachus ra lệnh cho quân Athènes chuẩn bị giao chiến xuất phát từ đặc điểm địa hình cánh đồng Marathon, hai bên đều là đầm lầy, mùa thu vào thời điểm trận đánh lại bị ngập nước, Callimachus và Miltiadés đã thay đổi cách bố trí đội hình Phalănggiơ thông thường. Với 11.000 bộ binh, thay vì tổ chức thành một khối dày đặc, Callimachus đã kéo dài đội hình với chính diện hơn 1km bằng chiều rộng cánh đồng, sát các khu vực đầm lầy. Bên cạnh đó, hai đầu đội hình được tăng cường lực lượng, giữ nguyên tám hàng xung trận, quân Athènes ở chính diện, và hai đầu, kích hàng ngang tiến nhanh về phía quân Ba Tư.

Trước quyết tâm giao chiến của quân Athènes, lực lượng nghi binh còn lại của quân Ba Tư với khoảng 10.000 bộ binh và 10.000 kỵ binh cũng dàn đội hình theo kiểu Phalănggiơ với chính giữa là bộ binh và hai bên sườn là kỵ binh. Sau đó các tướng lĩnh Ba Tư cũng thúc quân tiến lên công kích. Thế là cả hai đội quân với hàng vạn chiến binh, hừng hực khí thế, lao vào nhau quyết một phen tử chiến.

Do số lượng bộ binh đông và dày đặc lúc đầu quân Ba Tư đã đẩy lùi được chính diện quân Athènes, buộc phía Athènes phải chống cự một cách quyết liệt, nhưng rốt cuộc cánh giữa vẫn bị chọc thủng và bị dồn qua cánh đồng về nơi xuất phát. Song ở hai đầu đội hình quân Athènes, bộ binh nặng đã ngăn chặn đẩy lùi được kỵ binh Ba Tư. Cuộc chiến đấu diễn ra giằng co và quyết liệt. Các chiến binh hai bên quấn lấy nhau, đâm chém không dứt, hò reo làm vang động cả một vùng. Đội hình tiến công của quân Ba Tư dần rơi vào thế bất lợi. Quá trình tiến lên, mặc dù đã đẩy được quân Athènes ở chính diện về phía sau, nhưng lại lọt vào giữa đội hình đối phương trên một khu vực chật hẹp, hàng vạn quân Ba Tư hầu như bị bao vây từ ba mặt, không phát huy được sức mạnh của kỵ binh. Chính lúc đó, tiếng kèn hiệu lệnh từ phía quân Athènes vang lên, quân Athènes từ cánh phải và cánh trái đội hình tiến công mãnh liệt vào hai bên sườn đối phương, tạo thành hai gọng kìm khép chặt quân Ba Tư. Cùng lúc cánh giữa quân Athènes cũng nhanh chóng tập hợp, ổn định đội hình quay lại tiến công. Đội hình quân Ba Tư chững lại, lâm vào tình trạng bị bao vây hoàn toàn, bị chia cắt và rối loạn. Tuy nhiên, quân Ba Tư vẫn chiến đấu, người trước ngã, người sau tiến lên. Hàng loạt mũi tên dày đặc từ phía quân Ba Tư vẫn tiếp tục bay qua đầu tiền quân, cản phá bước tiến của quân Athènes. Nhưng tất cả mọi cố gắng của quân Ba Tư đều không hiệu quả, hàng ngũ của họ vẫn tiếp tục bị rối loạn và thương vong không kể xiết. Những ngọn kích dài vẫn tiếp tục quật ngã các chiến binh Ba Tư có vũ khí ngắn hơn.

Cuối cùng quân Ba Tư buộc phải quay đầu tháo chạy về phía bở biển, nơi các chiến thuyền đang được hạ thủy. Một bộ phận quân Athènes tiếp tục truy kích quân Ba Tư đến sát mép biển. Quân Ba Tư vừa đẩy thuyền vừa chiến đấu một cách tuyệt vọng. Song, quân Athènes cũng bị thương vong một số, và đó là thương vong chủ yếu của họ trong trận đánh. Cũng tại đây, Callimachus, người chủ trì chính cuộc chiến, một trong những người chỉ huy dũng cảm của quân Athènes, đã ngã xuống. Dòng máu của ông và của các chiến binh Athènes đã thấm đỏ bờ cát, mảnh đất thiêng liêng của người Hy Lạp.

Nhưng chiến thuyền còn lại của Ba Tư lúc đó đã chạy thoát ra biển khơi. Quân Athènes kết thúc thắng lợi trận quyết chiến, thu 7 chiến thuyền và nhiều vũ khí của quân Ba Tư vứt lại khi tháo chạy. Số lượng quân Athènes tử trận theo ước tính chỉ gần 200 người, trong khi đó quân Ba Tư để lại trên chiến trường khoảng 6.400 xác chết.

Sau chiến thắng, Miltiades đã cử Aritxtidơ và bộ lạc của ông ở lại Marathon thu dọn chiến trường. Còn bản thân ông cùng với đoàn quân chiến thắng vượt nhanh qua vùng đồi núi trập trùng trở về bảo vệ thủ phủ Athènes. Quân Sparte, theo lời hứa cũng đã hành quân đến Marathon trợ giúp song họ chỉ còn may mắn được nhìn thấy những xác chết ngổn ngang của quân Ba Tư nơi chiến địa. Chiến thắng của người Athènes ở Marathon mới chỉ là bước đầu trong toàn bộ cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư. Mười năm sau đó, con của Darius trở thành Hoàng đế Ba Tư lại tiếp tục tiến hành cuộc viễn chinh thứ ba tới Hy Lạp. Các trận đánh ác liệt lại diễn ra, quân Ba Tư tiến sâu vào đất Hy Lạp, nhiều thành phố, nhà cửa bị thiêu hủy. Hai năm sau, các thành bang Hy Lạp mới đánh bại được cuộc xâm lược của người Ba Tư, chấm dứt vĩnh viễn giấc mộng chinh phục của họ.

Tuy vậy, chiến thắng Marathon vẫn là chiến thắng mở đầu của người Hy Lạp, nó chứng tỏ sức mạnh của quân Ba Tư không phải là vô địch. Sức chiến đấu của người Athènes sau đó đã được khích lệ bằng tinh thần của Marathon. Bởi vì, tại Marathon, mặc dù quân Athènes ít hơn nhiều lần, nhưng với tinh thần quả cảm, tài thao lược của các tướng lĩnh, họ đã đánh thắng quân đội của một đế quốc hùng mạnh lúc bấy giờ. Tài thao lược của các tướng lĩnh Athènes thể hiện ở chỗ, họ đã biết triệt để lợi dụng địa hình, biết chọn đúng thời cơ giao chiến khi quân Ba Tư vừa mới đổ bộ và sau đó phần lớn đã xuống thuyền, giong buồm tiến về quân Athènes bằng đường biển, Cách bố trí đội hình dàn mỏng ở giữa và tập trung binh lực ở hai đầu là cách bố trí hết sức táo bạo, đã tạo nên thế trận hiểm hóc của người Athènes. Từ việc bố trí đội hình như vậy, các tướng lĩnh Athènes đã hạn chế được sức mạnh của kỵ binh Ba Tư, buộc lực lượng này phải chiến đấu trong một khu vực chật hẹp, không phát huy được sở trường đánh vu hồi bằng sức mạnh kỵ binh. Kỵ binh Ba Tư đã không thể cơ động do bị ngăn cản bởi vùng đầm lầy ngập nước ở hai bên cánh đồng Marathon. Có thể nói, việc bố trí đội hình đó đã tạo điều kiện cho quân Athènes đột kích chính vào bên sườn đội hình quân Ba Tư và cuối cùng giành chiến thắng.

Trận Marathon đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật quân sự của người Hy Lạp, trong đó Callimachus và Miltiades, những người con ưu tú của Hy Lạp, đã đóng góp một phần lớn lao vào chiến thắng vĩ đại đó.

Hơn hai mươi thế kỷ đã trôi qua, nhưng tinh thần Marathon vẫn ngời sáng Hình ảnh người chiến binh được giao nhiệm vụ báo tin thắng trận ở Marathon chạy về thành Athènes, đã vượt qua 42km đường rừng nói và gục ngã sau khi nói lời cuối cùng, vẫn in đậm trong tâm trí của biết bao thế hệ người Hy Lạp. Hình ảnh đó cũng tiêu biểu cho tinh thần Marathon mà ngày nay được ghi nhận trong các hoạt động thể thao quốc tế với môn chạy Marathon đường dài. Marathon mãi mãi là một trong những trận đánh tiêu biểu nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới.

Trận Salamime (năm 480 TCN)

Salamis.jpg

Salamine (Xalamin) là tên một hòn đảo ở Hy Lạp. Tại đây, đã diễn ra một trận thủy chiến lớn mà lần đầu tiên được sử sách ghi chép lại.

Thời đó, vua Darius (Đariut) nước Ba Tư, sai con là Hoàng tử Xercès (Xecxet) mang quân đi thôn tính Hy Lạp. Năm 490 TCN, trận chiến đầu tiên diễn ra ở Marathon, và quân Ba Tư bị thua, rút chạy về nước, sửa soạn trận phục thù trong mười năm. Đến năm 480 TCN, Xercès đưa đại quân tiến đánh Hy Lạp. Nước Hy Lạp lúc đó do Thémistocle (Têmixtôclơ) đứng đầu. Ông này từng có chủ trương trong nước phải có một đoàn chiến thuyền mạnh mới có thể mở mang thanh thế và đối phó với ngoại bang. Do vậy, ông ta đã thực hiện kế hoạch thành lập và rèn luyện một lực lượng thủy quân hùng hậu.

Mùa xuân năm 480 TCN, quân Ba Tư tiến vào Địa Trung Hải và tấn công Hy Lạp. Mục đích ban đầu là đánh chiếm Thủ đô Athènes. Người đứng đầu Nhà nước Hy Lạp lệnh cho tất cả các thành phố cảng vùng biển phải dựng các chướng ngại vật dọc theo bờ biển để ngăn quân đối phương đổ bộ và rồi ông cho tập trung tất cả quân đội và chiến thuyền tại eo biển Salamine.

Đoàn chiến thuyền của Ba Tư gồm 1.200 chiếc chạy dọc theo bờ biển Thessalie (Texali) tiến xuống quần đảo ở phía Bắc mỏm Eubée (Ơbê), nơi có mặt những chiến thuyền tiên phong của Hy Lạp… Xercès cho dàn thuyền chiến thành 8 hàng trong đêm tối nhưng khi bố trí xong thì vừa ăn sáng và bỗng có cơn giông ập tới đã phá tan đội ngũ thuyền chiến Ba Tư, đánh giạt hàng trăm chiếc vào bờ và bị chìm một số. Khi tập hợp lại được, chỉ còn không đầy 800 chiếc. Xercès liền cắt cử Nữ hoàng xứ Halicarnasse (Halicacnat) đồng thời là nữ tướng Artémise (Actêmidơ) chỉ huy 5 chiến thuyền bất ngờ tấn công vào phía Hy Lạp. Hạm đội Hy Lạp bị thua to khi trời gần sáng. Artémise bắt được một viên chỉ huy Hy Lạp, sai đem buộc vào mũi thuyền, cắt cổ cho máu chảy xuống biển để tạ ơn thần biển. Tiếp đó, thừa thắng xông lên, Ba Tư liền kéo đại quân xuống phía Đông mỏm Eubée.

Trong khi đó, quân Hy Lạp nung nấu ý chí phục thù, rồi nhân một đêm tối trời, họ phản công lại quân Ba Tư. Quân Ba Tư chủ quan khinh địch, không kịp trở tay, bị đắm trên ba chục chiếc thuyền, phải tháo chạy ra biển và liền bị bão giông nổi lên làm đắm nhiều chiếc khác. Sau ba ngày, trời yên, bể lặng, quân Ba Tư kéo trở lại mỏm Eubée. Nhưng họ lại bị thua và phải rút lui về cảng Sêpia. Trong lúc đó, Hy Lạp nhận được thêm viện binh, liền truy kích quân Ba Tư. Trận cuối cùng nổ ra ở Salamine, quân Hy Lạp đại thắng, thuyền chiến Ba Tư đắm gần hết, một số bị bắt làm tù binh. Hoàng tử Xercès hạ lệnh giết hết những người chỉ huy và thủy thủ bỏ chạy. Bên Hy Lạp cũng giết hết các tù binh, trong số đó có Đô đốc là Hoàng tử Ariabigne (Ariabinhơ) là em trai của Hoàng tử Xercès.

Trận thắng của Hy Lạp đã làm tan vỡ mộng tưởng chinh phục châu Âu của Ba Tư. Đây là trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử cổ đại và đã đưa Themistocle lên hàng danh tướng thế giới cổ đại.

Trận Leuctres (năm 371 TCN)

rSZfpWP.jpg

a) Tình hình chung.

– Hình thức: hội chiến vận động

– Không gian: khu vực cánh đồng Leuctres (Lơt), phía Đông Hy Lạp.

– Thời gian: năm 371 TCN.

– Lực lượng tham chiến:

+ Quân đội Sparte: 10.000 bộ binh, 1.000 kỵ binh (11.000).

+ Quân đội Thèbes (tức quân Athènes) 6.000 bộ binh, 1.000 kỵ binh (7.000).

– Kết quả: toàn bộ lực lượng quân Sparte bị tiêu diệt (gồm bị giết và bắt sống).

b) Diễn biến chính.

Vào thế kỷ IV TCN, chiến tranh vẫn liên tiếp nổ ra giữa các thành bang của đất nước Hy Lạp không thống nhất. Sau khi Athènes, một trong những thành bang mạnh nhất, đứng đầu đồng minh Delos đã bị Sparte, đứng đầu đồng minh Péloponèse đánh bại, chiến tranh lại tiếp diễn giữa Sparte và Thèbes. Trận Leuctres xảy ra năm 371 TCN nằm trong bối cảnh của cuộc chiến tranh này. Nó là một trong những cuộc chiến tranh thành bang cuối cùng trước khi toàn bộ đất Hy Lạp rơi vào ách thống trị của người Macédoine.

Leuctres là một cánh đồng nằm trong khu vực thành bang Thèbes, một xứ sở miền Đông Hy Lạp. Ở đây, quân đội hai bên Sparte và Thèbes đã dàn thành thế trận mặt đối mặt theo đội hình Phalănggiơ, một đội hình chiến đấu kinh điển thời bấy giờ. Tuy từ xa kéo đến, nhưng với lực lượng lớn hơn hẳn, (gấp rưỡi) và đang trên đà chiến thắng, quân Sparte có phần chủ quan. Tướng Clêômrôt chỉ huy quân đội Sparte quyết định dàn kỵ binh ở phía trước, còn bộ binh làm thành đội hình Phalănggiơ 12 hàng với những lực lượng thiện chiến nhất để bên cánh phải, tạo thành quả đấm mạnh đánh vào phía tả quân đối phương để mau chóng đảo lộn thế trận. Nhận rõ cách bố trí đội hình đó của quân Sparte, Êpaminôngđat, chỉ huy quân Thèbes, quyết định tập trung lực lượng của mình ở cánh trái, mà không làm theo cách thông thường là cũng tập trung ưu thế lực lượng bên cánh phải đội hình. Bằng cách đó đã tạo ra sự đối đầu giữa hai khối chủ lực mạnh ngay từ đầu. Hơn nữa, đây là một sự đối đầu với ưu thế lực lượng hơn hẳn nghiêng về phía quân Thèbes: tại cánh trái, Êpaminôngđat đã bố trí một đội hình Phalănggiơ dày đặc với 50 hàng ngang, còn bên cánh phải là 8 hàng ngang so với đội hình dàn đều 12 hàng của quân Sparte. Cách bố trí đó nói lên ý định tác chiến của quân Thèbes: tập trung tiêu diệt chủ lực quân Sparte bên cánh trái, đồng thời kiên cường trì hoãn bước tiến của quân Sparte bên cánh phải, để tạo ra thời cơ tiêu diệt nốt cánh này – đó là khi khối chủ lực sử dụng bị đập tan.

Trận đánh bắt đầu bằng cuộc giao chiến giữa hai đội kỵ binh, mà kết quả là quân Sparte bị đẩy lui. Tiếp theo, Cleômrôt tung bộ binh nặng nhằm cánh phải mỏng yếu của quân Thèbes mà đột phá. Quân Thèbes kiên cường chống cự, nhưng vì lực lượng kém hẳn đối phương, nên dần dần bị đẩy lui, tạo thành một tuyến nghiêng từ trái qua phải chếch dần về phía sau. Điều đó đã nằm trong dự kiến của Êpaminôngđat: miễn là giữ vững đội hình và lời kêu gọi toàn binh sĩ trước khi lâm trận của Êpaminôngđat: “Từng người gắng hết sức mình. Tổ quốc được cứu nguy”. Và quân Thèbes đã chiến đấu với một tinh thần ngoan cường chiến có, thu hút và làm nao núng một phần quan trọng lực lượng Sparte.

Trong khi đó, trên cánh trái, quân Êpaminôngđat đã giáng vào quân Sparte một sức mạnh như một quả búa tạ trên đe: khối bộ binh dày đặc, thiện chiến của ông lao vào chủ lực quân Sparte như một cơn lốc. Trước thế mạnh áp đảo, quân sĩ Sparte, mặc dù thiện chiến, đã không chống đỡ nổi, cuối cùng bị tan vỡ. Thừa thắng, Êpaminôngđat cho lực lượng này đánh ập vào bên sườn cánh trái quân Sparte, phối hợp với lực lượng chính diện phản công và một mũi kỵ binh vu hồi phía sau, tạo nên thế bao vây và công kích từ nhiều hướng, nên chỉ sau một hồi kịch chiến, quân Thèbes đã hoàn toàn làm chủ chiến trường.

c) Những phát triển của nghệ thuật quân sự.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Êpaminôngđat là nghệ thuật lập thế trận tài giỏi. Đó là thế ngăn, thế kìm và thế công phối hợp chặt chẽ với nhau, tạo nên trận tiêu diệt lớn. Điểm nổi bật nữa là vấn đề tập trung lực lượng ưu thế ở nơi quyết đánh để giáng đòn quyết định. Đó chính là điều sau này các nhà lý luận quân sự gọi là nguyên tắc tập trung lực lượng, mà Êpaminôngđat là người đầu tiên sáng tạo ra. F. Engels đã đánh giá rất cao tài nghệ chỉ huy của Êpaminôngđat. Người viết: “Êpaminôngđat là người đầu tiên phát hiện ra nguyên tắc chiến thuật vĩ đại, mà cho đến nay nó vẫn được vận dụng để giành thắng lợi trong hầu hết các trận quyết chiến, đó là: phân phối binh lực không đồng đều trên toàn chiến tuyến nhằm mục đích tập trung lực lượng cho đòn tiến công chủ yếu trên đoạn quyết định[45].

Ở đây, mặc dù lực lượng ít hơn hẳn địch, nhưng biết cách bố trí hợp lý, quân Thèbes vẫn tạo nên một sức kháng cự mạnh ở mọi điểm. Êpalninôngđat đã bố trí đội hình một cách sáng tạo, khác với cách bố trí bài bản thông thường của quân đội vào thời kỳ đó. Êpalninôngđat đã bố trí đội hình hàng ngang lùi về phía sau thành đội hình nghiêng để lừa địch và điều quân địch phân tán sang hướng đó, bị dàn mỏng, lúng túng và bị bất ngờ, mất quyền chủ động, cuối cùng bị quân Thèbes tập trung tiêu diệt.

Alexandre (336 – đại đế 323 TCN)[46]

alexanders-route-through-asia.jpg

Mới đây Macédoine đã tách ra khỏi Liên bang Nam Tư trở thành một nước cộng hòa độc lập và đã bầu Tổng thống. Cách đây hơn 23 thế kỷ, Vương quốc Macédoine gồm nước Cộng hòa Macédoine ngày nay, thêm một phần lãnh thổ của Bulgarie và một phần phía Bắc Hy Lạp. Trị vì vương quốc ấy trong 13 năm, từ năm 336 đến năm 323 TCN là một vị vua nổi tiếng vào bậc nhất trong lịch sử cổ Hy Lạp: Alexandre Đại đế (còn gọi là Alexandre III Đại đế).

Lúc còn nhỏ, Alexandre đã nổi tiếng là một cậu bé thông minh dĩnh ngộ. Có người đem đến bán cho vua cha là Philippe một con ngựa hay nhưng bất kham, nên không ai chế ngự được ấy thế mà sau đó nó phải một phép chịu theo sự điều khiển của cậu bé Alexandre chưa đầy 10 tuổi. Cậu có nhận xét: khi có người đến gần thì con ngựa lồng lên vì sợ cái bóng của người. Cậu bèn kéo con ngựa hướng mặt ngựa về phía Mặt trời, rồi bất thần nhảy lên lưng ngựa ra roi, con ngựa phi nước đại trước sự kinh ngạc của mọi người. Vua Philippe thốt lên: “Con ạ, vương quốc này quá nhỏ bé đối với con”.

Năm 343 TCN, vua Philippe II đã mời một trong những nhà hiền triết và bác học lớn nhất thời ấy là Aristole làm thầy học cho cậu bé Alexandre 13 tuổi. Aristote đã truyền thụ cho cậu học trò nhỏ của mình những kiến thức về khoa học, địa lý, lịch sử, triết học…, nhưng không làm cậu học trò thỏa mãn theo quan điểm chính trị của mình. Từ nhỏ, Alexandre đã theo cha chinh chiến nhiều năm nhằm chinh phạt các nước láng giềng như Hy Lạp và nhờ đấy mà học được nghệ thuật chiến tranh.

Năm 336 TCN, khi vừa tròn 20 tuổi, Alexandre kế vị ngôi vua[47].

Sau khi vua cha philippe bị ám hại, Alexandre quyết chí thực hiện ý đồ của vua cha chinh phục vùng châu Á.

Mùa xuân năm 334 TCN, sau khi chinh phục xong toàn bộ Hy Lạp, Alexandre cầm đạo quân 37.000 người mộ từ hầu hết các thành thị của Hy Lạp, tiến về phía Đông, lấy hết vùng Tiểu Á đến tận Jérusalem, tiến vào Ai Cập, Libye. Tại Ai Cập, ông đã xây dựng nên thành phố Alexandrie, thành phố phồn thịnh nhất của thời cổ Hy Lạp.

Năm 331 TCN, Alexandre đem quân vượt qua sông Tigre (con sông chảy qua thành phố Baghdad nước Iraq ngày nay) đánh bại đạo quân hùng hậu của vua Darius nước Ba Tư (tức là Iran ngày nay). Alexandre đã lần lượt chinh phục tất cả các thành phố vùng Trung Cận Đông cho đến bờ biển Ấn Độ.

Nhưng cũng chính vào lúc ấy thì Alexandre bị bệnh đột ngột qua đời ở tuổi 33, khi đang làm chúa tể một đế quốc rộng lớn mênh mông từ sông Danube đến biên giới Ân Độ.

Theo truyền thuyết, vợ và con gái của vua Darius nổi tiếng là những người đẹp nhất thời ấy. Darius bị Alexandre đánh bại phải bỏ chạy, không kịp mang theo vợ con. Sợ vợ con bị làm nhục, Darius viết thư cầu xin Alexandre đừng xúc phạm đến vợ con. Alexandre đã trả lời như sau: “Ta đánh nhà ngươi chứ không phải đánh vợ con ngươi. Vợ ngươi ta xem như mẹ ta, con ngươi ta xem như em gái ta, ngươi cứ yên tâm”. Alexandre ra lệnh cho quân sĩ đối xử với vợ con Darius như khi còn là Hoàng hậu và Công chúa. Sau này vì cảm cái ơn ấy khi nghe tin Alexandre qua đời, vợ Darius đã nhịn ăn và chết theo.

Alexandre rất gần gũi với binh sĩ, cùng chịu đựng gian khổ. Khi ông sắp chết, quân sĩ lần lượt diễu qua bên giường bệnh hôn tay ông. Đêm ông qua đời, mọi người thương khóc, cả thành phố không thắp đèn, đượm mùi tang tóc.

Alexandre Đại đế đã trở thành một nhân vật huyền thoại nổi bật nhất của thời cổ đại, tượng trưng cho lòng dũng cảm, cao thượng, ý chí vươn đến vinh quang của người anh hùng cổ Hy Lạp, được ca tụng suốt bao thế kỷ tiếp theo cho đến tận ngày nay. Cuộc đời ngắn ngủi nhưng hào hùng của Alexandre, đã là đề tài cho biết bao công trình văn học, nghệ thuật tái hiện lại tính cách anh hùng, hào hiệp của Alexandre, tài nghệ chỉ huy quân sự của Alexandre cũng như mô tả lại vô số chiến công hiển hách của Alexandre.

Vào thời ấy, oà cho đến bây giờ, các sử gia, các tướng lĩnh quân sự thời nay đều xếp ông vào hàng những tướng lĩnh quân sự thiên tài. Trong việc chinh phục các cuốc gia thời ấy sở dĩ ông là người chiến thắng vì ông nắm chắc được các yếu tố thành bại: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Alexandre không những là nhà quân sự thiên tài thời cổ đại Hy Lạp mà còn là nhà trị quốc tài ba. Alexandre cho thực hiện chính sách hợp nhất chủng tộc, khuyến khích người Macédoine lấy vợ người Ba Tư.

Mở đầu là việc Alexandre lấy Statera – con gái của Darius và sau là những tướng lĩnh của ông thì lấy con gái của các Tổng đốc Ba Tư.

Alexandre cho xây dựng Thủ đô Hy Lạp nổi tiếng trong lịch sử và cho lập triều đình tại Babylone.

Chú thích:

[1] Mãi tới năm 338 TCN Hy Lạp mới thực hiện việc thống nhất, nhưng sự thống nhất ấy lại được thực hiện dưới ách thống trị của người nước ngoài – người Macédoine

[2] Lúc đầu chỉ có 1 quan Chấp chính với nhiệm kỳ suốt đời. Từ thế kỷ VI TCN, số lượng quan Chấp chính tăng lên 9 người, rồi 10 người

[3] Trước đây, những người không có kẻ thừa kế, khi chết đi, toàn bộ tài sản của họ thuộc về sở hữu của thị tộc người quá cố

[4] 10 tư lệnh quân sự có Hội đồng tư lệnh, phụ trách toàn bộ công việc quân sự của Athènes

[5]

[6] Theo Hòa ước, đảo Chypre vẫn thuộc đế quốc Ba Tư

[7] Cảng Pirée được chia thành ba khu vực với ba cửa thông ra biển, hai cửa là quận cảng, một cửa là thương cảng

[8] Theo quy định, hàng hóa xuất, nhập khẩu phải đóng 2% thuế quan

[9] Hệ thống tiền tệ của Athènes nói riêng và cả Hy Lạp nói chung, Obole (Ôbôn) là đồng tiền có giá trị nhỏ nhất. 1 Drachme = 6 Obole; 1 Talăng = 6.000 Obole, 26,20kg

[10] Riêng lãi suất cho vay đối với những người đi buôn đường xa và trên biển – nghề buôn hay gặp những nguy hiểm, có khi chết người và mất hết tài sản – thường cao hơn, có trường hợp là 100%

[11] Trong trận Eurimédon (ơrimêđông; năm 468 TCN), Athènes đã bắt được 20.000 quân Ba Tư biến thành nô lệ

[12] Chủ nô Athènes rất ưa dùng những nô lệ có quê hương xa Athènes, vì không những họ đảm bảo đủ phẩm chất, sức khoẻ, lại không hiểu ngôn ngữ của nhau nên ít có khả năng trốn hoặc liên kết với nhau để chống lại chủ

[13] Nikiphôrôv: Lịch sử thế giới, tập I, cuốn I, NXB Sử học, Hà Nội, 1962, tr.137

[14] Nhà nước có thuê nô lệ của những chủ nô tư nhân

[15] Con cái do nữ nô sinh ra là tài sản của chủ nô

[16] Từ năm 490 đến năm 471 TCN, phái dân chủ giành ưu thế thémistocle cầm quyền đã thực hành nhiều biện pháp dân chủ tiến bộ. Tới năm 471 TCN, phái bảo thủ tấn công thắng lợi thông qua chế độ “bỏ phiếu bằng vỏ sò”, phái bảo thủ đã trục xuất Thémistocle khỏi Athènes và đưa Simon (Ximông), người thuộc phe mình, lên cầm quyền cho mãi tới năm 462 TCN

[17] Ephialtès xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút, một người mà theo Hérodote: “trung thành với Tổ quốc, cương trực, không ai có thể mua chuộc được”

[18] Lời Platon, một đại biểu của pháp bảo thủ.

[19] Thời kỳ này, văn hóa Athènes đạt tới đỉnh điểm của sự phát triển, có những nhà triết học, nhà thơ, soạn kịch nổi tiếng trong thế giới cổ đại như Démocrite, Anasagore, Hérodote, Eschyle, Sophocle, Phidias…

[20] Trừ những quan chức đòi hỏi phải có tài năng (như 10 tư lệnh) hoặc phải có tài sản lớn (như Giám đốc Ngân hàng Athènes)

[21] Đồng minh quân sự do Athènes thiết lập và lãnh đạo sau chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư gồm gần 200 thành bang Hy Lạp với mục đích đề phòng một cuộc xâm lược mới của người Ba Tư và cũng giúp đỡ nhau để phát triển kinh tế ổn định xã hội. Trụ sở của đồng minh lúc đầu đặt Délos, sau chuyển về Athènes

[22] Hiệp ước năm 404 TCN quy định; 1. Athènes phải giải tán đồng minh Délos do mình lãnh đạo; 2. Athènes phải hủy bỏ lực lượng hải quân, chỉ được có 12 thuyền chiến; 3. Athènes phải phá hủy tất cả các công trình phòng thủ, nhất là ở quân cảng Pirée; 4. Athènes phải bãi bỏ chế độ dân chủ, chính quyền Athènes mới được chuyển vào tay 30 độc tài, do Critias (Critiat) cầm đầu

[23] Nhiều nhà sử học cho rằng, người Macédoine cũng là một nhánh của tộc người Hy Lạp

[24] Đoàn viễn chinh của Alexandre trở về Lưỡng Hà bằng hai đường thủy, bộ. Đoàn thủy do Đô đốc hải quân Nêaccut chỉ huy, xuôi sông Ấn, ven bờ vịnh Pecxich, vào cửa sông Euphrate về Babylone. Đường bộ do Alexandre và Cratơ chỉ huy, vượt quãng đường dài trên 800km, mất 2 tháng ròng rã, nỗi gian truân và bệnh tật đã giết chết nhiều binh sĩ Macédoine

[25] Hiện nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất về thời gian bắt đầu của thời kỳ Hy Lạp hóa. Có người cho rằng nên lấy mốc năm 328 TCN (khi Alexandre chết). Có người cho rằng nên lấy mốc bằng sự kiện đế quốc Alexandre Macédoine phân liệt thành ba quốc gia (đầu thế kỷ III TCN)…

[26] Mythologie được cấu tạo bởi hai từ: Mythos (truyền thuyết, huyền thoại) và Logos (ngôn từ truyện kể)

[27] Cũng kể về Prométhée, nhưng Prométhée trong thi ca của Hésiode (Hêdiôt) khác với Prométhée trong Prométhée bị xiềng của Eschyle. Cũng kể về Orextơ giết mẹ để trả thù cho cha, nhưng vở Côêpher của Eschyle khác với vở Êlêchtơ của Sophocle và Êlêchtơ của Euripide

[28] K. Marx – F.Engels. Tuyển tập, tập II Sđd, tr.680

[29] Người Hy Lạp gọi “thế hệ thần trẻ” do Zeur đứng đầu là các thần Ôlimpơ

[30] Từ huyền thoại này. Etsin đã xây dựng thành công vở bi kịch đậm đà chủ nghĩa nhân văn: Prométhée bị xiềng

[31] Tương truyền là của Homère. Hiện nay “Vấn đề Homère” vẫn chưa có những ý kiến thống nhất, thậm chí còn trái ngược nhau

[32] Sapho sinh năm 600 TCN. Bà cũng đã từng mở nhiều trường học dạy con cái các nhà quý tộc: dạy âm nhạc, khiêu vũ, thi ca…

[33] Tác phẩm ra đời sau cuốn sử Xuân thu của Khổng Tử khoảng vài chục năm, do vậy còn được coi là bộ sử đầu tiên của thế giới cổ đại

[34] Bản thân Thucydide đã từng là nhà chỉ huy quân sự Athènes trong cuộc chiến Péloponèse

[35] Vì phát minh này, Arixtac bị kết tội là kẻ quấy phá sự yên tĩnh của các thần Ôlimpơ”. Mãi 1.800 năm sau (thời Phục hưng), Nicolas Copernicus và Galileo Galilée (người Italia) mới phát hiện lại chân lý ấy và thành người sáng lập ra thuyết này

[36] Bản đồ thế giới của Hêcataut mới miêu tả được phần trung tâm của bản đồ thế giới hiện đại: khu vực Địa Trung Hải, Bắc Ai Cập, Tiểu Á, Mésopotamie (Mêzôpôtami), Trung Ávà Tây Bắc Ấn Độ

[37] K. Marx – F.Engels: Tuyển tập, Tập II, Sđd, tr.631

[38] Trước thế kỷ XVII, ngôi đền này còn được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh. Từ cuối thế kỷ XVII, trong cuộc chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Vênêdia, đền Parthénon đã bị tàn phá nặng nề, nhiều hiện vật quý bị thất lạc

[39] Phần này trích trong cuốn Lịch sử thế giới Cổ đại. NXB Giáo dục, 1998

[40] Đền Erechtheion dành để thờ hai thần Athéna và Poséidon. Trong kiến trúc đền đài Hy Lạp thì Erechtheion là đền duy nhất có mặt bằng không đối xứng, đó là một hiện tượng kỳ lạ, nhưng lại trở thành một kiệt tác. Đền Erechtheion được xây dựng sau đền Parthénon. Khởi công năm 424 và hoàn thành năm 406 TCN. Sự xuất hiện Erechtheion cạnh đền Farthénon đã làm tôn thêm vẻ đẹp của quần thể kiến trúc Acropole. Hai công trình với hai vẻ đẹp hoàn toàn khác nhau đã đối thoại với nhau, tạo nên không gian phong phú. Parthénon thì mạnh mẽ, cao lớn, có mặt bằng hoàn toàn đối xứng với thức cột Dorich. Erechtheion thì nhỏ hơn, đứng nép một bên, duyên dáng với thức cột Iônic và hàng cột Cariatit (những cô gái nô lệ xứ Caria), và mặt bằng đền ở thể tự do, không đối xứng. Hằng năm, ở Athènes có tổ chức lễ tôn vinh nữ thần Athéna ở Acropole và cứ bốn năm có một lễ trọng. Tại đây, người ta tổ chức thành một đoàn rước lễ diễu hành về Acropole. Trên đường đi quanh đồi Acropole, họ có thể nhìn ngắm các công trình ở trên đồi xuất hiện lần lần dưới những góc độ khác nhau. Sau đó, theo các bậc đá, đoàn rước lễ lên đồi vào cổng Propylées; từ đây quần thể kiến trúc và Tượng đài trải rộng ra khang trang, lộng lẫy, với ba công trình chính là Parthénon, Erechtheion và tượng Athéna ngoài trời (vì trong đền còn có tượng Athéna nữa). Cuộc lễ bắt đầu, các thiếu nữ đang dâng áo choàng mới cho tượng nữ thần Athéna. Tượng này bằng đồng, cao 9m, khảm ngà voi và vàng (số lượng trên 1 tấn vàng). Đây là một tác phẩm điêu khắc lớn của Phidias, nay không còn nữa. Ngày nay, các di tích Parthénon, Erechtheion, Fropylées và Nikê vẫn còn, tuy không toàn vẹn nhưng vẫn là một điểm du lịch nổi tiếng Hy Lạp, là mẫu mực cho giới kiến trúc sư và nghệ thuật tạo hình trên thế giới đến chiêm ngưỡng, suy tư. Các nghệ sĩ Hy Lạp thời xưa là những bậc thầy về nghệ thuật thị giác: những cột biên của công trình Parthénon lớn hơn các cột giữa một chút và cũng hơi nghiêng vào trong, khoảng cách các cột biên với cột bên cạnh cũng lớn hơn khoảng cách các cột giữa một chút, tất cả những thủ pháp tài tình này đều nhằm điều chỉnh những sai số thị giác của một công trình đồ sộ trong không gian. Phần điêu khắc của Phidias ở Parthénon là những kiệt tác với một khối lượng lớn điêu khắc ở hai mái hồi, 92 hình điêu khắc trên khung mêtôp, 200m dải băng trang trí đầu cột. Cái đẹp mẫu mực mà Phidias đạt được là sự hài hòa giữa thể chất và tinh thần của con người, mang tính chất nhân văn rất cao. Con người được ca ngợi và trở thành thước đo mọi giá trị thẩm mỹ. Điều ấy được thể hiện rõ nhất trên nét điêu khắc về sự ra đời của Athènes trên mái hồi phía Đông và cuộc chiến đấu giữa Athènes và Poséidon trên mái hồi phía Tây. Đền Parthénon xứng đáng là kiệt tác mẫu mực nhất về cái đẹp của kiến trúc Hy Lạp cổ điển, nó là chuẩn mực về kiến thức và điêu khắc cho nghệ thuật phương Tây suốt hàng chục thế kỷ sau

[41] Trường phái Epieure do Epieure sáng lập ra, là trường phái triết học duy vật kế thừa những quan điểm của các nhà triết học duy vật, đặc biệt của Démocrite. Trường phái này cho rằng nguyên tử là những phần tử nhỏ nhất cấu tạo nên vạn vật, các nguyên tử có hình dáng, kích thước và trọng lượng khác nhau. Các nguyên tử vận động, kết hợp theo những quy luật của nó. Con đường duy nhất để tồn tại không phải dựa vào thần thánh, mà phải theo những quy luật của giới tự nhiên. Trường phái Xinit do Antixtan (học trò của Socrate) thiết lập, chủ trương phản đối mọi quyền lực trong xã hội, xa lánh cuộc sống xa hoa, kêu gọi mọi người quay về cuộc sống ẩn dật, giản dị, chất phác, gần gũi thiên nhiên, dù có phải thiếu thốn mọi thứ. Trường phái Xinit thực chất thể hiện những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa hư vô và ẩn dật trong xã hội Hy Lạp. Trường phái Xtôixit (khắc kỷ) do Dênô (người đảo Chypre) sáng lập ra là trường phái duy tâm, chủ trương con người phải sống theo đạo lý, chủ trương sống nhẫn nhục, chịu đựng gian khổ, lấy sự phục tùng làm đức tính tốt nhất của con người, để đạt tới “lý tưởng Vũ trụ” mà mọi người (kể cả nô lệ và ngoại kiều) đều có quyền bình đẳng

[42] Được coi là nhà triết học duy vật vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ điển, là người đã từng có những cuộc tranh luận công khai, quyết liệt với các nhà triết học duy tâm như với Socrate, Flaton. Ngoài triết học, Démocrite còn là nhà khoa học uyên bác (toán học, vật lý, y học, thiên văn học, tâm lý giáo dục, ngôn ngữ học)

[43] Trích trong Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục, 1998

[44] Tức quân Ba Tư

[45] K .Marx – F. Engels: Luận văn quân sự

[46] Alexandre Đại đế, theo tiếng Hy Lạp là Alexandros. Tại xứ Macédome thời ấy, có ba vị vua cùng tên là Alexandre, nhưng chỉ có Alexandre Đại đế là nổi tiếng nhất. Thuật ngữ Alexandros, theo tiếng Hy Lạp, có nghĩa là nguồn che chở. Thời ấy, ngoài các bộ môn khoa học, địa lý, lịch sử, Alexandre còn được học nghệ thuật quân sự qua những trận đánh chống lại người Tharaches, người Jelyriens của cha mình. – B.T

[47] Vừa lên ngôi vua, Alexandre đã phải tiến hành cuộc chiến tranh chống lại cuộc nổi loạn của nguời Hy Lạp. Kết thúc cuộc chiến, ông đã cho quân san phẳng thành trì Thèbes, riêng thành Athènes thì giữ lại. Rồi tiến hành chinh phục người Barbares ở phía Bắc Macédoine và người Jelynens. Alexandre đã hoàn toàn chiến thắng tất cả các đạo quân mạnh nhất thời ấy và trở thành vị chúa tể lừng danh Hy Lạp. Điều đặc biệt của Alexandre là sau khi chiếm được miền cực Tây của châu thổ, ông đã cho xây dựng ở nơi đây một thành phố đẹp nổi tiếng mang tên ông: Alexandrie. – B.T

Nguồn bài đăng

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
  • Thêm
  • Email
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Bản đồ Hy Lạp Cổ đại