Vài Nét Về Lịch Sử Truyền Hình Thế Giới - KỸ SƯ ĐIỆN

Từ lâu khán giả truyền hình tại Việt Nam đã quen với tên gọi “ Vô tuyến truyền hình”, truyền hình màu, truyền hình tương tự, … để giúp bạn đọc hiểu thêm về lịch sử của ngành truyền hình thế giới. Ban biên tập E-INFO mời các bạn tham khảo và tương tác thông tin qua bài viết sau đây của Tấn Đức phóng viên E-INFO

Vô tuyến truyền hình là một từ Hán Việt kết hợp từ vô tuyến có nghĩa là không dây và truyền hình, có nghĩa là chuyển tải dữ liệu hình ảnh. Từ tivi (đọc theo tiếng Anh, TV viết tắt từ television) là một từ ghép, kết hợp từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. “Tele”, tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “xa”; trong khi từ “vision”, từ tiếng Latinh visio, có nghĩa là “nhìn” hay “thấy”. Tiếng Anh viết tắt thành TV và đọc là tivi. Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí. Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Trong thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900. Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự. Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, “các hình rất thô” qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có “độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm”. Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thong phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó.

Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV.

Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.

Ông Philo Taylor Farnsworth

Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ.

Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950

Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh.

Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969

Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ.

Thiết bị Analog đã chuyển sang digital  tại Truyền hình Kênh 8  Mỹ – ảnh Tấn Đức  

Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio

Các tín hiệu truyền hình kỹ thuật số có thể truyền tải hình ảnh lên đến 1.080 tuyến. Đó là một chặng đường dài kể từ ngày có TV đầu tiên, phát minh của John Logie Baird năm 1926. Nó chỉ sử dụng 30 tuyến để tạo nên một hình ảnh thô.

Nhà báo Lưu Hoàng Vân và đồng nghiệp thăm Đài Truyền hình Kênh 8 Mỹ – ảnh Tấn Đức  

Năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình.

Ngày 17 tháng 2 năm 2009, các Đài truyền hình Mỹ phát sóng duy nhất chỉ những tín hiệu số hoá, kết thúc các hoạt động của hệ thống truyền hình được sử dụng tại Hoa Kỳ suốt 55 năm qua.

Thiết bị digital tại Đài TH NHK Nhật Bản – ảnh Tấn Đức

1972 Nhật Bản bắt đầu sản xuất và thử nghiệm chương trình HDTV.

Phòng dựng digital tại Đài TH  NHK Nhật Bản – ảnh Tấn Đức

2000  Nhật Bản phát sóng các chương trình HDTV đầu tiên

Thiết bị dựng phim digital tại Đài TH NHK Nhật Bản – ảnh Tấn Đức  

24/7/2011 Nhật Bản đã chấm dứt phát sóng analog trên toàn quốc

Thiết bị digital tại  trường quay đài KBS Hàn Quốc  – ảnh Tấn Đức  

31/12/2012 Hàn Quốc hoàn thành số hóa truyền hình trên phạm vi toàn quốc

12/6/2009 Mỹ phát sóng truyền hình Digital trên toàn quốc.

6-2010 Anh quốc đã ngưng phát sóng analog

Đánh giá:

Chia sẻ:

  • Tweet
  • Email
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Sự Ra đời Của Truyền Hình Thế Giới