Vải Nhung Tăm Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm & Ứng Dụng ...
Có thể bạn quan tâm
Vải nhung là một trong những chất liệu được biết đến có bề mặt mềm mại, và đem đến sự sang trọng quý phái cho người mặc. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một phiên bản khác của vải nhung, chính là vải nhung tăm. Vải nhung tăm đã xuất hiện và được sử dụng từ lâu, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chất liệu này. May In Thêu Hải Triều sẽ tổng hợp một số thông tin hữu ích, để các bạn cùng biết xem vải nhung tăm là gì nhé.
- Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất
- Top 5 loại vải may áo dài cưới đẹp, duyên dáng, xu hướng mới
- I. Tìm hiểu về chất liệu vải nhung tăm
- 1. Vải nhung tăm là gì?
- 2. Nguồn gốc vải nhung tăm
- 3. Các loại vải nhung tăm
- II. Quy trình sản xuất vải nhung tăm
- 1. Tạo sợi vải
- 2. Dệt vải
- 3. Dán keo và cắt sợi cọc
- 4. Nhuộm vải
- III. Đặc điểm của vải nhung tăm
- 1. Ưu điểm
- 2. Nhược điểm
- IV. Ứng dụng vủa vải nhung tăm hiện nay
- 1. May trang phục yếm
- 2. Quần dài
- 3. Các loại váy
- 4. Áo sơ mi
- 5. Áo khoác
- 6. May phụ kiện
I. Tìm hiểu về chất liệu vải nhung tăm
- Tên vải: Vải nhung
- Vải còn được gọi là: Dây nhung,vải dây voi, Pincord, Corduroy
- Thành phần vải: Bông, hỗn hợp cotton-poly, len hoặc tổng hợp hoàn toàn
- Vải có thể có các biến thể wale: 1,5 đến 21
- Khả năng thoáng khí: Trung bình
- Khả năng hút ẩm: Trung bình
- Khả năng giữ nhiệt: Phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng
- Khả năng co giãn: Thấp
- Dễ bị vón cục/sủi bọt: Phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Nước Anh
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng
- Thường được sử dụng trong: Quần, yếm, áo khoác, đồng phục, áo sơ mi, đầm, vải bọc.
1. Vải nhung tăm là gì?
Vải nhung tăm hay còn được gọi là Corduroy. Là một loại vải có kẻ sọc trên bề mặt, được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau. Tuy nhiên, trước đây chất liệu được dệt chủ yếu từ sợi bông thô. Ngày nay, khi có nhiều loại sợi tổng hợp được ra đời, thì vải nhung tăm đã được sản xuất với nhiều loại sợi hơn.
Vải nhung tăm hay còn được gọi là vải nhung kẻ, nhưng đường kẻ trên bề mặt vải sẽ được làm bằng một chất liệu khác so với chất liệu dệt mặt phẳng của vải nhung. Đôi khi vải nhung tăm được làm bằng vải len. Vải có nhiều màu sắc khác nhau, với những sợi vải nhỏ li ti trên bề mặt, giúp vải nhung tăm tạo được hiệu ứng màu sắc thay đổi theo không gian tiếp xúc.
Chất liệu được dệt với 3 loại sợi tách biệt, sẽ có hai sợi ngang dọc tạo thành bề mặt chính của vải. Sợi thứ 3 sẽ được dệt xen kẽ nhằm tạo nên đường sọc nổi cho vải nhung tăm. Số sợi ngang của một mảnh vải nhung tăm trong một inch vải thường khoảng 12 sợi. Số wale (sợi ngang) càng thấp, thì vải nhung sẽ càng dày, và ngược lại.
2. Nguồn gốc vải nhung tăm
Vải nhung tăm có nguồn gốc từ Ai Cập vào năm 200 sau Công Nguyên, ban đầu chất liệu gốc của nhung tăm có tên gọi là Fustian. Vải Fustian có nhiều đường kẻ trên bề mặt, tuy nhiên chất liệu này thô hơn so với vải nhung tăm bây giờ. Và sau đó, chất liệu đã được phát triển bởi các nhà máy dệt ở nước Anh vào thế kỷ 18. Vậy nên, hiện tại vải nhung kẻ được cho là có nguồn gốc từ nước Anh.
Và đôi khi chất liệu còn được cho là nguồn gốc từ nước Pháp, vì “Corduroy” là thuật ngữ xuất phát từ đất nước này, tuy nhiên không có một bằng chứng nào thể hiện chúng xuất hiện ở đây. Vậy nên, nguồn gốc của vải nhung tăm vẫn đang còn nhiều tranh cãi.
Ở nước Anh, thuật ngữ Corduroy cũng được sử dụng rất nhiều vào thế kỷ thứ 19. Và thuật ngữ này cũng là một họ của nước Anh. Đây là loại vải đã rất phổ biến tại Anh trong những năm 1700. Tuy nhiên, đến thế kỷ 19 thì một loại vải nhung xa hoa đã thay thế cho vải nhung tăm. Nên vải nhung tăm đã dần bị hạn chế trong khoảng thời gian này.
Vải nhung tăm đã bắt đầu được sử dụng trở lại vào đầu thế kỷ XX. Chất liệu nhanh chóng trở thành một trong những loại vải được sử dụng để may đồng phục cho học sinh. Đến những năm 1950, vải nhung tăm càng được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn. Vì đây là một chất liệu đẹp, sử dụng thích hợp vào mùa đông, và có thể may được nhiều loại trang phục khác nhau.
Đến những năm 1970, vải nhung tăm càng trở nên phổ biến hơn tại các nước phương Tây. Có nhiều ban nhạc nổi tiếng đã sử dụng chất liệu để làm trang phục biểu diễn chính cho mình. Vào thế kỷ XX, chất liệu được sản xuất với nhiều màu sắc hơn, trở thành một trong những loại vải làm nên nền thời trang cho thế giới.
3. Các loại vải nhung tăm
- Vải nhung tăm chuẩn: Vải nhung tăm chuẩn thường sẽ có số sợi ngang dao động từ 11 sợi cho đến 12 sợi trong một inch vải. Và chúng vẫn có nét đặc trưng riêng chính là những đường gân nổi trên bề mặt.
- Dây voi: Vì vải có các đường gân nổi như nếp gấp da của voi, nên chất liệu được đặt tên như vậy. Vải dây voi có các sợi gân dày.
- Vải nhung nhuộm: Các loại vải nhung nhộm lại có những vết lốm đốm sau mỗi lần giặt. Đây là điểm đặc biệt mà không phải loại vải nào cũng có.
- Vải nhung Spandex: Đây là loại nhung tăm được kết hợp giữa cotton, poly và spandex. Vải nhung spandex có độ co giãn lớn hơn các loại vải nhung tăm khác. Vậy nên, chất liệu thường được dùng để may trang phục cho trẻ em.
- Nhung Pinwale: Vải nhung Pinwale lại có các đường gân mịn hơn và mỏng hơn so với vải dây voi. Và số sợi ngang thường sẽ có khoảng 21 sợi trong một inch vải.
- Vải nhung Bedford: Vải nhung Bedford là chất liệu có nguồn gốc từ Mỹ, chúng được dệt tương tự như vải nhung tăm. Tuy nhiên, các đường gờ không nổi lên quá nhiều.
II. Quy trình sản xuất vải nhung tăm
Tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng để dệt vải, mà chất liệu có quy trình sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều phải thực hiện các bước cơ bản như sau:
1. Tạo sợi vải
Sợi vải là thành phần để tạo nên được một tấm vải lớn. Và nếu như vải nhung tăm được tạo từ sợi cotton, thì cần thu hoạch cây bông, tách hạt và tiến hành kéo sợi bông. Đối với sợi polyester, cần thực hiện phản ứng học tạo nên các monomer – polyme. Monomer được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa rượu (ethylene glyco) với acid (dimetyl terephthalate) ở nhiệt độ cao. Monomer này tiếp tục được phản ứng với acid một lần nữa để tạo ra polyme.
Hợp chất này sẽ được đưa lên bồn để làm sạch, trước khi được làm nóng chảy để tạo sợi, hợp chất sẽ được sấy lại ở nhiệt độ 160 độ C. Sau đó dung dịch nóng chảy sẽ đi qua máy bơm để vào bộ phận phun sợi. Sợi phun ra sẽ để nguội tự nhiên trong không khí. Sợi sẽ được kéo căng để tạo độ bền và dai. Kích thước của nó có thể thay đổi gấp trăm lần so với chiều dài ban đầu. Đây là bước liên kết các sợi đơn với nhau.
Nếu như vải nhung được dệt từ sợi len, để sản xuất được vải len, trước hết phải thu hoạch lông từ những con vật như cừu, bò, dê, thỏ…. Lông sau khi được lấy từ những con thú sẽ được cho đi làm sạch. Len thô sẽ có chất nhờn lanolin, chất nhờn này sẽ được làm sạch bằng các chất xúc tác hoá học. Sau khi đã được phân loại, len sẽ được chải thô. Quá trình này sẽ giúp cho sợi len được dài ra. Những sợi len dài này tiếp tục được kéo thành sợi.
2. Dệt vải
Sau khi đã có các sợi vải cần thiết, người thợ sẽ tiến hành dệt vải. Vải nhung tăm là loại vải dệt thoi, và được dệt theo kiểu dệt trơn. Khi dệt, các sợi ngang sẽ được luồn trên và dưới các sợi dọc. Ngoài ra, có thể dệt vải theo kiểu dệt chéo, tuy nhiên cách dệt này ít thông dụng hơn.
Sau khi đã hoàn tất việc dệt đan xen giữa sợi dọc và sợi ngang, thì phần sợi còn lại sẽ dệt thêm vào nhằm tạo sợi cọc cho vải. Những sợi cọc này sẽ tạo thành những đường gân đặc trưng của vải nhung tăm.
3. Dán keo và cắt sợi cọc
Sau khi dệt xong, bề mặt sau vải nhung tăm sẽ được dán một lớp keo. Lớp keo này hỗ trợ cho việc cắt sợi dọc được diễn ra dễ dàng hơn. Các sợi cọc sẽ được cắt bằng máy cắt công nghiệp. Tiến hành chải và làm mềm những đường gờ, giúp chúng trở nên mềm mại hơn.
4. Nhuộm vải
Đối với vải nhung tăm, thông thường chất liệu được nhuộm bằng máy nhuộm công nghiệp. Trước khi nhuộm, chất liệu được tẩy màu cơ bản bằng các chất hóa học. Sau đó mới được đưa vào máy nhuộm với màu sắc được chọn. Vải nhung tăm hiện nay được nhuộm nhiều màu sắc khác nhau. Nhờ vào sự kết hợp của các sợi vải tổng hợp, mà vải nhung tăm hiện nay có độ bám màu cao hơn rất nhiều.
III. Đặc điểm của vải nhung tăm
1. Ưu điểm
- Độ bền cao: Vải có độ bền tương đối cao, vì đa phần nhung tăm được dệt với nhiều loại vải khác nhau. Chất liệu khá dày nên khi sử dụng khó bị rách hay hư hỏng. Nếu như biết cách bảo quản, vải nhung tăm có thể được sử dụng trong nhiều năm mà không có hiện tượng cũ kĩ hay nhàu nát.
- Độ thẩm mỹ cao: Chất liệu ngày càng được sản xuất đa dạng, nên con người có thể sử dụng vải để may nhiều loại trang phục khác nhau. Bề mặt vải nhung có các đặc điểm rất nổi bật, mà không phải loại vải nào cũng có được. Những đường tăm trên bề mặt, giúp vải tạo ra được độ thẩm mỹ nhất định cho trang phục.
- Giá cả phải chăng: So với vải nhung thông thường, thì vải nhung tăm có giá cả thấp hơn. Vì chất liệu có sự kết hợp từ nhiều loại sợi tổng hợp, nên mức giá của vải ở mức trung bình.
- Vải ít nhăn: Vải nhung tăm không bị nhăn như những chất liệu được làm từ sợi bông khác. Với cách dệt đặc biệt giúp vải hạn chế được hiện tượng nhăn nhúm hay chảy xệ.
2. Nhược điểm
- Không thích hợp với các nước nhiệt đới: Đây là những vùng đất có khí hậu khá khắc nghiệt. Vào mùa đông, thời tiết quá lạnh, mùa hè thì nhiệt độ rất cao. Đây chính là nhược điểm mà vải nhung tăm không phát huy được tác dụng. Vì vải có độ thoáng khí và khả năng giữ nhiệt chỉ ở mức trung bình. Vậy nên khi trời quá lạnh, vải nhung tăm không đủ khả năng giữ ấm cho cơ thể. Cũng như vào mùa hè, khi nhiệt độ lên quá cao, chất liệu không giúp người mặc được thoáng khí, mát mẻ.
- Vải dễ bị sờn màu: Nếu sử dụng vải trong một thời gian quá dài, những bề mặt thường xuyên phải tiếp xúc sẽ nhanh bị phai màu. Điều này làm cho trang phục mất đi sự đều màu trên cả tổng thể.
- Ít co giãn: Vì những đường gân được dệt trên bề mặt, mà vải nhung bị giảm đi độ co giãn. Vậy nên, chất liệu ít được sử dụng để may các loại trang phục ôm bó sát.
IV. Ứng dụng vủa vải nhung tăm hiện nay
1. May trang phục yếm
Trang phục yếm là loại trang phục được sử dụng chủ yếu cho các bạn nữ. Ngoài jeans hay denim, thì vải nhung tăm khi được dùng để may áo yếm, hay quần yếm đều tạo nên được một vẻ đẹp đặc biệt riêng. Trang phục thường được kết hợp cùng với áo len cổ lọ, hoặc các loại áo thun dài tay.
2. Quần dài
Đối với vải nhung tăm khi may quần dài, thay vì những loại quần ôm sát, chất liệu sẽ được sử dụng để may những kiểu quần ống rộng, dáng suông. Quần dài vải nhung tăm có thể được sử dụng cho cả nam và nữ.
3. Các loại váy
Chất liệu được các bạn nữ rất ưa chuộng khi để sử dụng may các loại váy khác nhau. Váy suông, váy công sở, chân váy, váy đi chơi, váy dự tiệc… Vì vải nhung tăm có nhiều phiên bản khác nhau, nên có thể ứng dụng cho nhiều kiểu váy khác nhau.
4. Áo sơ mi
Thay vì sự mềm mại từ những chất liệu như lụa, kaki hay kate, thì vải nhung tăm có thể tạo nên phom dáng chuẩn và đứng hơn cho áo sơ mi. Đây được xem là chất liệu may áo sơ mi được nhiều giới trung niên ưa chuộng. Vì chất liệu giúp người mặc luôn chững chạc, trưởng thành hơn.
5. Áo khoác
Vải có khả năng giữ nhiệt, nên có thể được dùng để may các loại áo khoác. Tuy nhiên, áo khoác vải nhung tăm chỉ nên sử dụng vào những ngày thời tiết không quá lạnh. Vì chất liệu có khả năng giữ nhiệt chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, đây lại là loại vải mà tạo nên được sự đa dạng về mẫu mã khi được dùng để may áo khoác.
6. May phụ kiện
Ngoài được dùng để may trang phục, vải nhung tăm có thể được sử dụng cho việc may các loại túi xách, mũ, hay băng đô. Không chỉ là những mẫu phụ kiện bình thường, mà nhiều thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng chất liệu để may nên các sản phẩm sang trọng, và đẳng cấp.
Xem thêm:
- Vải nhung là gì? Đặc tính, ưu nhược điểm & ứng dụng của vải nhung
- Vải Gấm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm & ứng dụng của vải gấm trong may mặc
Vải nhung tăm tuy có độ phổ biến kém hơn so với vải nhung thông thường, nhưng vì cấu tạo đặc biệt mà chất liệu đã tạo nên một xu hướng thời trang được nhiều người yêu thích. Vậy bạn đã sở hữu một item nào được làm từ chất liệu đặc biệt này chưa? Hãy update nhanh một loại trang phục vải nhung tăm nhé, chắc hẳn nó sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Vải Cotton | Vải Cotton 4 Chiều | Vải Cotton 2 Chiều |
Vải Polyester | Vải Linen | Vải Kate |
Vải Nỉ | Vải Tuyết Mưa | Vải Lụa |
Vải Voan | Vải Mango | Vải Nhung |
Vải Su | Vải Umi | Vải Gấm |
Vải Chiffon | Vải Thun Lạnh | Vải Kaki |
Có thể bạn quan tâm:
Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải
Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]
11 Bình luận
06 Th8Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp
Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]
8 Bình luận
05 Th8Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay
Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]
5 Bình luận
31 Th7Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất
Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]
03 Th78 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay
Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]
12 Bình luận
31 Th12Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay
Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]
31 Th12Từ khóa » Các Loại Vải Nhung Tăm
-
Vải Nhung Tăm Là Gì ? Nguồn Gốc Và Các Loại Vải Nhung Tăm
-
Vải Nhung Tăm
-
Vải Nhung Tăm Là Gì ? ỨNG DỤNG Của Nhung Tăm Trong Cuộc Sống
-
Vải Nhung Tăm Là Gì? Một Số Mẫu Quần áo Nhung Tăm đẹp, Phổ Biến
-
Vải Nhung Tăm Là Gì ? Đặc điểm, ứng Dụng, Phân Loại Vải - Natoli
-
Vải Nhung Tăm (corduroy): Chất Liệu ấm áp Gọi Mùa Thu đông Về
-
Hiểu đúng Và đủ Về Chất Liệu Vải Nhung | Phân Loại Và ứng Dụng
-
Vải Nhung Tăm Trơn | Shopee Việt Nam
-
Tổng Hợp Vải Nhung Tăm Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022 - BeeCost
-
Vải Nhung Tăm Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm ... - Pinterest
-
Vải Nhung Tăm Màu Xanh Ngọc [ 50cm X Khổ 1,55m ] - Shopee
-
Mẫu Vải Nhung Tăm TM17 - Bọc Ghế Sofa, đệm Ghế
-
Vải Nhung Tăm - Chất Liệu Những Năm 70 được Lăng Xê Trở Lại