Vải Nỉ Là Gì? Đặc Tính, Ưu Nhược Điểm & Ứng Dụng ... - Hải Triều

Vải nỉ là một chất liệu được sử dụng phổ biến trong khoảng thời gian trở lại đây. Với ứng dụng rộng rãi mà chất liệu đã đem lại cho cuộc sống, giúp cho vải ngày càng một được yêu thích hơn. Nhiều đồ dùng trang trí sử dụng vải nỉ được tạo nên một cách dễ dàng hơn nhờ vào tính chất của vải. Không chỉ là người lớn, trẻ em cũng thích loại vải này, tuy dày nhưng lại nhẹ.

Và để hiểu rõ hơn nữa về vải nỉ, mời các bạn xem bài viết vải nỉ là gì? May In Thêu Hải Triều sẽ đưa ra những thông tin hữu ích cho bạn đọc dưới đây, mời các bạn cùng xem nhé. 

  • Trang phục truyền thống của 11 nước Đông Nam Á (ASEAN)
  • GSM là gì? Cách tính định lượng vải áo thun tiêu chuẩn

tim hieu ve chat lieu vai ni felt fabric

  1. I. Vải nỉ là gì?
    1. 1. Vải nỉ là gì?
    2. 2. Cách nhận biết vải nỉ
    3. 3. Các loại vải nỉ
    4. 4. Vải nỉ được sản xuất như thế nào?
  2. II. Ưu điểm và nhược điểm của vải nỉ
    1. 1. Ưu điểm
    2. 2. Nhược điểm
  3. III. Ứng dụng vải nỉ trong cuộc sống
    1. 1. Sản xuất may mặc
    2. 2. May phụ kiện, đồ handmade
    3. 3. Trang trí nội thất
  4. IV. Một số lưu ý khi sử dụng vải nỉ
    1. 1. Cách vệ sinh vải nỉ
    2. 2. Cách bảo quản vải nỉ

I. Vải nỉ là gì?

1. Vải nỉ là gì?

Vải nỉ là một loại vải tổng hợp được tạo ra bằng cách nén các sợi vải lại với nhau trong điều kiện nhiệt độ, áp suất và độ ẩm thích hợp nhằm tạo ra được một tấm vải lớn hơn. Hay nói cách khác chất liệu là vải không dệt, được tạo ra bằng cách nung nóng chảy các sợi nhân tạo.

2. Cách nhận biết vải nỉ

  • Nhìn bằng mắt: Khi dùng mắt để quan sát chúng ta sẽ thấy nỉ thường có hai mặt khác nhau. Một mặt có nhiều sợi vải ngắn nổi trên bề mặt, nhưng nhìn chúng thô hơn so với vải len. Mặt còn lại một tấm vải bề mặt phẳng.
  • Cảm nhận bằng tay: Vải nỉ khi sờ vào sẽ có cảm giác lổm nhổm của những sợi vải ngắn. Và khi sờ vào sẽ có cảm giác ấm áp nhưng sợi vải không được mềm mại như len.

Vai ni la gi

3. Các loại vải nỉ

  • Vải nỉ Hàn Quốc: Vải nỉ Hàn có bề mặt vải mềm hơn, sau một thời gian dài sử dụng vải không có hiện tượng bị đổ lông. Chất liệu cũng nhanh khô hơn và có độ bền cao hơn các loại vải nỉ khác. Vải mỏng nên tạo được cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Vải còn có khả năng chống nước rất tốt và có bộ sưu tập màu sắc phong phú.
  • Vải nỉ cotton: Vải nỉ cotton là loại vải bình dân nên được rất nhiều người chọn lựa để sử dụng. Nếu so với nỉ Hàn thì vải nỉ cotton có khả năng giữ nhiệt thấp hơn. Ngoài được dùng để ứng trong may mặc, chất liệu còn là nguyên liệu làm đồ handmade như móc khoá hay các đồ vật trang trí.

Cac loai vai ni

  • Vải nỉ da cá: Vải nỉ da cá là loại vải cao cấp nhất, với cấu tạo bề mặt vải dày dặn làm tăng khả năng giữ nhiệt tốt hơn. Bên cạnh đó vải còn có độ co giãn lớn hơn hai loại vải nỉ trên, giúp cho các sản phẩm được tạo ra luôn khiến cho người mặc được thoải mái và dễ chịu.

4. Vải nỉ được sản xuất như thế nào?

Vải nỉ thông thường được làm bằng tay hoặc bằng máy. Để thực hiện quy trình sản xuất bằng máy, trước hết phải chải thô sợi vải. Công đoạn này được thực hiện hai lần liên tiếp nhằm giúp cho sợi vải được song song, cũng như có độ dày như nhau. Sau khi chải thô các sợi vải sẽ tạo thành những mạng lưới, những mạng lưới sẽ được cắt theo kích thước của khuôn vải chuẩn.

Trước khi cho vào trục lăn, mạng lưới sẽ được làm ẩm. Con lăn sẽ trực tiếp đè nén lên bề mặt của vải, sự kết hợp giữa áp lực, độ ẩm và nhiệt độ khi con lăn di chuyển sẽ ép thành một tấm vải nỉ hoàn hảo. Vải nỉ sẽ được đem đi nhuộm, sấy khô và chuyển sang nhà máy sản xuất may mặc.

II. Ưu điểm và nhược điểm của vải nỉ

1. Ưu điểm

  • Khả năng giữ nhiệt cao: Vải nỉ được cấu tạo có hai lớp nên bề mặt vải luôn dày, chúng có khả năng giữ nhiệt rất tốt. Vải không chỉ được sử dụng vào những ngày trời trở gió, mà chất liệu còn được ứng dụng tốt vào những ngày trời lạnh rét, bởi vải có khả năng cản được gió.
  • Ít thấm nước: Đối với những chất liệu vào mùa hè, khả năng thấm nước tốt thường là ưu điểm. Tuy nhiên đối với loại vải này, nếu như ít thấm nước lại là một lợi thế. Vào mùa đông trời rất dễ có mưa, nên khi vải ít bị thấm nước sẽ giúp cho người mặc không bị ướt, cũng như không làm trọng lượng áo lớn hơn, gây khó chịu cho làn da.
  • Vải có độ bền cao: Thành phần polyester có trong vải sẽ làm tăng tuổi thọ cho vải. Bên cạnh đó còn giúp vải không bị nhàu nát, giữ được phom dáng chuẩn.
  • Sử dụng được cả hai mặt: Vải nỉ có một điểm rất đặc biệt mà ít loại vải khác nào có được. Đó chính là khả năng thích ứng tạo sản phẩm với cả hai bề mặt của vải. Bề mặt nào của vải cũng có khả năng chống nước, giữ ấm và tạo độ thẩm mỹ cho sản phẩm.
  • Màu sắc phong phú: Vải nỉ có một bộ sưu tập màu sắc rất phong phú, không những vậy những gam màu khi nhuộm trên vải nỉ thường rất nổi bật và hấp dẫn. Không đơn thuần với những tông màu trắng đen, vải nỉ giúp người mặc trở nên phong cách và cá tính hơn khi bổ sung những gam màu nóng, sắc nét.

Ao khoac vai ni

2. Nhược điểm

  • Bị xù lông: Có một số loại vải nỉ bị xù lông nếu như bạn sử dụng và bảo quản không đúng cách. Những sợi vải sẽ bị giảm chất lượng nếu như bị tác động quá mạnh từ nhiệt độ hay hay các tác nhân bên ngoài môi trường. Và lúc này dễ sinh ra hiện tượng đổ lông, làm mất thẩm mỹ cho vải.
  • Dễ bám bụi: Những sợi vải ngắn trên bề mặt sẽ khiến cho bụo bẩn dễ bị bám chặt hơn. Nếu như những loại vải khác có thể phủi sạch, thì đối với nỉ đây là một việc làm vô ích. Những hạt bụi li ti khi bám sâu bên trong sẽ khó được tách ra bởi những sợi vải ngắn sẽ cản chúng lại.
  • Chỉ sử dụng vào mùa đông: Vải nỉ không có độ thông thoáng nên chỉ thích hợp giữ ấm cơ thể. Vào mùa hè, chất liệu sẽ làm cho da của bạn bị khó chịu bởi vải dường như không thấm hút mồ hôi.

III. Ứng dụng vải nỉ trong cuộc sống

1. Sản xuất may mặc

Trong sản xuất may mặc vải nỉ chủ yếu được dùng để làm áo khoác. Chất liệu nỉ có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi, chúng không khiến bạn quá trẻ hay quá già so với số tuổi đúng của bản thân, miễn vải được may thành những sản phẩm có phong cách phù hợp. Áo khoác nỉ cũng được sản xuất rất nhiều loại khác nhau như: Hoodie, sweeter, áo cardigan…

Ung dung vai ni

Ngoài ra, vải nỉ còn được sử dụng để may nhiều kiểu váy ngắn dài khác nhau. Có thể may váy ôm body hoặc các kiểu váy free size, oversize phom rộng. Một số chất liệu có thể được sử dụng vào mùa thu, nên váy nỉ dường như được sử dụng hầu hết quanh năm. Một số trang phục khác sử dụng vải nỉ khác như: Set bộ nam nữ, quần dài.

2. May phụ kiện, đồ handmade

Vải nỉ được sử dụng để làm những vật dụng handmade như móc khoá, kẹp tóc, búp bê, thiệp chúc mừng, bóp tiền, dép đi trong nhà… Bên cạnh đó còn một số phụ kiện sử dụng chất liệu như khăn quàng cổ, thắt lưng, vải bọc giày dép, túi xách…

vai ni su dung nhieu trong cac loai phu kien qua tang
Vải nỉ được sử dụng nhiều đề làm phụ kiện, quà tặng

3. Trang trí nội thất

Chất liệu còn được sử dụng để trang trí nội thất, làm vải may chăn ga gối. Vải nỉ thích hợp khi sử dụng vào mùa đông, giúp cho căn phòng được sang trọng và ấm áp hơn rất nhiều. Một số ứng dụng khi dùng vải nỉ để trang trí nội thất là:

  • Vỏ chăn
  • Vỏ gối
  • Vỏ gối ôm
  • Vỏ gối vuông

Vai ni trang tri noi that

IV. Một số lưu ý khi sử dụng vải nỉ

1. Cách vệ sinh vải nỉ

  • Ngâm trước khi giặt:Chất liệu khá dày nên các vết bẩn có nước sẽ dễ bám sâu vào bên trong. Chính vì vậy, để đảm bảo cho áo quần được sạch sẽ nhất, chúng ta nên ngâm trước khi giặt. Thời gian ngâm không được quá lâu, có thể chỉ cần 15 phút các vết bẩn cứng đầu nhất cũng sẽ dần được mờ đi.
  • Không sử dụng chất tẩy mạnh: Đây là một trong những lưu ý quan trọng không chỉ riêng đối với vải nỉ, mà còn được lưu ý cho nhiều chất liệu khác. Chỉ trừ áo quần quá dày và sử dụng để làm các công việc nặng, tiếp xúc với nhiều vết bẩn, thì chúng ta mới nên sử dụng chất tẩy mạnh. Còn chỉ cần làm sạch thông thường, các bạn nên bỏ ít lượng bột giặt lại và sử dụng chất tẩy nhẹ.
  • Không sấy tốc độ mạnh: Máy giặt có nhiều chế độ sấy khác nhau, Với những sản phẩm quần áo như len, nỉ hay dạ sẽ rất dễ bị giãn khi sấy và vắt nước quá mạnh. Chỉ nên chỉnh tốc độ vừa phải đủ để vắt ráo nước các sản phẩm.
  • Nhiệt độ nước giặt: Với vải nỉ chỉ nên sử dụng nước lạnh để giặt. Khi vải gặp nước nóng sẽ dễ bị giãn ra làm cho áo quần bị mất đi hình dạng ban đầu. Ngoài ra vải cũng sẽ trở nên khô hơn.
  • Sử dụng nước xả vải: Đối với những loại vải dày, nước xả vải thực sự đem lại nhiều công dụng. Vải có thể lưu giữ được hương thơm mặc dù đã sử dụng được một thời gian dài. Không những vậy chúng có giúp cho chất liệu không bị sinh ra nhiều mùi hôi khó chịu.

2. Cách bảo quản vải nỉ

  • Không phơi dưới nắng: Gần tương tự như khi giặt với nước nóng, vải cũng sẽ bị giãn ra nếu như gặp phải thời tiết quá nắng nóng. Chính vì vậy, bạn đừng nên phơi vải nỉ khi trời quá nắng hoặc phơi dưới trời nắng quá lâu.
  • Sử dụng móc treo: Đối với nỉ, bạn có thể xếp gọn hoặc dùng móc treo lên, tuy nhiên vài nỉ giày rất khó xếp và không thể xếp đẹp theo nếp gấp. Vì thế bạn nên dùng móc treo lên để tiết kiệm được thời gian cũng như tăng độ thẩm mỹ cho áo quần.
  • Không chỉnh bàn ủi quá nóng: Tuy vải nỉ khá dày nhưng chất liệu không được tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Chính vì vậy bạn không nên chỉnh bàn ủi ở nhiệt độ cao, vải nỉ cũng ít bị nhăn nên nhiệt độ cao là không cần thiết.

Xem thêm: Vải bố – canvas là gì? Những ứng dụng của vải canvas trong đời sống

Vải nỉ tuy mới xuất hiện phổ biến trong những năm trở lại đây, nhưng đây dường như là một chất liệu rất được mọi người yêu thích. Vải có giá thành thấp và có nhiều công dụng hữu ích nên các bạn đừng nên bỏ qua chất liệu  tuyệt vời này. Hy vọng qua bài viết này, các bạn bỏ túi thêm được một số lượng kiến thức nhỏ về vải nỉ. Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ.

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:

Vải Cotton Vải Cotton 4 Chiều Vải Cotton 2 Chiều
Vải Polyester Vải Linen Vải Kate
Vải Nỉ Vải Tuyết Mưa Vải Lụa
Vải Voan Vải Mango Vải Nhung
Vải Su Vải Umi Vải Gấm
Vải Chiffon Vải Thun Lạnh Vải Kaki
Bách khoa về vải online

Có thể bạn quan tâm:

tieu chuan phuong phap danh gia do ben mau vai
Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

06 Th8 tim hieu quy trinh det va nhuom vai tu nha may
Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

05 Th8 cac loai thuoc nhuom vai pho bien
Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

31 Th7 loai vai may do the thao thong dung nhat
Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

03 Th7 cac loai vai may dong phuc y te theo quy dinh
8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

31 Th12 top chat lieu lam mu luoi trai tot nhat
Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

31 Th12

Từ khóa » Nỉ Dạ Và Nỉ Bông