Vải Poly Là Gì? 4 Loại Vải Polyester Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Vải poly là chất liệu thông dụng và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Một phần vì giá thành tương đối rẻ và chất lượng cũng khá tốt nên các sản phẩm từ vải poly được ưa chuộng nhiều.

Vậy, vải poly có nóng không? Có bao nhiêu loại vải này trên thị trường? Cách sử dụng và bảo quản sản phẩm từ vải poly như thế nào?  Bài viết này của Samick sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về vải poly và giải đáp các câu hỏi thường gặp về chất liệu poly nhé!

Nội dung bài viết

  • Vải poly là vải gì? 
  • Vải polyester thuộc loại vải nào?
  • Một số loại vải poly thông dụng hiện nay, ưu và nhược điểm của từng loại
    • Vải cá sấu poly
    • Vải thun poly
    • Vải lưới polyester
    • Vải poly gió
  • Một số câu hỏi thường gặp về vải poly 
    • Sản phẩm từ vải poly có tốt không? 
    • Chất liệu vải poly mát hay nóng? 
    • Cách sử dụng và bảo quản vải polyester như thế nào?

Vải poly là vải gì? 

Vải poly hay còn gọi là vải polyester được ra đời vào năm 1951 với nguồn gốc chính là than đá, không khí và dầu mỏ. Các nhà khoa học đã tiến hành các phản ứng hóa học giữa Acid và rượu để tạo ra chất liệu polyester. Kết quả cho thấy nhiều phân tử kết hợp ngẫu nhiên với nhau và tạo ra một phân tử lớn hơn với cấu trúc tương đồng. 

Chất vải poly được ra đời vào những năm 1951 
Chất vải poly được ra đời vào những năm 1951 

Vào những năm 70, chất liệu poly được dùng để tạo nên các bộ đồ suit lấp lánh, sang trọng trở thành phong cách của đại đa số người tiêu dùng. Ngày nay, chất liệu vải poly còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất chăn ga gối nệm, thời trang, quần áo thể thao,… 

Vải polyester thuộc loại vải nào?

Vải polyester thuộc loại vải nào?
Vải polyester thuộc loại vải nào?

Với những khách hàng còn thắc mắc liệu vải poly là vải gì thì chất liệu này là một loại vải tổng hợp. Bản chất của vải polyester là một loại nhựa, sau khi trải qua nhiều quá trình trùng hợp thì các sợi polyester sẽ có 4 dạng sợi cơ bản như: 

  • Sợi thô
  • Sợi xơ
  • Sợi fiberfill 
  • Sợi filament

Thực chất vải poly được chia thành nhiều loại trong đó có 4 loại vải polyester khá phổ biến. Hãy cùng Samick tìm hiểu phần tiếp theo để biết rõ hơn về từng loại vải poly nhé!

Một số loại vải poly thông dụng hiện nay, ưu và nhược điểm của từng loại

Vải cá sấu poly

Vải cá sấu poly được ứng dụng rộng rãi trong may áo đồng phục công sở 
Vải cá sấu poly được ứng dụng rộng rãi trong may áo đồng phục công sở 

Vải cá sấu poly đã quá nổi tiếng trong sản xuất quần áo. Đây là là chất liệu vải được tạo nên từ vải polyester được dệt theo kiểu vải cá sấu tạo thành một loại vải mới vô cùng đặc biệt. Thành phần chính của vải cá sấu poly chính là sợi polyester và sợi spandex. Do đó bạn có thể dễ dàng nhận ra vải cá sấu poly nhờ bề mặt không có lông và độ bền tốt, độ đàn hồi cao. 

Vải cá sấu poly gồm 92-95% sợi polyester và 5-8% sợi spandex siêu co giãn. Chất vải này được nhận xét là khá dày và có độ thấm hút nhưng bù lại sợi vải co giãn tốt, không bị xù lông hay bám bụi. Rất nhiều công ty lựa chọn chất vải poly này để in áo đồng phục quảng cáo cho sự kiện, chiến dịch của công ty. 

Thiết kế áo được làm từ vải cá sấu polyester 
Thiết kế áo được làm từ vải cá sấu polyester 

Dưới đây là một số ưu điểm của loại vải cá sấu poly: 

  • Bề mặt trơn bóng, có độ rũ nhẹ nên mang lại sự thanh lịch, nhẹ nhàng khi mặc
  • Dễ dàng in ấn hoạt tiết lên bề mặt vì chất vải poly rất ăn màu. 
  • Không bị nhăn, xù lông khi giặt và thời gian khô nhanh. 
  • Mức giá rẻ, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng
  • Khả năng kháng khuẩn tốt, có thể chống nấm mốc, bụi bẩn nên chất liệu vải cá sấu poly rất bền tốt.

Nhược điểm:

  • Dễ gây nóng khi sử dụng cho các hoạt động ngoài trời vì chất vải dày.

Vải thun poly

Vải thun poly có độ bền cao và khả năng chống nước ấn tượng 
Vải thun poly có độ bền cao và khả năng chống nước ấn tượng 

Nếu bạn vừa muốn một chất liệu có thể thoát ẩm tốt mà giá thành lại phải chăng thì vải thun poly là một gợi ý hoàn hảo cho bạn. Vải thun poly là loại vải có độ bền cao, không hút ẩm cao như lại có khả năng hấp thụ dầu nổi bật. Đặc biệt nhờ sở hữu khả năng chống nước tương đối tốt, chất vải thun poly rất phù hợp để may đồ thể thao, áo khoác, lều trại, túi ngủ,…

Tuy nhiên không nên để vải tiếp xúc với nước quá nhiều vì cơ cấu chống thấm sẽ yếu đi và xảy ra tình trạng ẩm ướt. 

Trang phục thể thao được làm từ sợi vải thun poly 
Trang phục thể thao được làm từ sợi vải thun poly 

So với những dạng vải cotton tự nhiên thông thường, vải thun poly có nhiều ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều. Điển hình như: 

  • Ít bị ảnh hưởng bởi tác nhân lý hóa, chịu được môi trường ẩm ướt và ánh sáng nên có độ bền cao. 
  • Dễ nhuộm màu, in ấn họa tiết trên bề mặt chất vải polyester này. 
  • Không bị phai màu trong suốt quá trình sử dụng
  • Đặc tính chống nhăn tốt nên hạn chế tình trạng quần áo bị nhăn nheo, biến dạng gây ảnh hưởng tới chất lượng  
  • Bề mặt vải poly trơn bóng, không bị bám bụi bẩn 
  • Quy trình sản xuất đơn giản nên mức giá thành rẻ và dễ chịu hơn so với các loại vải thun cotton cùng phân khúc. 
Khả năng hấp thụ nhiệt của chất vải này có thể gây bí bách khi mặc 
Khả năng hấp thụ nhiệt của chất vải này có thể gây bí bách khi mặc 

Nhược điểm:

  •  Có thể hấp thụ nhiệt gây cảm giác hơi nóng nực, khó chịu khi mặc ngoài trời.

Do đó nhà sản xuất thường pha thêm sợi cotton vào để tăng khả năng thấm hút mồ hôi giúp tạo cảm giác thoáng mát khi sử dụng.

Vải lưới polyester

Cấu tạo đặc biệt của vải lưới polyester trong may mặc đồ thể thao 
Cấu tạo đặc biệt của vải lưới polyester trong may mặc đồ thể thao 

Bên cạnh việc sản xuất các loại vải thun poly, chất liệu polyester còn được dệt tạo nên kiểu vải lưới polyester vô cùng độc đáo. Đây là một loại vải lưới được dệt nên từ sợi poly có thiết kế thoáng mát, không bí mồ hôi, khả năng thấm hút ẩm nhưng không cao. Phần lớn vải lưới polyester được dùng để may các loại trang phục thể thao. 

Sợi vải lưới polyester được dệt theo kiểu cổ điển lục giác 
Sợi vải lưới polyester được dệt theo kiểu cổ điển lục giác 

Vậy loại vải lưới polyester này có những ưu điểm gì? 

  • Mặc dù có cấu tạo sợi vải thưa thớt không dày đặc nhưng nhờ 2 nguyên liệu chính là nylon và polyester nên chất liệu này vẫn rất bền và chắc chắn. 
  • Cấu tạo các lỗ thoát khí một cách dễ dàng giúp tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người dùng. 
  • Chất liệu này đôi khi còn có sự góp sức của sợi spandex co giãn tốt nên rất thích hợp để may trang phục thể thao. 
  • Được tổng hợp từ nguyên liệu nhân tạo nên mức giá của vải lưới polyester rất phải chăng.

Nhược điểm:

  • Không thể sử dụng vào thời tiết lạnh hoặc mùa đông vì khả năng giữ nhiệt thấp.
  • Tuy có độ thoáng khí tốt nhưng chất liệu này lại không có khả năng hút ẩm hay thấm hút mô hôi cao.
  • Khó vệ sinh nên chỉ có thể giặt sạch bằng tay. Nếu giặt máy sẽ gây rách và hư hỏng sản phẩm.

Vải poly gió

Chất liệu vải poly gió sở hữu khả năng chống gió vượt trội 
Chất liệu vải poly gió sở hữu khả năng chống gió vượt trội 

Loại vải poly cuối cùng chính là vải poly gió với cấu tạo từ 100% sợi polyester hoặc đan xen giữa sợi polyester và sợi nylon. Chất liệu vải poly gió thường được ứng dụng trong làm vỏ áo khóa, đồ lót hoặc chất liệu nệm.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm áo khóa ngoài được làm từ chất liệu vải polyester 100%. Loại vải này hiện nay được lựa chọn để sản xuất làm áo khoác nhờ các ưu điểm như:

  • Độ nhẹ, độ bền cao
  • Chống thấm nước hiệu quả
  • Chống gió tốt

Nhược điểm:

  • Có thể gây ra tiếng sột soạt khó chịu khi mặc
  • Độ bền không được cao như các chất liệu vải poly khác
  • Khi bị rách sẽ dẫn đến tình trạng lan rộng vết rách gây hư hỏng nặng nề.

Một số câu hỏi thường gặp về vải poly 

Sản phẩm từ vải poly có tốt không? 

Để trả lời câu hỏi vải poly có tốt không, chúng ta sẽ tìm hiểu qua một số ưu điểm của chất liệu polyester này. 

Chống nhăn vượt trội: Người dùng có thể thoải mái giặt giũ các sản phẩm từ vải poly mà không lo ngại hiện tượng nhăn nhúm, chảy giãn hay biến dạng. Đây được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất chăn ga gối nệm và quần áo yêu cầu độ bền cao và trạng thái như mới. 

Các sản phẩm từ vải poly rất ít khi gặp tình trạng nhăn nhúm 
Các sản phẩm từ vải poly rất ít khi gặp tình trạng nhăn nhúm 

Độ bền theo thời gian: cấu tạo sợi vải poly cotton chắc chắn giúp giảm diện tích tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài. Nhờ đó sản phẩm từ polyester có thể duy trì được độ bền bỉ theo thời gian. Cùng với đó là độ co giãn tốt giúp tăng khả năng chịu được các tác động bên ngoài. 

Dễ dàng vệ sinh, giặt giũ: Bề mặt vải poly sáng bóng, mượt mà nên các hạt bụi bẩn không thể bám lên được. Vải polyester nổi tiếng là chất liệu chống bẩn hoàn hảo trên thị trường. Nhờ vậy các sản phẩm từ vải poly luôn dễ vệ sinh hơn các chất liệu khác. Đồng thời việc vệ sinh bằng tay hay máy giặt đều không gây ảnh hưởng tới độ bền của sản phẩm. 

Sử dụng máy giặt và nước xả vải để giặt chăn ga từ vải tổng hợp polyester 
Sử dụng máy giặt và nước xả vải để giặt chăn ga từ vải tổng hợp polyester 

Bền màu, dễ nhuộm và in ấn: khả năng nhuộm màu của chất liệu vải tổng hợp này khá đa dạng. Các sản phẩm từ vải poly thường có đường nét in ấn sắc sảo và màu sắc chân thật. Khả năng giữ màu của sợi vải polyester cũng rất tốt nên bạn không cần lo ngại về tình trạng phai màu khi giặt tẩy. 

Chống nước hiệu quả: Người dùng có thể an tâm khi sử dụng các sản phẩm phẩm được làm từ chất vải poly mềm mại, thoáng khí. Nhiều người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm chăn ga gối nệm từ vải polyester nhờ tính năng chống nước vượt trội. 

Quy trình dệt vải đặc biệt mang đến khả năng chống thấm nước hoàn hảo 
Quy trình dệt vải đặc biệt mang đến khả năng chống thấm nước hoàn hảo 

Giá thành rẻ: Thực tế sợi poly cotton sẽ có giá thành rẻ hơn so với sợi cotton thông thường. Các sản phẩm chăn ga gối hay quần áo từ vải poly tương đối rẻ hơn so với loại vải khác và đa dạng từ bình dân cho đến các sản phẩm cao cấp hơn. Từ đó người tiêu dùng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong việc mua sắm chăn ga gối nệm. 

Chất liệu vải poly mát hay nóng? 

Sản phẩm chăn gối từ chất cotton poly mang đến cảm giác mát mẻ khi sử dụng 
Sản phẩm chăn gối từ chất cotton poly mang đến cảm giác mát mẻ khi sử dụng 

Chất vải poly thường cho là khá nóng vào mùa hè vì độ dày của vải thường gây thô cứng. Các nhà sản xuất đã pha thêm các loại sợi thiên nhiên có sự mềm mại như sợi cotton để khắc phục tình trạng trên. Nhờ đó các sản phẩm chăn ga gối nệm, quần áo từ vải polyester sẽ chất lượng và thoải mái hơn. 

Có thể bạn quan tâm: Vải Cotton và Tencel – Đâu là sự chọn tốt nhất?

Cách sử dụng và bảo quản vải polyester như thế nào?

Không nên ủi trang phục từ chất liệu poly quá nhiều 
Không nên ủi trang phục từ chất liệu poly quá nhiều 

Khác với các chất liệu khác, vải poly khá đơn giản trong việc sử dụng và bảo quản. Bạn có thể thoải mái giặt giũ bằng tay hoặc máy giặt. Song chất lượng vải có thể bị ảnh hưởng nếu bạn dùng nước quá nóng để giặt hoặc bật chế độ giặt quá mạnh.

Ngoài ra với đặc tính chống nhăn tốt nên bạn không cần là ủi sản phẩm từ vải polyester quá nhiều. Đồng thời chỉ nên ủi ở nhiệt độ thấp, phù hợp để đảm bảo độ bền của vải. 

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải poly và giải đáp được các thắc mắc về chất vải này. 

Samick Furniture – Nằm là thích 

Địa chỉ: Số 14, Đường 34B, Phường An Phú, TP. Thủ Đức

Email: samickdesign@gmail.com 

Hotline: 0899 306 148

Fanpage: https://www.facebook.com/samickmall.vn

Instagram: https://www.instagram.com/samick.vietnam/

Từ khóa » Chất Liệu Vải Poly Cotton