Vải Polyester Là Gì & Chất Liệu Vải Sợi Poly Thuộc Nhóm Nào?

Vải Polyester là gì? Chất liệu vải này có những ưu và nhược điểm như thế nào? Vì sao nó vẫn là lựa chọn phổ biến và được sử dụng rộng rãi như vậy? Nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu chất liệu vải polyester để may đồng phục cho nhân viên, nhất định bạn không thể bỏ lỡ qua bài viết này. Cùng Huy Sơ Mi tìm hiểu qua những đặc điểm của vải Polyester nhé!

Vải Polyester là gì
Tất tần tật các thông tin về chất liệu vải Polyester

1. Vải Polyester là gì

Vải Polyester là loại vải nhân tạo 100%, được dệt từ các sợi tổng hợp cấu thành đặc trưng từ ethylene thuộc gốc dầu mỏ. Vải Polyester mọi người thường hay gọi tắt là vải Poly, loại vải này thuộc nhóm vải có tính ứng dụng cao giá thành lại rẻ nên nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Đặc điểm nổi bật của chất liệu Polyester là rất bền, không bị xù lông, khả năng chống nước tốt, chống bụi, kháng khuẩn, bóng và đẹp. So với các loại vải dệt từ cotton tự nhiên, vải Polyester không hút ẩm tốt bằng, tuy nhiên vải Poly lại hội tụ rất nhiều những ưu điểm ưu việt.

Vải Polyester là gì
Vải Polyester là gì

2. Chất vải Polyester có nóng không

Vải polyester có thành phần 100% là nilon, không chứa các sợi bông tự nhiên. Nilon thì không hút nước, hút ẩm tốt được chính vì thế khả năng hút mồ của vải polyester rất kém, nên người mặc sẽ có cảm thấy nóng bức.

Tuy nhiên, có một số loại vải Polyester có kiểu dệt cá sấu, kiểu dệt thoi hoặc dệt kim khác được gọi là vải cá sấu poly, vải thun lạnh tuy rằng không thành phần chính là sợi nilon nhưng loại vải Polyester theo kiểu dệt này lại tạo cảm giác mát cho người mặc.

Vải làm từ các sợi nhân tạo thường có khả năng thấm hút mồ hôi rất kém, trong môi trường oi bức nóng nực mồ hôi tiết ra không thấm vào vải cũng có thể làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, khi sở vào vải sợi polyester bạn sẽ thấy cảm giác mát, lạnh.

Chất vải Polyester có nóng không
Chất vải Polyester có nóng không

3. So sánh vải Polyester và Cotton

So sánh vải polyester và cotton
So sánh vải polyester và cotton

Vải polyester gồm 100% sợi nilon nhân tạo, còn vải cotton sẽ gồm 100% sợ tự nhiên. Hai loại vải với thành phần cấu tạo trái ngược nhau nên nó sẽ có những đặc điểm khác biệt nhau rất lớn. Nào, chúng ta cùng so sánh vải polyester và vải cotton nhé.

VẢI POLYESTER

VẢI COTTON

Thành phần
  • Có nguồn gốc 100% từ sợi nilon nhân tạo trích xuất từ dầu hỏa.
  • Có nguồn gốc từ sợi bông tự nhiên 100% cotton.
Quy trình

xử lý

  • Polyester được sản xuất ra nhờ đun chảy và cấu tạo lại. Vải polyester có cấu trúc rắn, không rỗng bên trong.
  • Cotton được thu hoạch tự nhiên từ các cây bông, trong lúc dệt sợi bông sẽ tạo nên các lỗ hổng nhỏ nằm giữa.  nhà sản xuất vải sẽ bọc thêm một lớp sáp bảo vệ.
Ưu điểm
  • Giặt nhanh khô.
  • Không bị nhăn khi giặt hoặc vò mạnh.
  • Không bao giờ bị xù lông.
  • Không bị chảy xệ khi mặt lâu ngày.
  • Bền bỉ với nhiệt độ khắc nghiệt.
  • Không bị co giãn, mất form khi giặt.
  • Mềm mịn, thoái mát.
  • Mang lại cảm giác thoáng mái, thoải mái cho người mặc.
  • Thấm hút mồ hôi cực tốt.
  • An toàn với tất cả các làn da kể cả da nhạy cảm.
Nhược điểm
  • Khô cứng hơn so với vải cotton.
  • Thấm hút mồ hôi bị hạn chế.
  • Làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng
  • Giặt lâu khô.
  • Rất dễ bị nhăn.
  • Giặt nhiều lần có thể bị xù lông, bị thủng hoặc xì nổ.
  • Màu dễ bị nhạt và úa vàng.
  • Bị co giãn mất form khi gặt lâu ngày.
Giá thành
  • Giá thành tương đối rẻ tùy vào màu sắc và kiểu dệt.
  • Giá thành khá cao
Ứng dụng
  • Áo đồng phục.
  • Quần áo thể thao.
  • Chăn, ga, bao gối.
  • Ô dù, lều bạt, quần áo mưa.
  • Đồ bảo hộ lao động
  • Áo đồng phục.
  • Áo tập gym, tập yoga.
  • Khăn, chăn, ga, bao gối.
  • Quần áo, đồ dùng cho trẻ sơ sinh.
Tính chất
  • Cứng cáp, ít nhăn, bền, bóng, khá dày và nặng.
  • Khi đốt vải polyester sẽ nghe mùi khét của nhựa nồng, khói đen và bị vón cục.
  • Mềm mịn, nhẹ nhàng, dễ nhăn, dễ bị nhão, khá mỏng và nhẹ.
  • Khi đốt vải cotton lửa cháy màu hồng, khói xám và vải sẽ cháy hết thành tro vụn.
Tham khảo thêm: Vải cotton là và cách nhận viết chất liệu vải cotton

4. Ứng dụng của vải sợi Polyester

Vải Polyester sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như có độ bền cao, khả năng chống nhăn cực tốt, khả năng chống bụi bẩn, dễ dàng trong khâu vệ sinh, thân thiện với người dùng và giá thành tương đối rẻ. Chính vì lẽ đó, vải sợi Polyester được ứng dụng nhiều trong nhiều ngành nghề và cuộc sống hằng ngày.

4.1. Vải Polyester quần áo

Nhờ đặc tính bề mặt sáng bóng, không nhăn, rất bền, đẹp và có tính thẩm mỹ rất cao nên Vải Polyester rất phù hợp để gia công áo thun, may đồng phục học sinh, nhân viên, may quần áo thời trang và đồ thể thao…

Những xưởng may gia công áo thun đồng phục bằng vải polyester thường cho ra sản phẩm đồng phục với giá cả rất rẻ. May đồng phục bằng vải polyester lên form rất đẹp, rất bền, không bao giờ bị xù lông, sản phẩm rất bền cả về màu sắc lẫn form dáng, không bị chảy xệ khi giặt lâu ngày.

Vải Polyester quần áo
Vải Polyester quần áo

4.2. Balo vải polyester

Với đặc tính chống hút ẩm tốt, khả năng chống bụi bẩn, chống thấm hút dầu, chống cháy nổ rất cao. Ngoài ra vải polyester còn không bị nhăn, độ co giãn và đàn hồi tốt, không bị phai màu, cách nhiệt và cách điện diệu hiệu quả. Nhờ vậy, chất vải polyester được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất balo, túi xách.

Balo vải polyester sẽ có được đồ bền rất cao, không bị phai màu, chống thấm hiệu quả. Balo may bằng vải polyester sẽ có nhiều màu sắc đẹp, họa tiết đa dạng với giá thành rẻ nhưng sản phẩm thì cao cấp.

Balo vải polyester
Balo vải polyester

4.3. Ứng dụng của vải dù polyester

Vải polyester được ứng dụng rộng rãi trong đời sống sản xuất công nghệ, gia công sản phẩm và hàng hóa công nghiệp. Ứng dụng của vải dù polyester còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như:

  • Áo chống nắng, đồ bảo hộ lao động có giá thành rẻ, chất lượng, rất bền và rất hữu dụng trong công việc và cuộc sống.
  • Quần áo mưa, lều bạt, ô dù, đồ chống thấm…. Những sản phẩm này được may vải Polyester để chống thấm nước.
  • Ở một số quốc gia trên thế giới người ta còn dùng vải dù polyester để may áo quần cho động vật con ngựa, con lạc đà.
  • Ngoài ra, vải polyester còn kết hợp với dòng vải cotton, vải lanh để sản xuất ra các sản phẩm bền bỉ, dễ nhuộm, không nhăn nhờ những đặc tính dễ gia công và bền bỉ của chất vải này.
Ứng dụng của vải dù polyester
Ứng dụng của vải dù polyester

4.4. Vải poly may khẩu trang

Vải poly bền vững về cấu trúc, có độ chống thấm nước tốt, có khả năng kháng khuẩn, kháng mùi, chống bám bẩn, tỏa nhiệt qua bề mặt và được khử hoàn toàn tỉnh điện. Vì những tính năng vượt trội kể trên, bên vải poly may khẩu trang rất phù hợp, được các xưởng may và khách hàng ưa thích, tin dùng.

May khẩu trang bằng vải poly giúp cho hạ giá thành của khẩu trang, giúp cho tất cả mọi người ngay cả những người không có điều kiện kinh tế cũng có thể sở hữu ít nhất 10 cái khẩu trang. Khẩu trang may bằng vải Poly cũng có thể tái sử dụng lại được, giúp mọi người chống dịch bệnh, vượt qua được mùa dịch bình an.

Vải poly may khẩu trang
Vải poly may khẩu trang

5. Nhận biết chất vải poly như thế nào

Vì vải poly được dệt từ 100% sợi nhân tạo, có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá nên cách nhận biết chất vải poly cũng đơn giản, dựa trên tính chất từ thành phần của nó.

  • Quan sát: Bề mặt vải polyester rất trơn, bóng và mượt, các sợi được dệt rất đều. Khi gấp lại hoặc vò sẽ không bị nhăn và không có nếp gấp.
  • Dùng lửa đốt vải: Vải polyester bị đốt bằng lửa sẽ rất khó cháy, nếu cháy sẽ lên khói đen, sau khi cháy xong tàn dư của poly sẽ bị vón cục và không để lại tro.
  • Dùng nước: Nhỏ nước lên bề mặt vải, nếu nước nằm gọn tròn trên bề mặt vải, không thấm vào vải thì đích thị đây là vải polyester.
Nhận biết chất vải poly như thế nào
Nhận biết chất vải poly như thế nào

6. Vải polyester có bị xù lông không

Vải polyester có thành phần chính là sợi nilon nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ, sợi dệt có tiết diện nhỏ tạo nên bề mặt vải bóng, láng mịn. Bao gồm 4 dạng sợi cơ bản là sợi filament, sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và không có 1% sợi bông tự nhiên nào.

Vải polyester có cấu trúc rắn, không bị rỗng bên trong, nhiều phân tử kết hợp ngẫu nhiên với nhau để tạo ra phần tử lớn có cấu trúc tương đồng. Chính vì thế, vải polyester không bị xù lông, không bị chảy xệ khi giặt nhiều lần.

Vải polyester có bị xù lông không
Vải polyester có bị xù lông không

Huy Sơ Mi còn là xưởng may uy tín chất lượng cao cấp theo nhu cầu của khách hàng áo sơ mi đồng phục, đồng phục học sinh. Những dịch vụ gia công khác tại Huy Sơ Mi:

  • Xưởng may áo thun giá rẻ
  • Xưởng may áo sơ mi
  • Xưởng gia công quần âu
  • Xưởng gia công quần kaki

– Hotline: 0943 30 31 39

– Địa chỉ xưởng may:

Cơ sở 1: 145/21 Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Cơ sở 2: 174 Đường Tân Xuân 2, Tổ 2, Ấp Chánh 1, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

– Website: https://huysomi.com/

7. Vải polyester giá bao nhiêu

Giá vải polyestergiá vải dù polyester đều có sự chênh lệch nhất định giữa các nhà sản xuất, giữ những người phân phối và bán vải. Vải poly có nhiều kiểu dệt khác nhau ứng với những màu sắc, mẫu mã khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Chính vì thế, rất khó thể tìm được mức giá chung nhất, chính xác nhất của loại vải này.

Hiện tại trên thị trường, giá vải polyester được chia trung bình theo độ co giãn và màu sắc của vải như sau:

  • Vải Polyester 4 chiều trung bình có giá: Từ 70.000đ/kg đối với những màu vải trắng, màu nhạt đến 90.000đ/kg cho những cây vải có màu đậm, màu tối.
  • Vải Polyester 4 chiều cao cấp có giá: Từ 110.000đ đến 130.000đ/kg, tùy thuộc vào từng màu vải, những màu sáng sẽ có giá thành rẻ hơn so với những cây vải có màu tối.
  • Vải Polyester co giãn 2 chiều có giá: Từ 58.000đ/kg đến 80.000đ/kg tùy vào màu sắc và số lượng bạn cần mua.

Nhằm đảm bảo cả về chất lượng vải lẫn giá cả cạnh tranh nhất bạn cần phải lựa chọn được các cơ sở may gia công uy tín nhất.

Vải polyester giá bao nhiêu
Vải polyester giá bao nhiêu

Bài viết cùng chủ đề:

  • Vải kaki là gì và các ưu nhược điểm của vải kaki
  • Vải kate và các ứng dụng phổ biến trong may mặc
  • Vải Chiffon là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong thời trang

Hy vọng, với những thông tin về vải Polyester là gì cũng như các thông tin liên quan được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ và hiểu rõ được đặc tính của vải Polyester. Nhờ đó, chọn vải may phù hợp với sản phẩm cần gia công, may đồng phục. Cơ sở gia công đồng phục Huy Sơ Mi tự tin luôn là đơn vị may gia công đúng chất vải bạn chọn, đúng chất lượng theo yêu cầu và chắc chắn là đúng giá. Mọi thông tin xin liên hệ Xưởng may Huy Sơ Mi qua số hotline/zalo: 0943 303 139

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Tính Chất Của Vải Polyester