Vải Polyester Là Gì? “Tất Tần Tật” điều Cần Biết Về Vải Polyester

Banner Black Friday

Phải nói rằng trong tất cả các loại vải trên thị trường hiện nay, vải polyester vẫn là lựa chọn phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất.Vậy, vải polyester là gì? Tại sao giữa vô vàn loại vải có nguồn gốc tự nhiên hơn như vải lanh, vải cotton,… người ta vẫn dành sự ưu ái cho vải Polyester – vốn được biết là chất liệu tổng hợp nhân tạo. Nếu bạn đang quan đến loại vải này và cũng phân vân liệu vải polyester có tốt không, nhất định không được bỏ lỡ bài viết này nhé!

Nội Dung Chính

  • 1. Tổng quan về vải Polyester
    • 1.1. Polyester là gì?
    • 1.2. Nguồn gốc sợi Polyester
  • 2. Quy trình sản xuất vải Polyester 
    • Bước 1: Phản ứng trùng hợp
    • Bước 2: Sấy khô
    • Bước 3: Đùn sợi
    • Bước 4: Kéo sợi 
    • Bước 5: Cuốn sợi
  • 3. Ưu nhược điểm vải polyester là gì?
    • 3.1. Ưu điểm 
    • 3.1.1. Dễ dàng giặt ủi
    • 3.1.2. Độ bền tốt
    • 3.1.3. Giá thành rẻ
    • 3.1.4. Các ưu điểm khác
    • 3.2. Nhược điểm
  • 5. Ứng dụng phổ biến của vải Polyester là gì?
    • 5.1. May mặc
    • 5.2. Công nghiệp
    • 5.3. Chăn ga gối 
    • Nệm foam bán chạy

1. Tổng quan về vải Polyester

1.1. Polyester là gì?

Vải Polyester là một thuật ngữ tổng quát dùng để gọi bất kỳ loại vải nào được làm bằng sợi polyester. Đây là sợi tổng hợp với chất cấu thành đặc trưng là ethylene thuộc gốc dầu mỏ. Về cơ bản, polyester cũng là một loại nhựa. Các sợi polyester hoàn chỉnh được tạo thành nhờ quá trình hóa học trùng hợp và có 4 dạng sợi cơ bản là sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament.  

Vải Polyester

Polyester là tên viết tắt của một loại polymer nhân tạo tổng hợp với tên đầy đủ là polyetylen terephthalate (PET). PET được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp 2 chất ethylene glycol và terephthalic acid với nhau.

1.2. Nguồn gốc sợi Polyester

Sợi Polyester được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1941 bởi 2 nhà hóa học người Anh John Rex Whinfield và James Tennant Dickson. Sau đó, chất liệu này ngày càng trở nên phổ biến vào những năm 1970 tại Mỹ nhờ các thước phim quảng cáo và poster treo đầy ở khắp nơi miêu tả rằng: “Polyester là một chất liệu vải siêu bền và không nhăn, bạn có thể mặc nó liên tục đến ngày thứ 68 ngày mà vẫn không cần ủi lại và trông vẫn rất đẹp “ngất ngây con gà tây”. Tuy nhiên, vẫn có một số tranh cãi xoay quanh tình an toàn của chất liệu này.

Thời kỳ đỉnh cao của vải Polyester có lẽ thuộc về những năm 70 khi nhạc sàn Disco dần trở thành món ăn tinh thần đại chúng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hãy mở lại những bản nhạc kinh điển vào thời kỳ này chẳng hạn như “Brother Louie” (Modern Talking), I Will Survive (Gloria Gaynor),… và bạn sẽ được chiêm ngưỡng những độ bồ suit lấp lánh và bóng bẩy được làm từ vải Polyester.

vải polyester
Những năm 1970 là thời kỳ đỉnh cao của thời trang đồ suite làm từ vải polyester

TOP NỆM BÁN CHẠY

-34%

Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm

13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%

(Quà tặng 7 món với độ dày 10cm) Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm

6.750.000đ5.400.000đXem chi tiết-25%

(Tặng tinh dầu) Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm

13.199.000đ9.899.250đXem chi tiết-50%

Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm

8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm Hot

2. Quy trình sản xuất vải Polyester 

Polyester có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào dạng sợi mà nhà sản xuất mong muốn, bao gồm sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament. Nhưng tựu chung, quy trình sản xuất sợi Polyester đều trải các bước chính sau: 

Bước 1: Phản ứng trùng hợp

Để tạo thành polyester, người ta sẽ trộn hỗn dimethyl terephthalate với ethylene glycol có thêm chất xúc tác và đun nóng ở nhiệt độ 50-210 ° C để tạo ra một hợp chất mang tên Monomer. 

Monomer tiếp tục được cho phản ứng với Axit Terephthalic và đun nóng ở nhiệt độ 280 ° C. Khi này, chất Polyester bắt đầu hình thành và được đùn qua một khe để tạo thành các dải Polyester

Bước 2: Sấy khô

Các dải Polyester thu được sẽ được làm sấy khô và làm mát cho đến khi chất liệu dần trở nên giòn. Sau đó, chúng được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và tiếp tục được sấy khô lần nữa để đảm bảo sợi Polyester thành phẩm có chất lượng nhất quán.

Bước 3: Đùn sợi

Các mảnh Polyester tiếp tục được nấu chảy ở nhiệt độ 260 đến 270 độ C để tạo thành một hỗn hợp dung dịch đặc sệt như siro. Dung dịch Polyester được đặt trong ổ phun sợi và đùn ép qua những chiếc lỗ nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình tròn. 

Mật độ lỗ trong ổ phun sẽ xác định kích thước của sợi. Những sợi đơn được tạo thành khi các sợi nhỏ được phun ra từ ổ và xoắn lại với nhau. Trong quá trình đùn sợi, người ta có thể thêm nhiều hóa chất khác nhau vào hỗn hợp để khắc phục một số khuyết điểm của sợi Polyester nguyên bản như chất chống tĩnh điện, kháng khuẩn, kháng cháy,… 

Bước 4: Kéo sợi 

Khi mới hình thành, sợi Polyester sẽ rất mềm, người ta có thể kéo dãn mảnh Polyester với chiều dài gấp vài trăm lần so với chiều dài ban đầu. Sợi Polyester càng bị kéo dãn nhiều thì càng có độ dày và đường kính nhỏ. Độ mềm cứng của sợi Polyester thành phẩm cuối cùng sẽ được quyết định ở bước này.  

Bước 5: Cuốn sợi

Sợi Polyester được cuộn vào một ống lớn và sẵn sàng cho khâu dệt vải. 

3. Ưu nhược điểm vải polyester là gì?

3.1. Ưu điểm 

3.1.1. Dễ dàng giặt ủi

Polyester rất bền và chịu được nhiều hóa chất vì thế khâu giặt giũ và phơi phóng vải rất dễ dàng. Đối với vải Polyester, bạn có thể  giặt và sấy khô tại nhà mà không lăn tăn rằng nhiệt có thể làm hư vải hay chế độ giặt quá mạnh so với khả năng chịu lực của vải. Bên cạnh đó, Polyester là một loại vải khô rất nhanh. Qủa không sai khi nói rằng ưu điểm này chính là lý do tại sao vải Polyester rất được lòng chị em nội chợ.

3.1.2. Độ bền tốt

Polyester có khả năng chống co rút
Polyester có khả năng chống co rút và giãn nhão rất tốt.

Polyester có khả năng chống co rút và giãn nhão rất tốt. Nhờ quá trình kéo sợi, các sợi polyester cuộn vào nhau và tạo thành một cấu trúc chắc chắn khó phá vỡ. Trong khi một số loại vải khác như chiffon, cotton thun,.. thường có xu hướng nhanh chóng nhão và chùng xuống sau một thời gian, vải polyester lại giữ được hình dáng ban đầu gần như trong suốt thời gian mặc. Bên cạnh đó, Polyester cũng có khả năng chống nhăn và không bị mài mòn.

3.1.3. Giá thành rẻ

Vì nguyên liệu sản xuất vải Polyester có chi phí thấp và quy trình sản xuất vải cũng không phức tạp nên vải Polyester có giá thành rất rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc tiêu dùng.

3.1.4. Các ưu điểm khác

Vải Polyester
Vải Polyester cũng có khả năng chống vi khuẩn, nấm mốc rất tốt.

Vải Polyester cũng có khả năng chống vi khuẩn, nấm mốc rất tốt. Quần áo polyester có bề mặt vải trơn mượt, khi chạm vào nên rất dễ chịu cho làn da người mặc. Ngoài ra, bề mặt vải cũng khó bám bẩn.

3.2. Nhược điểm

Bạn có thể thấy rằng đối với các trang phục có chất liệu 100% polyester, vải thường có xu hướng tĩnh điện, khiến mái tóc lông tay, lông chân… bị dựng lên. Nếu chạm vào người khác, vải có thể gây ra các cú sốc điện tĩnh. Để loại bỏ vấn đề này, polyester thường được pha với các loại sợi khác, điển hình là sợi bông (Polyester Cotton).

Bên cạnh đó, vải polyester khá nóng và không thấm hút mồ hôi tốt nên cũng không được ưa chuộng sử dụng trong những ngày hè. Điều này là do khả năng hấp thụ độ ẩm của sợi polyester rất thấp so với các loại vải tự nhiên khác. Tuy nhiên, ngày nay người ta đang bắt đầu sản xuất ra nhiều sợi polyester có khả năng hút ẩm tốt.

Ngoài ra, một số người sẽ chỉ thích mặc hoặc sử dụng các loại vải có nguồn gốc  tự nhiên, chẳng hạn như cotton, cashmere, lụa, len, v.v … vì các loại vải này thường thoáng khí và bền mặc dù chúng đắt hơn nhiều so với sợi nhân tạo và cần cẩn thận hơn trong việc giặt, sấy. Những người có làn da nhạy cảm cũng có thể không thích loại vải này vì Polyester thường bị phàn nàn về việc gây dị ứng, châm chích cho làn da.

Vải Polyester rất dễ cháy, vì vậy bạn cần phải cẩn thận hơn khi mặc hoặc sử dụng sản phẩm có chất liệu 100% polyester. Một khuyết điểm nữa là vải polyester không thân thiện môi trường do có nguồn gốc từ nhựa dẻo mà nhựa thì không thể phân hủy được. 

5. Ứng dụng phổ biến của vải Polyester là gì?

5.1. May mặc

Vải Polyester là một lựa chọn lý tưởng đối với ngành may mặc vì chúng có độ bền tốt và khả năng chống nhăn đáng kinh ngạc. Vải Polyester dùng để sản xuất các trang phục thể thao thường được pha thêm cotton để tăng khả năng thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, vải Polyester còn được ứng dụng để may các sản phẩm chống thấm nước như dù, bạt, áo mưa,…  hoặc các vỏ bọc ngoài của hành lý, túi đựng tài liệu,…

5.2. Công nghiệp

công nghiệp polyester

Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như vải công nghiệp, vật liệu cách điện,đệm… Sợi Polyester có nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các loại sợi truyền thống nhờ đặc điểm là không hút ẩm giúp vải khó dính bẩn (chẳng hạn như bùn đất), kháng khuẩn và kháng bụi. Vải Polyester cũng dễ dàng bắt màu nhuộm và không bị hủy hoại bởi nấm mốc. 

5.3. Chăn ga gối 

Vải Polyester cũng là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dùng để sản xuất gối, chăn, đệm,…. Cũng như quần áo thể thao, vải polyester ứng dụng trong ngành chăn ga gối thường được pha thêm sợi cotton để tăng khả năng thấm hút mồ hôi.

Nệm foam bán chạy

Đọc thêm: Nệm xếp đa năng Goodnight Polyester

KẾT LUẬN

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ kiến thức liên quan đến vải Polyester. Hy vọng, bạn đã “bỏ túi” nhiều thông bổ ích và không còn băn khoăn về dòng vải này nữa nhé! 

Đánh giá post

TOP NỆM BÁN CHẠY

-34%

Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm

13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%

(Quà tặng 7 món với độ dày 10cm) Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm

6.750.000đ5.400.000đXem chi tiết-25%

(Tặng tinh dầu) Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm

13.199.000đ9.899.250đXem chi tiết-50%

Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm

8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm Hot

Từ khóa » Chất Liệu Vải Polyester