Vải Ren - Chất Liệu Vải Cao Cấp Dành Cho "quý Cô Thời Thượng"
Có thể bạn quan tâm
- 1. Vải Ren là gì?
- 2. Nguồn gốc của vải ren/ Lace Fabric
- 3. Đặc tính của vải ren
- 3.1. Ưu điểm
- 3.2. Nhược điểm
- 4. Các loại vải ren phổ biến
- 4.1. Needle Lace (Ren kim)
- 4.2. Bobbin Lace (Ren cuộn)
- 4.3. Cutwork Lace (Ren thêu)
- 4.4. Tape Lace (Ren băng)
- 4.5. Knotted Lace (Ren thắt nút)
- 4.6. Crochet Lace (Ren móc)
- 5. Ứng dụng của vải ren
- 5.1. Trong ngành may mặc
- 5.2. Trang trí nội thất
- 6. Kinh nghiệm lựa chọn vải ren
- 6.1. Chọn vải theo dáng người
- 6.2. Chọn vải với mục đích may
- 6.3. Chọn vải theo mùa
- 6.4. Chọn vải theo hoàn cảnh
- 7. Nên bảo quản vải Ren như thế nào?
Thị trường may mặc hiện nay rất đa dạng và phong phú khi có quá nhiều chất lệu vải để người tiêu dùng có thể lựa chọn. Tuy nhiên, vải ren vẫn là một trong những loại vải được chị em phụ nữ cực kì yêu thích để may trang phục, váy đầm,..
Vậy, vải ren là gì? Chất liệu vải ren có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về vải Ren qua nội dung bài viết dưới đây!
1. Vải Ren là gì?
Vải Ren có tên gọi tiếng anh là Lace là loại vải được kết hợp từ nhiều sợi khác nhau bằng phương pháp bện, lặp hoặc xoắn để tạo ra những lỗ hổng hay khoảng trống trên bề mặt vải. Nguyên liệu sản xuất vải ren thường từ bông, lụa hoặc tơ nhân tạo, có hoa văn thêu riêng biệt.
Có thể bạn chưa biết, sự độc đáo của vải ren đó là rất nhiều sợi vải và mũi đan (khác hẳn so với các loại vải khác). Vì thế, vải ren không chỉ ứng dụng may trang phục hằng ngày mà còn ứng dụng để tạo ra những bộ váy cưới, phụ kiện thời trang tuyệt đẹp dành cho ngày trọng đại của các cô dâu.
Xem thêm những kiến thức về vải lụa tại: https://dongphuckhanhlinh.com/vai-lua.htm
Vải ren là vải được dệt bằng nhiêu phương pháp như bện, lặp, xoắn
2. Nguồn gốc của vải ren/ Lace Fabric
Vải ren được ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 15. Lúc đó, nguyên liệu để sản xuất ra vải ren chủ yếu đó là lanh, lụa, vàng hoặc bạc.
Chính vì thế, vải này có giá rất đắt đỏ, chỉ phù hợp cho các tầng lớp quý tộc, quyền cao, chức trọng trong xã hội. Đến đầu thế kỷ 17, với sự phát triển của nền kinh tế Châu Âu, vải ren cao cấp được sản xuất tại nhiều quốc gia lớn như: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Bỉ,...
Trong thế kỷ 19, cuộc cách mạng Pháp và cách mạng công nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi vô cùng to lớn của vải ren. Khi Poly và Nylon ra đời kết hợp với việc sử dụng máy móc thì chi phí sản xuất ren đã giảm xuống rất nhiều so với trước đây. Đến cuối thế kỷ 19, ren bắt đầu có mặt tại Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
3. Đặc tính của vải ren
3.1. Ưu điểm
Vải ren có kết cấu khá đặc biệt, vừa mỏng, vừa trong suốt. Điều này sẽ giúp người mặc có cảm giác thoải mái, sang trọng và đầy bí ẩn trước mặt người đối diện.
Đặc biệt, vải ren còn mang tới cho người phụ nữ sự ngọt ngào, hấp dẫn và chân thành hơn. Đây cũng là lý do vì sao, vải ren chủ yếu ứng dụng để may trang phục cho phụ nữ.
Vải ren nhẹ và trong suốt hơn các loại vải khác
Có thể bạn chưa biết, màu sắc và kiểu mẫu vải ren vô cùng đa dạng. Bạn muốn màu hay mẫu mã gì cũng có. Vì thế, bạn đừng lo lắng vải ren không có màu phù hợp với bạn nhé.
Bên cạnh đó, vải ren có thể kết hợp với chất liệu hay phụ kiện thời trang khác để tạo ra trang phục bắt mắt và tinh tế mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng.
3.2. Nhược điểm
Bởi vải ren được đan thành những đường chỉ, hoa văn có tạo thành những lỗ nhỏ, nên khi mặc cần phải thêm một lớp vải bên trong, nhất là trong trường hợp bạn đến nhưng nơi trang nghiêm, sang trọng.
Giống như vải Chiffon, vải ren mỏng và dễ rách. Do đó, người sử dụng cần lưu ý hơn trong việc bảo quản và giặt vải ren để giúp những trang phục may từ vải ren được bền bỉ hơn.
4. Các loại vải ren phổ biến
Dựa trên một số kỹ thuật và chất liệu, vải ren được chia nhiều loại như ren kim, ren cuộn,.... Cùng Khánh Linh đi tìm hiểu về các loại ren này nhé:
4.1. Needle Lace (Ren kim)
Đây là loại ren được tạo ra bằng cách sử dụng kim và chỉ qua hàng trăm mũi khâu nhỏ để tạo thành ren. Nó rất mỏng manh, tinh tế và đơn giản. Nó được dùng chủ yếu để dệt ra những hình học, điêu khắc hay một số loại hình trên vải. Nó có thể dệt theo phong cách hiện đại hoặc cổ điển kết hợp với nhiều màu sắc khiến ren kim luôn tươi mới.
Vải ren kim được dệt rất nhiều hình, họa tiết lên bề mặt vải
4.2. Bobbin Lace (Ren cuộn)
Ren cuộn là một kỹ thuật dệt được thực hiện bằng cách bện và xoắn sợi. Ren này thuộc vào ren cao cấp, nó được làm từ nhiều sợi chỉ khác nhau về màu sắc. Tuy nhiên, ở giai đoạn dệt nó đơn giản hơn ren kim rất nhiều. Một tên khác của ren cuộn đó là ren gối vì nó sẽ dệt ren trục tiếp lên gối.
4.3. Cutwork Lace (Ren thêu)
Cutwork ren hay còn gọi là ren thêu. Nó sẽ cắt ra một không gian hoặc lỗ trên mặt vải để tạo thành những hình dạng khác nhau (bạn có thể hiểu như vải bị cắt khoét để tạo thành những hình dáng trang trí tuyệt đẹp). Nó thường được sử dụng trong thời trang, nhất là với áo cưới và phụ kiện trang trí.
4.4. Tape Lace (Ren băng)
Ren băng là một loại ren được dệt bằng tay hoặc sử dụng bằng máy dệt. Các băng được dệt theo yêu cầu, sau đó được cố định và kết nối với nhau. Từ xa xưa, ren băng được sử dụng cho các góc, đường viền và tại trung tâm của khăn trải bàn, khăn che mặt, cổ áo váy hay khăn tay,...
Ren băng được ứng dụng chủ yếu trong trang trí bàn ghế, khăn tay,..
4.5. Knotted Lace (Ren thắt nút)
Đây là một loại ren được tạo bởi các hình thức thắt nút khác nhau. Nó thường được sử dụng để làm các đồ trang trí như khăn, túi,...
4.6. Crochet Lace (Ren móc)
Ren này là một ứng dụng của nghệ thuật móc. Bạn có thể hiểu đơn giản đó là nó sẽ sử dụng các sợi mỏng và được móc lại với nhau qua các đường kim. Nó được sử dụng để làm khăn quàng cổ, viền váy, các vật trang trí ở trên bàn, rèm cửa,...
5. Ứng dụng của vải ren
5.1. Trong ngành may mặc
» Những bộ váy cưới, đầm dự tiệc, váy công sở
Sự nhẹ nhàng và trong suốt đã giúp vải ren được đánh giá là nguyên liệu tuyệt vời để tạo ra những bộ váy công sở, đầm hay là những bộ váy cưới bồng bềnh, đầy lãng mạn. Ngoài ra, nó còn mang đến sự sang trọng, tinh tế, tạo thêm sự hấp dẫn cho người mặc.
Tin tưởng rằng sẽ có rất nhiều người phải "trầm trồ" khi nhìn thấy bạn mặc những chiếc váy bằng vải ren đó.
Tham khảo thêm chất liệu vải đũi và những ứng dụng trong ngành thời trang
Váy cưới vải ren lung linh trong ngày trọng đại của đời người
» Áo khoác, áo ren cổ truyền
Vải ren không chỉ dùng để may váy mà nó còn dùng để thiết kế ra những chiếc áo dài, áo cộc cổ truyền cho chị em phụ nữ. Đi theo sự cách điệu là những mẫu thiết kế độc đáo cùng nhiều hoa văn nổi bật đã tạo nên sự hoàn hảo, vừa gợi cảm vừa nữ tính, sang trọng và tinh tế cho chị em. Chính vì thế, các tín đồ thời trang luôn ưa thích, săn lùng mỗi khi có mẫu áo ren mới.
Áo ren cổ truyền cách điệu tay lỡ xinh xắn cho các nàng
5.2. Trang trí nội thất
Ngoài việc ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang, vải ren còn ứng dụng mạnh mẽ trong trang trí nội thất. Bạn có thể nhìn thấy vải ren ở các loại rèm cửa, khăn trải bàn ghế, ruy băng. Bên cạnh đó, vải ren cũng được nhiều hãng chăn ga nổi tiếng dùng để sản xuất chăn gối.
Vải ren làm chăn, ga, đồ trang trí nội thất sang trọng, tuyệt đẹp
6. Kinh nghiệm lựa chọn vải ren
Để chọn được vải ren phù hợp thì bạn phải dựa vào sở thích, dáng người, chọn theo mùa, theo hoàn cảnh mặc,... Cùng Khánh Linh đi tìm hiểu để có thể tự mình chọn được mẫu vải phù hợp nhất nhé:
6.1. Chọn vải theo dáng người
Mỗi người đều có những khuyết điểm trên cơ thể nhưng chỉ cần bạn chọn được đúng loại vải có độ dày, kiểu dáng phù hợp thì nó có thể che khuất đi được những khuyết điểm đó.
Ví dụ như:
-
Đối với dáng người hơi mập: Bạn nên chọn những loại vải ren mỏng, chọn những chiếc áo hay váy có viền, liền suông, không quá bó sát để dáng người trở nên thon gọn, duyên dáng và tinh tế hơn.
-
Đối với dáng người nhỏ gọn: Bạn nên chọn vải loại vải ren dày một tý nhưng đừng dày quá nhé. Với độ dày vừa phải không những tôn được dáng mà còn giúp ăn gian được một chút cân nặng nữa đấy.
-
Đối với dáng người không cân xứng: Bạn đừng lo lắng bởi vải ren mỏng, có gam màu tối và có những họa tiết ở tay, vai sẽ giúp thân hình của bạn được cân xứng hơn.
6.2. Chọn vải với mục đích may
Không giống với những loại vải khác, vải ren càng đơn giản lại càng đẹp. Nếu bạn có ý định chọn vải ren để làm váy thì bạn nên chọn vải ren có những họa tiết đơn giản. Vì khi vải ren lên thành váy đã rất đẹp và hấp dẫn rồi nên sẽ không cần những loại hoa văn cầu kỳ nữa. Thậm chí nếu bạn chọn hoa văn không chuẩn còn khiến độ hấp dẫn của chiếc váy giảm xuống đấy.
Còn nếu bạn có ý định dùng vải ren để may áo ren cổ truyền, đồ ngủ,... thì bạn nên chọn loại ren mỏng và không có vải lót những phần đó để tạo nên sự quyến rũ và sang trọng hơn.
6.3. Chọn vải theo mùa
Mỗi một mùa sẽ có một cách chọn vải đúng không nào? Chứ mùa hè lại chọn loại vải quá dày hay những màu tối hấp thụ ánh nắng thì chả hợp lý chút nào đúng không? Hãy nhìn cách chọn vải mà Khánh Linh đưa ra nhé
-
Mùa hè: Chọn những loại vải ren có độ dày trung bình (không quá dày cũng không quá mỏng), có màu mát, sáng như màu xanh, màu trắng để giảm khả năng hấp thụ ánh nắng, tạo sự mát mẻ, thoải mái khi mặc.
-
Mùa đông: Mặc dù mùa đông khá lạnh nhưng bạn cũng không nên chọn loại vải quá dày vì nó sẽ khiến cơ thể trở lên khô cứng. Bạn vẫn chọn loại vải hơi dày và kết hợp với một chiếc áo choàng ren sẽ phù hợp hơn đấy. Và gam màu nóng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời và lý tưởng nhất để tạo sự ấm áp trong cái rét của mùa đông.
Cách chọn vải ren theo mùa - Áo ren tay xòe mùa hè
6.4. Chọn vải theo hoàn cảnh
Đây cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng để giúp bạn ăn điểm trong mắt của người khác trong mỗi dịp đi chơi, tham gia sự kiện, đi làm hay đi du lịch đấy. Ví dụ bạn cần phải đến những nơi lịch thiệp, nghiêm trang thì bạn nên chọn những bộ trang phục có phần lót bên trong để tạo nên sự kín đáo, sang trọng nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.
Hay khi bạn đi du lịch, dạo phố, bạn có thể chọn những bộ ren mỏng, kiểu cách để tăng thêm sự uyển chuyển, hấp dẫn khi mọi người nhìn vào.
7. Nên bảo quản vải Ren như thế nào?
Sự đối lập trong vải ren đó là nó rất đẹp, rất cuốn hút và được nhiều chị em hay các cô nàng xinh xắn lựa chọn nhưng quá trình bảo quản nó thì lại hoàn toàn khác biệt: vừa phức tạp, vừa khó khăn, ... Và đây là một số lưu ý khi giặt và bảo quản vải ren nhé
-
Vải ren rất dễ bị rách khi giặt máy vì vậy với những đồ bằng ren bạn nên giặt bằng tay để tránh những sự cố ngoài ý muốn.
-
Khi giặt, bạn nên ngâm trước khi giặt để vải được mềm hơn.
-
Ngoài ra khi phơi, bạn không nên phơi nó dưới ánh nắng quá gắt vì sẽ khiến vải nhanh bị giòn và biến dạng
-
Bạn cũng không không nên sử dụng quá nhiều hóa chất khi vải bị bần mà thay vào đó bạn sẽ sử dụng nước ấm pha với chanh + muối để giặt nhé
-
Khi không sử dụng bạn phải treo nên móc và đặt vào tủ để tránh vải bị ẩm mốc hay có mùi hôi khó chịu
Qua bài viết trên, chắc bạn cũng hiểu một phần nào đó vì sao vải ren được đánh giá là "Chất liệu mang nguồn gốc quý tộc" rồi chứ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và lựa chọn được mẫu vải ren phù hợp nhất với mình.
Từ khóa » Chất Liệu Zen
-
Vải Zen ép Giá Tốt Tháng 8, 2022 | Mua Ngay | Shopee Việt Nam
-
Phong Cách Zen đậm Chất Nhật Và Những đặc điểm Nổi Bật Khó Cưỡng
-
Phong Cách Zen Trong Thiết Kế Nội Thất - Đậm Chất Thiền
-
ZEN Fashion - 8 CHẤT LIỆU VẢI CỰC MÁT CHO NGÀY HÈ OI Ả...
-
Tất Tần Tật Về Vải Ren: Khái Niệm, ứng Dụng, Nguồn Gốc, Phân Loại
-
Vải Ren Là Gì ? Ưu điểm Và ứng Dụng Của Vải Ren - Atlan
-
Váy Ngủ Zen Me Chất Liệu Lụa Siêu Cấp Pha Ren Cách điệu Ngực | Tiki
-
Quần Lót Nữ Zen Me Chất Liệu Cotton 100% Thấm Hút Tốt, Mềm Mại ...
-
Quần Lót Nữ Zen Me Chất Liệu Cotton Mềm Mại Kháng Khuẩn ...
-
Áo Lót Zen Me Không Gọng Thiết Kế Chất Liệu Ren Cao Cấp - Áo Ngực
-
Vải Ren Là Gì ? Các Loại Vải Ren Và Công Dụng Vải Ren Hiện Nay
-
Áo Thun Tay Ngắn Unisex Chodole Cho Cả Nam Và Nữ, Chất Liệu Vải ...
-
Áo Zen Cổ V - Nữ | DIDO