Vải Silk Là Gì ? Đặc điểm, Cách Phân Biệt Vải Silk Việt, Hàn, TQ - Natoli

Vải silk không chỉ sử dụng để tạo thành những bộ trang phục sang trọng cho người lớn, vải silk còn được dùng để may trang phục cho trẻ em.

Vậy vải silk là vải gì mà có thể ứng dụng nhiều như vậy? Bạn hãy cùng Natoli tìm hiểu về vải silk, để biết rõ hơn về đặc điểm, nguồn gốc của vải silk nhé!

Vải silk là gì?

Vải silk là loại vải được làm từ sợi tơ nhân tạo, một chất liệu khác của Polyester. Vải silk có một mặt là vải bóng và mặt còn lại hơi nhám, đây là đặc điểm giúp bạn dễ dàng phân biệt vải silk với những loại vải khác.

Tính chất của vải silk là mỏng, mềm, nhẹ và kháng nước tốt. Vải silk có độ bám tốt nên rất dễ dàng cho việc in ấn.

Vải silk đang là loại vật liệu được ưa chuộng hiện nay, vải silk được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, trang trí, quảng cáo, thời trang.

Vải silk hay còn gọi là vải lụa, là nguyên liệu phổ biến tạo nên những bộ trang phục hiện đại, sang trọng của nhiều nhà thiết kế hiện nay.

Vải silk lụa

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải silk

Vải silk (vải lụa) tại Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc vì đây là hai quốc gia có nền công nghiệp may mặc rất phát triển, ngoài ra Việt Nam chúng ta cũng có sản xuất vải silk.

Vải silk đã xuất hiện từ rất lâu, vào khoảng 6000 năm trước công nguyên, nghề dệt lụa đã xuất hiện ở Trung Quốc để phục vụ cho tầng lớp quý tộc.

Vào thời đó,vải silk còn được dùng làm vật biếu tặng, cống nạp cho vua chúa, quan chức quý tộc và những người có địa vị trong xã hội.

Không lâu sau đó, nghề dệt lụa đã phát triển thịnh hành ở Trung Quốc và mọi người đều có thể sử dụng loại vải này. Khi đó, vải silk còn được dùng để may những bộ quần áo đời thường.

Ngành công nghiệp vải nhanh chóng lan sang các nước trong khu vực. Toàn Châu Á lúc đó đều sử dụng loại vải này do có những đặc tính tốt và nó đã chứng minh được đó là một món hàng cao cấp, bền vỉ và có vẻ đẹp huyền bí.

Nhu cầu sử dụng vải silk ngày càng gia tăng, thị trường vải silk ngày càng trở nên sôi động từ đó nhiều thương gia quyết định buôn bán loại vật phẩm này do có thể kiếm được lợi nhuận cao. Vải silk từ đó trở thành vật phẩm được tiêu thụ xuyên quốc gia.

Nguồn gốc của vải silk là từ Trung Quốc và bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào đời vua Hùng thứ 6. Vào lúc đó tại Ba Vì nghề chăn tằm, ươm tơ đã bắt đầu phát triển đặt nền móng cho nền công nghiệp dệt may. Cho đến bây giờ, các làng lụa vẫn được bảo tồn và giữ nguyên những giá trị của nó.

Hiện nay nổi bật nhất trong những nơi sản xuất vải chính là làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông. Vải silk tại đây có chất lượng cao, có độ tinh xảo trong từng sản phẩm, đa dạng mẫu mã nên trở thành địa điểm sản xuất vải silk nổi tiếng nhất Việt Nam, ngoài ra Mỹ Á, An Giang cũng là địa điểm sản xuất vải silk lớn tại Việt Nam.

Đặc điểm của vải silk

Vải silk có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với những loại vải khác, chất liệu vải silk là từ sợi tơ nhân tạo, bề mặt vải mềm, mịn, bóng toát lên vẻ sang trọng khi có ánh sáng chiếu vào.

Vải silk có khả năng giữ ấm tốt nên được sử dụng để may những trang phục mùa đông.

Vải silk có đặc tính mỏng nhẹ, độ bám tốt nên có thể nhuộm rất nhiều màu sắc bắt mắt và việc in ấn cũng rất dễ dàng nên được sử dụng làm nguyên liệu in ấn.

Độ co giãn của vải silk không quá ấn tượng chỉ ở mức trung bình. Do có cấu trúc hình tam giác nên vải silk có khả năng kháng nước tốt, phản xạ ánh sáng mạnh tạo nên sự sang trọng, quý phái của loại vải này.

Ưu nhược điểm của vải silk

Vải silk được sử dụng phổ biến ở nước ta bởi nó có nhiều ưu điểm như bề mặt mềm, mịn, kháng nước và giữ ấm tốt tạo cảm giác thoáng mát vào mùa hè nhưng lại giữ ấm tốt vào mùa đông. Bên cạnh đó, vải silk vẫn tồn tại một số nhược điểm như dễ bị ố màu, không nên phơi ngoài nắng quá to.

Ưu điểm của vải silk

Vải silk có nhiều ưu điểm như bề mặt mềm, mịn, khả năng kháng nước và giữ nhiệt tốt, bề mặt phản xạ ánh sáng tạo nên sự sang trọng, quý phái cho người sử dụng.

Vải silk được làm bằng tơ tằm nên rất nhẹ, thoáng mát khi mặc vào mùa hè nhưng mùa đông lại ấm áp do vải silk có tính chất dẫn nhiệt kém. Vì được làm bằng sợi tơ tự nhiên nên vải silk còn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

Ưu điểm của vải silk

Vải silk còn rất bền bỉ trong quá trình sử dụng hơn nữa vải silk tuyệt đối không gây kích ứng da khi mặc. Khi mặc những bộ đồ làm từ vải silk bạn sẽ có cảm giác thoải mái do bề mặt vải được hoàn thiện tỉ mỉ.

Dễ dàng giặt giũ mà không sợ bị nhàu nát, bạn có thể làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vải silk một cách dễ dàng và không sợ ảnh hưởng đến chất lượng của vải. Để so sánh thì vải silk có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với vải cotton hay vải tơ tằm.

Nhược điểm của vải silk

Vì vải silk được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên việc bảo quản đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận nếu như không muốn quần áo bị hỏng. Hơn nữa vải tự nhiên cũng rất khó để nhuộm màu.

Quy trình sản xuất vải silk

Để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh là vải silk, chúng ta phải thực hiện 5 giai đoạn là chăn tằm, nhả kén, ươm tơ, dệt lụa và nhuộm màu vải silk.

Giai đoạn 1: Chăn tằm

Thời điểm thích hợp để chăn tằm là vào mùa xuân và mùa thu vì 2 mùa này có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho tằm phát triển. Từ thời điểm tằm nở cho đến lúc làm kén sẽ mất khoảng 20 - 25 ngày và trải qua 4 lần lột xác.

Thức ăn của tằm là lá dâu, cây dâu phải đưkợc trồng ở vùng đất sạch, không bị ô nhiễm nguồn nước để chất lượng tơ được tốt nhất. Tằm ăn tơ suốt ngày đêm, sau khoảng 3 tuần đạt đến kích thước tối đa sẽ tìm đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.

Giai đoạn 2: Nhả kén

Sau khi trưởng thành tằm sẽ bắt đầu khả kén. Các gia đình nuôi tằm sẽ sử dụng một chiếc né từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô hình chữ nhật để cho tằm bắt đầu nhả kén. Trung bình mỗi con tằm sẽ chuyển động hình số 8 xung quanh kén tạo thành sợi tơ có chiều dài gần 1000km.

Giai đoạn 3: Ươm tơ

Tằm sẽ nhả tơ trong khoảng 7 ngày sau đó sẽ tiến hành ươm tơ. Công đoạn ươm tơ rất dễ dàng, thông thường chỉ mất 5 ngày thì kén sẽ nở thành con và tơ tằm sẽ bị vụn không thể se sợi được nữa. Để ngăn không cho kén nở hãy cho kén vào nước sôi để chất sericin tan ra và xác định được mối tơ để se sợi.

Đây là bước chuẩn bị nguyên liệu để tiến hành bước tiếp theo đó là dệt vải. Tơ tằm là nguyên liệu chính để dệt thành nhiều loại vải trong đó có vải silk.

Giai đoạn 4: Dệt lụa

Tùy vào cách dệt và số lượng của tơ sẽ cho ra những loại vải khác nhau. Đối với vải silk thì lớp tơ khá mỏng để tạo độ mềm, mịn êm ái cho vải. Người dệt có thể điều chỉnh độ dày mỏng của lớp tơ tùy theo nhu cầu.

Giai đoạn 5: Nhuộm màu

Nhuộm màu là công đoạn cuối cùng để tạo nên những tấm vải silk hoàn chỉnh. Vải silk gốc chỉ có màu trắng ngà của tơ nên để tạo sự đa dạng và bắt mắt cho sản phẩm thì bắt buộc phải nhuộm màu.

Bước đầu tiên là ngâm vải silk gốc trong nước nóng để làm sạch lớp keo dính trên bề mặt sợi tơ. Để tạo màu cho vải người ta sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ quả,...

Tùy vào cách pha màu vải silk sẽ được phân loại theo màu sắc như vải silk hoa nhí, vải silk chấm bi, vải silk trơn. Tất cả các sản phẩm vải silk sau khi nhuộm xong đều có vẻ ngoài sáng bóng ấn tượng.

Phân loại các loại vải silk

Vải silk được chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào nguồn gốc xuất xứ cũng như cấu tạo của sợi tơ khi dệt. Một số loại vải silk phổ biến có thể kể đến như vải kate silk, vải cotton silk, vải silk tuyết, vải silk cát,...

Vải kate silk

Vải kate silk là loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại vải này được dùng để may quần áo hàng ngày, may đồng phục trường học, công ty, doanh nghiệp. Loại vải này khá bền, khi giặt không bị nhăn, nhàu hay bay màu.

Giá vải kate silk là 55.000 đồng/m

Vải kate silk

Vải silk lụa

Vải silk lụa được dùng để may những bộ trang phục sang trọng, quý phái. Bề mặt vải mềm mịn, trơn bóng phản xạ ánh sáng lấp lánh.

Giá vải silk lụa là 100.000 đồng/m.

Vải silk lụa

Vải cotton silk

Vải cotton silk là một loại vải tổng hợp được pha trộn giữa tơ tằm và cotton. Do được cấu tạo từ 2 loại vật liệu nên vải cotton silk được thừa hưởng ưu điểm từ cả 2 loại vật liệu này. mức giá của vải cotton silk là 90.000 đồng/m.

Vải cotton silk

Vải silk tuyết

Vải silk tuyết mềm mịn, tạo vẻ duyên dáng cho người mặc. Vải silk tuyết phù hợp để may các bộ quần áo đi lễ. Mức giá của vải silk tuyết là 150.000/m.

Vải silk tuyết

Vải silk cát

Vải silk cát là loại vải mềm, mỏng được dùng để may áo dài. Loại vải này mỏng hơn đáng kể so với những loại vải silk khác và có bề mặt nhám như sờ vào cát tạo nên cảm giác rất đặc biệt, giá của vải silk cát là 44.000 đồng/m.

Vải silk cát

Vải silk Hàn Quốc

Vải silk Hàn Quốc là loại vải cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc. Về chất lượng thì không có gì phải lăn tăn bởi vì lĩnh vực thời trang bên nước họ rất phát triển cho nên chất liệu cấu thành cũng phải được đảm bảo.

Mức giá của vải silk Hàn Quốc là 225.000 đồng/4.5m

Vải silk Hàn Quốc

Vải silk bóng

Vải silk bóng là loại vải đặc biệt với bề mặt bóng, mịn khi ánh sáng chiếu vào sẽ tạo nên hiệu ứng thị giác vô cùng đặc biệt bởi cấu trúc dệt sợi tơ ngang song song. Mức giá của vải silk bóng là 30.000/m.

Vải silk bóng

Giá vải silk bao nhiêu tiền

Đối với những loại vải nhập khẩu như vải silk Hàn Quốc sẽ có mức giá khoảng 225.000 đồng/4,5m, những loại vải lụa có nguồn gốc Việt nam sẽ có mức giá rẻ hơn do không phải chịu phí vận chuyển.

Đó là mức giá vải thô khi nhập từ xưởng, vải silk đã in hoa văn có mức giá cao hơn nhiều dao động từ 900.000 đồng - 1.000.000 đồng/m.

Cách nhận biết vải silk

Vải silk được chia thành nhiều loại tùy vào nguồn gốc và cấu trúc dệt. Về nguồn gốc sẽ có 3 loại vải silk phổ biến là vải silk Hàn Quốc, vải silk Trung Quốc và vải silk Việt Nam.

Về cấu tạo sẽ có một số loại như vải silk cotton, vải silk bóng. Để nhận biết vải silk bạn có thể nhìn màu sắc và sờ vào bề mặt vải.

  • Nhận biết qua mắt thường: Màu sắc của vải silk rất đẹp mắt do được làm từ các sợi tơ nhân tạo nên có độ dày vừa phải bền và bám mực tốt, vải silk tạo ra những sản phẩm in rất rõ ràng và đẹp mắt.
  • Nhận biết qua bề mặt vải: Vải silk sở hữu một mặt bóng và một mặt hơi nhám có độ chống nước khá tốt. Khi sờ vải silk sẽ có độ mềm mại nhất định khác hẳn so với những loại vải thông thường khác.

Ứng dụng của vải silk

Vải silk được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay, vải silk có độ bám tốt và nhiều màu sắc bắt mắt nên được dùng trong in ấn và thời trang.

Vải silk trong in chuyển nhiệt kỹ thuật số

Vải silk có độ bám tốt nên việc in ấn lên vải rất dễ dàng. Nhiều người sử dụng vải silk để in tranh lụa trang trí trong nhà hoặc tặng người thân. Những bức tranh in bằng vải silk được dùng để treo lên tường, giúp không gian ngôi nhà trở nên ấn tượng hơn.

Phòng thờ cũng là nơi có thể đặt tranh vải silk để phục vụ cho việc thờ cúng, tín ngưỡng. Các lễ hội lớn cũng sử dụng tranh in vải silk để trang trí, các loại cờ, băng rôn cũng được in bằng vải silk để thực hiện chiến dịch quảng cáo.

Vải silk trong may mặc thời trang

Trong lĩnh vực thời trang vải silk cũng được sử dụng rộng rãi. Vải silk được dùng để may bikini, đồ thể thao, phối quần áo thời trang,...Vải silk tạo nên vẻ đẹp rất riêng bởi bề mặt trơn bóng, sờ vào có cảm giác lạnh. Ngoài ra những bộ đồ may bằng vải silk có độ bền rất cao và dễ làm sạch cho nên bạn có thể thoải mái sử dụng.

Bề mặt thông thoáng cho nên vải silk cũng được dùng để may những bộ đồ thể thao, các loại vải silk nhân tạo có khả năng thấm hút và co giãn tốt hơn so với những loại vải silk làm từ chất liệu tự nhiên.

Với chị em phụ nữ, vải silk được dùng để may đầm, đồ ngủ. Bề mặt trơn bóng rất thích hợp để may những bộ đồ ngủ vào mùa hè. Vải silk bóng khi may đồ ngủ hè sẽ rất thông thoáng, mát lạnh tạo cảm giác thoải mái khi mặc.

Vải silk được dùng để may quần áo cho mọi lứa tuổi. Với những người ở độ tuổi trung niên cũng rất hay sử dụng vải silk để may quần áo bởi loại vải này có bề mặt đẹp, dễ phối đồ và đặc biệt là bền màu theo thời gian. Với những ứng dụng nổi bật như vậy, vải silk đã chứng minh được sức hút của mình trên thị trường.

Cách phân biệt vải silk việt, silk hàn, silk trung quốc

Vải silk có nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Các bạn có thể phân biệt 3 loại vải này bằng cách nhìn và sờ vào bề mặt vải, mỗi một loại vải sẽ cho cảm giác sờ khác nhau.

Vải Silk Việt Nam

Vải silk Việt Nam được sản xuất thủ công từ tơ tằm nên rất mỏng, nhẹ, thoáng mát đổi lại bảo quản khó khăn và độ co giãn không cao. Sờ trực tiếp vải silk Việt Nam sẽ có cảm giác hơi mát tay, khi vò vải silk Việt Nam sẽ trở lại hình dạng ban đầu.

Vì làm từ nguyên liệu tự nhiên nên khi đốt thử 1 sợi vải silk Việt Nam sẽ cháy thành than, xoa không vón cục.

Vải silk Việt Nam

Vải Silk Trung Quốc

Vải silk Trung Quốc có bề mặt hơi nhăn, màu sắc đậm đà hơn vải silk Việt Nam. Khi đốt vải silk Trung Quốc sẽ vón cục do sợi vải được pha nilon. Khổ vải silk Trung Quốc phong phú hơn vải silk Việt Nam.

Vải silk Trung Quốc

Vải silk Hàn Quốc

Vải silk Hàn Quốc có chất lượng rất cao cho nên bề mặt mềm, mịn thướt tha, độ co giãn tốt, khi mặc lên sẽ có cảm giác thoáng mát.

Vải silk Hàn Quốc

Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải silk

Để bảo quản vải silk bạn không nên dùng chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm thay đổi cấu trúc và làm hỏng sản phẩm.

Các sản phẩm quần áo làm từ vải silk nên giặt riêng để tránh phai màu sang những quần áo khác.

Không nên phơi quần áo bằng vải silk ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài vì có thể quần áo sẽ bị ngả màu.

Vải silk có bề mặt mỏng cho nên bạn hãy sử dụng bàn là hơi nước và là vào mặt trong của sản phẩm để đảm bảo an toàn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguồn gốc và phân loại của vải silk do Natoti tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Tag : Vải silk tuyết là gì , Vải silk là gì , Chất vải silk lụa , Vải silk là đặc tính gì , Vải silk Thái Tuấn , Silk là gì , Vải silk pháp , Vải lụa satin

Xem Chi Tiết Các Loại Vải Khác :

Vải lụa satinVải tweedVải silkVải modalVải borip
Vải thun cottonVải trượtVải sheer Vải lụa hànVải bamboo
Vải DenimVải thun lạnhVải RayonVải da cáVải acrylic
Vải xôVải tencelVải phi bóngVải chân cuaSimili
Vải viscoseVải sợi treVải nhung tămVải cashmerePolyurethane

Từ khóa » Chất Liệu Cotton Silk Là Gì