Vải Sợi Nhân Tạo Là Gì ? Các Loại Vải Sợi Tổng Hợp Phổ Biến

Trên thị trường hiện nay, các loại vải thường là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, không chỉ với nhà sản xuất mà còn cả khách hàng. Đặc biệt trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến vải sợi nhân tạo, mang đến nhiều công dụng và tính năng đặc biệt, được ứng dụng rộng rãi trong may mặc balo, túi xách. Bài viết hôm nay hãy cùng Công ty May Balo HP tìm hiểu vấn đề này nhé.

Vải sợi nhân tạo là gì?

Theo wikipedia, Sợi tổng hợp là sợi do con người tạo ra thông qua tổng hợp hóa học, trái ngược với sợi tự nhiên có nguồn gốc trực tiếp từ các sinh vật sống. Trong đó,  sợi nhân tạo được tạo ra từ các polyme cellulose có trong các loài thực vật chứa làm lượng cellulose cao như cây bông, gỗ, cây gai dầu và cây lanh. Mặc dù sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên song nó được xử lý theo quy trình làm cho sợi được tạo thành có tính chất “nhân tạo” nhiều hơn. 

Sợi nhân tạo trong tiếng anh được gọi là man-made fibre. Cách đọc: /ˈmænˌmeɪd ˈfaɪbə/. Đây là loại sợi được đánh giá cao về độ bền, độ dẻo dai, khả năng chống ẩm, chống nấm mốc tốt. 

Sợi nhân tạo
Sợi nhân tạo

Chất liệu chính của vải sợi nhân tạo là các loại tre, gỗ, nứa,… có hàm lượng cellulose cao. Đây đều là các nguyên liệu ban đầu được hòa tan trong các chất hóa học để kéo thành sợi dệt vải.

Một nhóm khác của sợi nhân tạo (và cho đến nay là nhóm lớn hơn) là sợi tổng hợp. Sợi tổng hợp được làm từ các polyme không xuất hiện trong tự nhiên mà thay vào đó được sản xuất hoàn toàn trong nhà máy hóa chất hoặc phòng thí nghiệm từ các sản phẩm phụ của dầu mỏ hoặc khí tự nhiên. 

Vải sợi nhân tạo có tính chất gì

Những thay đổi trong quá trình tổng hợp hóa học sẽ tạo ra các sợi nhân tạo khác nhau. Tùy vào từng loại vải sợi nhân tạo cụ thể sẽ có các tính chất đặc trưng: 

Một số tính chất của vải sợi nhân tạo ( theo từng loại vải cụ thể)

Vải sợi nhân tạo Đặc tính
Vải sợi nhân tạo Acetate

(lụa nhân tạo)

  • Nhẹ, ít thấm nước
  • Bề mặt vải mịn màng
  • Khi đốt cháy sợi vải vón cục, bóp không tan
Vải sợi nhân tạo Acrylic
  • Mềm mại, độ đàn hồi cao
  • Giống sợi len
  • Ít thấm nước
Vải sợi nhân tạo Raon
  • Độ dẫn nhiệt thấp
  • Hút ẩm tốt
  • Khi đốt cháy sợi vải tro tàn rất ít
Vải sợi nhân tạo Lyocell
  • Mềm mại, Hút ẩm tốt
  • Khả năng bắt màu nhuộm cao
  • Tơ sợi nhân tạo sản xuất ra có dạng ướt để tạo ra các kết cấu đặc biệt
Vải sợi nhân tạo Melamine
  • độ dẫn nhiệt thấp
  • chịu được tác dụng nhiệt cao
  • bắt màu nhuộm tốt

Vải sợi nhân tạo có ưu điểm gì

Các loại xơ sợi nhân tạo được thiết kế chính xác để tạo ra sự kết hợp của các phẩm chất cần thiết cho mục đích sử dụng cuối cùng: Từ độ bền, màu sắc, tính tiện lợi, tiết kiệm chi phí.

Độ bền 

Các sợi nhân tạo có độ đàn hồi cao, cấu trúc các phân tử polyme liên kết chặt chẽ với nhau giúp vải có được độ bền cao, chịu được trọng lượng lớn, có thể dùng để chứa đựng hoặc di chuyển các đồ vật nặng.

Vải sợi nhân tạo có độ bền tốt
Vải sợi nhân tạo có độ bền tốt

Độ mềm mịn

Các sản phẩm từ sợi vải nhân tạo luôn được ưa chuộng bởi sự mịn màng. Có thể cảm nhận được ngay khi ta dùng tay chạm vào bề mặt vải. Nhờ tính chất này, vải sợi nhân tạo được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp may mặc.

Vải sợi nhân tạo Lyocell có bề mặt vải mịn màng
Vải sợi nhân tạo Lyocell có bề mặt vải mịn màng

Khả năng chống cháy 

Một số loại vải sợi nhân tạo có khả năng truyền nhiệt thấp, bắt lửa kém như Melamine, Modacrylic, Aramid. Trong đó có Melamine là loại vải sợi nhân tạo được đánh giá cao nhất ( đáp ứng tiêu chuẩn đo lường theo California TB 133), ứng dụng trong sản xuất ghế ngồi máy bay, vật cản lửa. 

Màu sắc

Không giống sợi tự nhiên, sợi nhân tạo và sợi tổng hợp thành phẩm được tạo ra đều có màu trắng tinh khiết nên không cần làm sạch. Tùy thuộc vào các mục đích sử dụng khác nhau sẽ nhuộm màu theo yêu cầu. Đa phần các sợi này đều bắt màu nhuộm rất tốt tạo nên vải sợi nhân tạo màu sắc rõ ràng, tươi sáng.

Vải sợi tơ nhân tạo rất đa dạng về màu sắc
Vải sợi tơ nhân tạo rất đa dạng về màu sắc

Giá thành

So với các sản phẩm từ sợi tự nhiên, sản phẩm của sợi tổng hợpsợi nhân tạo được tạo ra từ quá trình sản xuất công nghiệp với khối lượng lớn có giá thành rẻ hơn. 

Nhược điểm

Cũng như những loại vải khác, vải làm từ sợi tơ nhân tạo cũng có những nhược điểm nhất định và đang được các nhà nghiên cứu tìm các biện pháp khắc phục.

Độ thoáng khí thấp

Mật độ sợi vải dày đặc khiến cho độ thoáng khí của vải sợi nhân tạo bị giảm đi đáng kể, tạo cảm giác nóng bức, khó chịu khi bạn sử dụng những quần áo làm từ loại vải này vào mùa hè.

Quần áo từ sợi vải nhân tạo có thể khiến bạn thêm nóng nực vào mùa hè
Quần áo từ sợi vải nhân tạo có thể khiến bạn thêm nóng nực vào mùa hè

Hiện tượng tĩnh điện

Vải sợi nhân tạo có trọng lượng phân tử cao và dễ bị tạo ra tĩnh điện, nhất là vào mùa đông.  Do đó có thể dễ dàng xảy ra hiện tượng kết dính các đầu sợi trên bề mặt vải. Điều này mang lại cảm giác thoải mái khó chịu khi mặc và độ bóng của vải cũng giảm.

Hiện tượng tĩnh điện gây khó chịu vào mùa đông
Hiện tượng tĩnh điện gây khó chịu vào mùa đông

Tác động đến da 

Tùy vào cơ địa, một số cá nhân thường dễ bị dị ứng da do tác động da liễu của các thành phần hóa học có trong sợi nhân tạo. Do vậy, trước khi mua hoặc sử dụng một sản phẩm làm từ vải này, bạn hãy kiểm tra kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vải sợi nhân tạo khá khó may

Độ khó khi gia công một tấm vải từ sợi nhân tạo với cấu trúc các phân tử polyme liên kết dày đặc chặt chẽ sẽ khó hơn, so với sợi tự nhiên. Các đường may cũng không ôm sát như các loại vải sợi tự nhiên

Vải sợi nhân tạo được sản xuất từ đâu

Những nỗ lực ban đầu đối với sợi nhân tạo bắt đầu bằng việc tìm kiếm ‘tơ nhân tạo’, một bằng sáng chế đã được cấp vào năm 1855 cho nhà khoa học người Thụy Sĩ Thụy Sĩ tên là Audemars. Ông đã hòa tan lớp vỏ xơ bên trong của cây dâu tằm, biến đổi nó về mặt hóa học để tạo ra xenlulo rồi kéo thành sợi. 

Hilaire de Chardonnet
Hilaire de Chardonnet

Nhà hóa học người Pháp, Bá tước Hilaire de Chardonnet, là người đầu tiên đã đưa sợi nhân tạo vào sản xuất thương mại vào năm 1889.Hai năm sau, ông xây dựng nhà máy Rayon đầu tiên tại Besancon ở Pháp và khẳng định danh tiếng là ‘cha đẻ của ngành công nghiệp Rayon’.

Vào thời điểm sợi nhân tạo ra đời  thì các loại sợi tổng hợp cũng phát triển mạnh mẽ. Vào tháng 9 năm 1931, nhà hóa học người Mỹ Wallace Carothers, làm việc cho DuPont, đã phát hiện ra một loại ‘sợi thần kỳ’ được gọi là sợi nylon. Tiếp đó, tại Anh JT Dickson và JR Whinfield đã sản xuất sợi Polyester bằng cách trùng hợp ngưng tụ ethylene glycol với axit terephthalic.

Quy trình sản xuất sợi nhân tạo : Cellulose sau khi được lấy từ thực vật và được Các nguyên liệu thô (Cellulose) sau khi được lấy từ thực vật được xử lý hóa học bằng cách hoà tan trong các chất hóa học như soude, carbone disulfure, axit sulfurique, muối sulfate.

Sản xuất sợi Bicomponent
Sản xuất sợi Bicomponent

Sản phẩm sau đó được nung chảy trong quá trình gia nhiệt để tạo thành một chất lỏng dẻo, nén qua các lỗ thực sự nhỏ bên trong một vòi phun gọi là spinneret, các sợi được tạo ra cũng được kéo thành sợi theo nhiều cách khác nhau như kéo sợi ướt, kéo sợi khô, quay nóng chảy. Sau đó sợi vải nhân tạo được đem dệt và tạo ra thành phẩm vải.

Các loại vải sợi nhân tạo thông dụng 

Quá trình nghiên cứu và phát triển đã tạo ra rất nhiều các loại vải sợi nhân tạo. Dưới đây là một số loại vải thông dụng trong cuộc sống.

Acrylic

Sợi này được sản xuất bằng quá trình polyme hóa. Hai quy trình được sử dụng là kéo sợi khô và kéo sợi ướt. Loại sợi này mềm và ấm, giống len, giữ được hình dạng, đàn hồi, có thể khô nhanh và chịu được sâu mọt, ánh sáng mặt trời, dầu và hóa chất. Vải sợi nhân tạo Acrylic được sử dụng trong quần áo trẻ sơ sinh, hàng may mặc dệt kim, váy.

Sợi và vải nhân tạo Acrylic
Sợi và vải nhân tạo Acrylic

Bicomponent

Loại vải này được làm từ những sợi nhân tạo rất mịn, có khả năng tự phun và liên kế nhiệt với nhau. Chúng được sử dụng để phân phối đồng đều các chất kết dính, cán màng và các sản phẩm có thể tái chế, thân thiện với môi trường

Sản xuất sợi Bicomponent
Sản xuất sợi Bicomponent

Rayon

Rayon – được gọi là viscose ở Anh – là một loại sợi xenlulo tái sinh khác được làm chủ yếu từ nguyên liệu bột gỗ. Nó được tạo ra bằng cách phá vỡ nguyên liệu tự nhiên thành dạng sợi xenlulo, sau đó xử lý các sợi tái sinh thu được để tạo ra các đặc tính mong muốn cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Vải sợi nhân tạo Rayon
Vải sợi nhân tạo Rayon

Rayon có thể được sử dụng may quần áo vì độ bền, khả năng dễ làm sạch và ít nhăn. Nó thường được mô tả như một nguyên liệu thay thế tơ tằm.

Acetate

Sợi nhân tạo axetate là được tổng hợp  dựa trên xenlulo axetat. Nó không yêu cầu sử dụng dung môi trong quá trình sản xuất, điều này làm cho nó tương đối thân thiện với môi trường và có độ bền cao.

Ứng dụng của vải sợi nhân tạo

Vải sợi nhân tạo được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực của cuộc sống .

Len sợi dệt

Sợi nhân tạo Acrylic được coi là nguyên liệu chính của các nhà máy sản xuất dệt kim. Nó được nghiên cứu và phát triển với mục đích thay thế cho các loại len sợi tự nhiên từ lông cừu, lạc đà…

Sản phẩm làm từ len sợi dệt vừa đáp ứng được yêu cầu về khả năng đàn hồi, giữ ấm, màu sắc cùng với ưu điểm sấy nhanh khô, chống nấm mốc mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều khi so sánh với sản phẩm len tự nhiên.

Áo len sợi vải nhân tạo
Áo len sợi vải nhân tạo

Tóc giả sợi nhân tạo

Tính đàn hồi cao, dễ bắt màu nhuộm chính là hai đặc tính vượt trội giúp sợi nhân tạo trở thành nguồn nguyên liệu chính cho lĩnh vực sản xuất  tóc giả. Chi phí cho một bộ tóc giả làm từ loại sợi này chỉ bằng khoảng 1 nửa so với bộ tóc giả làm từ loại tóc thật.

Tóc giả làm từ sợi vải nhân tạo

Thời trang 

Các loại sợi nhân tạo tạo ra những loại vải phù hợp với rất nhiều kiểu thời trang: áo sơ mi, trang phục công nghiệp, cà vạt, đồ nội y, quần áo ngủ, đồ sơ sinh, quần áo trượt tuyết, quần áo thể thao, áo len… Bằng những ưu điểm vượt trội nên các sản phẩm thời trang từ vải sợi nhân tạo luôn nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng.

Đồ bảo hộ

Với các loại vải có khả năng chống cháy cao như Melamine, Aramid rất phù hợp để sản xuất ra đồ bảo hộ nhằm bảo vệ sức khỏe cho những người làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Các sản phẩm tiêu biểu như: Vải lọc khí nóng, mũ quân sự, quần áo bảo hộ của lính cứu hỏa, găng tay chịu nhiệt, vải thuyền buồm, dây thừng, dây cáp. 

Vải sợi nhân tạo dùng để may đồ bảo hộ chữa cháy
Vải sợi nhân tạo dùng để may đồ bảo hộ chữa cháy

Ứng dụng khác

Ngoài ra, sợi nhân tạo còn được dùng để làm một số đồ dùng khác như: đồ chơi nhồi bông, con lăn sơn, thảm, rèm chống cháy trong gia đình, ga giường, các sản phẩm công nghiệp, y tế, sản phẩm phẫu thuật, sản phẩm không dệt, dây lốp.

Qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích về sợi nhân tạo là gì cũng như ứng dụng rộng rãi của nó trong cuộc sống quanh ta.

Vải 1000d cordura là gì  Ứng dụng sản phẩm bằng vải 1000d cordura

Chất liệu da PU là gì ? Vải da PU có bền không ? Ứng dụng da PU

Vải oxford là gì ? Phân loại và ứng dụng của vải oxford

Vải cordura là gì ? Phân loại và ứng dụng của vải Cordura

Vải canvas là gì ? Phân loại và ứng dụng của vải canvas

Vải nylon là gì ? Đặc tính và ứng dụng của vải nilon

Vải lót là gì ? Các loại vải lót trên thị trường phổ biến hiện nay

Vải polyamide là gì ? Đặc tính và ứng dụng của vải polyamide

Vải thô hàn là gì ? Đặc điểm, ứng dụng về vải thô hàn

Tên các loại vải thường dùng trong may mặc phổ biến

Và đừng quên thường xuyên cập nhật những bài viết tại trang web của chúng tôi nếu bạn là một người có sở thích tìm hiểu về các loại vải, sợi tổng hợp, sợi tự nhiên nhé. 

Từ khóa » Tơ Sợi Nhân Tạo Dùng để Làm Gì