Vai Trò Chất Hữu Cơ Và Mùn Trong Đất | TH-AGRICARE

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • Các nguồn hữu cơ trong đất
  • Cây trồng lấy dinh dưỡng từ phân hữu cơ như thế nào?
    • Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đất
    • Quá trình mùn hóa chất hữu cơ trong đất.
  • Vai trò của chất hữu cơ, mùn trong đất và cây trồng.
    • Đối với tính chất vật lý của đất
    • Đối với tính chất hóa học của đất.
    • Với các sinh vật sống trong đất
    • Với cây trồng

Các nguồn hữu cơ trong đất

Chất hữu cơ là một bộ phận quan trọng cấu thành đất. Đó là các tàn tích hữu cơ đơn giản chứa cacbon, nitơ, các hợp chất hữu cơ phức tạp và chất mùn. Đá chỉ có thẻ trở thành đất khi trong sản phẩm phong hóa đá xuất hiện chất hữu cơ do hoạt động sống của các sinh vật.

Trong đất tự nhiên nguồn hữu cơ là tàn tích các sinh vật sống trong đất, bao gồm xác động vật, thực vật và vi sinh vật. Trong đất trồng trọt ngoài các nguồn trên còn có nguồn bổ sung thường xuyên là các loại phân hữu cơ.

Thực vật xanh là sinh vật chính tạo nên nguồn tàn tích hữu cơ cho đất. Số lượng tàn tích hữu cơ từ động vật và vi sinh vật có ít hơn nhưng chất lượng cao hơn do chứa nhiều chất đạm.

Phân hữu cơ là nguồn bổ sung chất hữu cơ quan trọng cho đất trồng trọt. Ngoài các loại phân hữu cơ truyền thống đã dùng từ lâu (phân gia súc, phân xanh, tro…) hiện nay có nhiều loại phân hữu cơ được chế biến bằng phương pháp sinh học, có thành phần dinh dưỡng phong phú và ổn định hơn.

Xem thêm:

  • Chẩn Đoán Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Trồng
  • Cây Trồng Lấy Dinh Dưỡng Như Thế Nào Để Phát Triển
  • Các loại phân bón hiện nay tại Việt Nam

Cây trồng lấy dinh dưỡng từ phân hữu cơ như thế nào?

Các nguyên tố dinh dưỡng có trong chất hữu cơ cây không trực tiếp sử dụng được, cần phải được phân igiar nhờ các phản ứng sinh học với sự tham gia tích cực của hệ vi sinh vật đất. Sự phân giải chất hữu cơ gồm 2 quá trình là khoáng hóa và mùn hóa.

Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đất

Khoáng hóa là quá trình phân hủy xác hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật thành các chất khoáng đơn giản hòa tan hay các chất khí.

Sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện háo khí sinh ra các sản phẩm oxy hóa như NO3–,PO43-, SO42-,… còn trong điều kiện yếm khí ngoài các sản phẩm trên còn tạo ra một lượng lớn các chất như CH4, H2S, NH3… Cùng tìm hiểu 6 bước ủ phân hữu cơ tại nhà.

Sản phẩm phân giải chất hữu cơ của quá trình khoáng hóa gồm các hợp chất chứa cacbon (CO2, HCO3-, CH4), hợp chất chứa nitơ (NH4, NO, khí nitơ N2), hợp chất chứa photpho (H2PO4-, HPO42-) hợp chất chứa lưu huỳnh (S, H2S, SO42-, CS2) và nhiều sản phẩm khác (O2, H2O, H+, OH-, K+, Ca2+, Mg2+…)

Quá trình mùn hóa chất hữu cơ trong đất.

Mùn hóa là quán trình phân giải chất hữu cơ bởi vi sinh vật tạo nên các hợp chất trung gian và tổng hợp các hợp chất trung gian đó thành một hợp chất hữu cơ phức tạp là chất mùn.

Vai trò của chất hữu cơ, mùn trong đất và cây trồng.

Chất hữu cơ và mùn là những chỉ tiêu quan trọng để phân biệt đất và đá mẹ. Mùn là nhân tố chủ yếu tạo nên độ phì nhiêu của đất.

Đối với tính chất vật lý của đất

Chất hữu cơ và mùn góp phần tạo kết cấu cho đất, làm tăng độ xốp, điều hóa chế độ nướcnhiêt độ trong đất, hạn chế rửa trôi và xói mòn đất.

Đối với tính chất hóa học của đất.

Chất hữu cơ và mùn làm tăng khả năng hấp thụ và trao đổi ion, đảm bảo cho các phản ứng hóa học xảy ra bình thường. Chất hữu cơ và mùn còn tạo nên một phần đáng kể các chất dinh dưỡng cho đất, nhất là các chất vi lượng.

Với các sinh vật sống trong đất

Chất hữu cơ và mùn vừa là nguồn thức ăn, vừa là môi trường sống.

Với cây trồng

Chất hữu cơ và mùn là kho dữ trữ và nguồn cung cấp thức ăn thường xuyên và lâu dài. Mùn kết hợp với sét thành phức hệ keo sét – mùn là phức hệ điều tiết dinh dưỡng quan trọng nhất cho cây. Các axit mùn còn có tác dụng kích thích sự phát trienr cho hệ rễ và toàn cây, tăng sức chống chịu cho cây với các điều kiện sống bất lợi và sâu bệnh.

Từ khóa » Chất Hữu Cơ Trong đất Là Gì