Vai Trò Của Các Góc Hợp Trong Bản đồ Sao Chiêm Tinh Học
Có thể bạn quan tâm
Góc hợp là góc tạo giữa hai hành tinh bất kỳ khi chúng di chuyển trong vũ trụ. Góc hợp xác định nên mối quan hệ giữa hai hành tinh và cách thức mà các hành tinh này tương tác lẫn nhau. Có 6 góc hợp phổ biến nhất trong Chiêm tinh học: trùng tụ (conjunction – 00), lục hợp (sextile – 600), vuông góc(square – 900), tam hợp(trine – 1200), ngũ chiếu (quincunx – 1500),và đối đỉnh (opposition – 1800). Một vài góc hợp hòa hợp nhay và mang năng lượng thuận lợi, trong khi một số góc hợp khác lại tạo nên sức ép và có năng lượng không thuận lợi.
Trùng tụ (Conjunction) – Góc hòa hợp giữa hai hành tinh
Độ góc: 0 -8 độ
Thuận lợi. Khi hai hành tinh tạo nên góc trùng, nghĩa là chúng ở rất gần nhau trên bầu trời, và hợp lực với nhau như hai thành viên của một đội. Chúng giống như hai hạt đậu trong một chậu, và bởi vì chúng ở rất gần nhau, các hành tinh này thường có cùng cung Hoàng đạo và ở trong cùng cung địa bàn trên bản đồ sao của bạn, hoặc trên bầu trời. Trùng tụ có thể tạo nên các kết quả tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào việc đó là hai hành tinh nào.
Ví dụ, nếu hành tinh của tình yêu – Sao Kim và hành tinh của may mắn – Sao Mộc tạo nên góc hợp trùng nhau, thì đó là một trong những góc hợp tuyệt vời nhất, với kết quả là khoảng thời gian vui vẻ. Nhưng nếu hành tinh chiến binh Sao Hỏa du hành trùng góc với hành tinh chuyển hóa Sao Diêm Vương, thì nguồn năng lượng đó sẽ trở nên nguy hiểm và thiếu sự ổn định.
Hãy nhớ rằng, các góc trùng tụ giữa các hành tinh tạo nên nguồn năng lượng thuận lợi bởi vì năng lượng các hành tinh được hòa hợp và song hành cùng nhau, nhưng cách mà năng lượng đó phát ra có thể thay đổi rất khác nhau, dẫn đến thực tế rằng trùng tụ là góc hợp Chiêm tinh học linh hoạt nhất.
Lục hợp (Sextile) – Góc hòa hợp giữa hai hành tinh
Độ góc: 60 độ
Thuận lợi. Khi hai hành tinh tạo nên góc lục hợp, nghĩa là chúng liên kết nhau một cách thuận lợi cho việc cộng tác. Lục hợp kết nối các hành tinh trong nhiều nguyên tố tương đồng – Lửa với Khí hay Đất với Nước (các cung Hoàng đạo trong các nguyên tố đó cũng tương đồng nhau). Các góc lục hợp hòa hợp và song hành nhau và thường tạo nên những kết quả đầy tích cực.
Ví dụ, khi hành tinh giao tiếp Sao Thủy tạo thành góc lục hợp với Sao Thiên Vương – hành tinh của ngạc nhiên, thì ngày hôm đó của bạn sẽ hứa hẹn đầy hào hứng, gặp được nhiều người mới và khám phá những điều lý thú mới. Hoặc khi Sao Thủy tạo lục hợp với Mặt Trăng – hành tinh chế ngự các cảm xúc – thì bạn có thể kết nối với cảm xúc của mình tốt hơn.
Lục hợp tạo nên những gì tinh túy nhất của cả hai hành tinh liên quan, và hai hành tinh này cũng phát huy toàn bộ những gì tinh túy nhất dành cho bạn.
Vuông góc (Square) – Góc hợp nhiều sức ép giữa hai hành tinh
Độ góc: 90 độ
Không thuận lợi. Khi hai hành tinh tạo nên một góc vuông trên bản đồ sao, nghĩa là chúng đã tạo nên một góc rất khó nhằn lên lẫn nhau, gây ra sức ép từ năng lượng của một hành tinh lên hành tinh còn lại. Có một sự căng thẳng tồn tại giữa hai hành tinh khi chúng tạo nên góc vuông, và do đó tạo thành cảm giác thiếu thoải mái, thậm chí giận dữ,
Ví dụ, khi Sao Thiên Vương và Sao Diêm Vương – tức hành tinh của sự chuyển đổi và hành tinh của sự chết và tái sinh – tạo thành góc vuông, thì có thể bạn sẽ cần thiết phải loại trừ hết những cái cũ và hoàn toàn tái thiết lại cuộc đời. Sao Thiên Vương và Sao Diêm Vương sẽ tạo thành một trong những góc hợp Chiêm tinh mạnh mẽ nhất, đòi hỏi sự thay đổi quyết liệt nhất, nhưng đồng thời cũng hứa hẹn mở ra cơ hội khai phá một phương thức mới mẻ và tối ưu hơn sau đó.
Không phải góc hợp vuông nào giữa hai hành tinh bất kỳ cũng gay gắt như sự kết hợp giữa Sao Thiên Vương và Sao Diêm Vương, nhưng nhìn chung, góc vuông thường sẽ tạo nên sự nóng nảy, bực bội. Dù sao bạn cũng cần nhớ rằng, chúng cũng sẽ đem lại những cơ hội đáng kể cho sự phát triển.
Tam hợp (Trine) – Góc hòa hợp giữa hai hành tinh
Độ góc: 120 độ
Thuận lợi. Khi hai hành tinh tạo thành góc tam hợp, thì nghĩa là chúng thấu hiểu và hỗ trợ lẫn nhau. Các góc tam hợp tạo giữa hai hành tinh có cùng đặc tính nguyên tố trong lá số tử vi (Khí, Lửa, Đất hay Nước) có sự tương tác tốt với nhau, nhưng bởi vì quá hợp nhau như vậy, nên có khả năng chúng trở nên lười nhác, thỏa mãn và cần có động lực để di chuyển.
Ví dụ, thử xét trường hợp Sao Kim tạo thành góc tam hợp với Sao Hải Vương, nghĩa là ta có hành tinh của tình yêu và sắc đẹp tam hợp với hành tinh của tinh thần và những giấc mơ – một điều tuyệt vời, nhưng cũng đồng nghĩa rằng sẽ rất khó để có điều gì đó trở thành hiện thực. Tất cả đều gợi đến những ảo vọng mộng mị, hay sự thoát ly – thuận lợi cho các mục đích sáng tạo, nhưng nguy cơ sinh ra mây mờ che phủ đời thực.
Đúng vậy, các hành tinh hợp thành góc này nhìn chung là điều tuyệt vời vì chúng tạo động lực cho sự thể hiện và tính sáng tạo, nhưng bạn sẽ cần sử dụng chính nguồn năng lượng của bản thân để phát huy những thuận lợi đó.
Ngũ chiếu (Quincunx) – Góc xung đột giữa hai hành tinh
Độ góc: 150 độ
Không thuận lợi. Khi hai hành tinh tạo thành góc ngũ chiếu, việc tương tác giữa chúng sẽ trở nên rất khó khăn. Các hành tinh tạo thành góc ngũ chiếu không có cùng phẩm chất hay đặc tính nguyên tố, nên thường trở nên gượng gạo, ép buộc khi phải hoạt động cùng nhau.
Hãy xem thử với trường hợp của Sao Kim và Sao Mộc. Khi hành tinh của khao khát và hành tinh của sự mở rộng tạo thành góc ngũ chiếu, thì nghĩa là bạn có thể trở nên quá lạc quan, muốn quá nhiều, đến nỗi quá sức mình đến gục ngã. Tất nhiên, bạn vẫn có thể nỗ lực làm việc để tận dụng phẩm chất của góc này, miễn là biết đặt ra giới hạn cho bản thân.
Một góc ngũ chiếu sẽ có khuynh hướng xung đột, nhưng nếu bạn biết cách điều chỉnh hành vi của bản thân tương ứng theo năng lượng của các hành tinh, thì bạn vẫn có thể hưởng lợi từ góc ngũ chiếu.
Đối đỉnh (Opposition) – Góc thử thách giữa hai hành tinh
Độ góc: 180 độ
Không thuận lợi. Khi hai hành tinh tạo thành góc đối đỉnh, nghĩa là vị trí của chúng trên lá số tử vi đối nghịch nhau hoàn toàn, và hiển nhiên năng lượng của chúng cũng xung khắc nhau. Đây là góc gợi lên cảm giác căng thẳng, nhưng thực tế vẫn không gay gắt bằng một số góc khác, bởi vì ít nhất thì hai hành tinh ở vị trí đối đỉnh cũng có cùng mục tiêu. Vì vậy, dù cho “ở hai đầu chiến tuyến”, thì chúng vẫn có thể tìm thấy “sự thỏa hiệp”.
Thử xét trường hợp của Sao Hỏa và Sao Thiên Vương. Khi hành tinh của hành động và hành tinh của cách mạng đối nghịch nhau, thì có khả năng dẫn đến hành vi nổi nóng hay bốc đồng, kích thích những phản ứng đột ngột, thậm chí xung đột với bất kỳ ai có ý định kiềm chế bạn. Trên phương diện tích cực, năng lượng kết hợp này cũng có thể khuyến khích bạn vượt thoát khoải những lề lối hay giới hạn không mong muốn.
Như vậy, góc đối đỉnh của hai hành tinh có thể dẫn đến két quả tích cực lẫn tiêu cực, nhưng dù thế nào thì đó vẫn như mối quan hệ giữa bóng đêm và ánh sáng, hài lòng và bất mãn, chắc chắn và mông lung. Những góc đối nhau giúp ta nhìn thấy được cả hai mặt của một vấn đề, khía cạnh hay lĩnh vực, để rồi từ đó ta tìm ra được kết cục hay đáp án hợp lý nhất.
Từ khóa » Bản đồ Sao Hình Vuông
-
[Tập đọc Bản đồ Sao] Các Mẫu Góc Hợp: Động Lực Và Mâu Thuẫn Nội ...
-
Giải Thích Và Xác định Hình Mẫu Các Dạng Bản đồ Sao (9 Dạng)
-
Góc Hợp Chính Và Các đường Màu Xanh, Lam Và đỏ Trong Bản đồ Sao
-
Lucky Pixiu - Bản đồ Sao Của Chủ Tịch HỒ CHÍ MINH : MẶT...
-
Cấu Trúc Bản Đồ Sao Cá Nhân - Astro Việt
-
Hiểu Về Góc Chiếu Của Hành Tinh - Cộng Đồng Chiêm Tinh Việt Nam
-
Bản đồ Sao Cá Nhân
-
Ý Nghĩa Của Các Nhà Trong Bản đồ Sao
-
Hướng Dẫn đọc Biểu đồ Sinh | This Is Mer
-
Học Giải Mã Bản đồ Sao Cá Nhân Từ Chiêm Tinh Học - Thái Hà Books
-
Chiêm Tinh Học Về Trầm Cảm (2/2) - Saturn Cafe
-
Các Dạng Bản đồ Sao
-
Các Góc Hợp: Động Lực Và Mâu Thuẫn Nội Tâm - Kì II