Vai Trò Của đơn Vị Chức Năng Trong Hệ Bài Tiết Là Gì - Cùng Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Hệ bài tiết là một hệ thống sinh học thụ động giúp loại bỏ các vật liệu dư thừa, không cần thiết khỏi dịch cơ thể của sinh vật, để giúp duy trì cân bằng nội môi hóa học và ngăn ngừa nguy hại cho cơ thể. Chức năng kép của các hệ thống bài tiết là loại bỏ các chất thải của quá trình trao đổi chất và đẩy ra khỏi cơ thể các thành phần đã sử dụng và các thành phần đã bị phá vỡ ở trạng thái lỏng và khí. Ở người và các loài động vật màng ối khác (động vật có vú, chim và bò sát) hầu hết các chất này thoát ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu và ở một mức độ nào đó, động vật có vú cũng trục xuất chúng qua mồ hôi.
Nội dung chính Show- Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
- Giải bài tập Sinh học 8 Bài 38 trang 124
- Bài 1 (trang 124 SGK Sinh học 8)
- Bài 2 (trang 124 SGK Sinh học 8)
- Bài 3 (trang 124 SGK Sinh học 8)
- Trắc nghiệm Sinh 8 bài 38
- Video liên quan
Chỉ các cơ quan được sử dụng đặc biệt cho bài tiết được coi là một phần của hệ bài tiết. Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này đề cập đến hệ tiết niệu. Tuy nhiên, vì bài tiết liên quan đến một số chức năng chỉ liên quan đến bề ngoài, nó thường không được sử dụng trong các phân loại chính thức hơn về giải phẫu hoặc chức năng.
Vì hầu hết các cơ quan hoạt động khỏe mạnh đều tạo ra sự trao đổi chất và các chất thải khác, toàn bộ sinh vật phụ thuộc vào chức năng của hệ bài tiết này. Một trong những hệ bài tiết nếu bị phá vỡ là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ví dụ như suy thận.
Thận là cơ quan hình hạt đậu ở mỗi bên của cột sống trong khoang bụng. Con người có hai quả thận và mỗi quả thận được cung cấp máu từ động mạch thận. Thận loại bỏ khỏi máu các chất thải chứa nitơ như urê, cũng như muối và nước dư thừa, và bài tiết chúng dưới dạng nước tiểu. Điều này được thực hiện với sự giúp đỡ của hàng triệu nephron có trong thận. Máu được lọc đi ra khỏi thận bằng cách đi qua tĩnh mạch thận. Nước tiểu từ thận được thu thập bởi niệu quản (hoặc ống bài tiết), một từ mỗi thận và được đưa đến bàng quang tiết niệu. Bàng quang tiết niệu thu thập và lưu trữ nước tiểu cho đến khi đi tiểu. Nước tiểu thu thập trong bàng quang được cơ thể đẩy ra môi trường bên ngoài thông qua một lỗ mở gọi là niệu đạo.
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hệ_bài_tiết&oldid=67730554”
NỘI DUNG GHI• I.Bài tiết:- Khái niệm: Bài tiết là hoạt động thải các chất thải, cácchất độc không cần thiết ra khỏi cơ thể.- Vai trò Bài tiết:+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại, dư thừa ra môi trườngngoài.+ Đảm bảo tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổnđịnh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chấtdiễn ra bình thường.II.Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu• Quan sát hình bêncho biết hệ bài tiếtnước tiểu gồmnhững thành phầncấu tạo nào?Lát cắt dọc của thậnĐơn vị chức năng của thận- Cầu thận: thực chất là một búiMao mạch máu dày đặc, khoảng50 mao mạch xếp song songthành một khối cầu nằm trongNang cầu thận- Nang cầu thận thực chất là một túigồm hai lớp bao quanh cầu thậnCầu thận
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8
- Giải Sinh Học Lớp 8
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 38 trang 122: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
Trả lời:
Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ phổi, da, thận.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 38 trang 123: Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
a) Thận, cầu thận, bóng đái.
b) Thận, ống đái, bóng đái.
c) Thận, bóng đái, ống đái.
d) Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
2. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
a) Thận.
b) Ống dẫn nước tiểu.
c) Bóng đái.
c) Ống đái.
3. Cấu tạo của thận gồm:
a) Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu.
b) Phần vỏ, phần tủy, bể thận.
c) Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận.
d) Phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
4. Một đơn vị chức năng của thận gồm:
a) Cầu thận, nang cầu thận.
b) Nang cầu thận, ống thận.
c) Cầu thận, ống thận.
d) Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
Trả lời:
1-d; 2-a; 3-a; 4-d.
Câu 1 trang 124 Sinh học 8: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Trả lời:
Bài tiết lọc thải các chất dư thừa các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Câu 2 trang 124 Sinh học 8: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ?
Trả lời:
Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.
Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :
– Hệ hô hấp thải loại CO2.
– Da thải loại mồ hôi.
– Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.
Câu 3 trang 124 Sinh học 8: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
– Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
– Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
– Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
Giải SGK Sinh học 8 trang 124
Sinh 8 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo nắm được kiến thức lý thuyết, biết cách giải toàn bộ các bài tập SGK Sinh 8 trang 124.
Với lời giải chi tiết các bài tập Sinh 8 bài 38, còn giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức lý thuyết về cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. Qua đó, các em sẽ đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi giữa kì 2 Sinh 8. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sinh 8 Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
- Bài tiết là: hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc 1 số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc…).
- Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi 1 lí do nào đó → các chất thải bị tích tụ trong máu → biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể → cơ thể bị nhiễm độc → mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí hôn mê và chết.
- Vai trò của hệ bài tiết:
- Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
- Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định → hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.
- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.
- Thận gồm 2 quả. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.
- Cầu thận thực chất là 1 túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành 1 khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 38 trang 124
Bài 1 (trang 124 SGK Sinh học 8)
Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?
Gợi ý đáp án:
Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Bài 2 (trang 124 SGK Sinh học 8)
Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ?
Gợi ý đáp án:
Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.
Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :
Sản phẩm thải chủ yếu | Cơ quan bài tiết chủ yếu |
---|---|
CO2 | Phổi (hệ hô hấp) |
Mồ hôi | Da |
Nước tiểu | Thận (hệ bài tiết) |
Bài 3 (trang 124 SGK Sinh học 8)
Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?
Gợi ý đáp án:
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận gồm 2 quả; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
- Cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu)
- Nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận).
- Các ống thận.
Trắc nghiệm Sinh 8 bài 38
Câu 1. Sản phẩm bài tiết của thận là gì ?
A. Nước mắt
B. Nước tiểu
C. Phân
D. Mồ hôi
Câu 2. Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái ?
A. Ống dẫn nước tiểu
B. Ống thận
C. Ống đái
D. Ống góp
Câu 3. Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng ?
A. Một tỉ
B. Một nghìn
C. Một triệu
D. Một trăm
Câu 4. Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ ?
A. Ống thận
B. Ống góp
C. Nang cầu thận
D. Cầu thận
Câu 5. Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là
A. bóng đái.
B. thận.
C. ống dẫn nước tiểu.
D. ống đái.
Câu 6. Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây ?
A. Ống góp
B. Ống thận
C. Cầu thận
D. Nang cầu thận
Câu 7. Cầu thận được tạo thành bởi
A. một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau.
B. hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau.
C. một búi mao mạch dày đặc.
D. một búi mạch bạch huyết có kích thước bé.
Câu 8. Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái ?
A. Bàng quang
B. Thận
C. Ống dẫn nước tiểu
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 9. Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau : Ở người, thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí cacbônic).
A. 80%
B. 70%
C. 90%
D. 60%
Câu 10. Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết ?
A. Ruột già
B. Phổi
C. Thận
D. Da
ĐÁP ÁN
1. B | 2. A | 3. C | 4. B | 5. B |
6. A | 7. C | 8. A | 9. C | 10. A |
Cập nhật: 18/03/2022
Từ khóa » Hệ Bài Tiết Có Chức Năng
-
Hệ Bài Tiết – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chức Năng Của Các Cơ Quan Bài Tiết Là Gì
-
Chức Năng Của Hệ Bài Tiết Nước Tiểu - Nguyễn Bảo Trâm - Hoc247
-
Cho Biết Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Bài Tiết Nước Tiểu ( Giúp Mik Vs ...
-
Các Phương Pháp đánh Giá Chức Năng Bài Tiết Của Thận | Vinmec
-
Chức Năng Của Các Cơ Quan Bài Tiết? - Sinh Học Lớp 8
-
Chức Năng Của Các Cơ Quan Bài Tiết Là Gì | HoiCay - Top Trend News
-
A. Bài Tiết Là Gì? Vai Trò Của Bài Tiết đối Với Cơ Thể Sống? B. Trình Bày ...
-
Lý Thuyết Bài Tiết Và Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu Sinh 8
-
Bài 38. Bài Tiết Và Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu - Hoc24
-
Chức Năng Của Thận Là Gì? Đặc Điểm Và Cấu Tạo Của Thận
-
Nêu Cấu Tạo Và Chức Năng Của Bài Tiết Nước Tiểu?
-
Hệ Bài Tiết Có Cấu Tạo Như Thế Nào? | Tech12h
-
Cấu Tạo Hệ Bài Tiết Nước Tiểu - Sinh Học 8