Vai Trò Của Hệ Thống Cấp Gió Tươi Trong điều Hòa Không Khí - Dosamec
Có thể bạn quan tâm
Gió tươi là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? Tại sao trong thiết kế hệ thống điều hòa không khí phải có hệ thông cấp gió tươi? Mục đich, vai trò của hệ thống cấp gió tươi trong hệ thống điều hòa không khí như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết sau đây, mời các bạn cùng đọc tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
- Gió tươi là gì?
- Vì sao không gian đã có điều hòa mà vẫn cần phải cấp gió tươi
- Mục đích của việc cấp gió tươi
- Tiêu chuẩn cấp gió tươi trong không gian điều hòa không khí
- Các phương pháp cấp gió tươi (hệ thống cấp gió tươi)
- Thông gió tự nhiên – Cấp gió tươi trực tiếp vào phòng
- Cấp gió tươi theo hệ thống điều hòa
Gió tươi là gì?
Gió tươi chính là không khí tự nhiên ngoài trời, trong lành, giàu dưỡng khí và không chứa khói bụi độc hại, nấm mốc, … Không khí trong lành rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của chúng ta. Không khí tươi sẽ giúp cho cơ thể của chúng ta luôn được khỏe mạnh, hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp.
Gió tươi giúp chúng ta khỏe mạnh, thoải mái dễ chịu hơn
Vì sao không gian đã có điều hòa mà vẫn cần phải cấp gió tươi
Chúng ta đều biết rằng, không gian điều hòa cần phải kín để cho việc làm lạnh được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chúng ta hoạt động, làm việc trong không gian kín quá lâu, sẽ khiến cơ thể cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi do thiếu Oxy. Không những thế, về lâu dài sẽ làm chúng ta suy giảm sức đề kháng, dễ dẫn tới mắc các bệnh về đường hô hấp.
Nguyên nhân là do không gian kín, không có sự lưu thông trao đổi với không khí tự nhiên. Điều này đã làm cho hàm lượng O2 giảm dần, CO2 tăng lên do quá trình hô hấp của chúng ta thải ra. Vì vậy, muốn có đủ lượng khí O2 cho con người bên trong không gian trao đổi. Thì nhất thiết phải thải khí CO2 dư thừa ra ngoài và cấp lại một lượng khí tươi giàu O2 vào trong thay thế
Do đó việc cấp gió tươi cho không gian điều hòa là việc thải loại bỏ không khí đã ô nhiễm từ trong không gian sinh hoạt ra ngoài và cấp lại không khí tươi mới giàu oxy và sạch từ bên ngoài trời vào bên trong không gian sinh hoạt.
Mục đích của việc cấp gió tươi
Mục đích của thông gió và cấp gió tươi là để cải thiện chất lượng không khí bên trong không gian. Cung cấp không khí trong sạch, giàu dưỡng khí cho con người trong không gian sinh hoạt của họ.
Sơ đồ mô tả việc thông gió và cấp gió tươi cho một ngôi nhà
Tiêu chuẩn cấp gió tươi trong không gian điều hòa không khí
Đối với không gian có lắp đặt hệ thống điều hòa không khí. Lưu lượng gió tươi (khí tươi) cần cung cấp phải đảm bảo cấp đầy đủ cho số người trong phòng sử dụng. Thông thường, lượng gió tươi cung cấp cần đảm bảo yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 10% tổng lưu lượng gió cấp cho phòng.
Để tính lưu lượng thông gió và cấp gió tươi, chúng ta sẽ dựa vào bảng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687 – 2010 về thiết kế điều hòa không khí và thông gió các công trình dân dụng, thương mại, công nghiệp.
TT | Tên phòng | Diệntích, m2/người | Lượng không khí ngoài yêu cầu | Ghi chú | |
m3/h.người | m3/h.m2 | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Khách sạn, nhà nghỉ | ||||
| Phòng ngủ | 10 | 35 |
| Không phụ thuộc diện tích phòng. |
| Phòng khách | 5 | 35 |
| |
| Hành lang | 3 | 25 |
| |
| Phòng hội thảo | 2 | 30 |
| |
| Hội trường | 1 | 25 |
| |
| Phòng làm việc | 12-14 | 30 |
| |
| Sảnh đón tiếp | 1,5 | 25 |
| |
| Phòng ngủ tập thể | 5 | 25 |
| |
| Phòng tắm | – | – | 40 | Dùng khi cần, không thường xuyên. |
2 | Cửa hàng giặt khô | 3 | 40 |
| |
3 | Nhà hàng ăn uống | ||||
| Phòng ăn | 1,4 | 30 | ||
| Phòng cà phê, thức ăn nhanh | 1 | 30 |
| |
| Quầy bar | 1 | 35 |
| Cần lắp đặt thêm hệ thống hút khói. |
| Nhà bếp (nấu nướng) | 5 | 25 |
| Phải có hệ thống hút mùi. Tổng lượng không khí ngoài và gió thâm nhập từ các phòng kềbên phải đủ đảm bảo lưu lượng hút thải không dưới 27 m3/h.m2. |
4 | Nhà hát, rạp chiếu bóng | ||||
| Phòng khán giả | 0,7 | 25 |
| Cần có thông gió đặc biệt để loại bỏ các ảnh hưởng của quá trình dàn dựng, ví dụ như khâu lửa khói, sương mùv..v… |
| Hành lang | 0,7 | 20 |
| |
| Studio | 1,5 | 25 |
| |
| Phòng bán vé | 1,6 | 30 |
| |
5 | Cơ sở đào tạo, trường học | ||||
| Phòng học | 2 | 25 |
| |
| Phòng thí nghiệm (PTN) | 3,3 | 35 |
| Xem thêm quy định tại tài liệu của phòng thử nghiệm. |
| Phòng hội thảo, tập huấn | 3,3 | 30 |
| |
| Thư viện | 5 | 25 |
| |
| Hội trường | 0,7 | 25 |
| |
| Phòng học nhạc, học hát | 2 | 25 |
| |
| Hành lang | – | – | 2 | |
| Phòng kho | – | – | 9 | Chỉ hoạt động khi cần. |
6 | Bệnh viện, trạm xá, nhà an dưỡng | ||||
| Phòng bệnh nhân | 10 | 40 |
| |
| Phòng khám bệnh | 5 | 25 |
| |
| Phòng phẫu thuật | 5 | 50 |
| |
| Phòng khám nghiệm tử thi | – | – | 9 | Không được lấy không khítuần hoàn từ đây cấp vào các phòng khác. |
| Phòng vật lý trị liệu | 5 | 25 |
| |
| Phòng ăn | 1 | 25 |
| |
| Phòng bảo vệ | 2,5 | 25 |
| |
7 | Nhà thi đấu thể dục thể thao và giải trí | ||||
| Khán đài thi đấu | 0,7 | 25 |
| |
| Phòng thi đấu | 1,4 | 35 |
| |
| Sân trượt băng trong nhà | – | – | 9 | |
| Bể bơi trong nhà có khán giả | – | – | 9 | Có thể đòi hỏi lưu lượng không khí lớn hơn để khống chế độ ẩm. |
| Sàn khiêu vũ | 1 | 40 |
| |
| Phòng bowling | 1,4 | 40 |
| |
8 | Các không gian công cộng | ||||
| Hành lang và phòng chứa đồ gia dụng | – | – | 1 | |
| Dãy cửa hiệu buôn bán | 5 | – | 4 | |
| Cửa hàng | 20 | – | 1 | |
| Phòng nghỉ | 1,5 | 25 |
| |
| Phòng hút thuốc | 1,5 | 30 |
| Phải hút thải khí, không tuần hoàn khí thải. |
9 | Các loại cửa hàng đặc biệt | ||||
| Cửa hàng cắt tóc | 4 | 25 |
| |
| Cửa hàng chăm sóc sắc đẹp | 4 | 40 |
| |
| Cửa hàng quần áo, đồgỗ | – | – | 5 | |
| Cửa hàng bán hoa | 12 | 25 |
| |
| Siêu thị | 12 | 25 |
| |
10 | Bến xe, Nhà ga |
|
|
| |
| Phòng đợi tàu, xe | 1 | 25 |
| |
| Sân ga (trong nhà) | 1 | 25 |
| |
11 | Nhà hành chính – Công sở | ||||
| Phòng làm việc | 8-10 | 25 |
| |
| Phòng hội thảo, Phòng hội đồng, Phòng họp ban GĐ | 1 | 30 |
| |
| Phòng chờ | 2 | 25 |
| |
12 | Nhà ở |
|
|
| |
| Phòng ngủ | 8-10 | 35 |
| |
| Phòng khách | 8-10 | 30 |
| |
CHÚTHÍCH: Diện tích m2/người ghi ở cột 3 là diện tích thực tế dành cho vị trí chiếm chỗ của người trong phòng. |
Các phương pháp cấp gió tươi (hệ thống cấp gió tươi)
Thông gió tự nhiên – Cấp gió tươi trực tiếp vào phòng
Thông gió tự nhiên chính là phương pháp cấp gió tươi trực tiếp vào bên trong phòng. Đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm và thường được sử dụng nhất. Không khí tươi từ môi trường bên ngoài sẽ được các quạt hút hút đưa qua các bộ lọc để làm sạch và đưa vào phòng. Việc cấp gió tươi vào phòng có thể trực tiếp từ các quạt gắn tường, hoặc qua hệ thống kênh dẫn gió đối với quạt gắn trần.
Do không khí tươi đã được làm lạnh sơ bộ, nên sẽ tránh được sự phân bố không đều nhiệt độ gió giữa các vị trí.
Hệ thống cấp gió tươi và thông gió cho nhà xưởng
Ưu điểm của việc cấp gió tươi trực tiếp vào phòng là có thể dễ dàng cáp vào những khu vực cần thiết. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch về nhiệt độ gió tươi và nhiệt độ trong phòng. Nên, khi bố trí các quạt gió không đều có thể làm cho nhiệt độ không khí trong phòng cũng trở nên không đồng đều.
Để khắc phục hạn chế trên, người ta thường sử dụng phương pháp làm lạnh sơ bộ (vào mùa hè) hoặc gia nhiệt sơ bộ (vào mùa đông) trước khi thổi vào phòng. Hoặc thực hiện phương pháp hồi nhiệt với khí thải để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cấp gió tươi theo hệ thống điều hòa
Nhược điểm của việc thông gió trực tiếp, độc lập vào phòng không thông qua hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK) là sẽ gây nên hiện tượng trương nhiệt độ gió tươi thổi vào phòng và phân bổ không đồng đều.
Còn khi thực hiện cấp gió tươi thông qua hệ thống ĐHKK. Gió tươi sẽ hòa trộn với gió hồi và được làm lạnh/ gia nhiệt trước khi cấp vào bên trong phòng. Nên gió tươi cấp vào sẽ phân bố đồng đều, tránh gây thay đổi trường nhiệt độ bên trong phòng.
Trong các hệ thống ĐHKK, gió tươi sẽ được đưa trực tiếp hoặc hòa trộn với không khí tuần hoàn rồi đưa đến các IU (Indoor Units) để làm lạnh/ gia nhiệt trước khi cấp vào phòng, theo sơ đồ đường thẳng hoặc theo sơ đồ tuần hoàn một cấp, hai cấp.
Sơ đồ nguyên lý cấp gió tươi dùng hệ thống VRV
Thông thường, sơ đồ tuần hoàn sẽ được sử dụng nhiều nhất. Theo sơ đồ này, chúng ta có nhiều cách thực hiện, vì thế mà thiết kế buồng hòa trộn không khí cũng rất khác nhau:
Sử dụng không gian bên trên trần giả làm buồng hòa trộn
Ưu điểm của cách thiết kế này là không cần hệ thống hồi gió. Gió hồi sẽ được lấy trực tiếp qua miệng gió hồi gắn trên trần giả, sau đó đi lên phía trên trần giả và hòa trộn với gió tươi được lấy qua các cửa lấy gió.
Phương pháp này tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có không ít nhược điểm:
– Khi hệ thống hoạt động, toàn bộ phần không khí bên trong khoảng không gian trên trần giả cũng được làm lạnh/ gia nhiệt. Do đó, thể tích không gian làm lạnh/ gia nhiệt cũng tăng lên, gây hao phí năng lượng.
– Chất lượng gió không được đảm bảo tuyệt đối. Đối với các công trình lớn, có sự thông nhau giữa khoang trần giả của các khu vực. Bụi bẩn, vi khuẩn ở một số khu vực bị ẩm mốc sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng gió.
– Gặp khó khăn khi cần điều chỉnh lưu lượng gió tươi. Do các cửa lấy gió tươi được lắp phía trên trần giả và việc xác định tỷ lệ hòa trộn gió trong thực tế không được chính xác. Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí miệng gió hồi, vị trí đầu hút của dàn lạnh và miệng cấp gió tươi. Thông thường, các cửa gió lấy gió tươi chỉ được điều chỉnh một lần duy nhất trong suốt quá trình sử dụng. Mặt khác, để lấy được gió tươi từ bên ngoài vào, khoang hút gió phải kín và đầu hút của các dàn lạnh phải được lắp đặt gần các cửa lấy gió tươi.
Sử dụng hộp hòa trộn và có hệ thống kênh hồi gió
Hộp hòa trộn HRV và hệ thống kênh hồi gió
Phương pháp này sử dụng thiết bị thông gió hồi nhiệt HRV để hòa trộn không khí. Nên không cần sử dụng tới phần không gian bên trên trần giả để gia nhiệt (hoặc làm lạnh). Do đó, chất lượng gió tươi cấp cho không gian phòng được đảm bảo, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thiết bị thông gió hồi nhiệt HRV
Cấp gió tươi kiểu tập trung
Phương pháp này thường được sử dụng trong các hệ thống ĐHKK lớn. Gió tươi sẽ được quạt cấp gió tươi thổi đến các buồng hòa trộn không khí của các dàn lạnh trước khi cấp vào phòng. Đây là phương pháp hiệu quả, chủ động cấp gió một cách tích cực theo một tỷ lệ thích hợp nhất cho từng khu vực, thông qua các van điều chỉnh lưu lượng gió được điều khiển bằng động cơ.
Trên đây là một số kiến thức về hệ thống cấp gió tươi và vai trò của nó trong hệ thống điều hòa không khí. Các bạn tham khảo và góp ý bằng bình luận trao đổi bên dưới nhé.
Khi bạn có nhu cầu:
– Báo giá ống gió.
– Cung cấp, thi công hệ thống ống gió các loại.
– Thiết kế hệ thống ống gió, hệ thống thông gió.
Bạn hãy nhấc máy lên và gọi vào Hotline của Dosamec để được tư vấn và nhận được báo giá tốt nhất nhé!
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP DOSAMEC Chuyên sản xuất – lắp đặt hệ thống ống gió dân dụng và công nghiệp
Hotline: 0988 200 200 (Mr. Vinh) 0918 512 200 (Mr. Vỹ) Email: quangvinh@dosamec.com Nhà xưởng: 6/3 Bà Điểm 9 – Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh.
Từ khóa » Hệ Thống Thông Gió Cấp Khí Tươi
-
HỆ THỐNG CẤP GIÓ TƯƠI - Thiết Bị Toàn Cầu - GTECO
-
Thiết Kế Hệ Thống Cấp Gió Tươi Cho Nhà ở Và Văn Phòng - AH AIR
-
Hê Thống Thông Gió Và Cấp Gió Tươi Là Gì? Tại Sao Phải Có Hệ Thống Thô
-
Hệ Thống Cấp Khí Tươi Là Gì ? - Tổng Kho Điều Hòa
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Cấp Gió Tươi Cho Điều Hòa
-
Hệ Thống Thông Gió Và Cấp Gió Tươi - Sản Xuất ống Gió Kaiyo Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Khí Tươi - ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM HÀ NỘI
-
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP KHÍ TƯƠI - Quạt Gió Công Nghiệp
-
CẤP GIÓ TƯƠI SẠCH CHO GIA ĐÌNH, GIẢI PHÁP CỦA SỨC KHỎE
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Hệ Thống Cấp Gió Tươi Cho Văn Phòng
-
Tiêu Chuẩn Cấp Gió Tươi Trong Hệ Thống điều Hòa Không Khí
-
Cấp Gió Tươi Cho Các Hệ Thống điều Hòa Không Khí | VNK EDU
-
Quạt Thông Gió Cấp Khí Tươi