Vai Trò Của Kỹ Thuật Nhuộm Gram Trong định Danh Vi Khuẩn - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Kỹ thuật nhuộm Gram là gì?
Nhuộm gram là kỹ thuật nhuộm sử dụng nhiều loại hóa chất để phân biệt 2 nhóm vi khuẩn là Gram dương (+) và Gram âm (-) dựa trên cấu tạo vách tế bào của vi khuẩn. Đây là phương pháp được phát minh bởi nhà khoa học có tên Gram từ năm 1884 và đến nay vẫn được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán vi sinh học.
2. Nguyên lý của kỹ thuật nhuộm Gram
Vi khuẩn Gram dương và Gram âm có cấu tạo vách tế bào khác nhau, do đó khi thực hiện nhuộm thì chúng sẽ bắt màu các thuốc nhuộm khác nhau. Lớp vách tế bào mang tính quyết định đến tính chất bắt màu trong quá trình nhuộm. Màu sắc của hai loại vi khuẩn này như sau:
+ Vi khuẩn Gram (+): có màu tím.
+ Vi khuẩn Gram (-): có màu hồng.
Hình 1: Cấu trúc lớp vách khác nhau giữa các vi khuẩn Gram dương và Gram âm
- Với vi khuẩn Gram dương: chúng có lớp vách tế bào peptidoglycan dày, dạng lưới có khả năng bắt màu tím của thuốc nhuộm tím gentian tinh thể. Cũng vì lớp vách dày nên việc tẩy cồn sẽ khó khăn hơn do đó vi khuẩn giữ được màu tím của thuốc nhuộm tím Gentian.
- Với vi khuẩn Gram âm: lớp vách peptidoglycan mỏng hơn và nó có thêm lớp màng lipopolysaccharide phía ngoài, khi tẩy cồn cồn hòa tan lớp màng và do lớp vách mỏng bị cồn tẩy dễ dàng nên nó không giữ được màu tím của thuốc nhuộm mà sẽ bắt màu thuốc nhuộm sau là dung dịch Fushin kiềm.
3. Kỹ thuật nhuộm Gram được thực hiện như thế nào?
Quy trình nhuộm Gram cần chuẩn bị một số dụng cụ sau: đèn cồn, que cấy, kính hiển vi, lam kính,…
- Hóa chất cần dùng cho quy trình là:
-
Dung dịch tím Gentian : thành phần gồm tím gentian nồng độ 1/10 , cồn 95 độ, acid phenic và nước cất.
-
Dung dịch Lugol : có chứa iod và kali iot.
-
Dung dịch cồn 90 độ.
-
Dung dịch đỏ Fushin kiềm: thành phần gồm Fushin kiềm, cồn 95 độ, acid phenic và nước cất.
- Quy trình nhuộm Gram bao gồm các bước như sau:
+ Bước 1: Dàn tiêu bản:
-
Đánh dấu lam kính. Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý lên lam kính.
-
Lấy vi khuẩn từ các môi trường đã nuôi cấy hoặc từ dịch tiết của cơ thể bằng que cấy sau đó dàn đều trên lam kính với nước muối sinh lý.
+ Bước 2: Cố định tiêu bản bằng cách để trên bàn nhiệt hoặc khô tự nhiên.
-
Mục đích việc cố định tiêu bản: để giết chết vi khuẩn, giúp vi khuẩn gắn chặt vào lam kính và bắt màu thuốc nhuộm tốt hơn.
+ Bước 3: Nhuộm tiêu bản:
Hình 2: Các bước nhuộm tiêu bản
-
Phủ kín vùng có vi khuẩn trên lam bằng thuốc nhuộm tím gentian trong thời gian 30 - 60 giây, sau đó rửa đuổi dưới vòi nước.
Mục đích: để vi khuẩn thấm đều màu thuốc nhuộm.
-
Phủ thuốc nhuộm lugol trong 1 phút, sau đó rửa đuổi dưới vòi nước.
Mục đích: bước này giúp vi khuẩn giữ màu thuốc nhuộm tím Gentian tốt hơn.
-
Tẩy cồn bằng cách phủ cồn 90 độ lên lam và giữ trong 30 giây hoặc tẩy đến khi thấy mất màu sau đó rửa đuổi dưới vòi nước.
Mục đích: đây là bước tẩy màu, nếu trường hợp là vi khuẩn gram âm nó sẽ hòa tan lớp màng lipid bên ngoài. Cần tẩy màu kỹ để vi khuẩn bắt đúng màu thuốc nhuộm tránh nhận định kết quả sai.
-
Cuối cùng phủ thuốc nhuộm Fushin kiềm lên lam và giữ 45 - 60 giây sau đó rửa lại dưới vòi nước.
Mục đích: giúp các vi khuẩn không bắt màu tím sẽ bám màu hồng của thuốc thử này.
+ Bước 4: Quan sát kết quả
Để lam khô tự nhiên và soi trên kính hiển vi ở vật kính dầu x100. Đọc kết quả nhuộm
-
Vi khuẩn Gram dương: bắt màu tím.
-
Vi khuẩn Gram âm: bắt màu hồng.
Hình 3: Tính chất bắt màu của vi khuẩn gram dương và gram âm
- Một số vi khuẩn bắt màu Gram dương ví dụ là: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn than,...
- Một số vi khuẩn bắt màu Gram âm như: lậu cầu, não mô cầu, vi khuẩn thương hàn, E. coli,...
4. Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả
Quy trình nhuộm là 1 quy trình đơn giản tuy nhiên vẫn có thể nhầm lẫn khi nhận định kết quả do một số nguyên nhân sau:
- Thuốc nhuộm không đảm bảo: để quá lâu, có nhiều cặn.
- Thời gian tẩy cồn không đảm bảo quá lâu hoặc quá ngắn làm phân biệt không chính xác.
- Dàn tiêu bản quá dày hoặc quá mỏng.
- Cố định tiêu bản không kỹ trong quá trình rửa bị bong tiêu bản.
Việc tìm đúng loại vi khuẩn gây bệnh là rất quan trọng quyết định đến phác đồ điều trị về sau. Do đó bạn nên chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thực hiện khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý đúng đắn cho bạn lựa chọn.
Hình 4: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy để bạn lựa chọn
Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh và mũi nhọn là lĩnh vực xét nghiệm, Bệnh viện đã được đánh giá cao về chất lượng kết quả xét nghiệm trong cả nước. Cùng với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tay nghề cao tận tình trong công việc và tận tâm với người bệnh, máy móc trang thiết bị hiện đại tiên tiến, môi trường khám chữa bệnh tiện nghi, sạch sẽ vệ sinh. Tất cả sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng nhất khi chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đó khi bạn đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn cũng sẽ được áp dụng thanh toán Bảo hiểm y tế lên tới 100%, đồng thời Bệnh viện cũng tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của nhiều công ty như: Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Bảo hiểm quân đội MIC, Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life,...
Gọi điện cho chúng tôi theo số tổng đài 1900565656 để được tư vấn thêm về các dịch vụ và gói khám.
Từ khóa » Cấu Trúc Thành Tế Bào Vi Khuẩn Gram âm
-
Vi Khuẩn Gram Dương Là Gì? - Vinmec
-
Vi Khuẩn Gram Dương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hình Thể, Cấu Tạo Và Sinh Lý Của Vi Khuẩn
-
Nguyễn Lân Dũng; Cấu Trúc Tế Bào Vi Khuẩn - Vietsciences
-
Vi Khuẩn Gram âm Và Gram Dương - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Thành Tế Bào Vi Khuẩn Có Vai Trò? - Luật Hoàng Phi
-
Vi Khuẩn Gram âm Và Những Thông Tin Bạn Cần Biết - Docosan
-
Vi Khuẩn Gram Dương So Với Vi Khuẩn Gram âm
-
Sự Khác Biệt Giữa Vách Tế Bào Gram Dương Và Gram âm
-
Cấu Tạo Của Tế Bào Vi Khuẩn - Dieutri.Vn
-
Thành Tế Bào (Cell Wall)
-
Vách Tế Bào Vi Khuẩn Gram-dương (a) Và Gram-âm (b). - Tài Liệu Text
-
GHI NHỚ CÁCH PHÂN BIỆT CẤU TRÚC VI KHUẨN GRAM ÂM VÀ ...