Vai Trò Của Mua Hàng đối Với Doanh Nghiệp - VILAS
Có thể bạn quan tâm
Các bài viết trước đã đề cập đến lịch sử mua hàng cũng như các loại hình đấu giá của chúng. Hôm nay VILAS sẽ gửi đến các bạn vai trò của mua hàng đối với doanh nghiệp.
Mua hàng là hoạt động đầu tiên nhằm tạo ra yếu tố đầu vào (đối với doanh nghiệp thương mại yếu tố đầu vào là nguồn hàng) một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và kế hoạch bán ra của doanh nghiệp.
Dưới góc độ của nhà quản trị thì mua hàng hoàn toàn trái ngựơc với bán hàng. Nếu bán hàng có nghĩa là tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ một cách có hệ thống và tìm cách làm tăng ý thức về nhu cầu đó thì mua hàng là phủ nhận hoặc đình hoãn nhu cầu đó cho tới khi tìm ra được điều kiện mua hàng tốt. Thực chất, mua hàng biểu hiện mối quan hệ giữa người với người
Mua hàng là các hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp sau khi xem xét, tìm hiểu về chủ hàng và cùng với chủ hàng bàn bạc, thoả thuận điều kiện mua bán, thực hiện các thủ tục mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại doanh nghiệp với số lượng, chất lượng, cu cấu đáp ứng các nhu cầu của dự trữ, bán hàng phục vụ cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
Vị trí của hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp thương mại
Mua hàng là nghiệp vụ mở đầu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là khâu mở đầu cho lưu chuyển hàng hoá, mua đúng chủng loại, mẫu mã, số lượng, và chất lượng thì dẫn đến mua và bán tốt hơn. Trong cơ chế thị trường thì bán hàng là khâu quan trọng nhưng mua hàng là tiền đề tạo ra lượng hàng ban đầu để triển khai toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy nên mua hàng là nghiệp vụ mở đầu quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, mua là tiền đề để bán và đạt được lợi nhuận. Trên thực tế khâu bán hàng khó hơn mua hàng nhưng hành vi hay bị mắc sai lầm nhất lại là hành vi mua hàng và nghiệp vụ mua hàng có vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh.
Mua hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh
1. Mua hàng nhằm tạo tiền đề vật chất cho hoạt động bán hàng.
Các doanh nghiệp muốn bán hàng ra thị trường thì phải có tiền đề vật chất tức là phải có yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào chính là hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp. Mua hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có hàng hoá trong tay từ đó bán ra thị trường. Với chức năng mua đi bán lại doanh nghiệp luôn mong muốn phấn đấu để mua được hàng hoá với chi phí thấp nhất, có thể thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu hút khách hàng về phía mình. Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận tối đa do đó phải tính đến mua hàng với số lượng và giá cả hợp lý tránh tình trạng hàng thừa hay thiếu đều không tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mua hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Điều này thể hiện chi phí mua hàng của doanh nghiệp (bao gồm cả giá mua hàng của doanh nghiệp và những chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng cuả doanh nghiệp nh chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển… ) sẽ làm cho giá đầu vào trên một đơn vị cao và từ đó làm cho giá bán cao.
2. Mua hàng đảm bảo có đủ lượng hàng bán ra cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ.
Đối với doanh nghiệp thương mại khi mua hàng nếu mua phải hàng kém chất lượng, kém phẩm chất, mẫu mã, chủng loại, kích cỡ không phù hợp, lỗi mốt thì khách hàng sẽ không chấp nhận những sản phẩm đó. Mà khách hàng đã không chấp nhận những sản phẩm đó thì hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả.
Mục đích của doanh nghiệp là phải làm sao để khách hàng cảm thấy hài lòng về sản phẩm của mình để thu hút khách hàng.
Khách hàng là ngươì cuối cùng bỏ tiền túi ra để mua sản phẩm của doanh nghiệp, là ngươì quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp hay không. Cho nên có khách hàng thì doanh nghiệp mới có được doanh thu và thu được lợi nhuận.
Mua hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, phù hợp với yêu cầu kinh doanh giúp cho hoạt động kinh doanh thương mại tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tạo điều kiện giữ chứ tín và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mua hàng là một trong những khâu quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật của thế giới.
Trích từ Voer.
Tham khảo: Đâu là sự khác biệt giữa Purchasing và Procurement?
Chương trình đào tạo
Chuyên viên mua hàng (Purchasing Executive)
“Chuyên môn hóa nghiệp vụ mua hàng”
Hội thảo ASCC 23: Supply Chain Competency Frameworks
“Strategize Meta Competencies for Your Career.”
THÔNG TIN CHI TIẾT
Từ khóa » Mục Tiêu Phòng Mua Hàng
-
Chỉ Tiêu Của Mua Hàng/Procurement KPIs Là Gì - Atoha
-
MỤC TIÊU MUA HÀNG LÀ GÌ?
-
MỤC TIÊU CỦA PHÒNG MUA HÀNG... - Viện Quản Trị Cung ứng ...
-
Vai Trò Của Phòng Mua Hàng Trong Chuỗi Cung ứng - VILAS
-
Chức Năng - Nhiệm Vụ Của Phòng Mua Hàng - HRchannels
-
08 Tố Chất Trưởng Phòng Mua Hàng ( Purchasing Manager) Cần Phải ...
-
Khái Niệm, Mục Tiêu, Vai Trò Của Quản Trị Mua Hàng đối Với Doanh ...
-
Mục Tiêu Của Quản Trị Cung ứng
-
KPI Của Phòng Mua Hàng – Thư Viện Quản Trị Nhân Sự
-
Mục Tiêu Của Mua Hàng Trong Doanh Nghiep Thuong Mai Dich Vu
-
QUẢN TRỊ MUA HÀNG (PM) - KYAN SCM
-
Phòng Mua Hàng Có Thể đóng Góp được Những Gì Cho Sự Thành ...
-
Phòng Mua Hàng Là Gì? Vai Trò Và Nhiệm Vụ Của Phòng Mua Hàng
-
Nhân Viên Mua Hàng (Purchasing Officer) Là Gì?