Vai Trò Của Mỹ Trong Chiến Dịch Điện Biên Phủ
Có thể bạn quan tâm
Núp bóng Thực dân Pháp trong kế hoạch Navarre, ông lớn Mỹ đã thể hiện vai trò cốt yếu của mình trong chiến tranh Đông Dương hòng đặt một chân tại vùng đất này. Cung cấp 75% chiến phí và hầu hết các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh, Mỹ tuyên bố "Nước Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt cộng sản ở Triều Tiên, giờ đây cần làm công việc đó ở Việt Nam". Trên thực tế đó là âm mưu quân sự nhằm dần dần thay thế Pháp. Với sự xuất hiện của Navarre ở Đông Dương và bản kế hoạch chiến lược, một loạt những hành động quân sự được tiến hành nhằm hiện thực hóa âm mưu của Pháp và Mỹ.
Là những nước nằm trong khối các quốc gia liên kết, mặc dù còn trong mớ rối ren về vấn đề Triều Tiên, Mỹ không thể khoanh tay đứng nhìn Pháp đang "hấp hối" và khẩn thiết một sự cứu nguy cần thiết. Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài trong khi nội các Pháp khủng hoảng liên miên, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Ngày 13/7/1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ Dulles tại Oasinhtơn, Bidault, Bộ trưởng ngoại giao Pháp nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh". Cuối tháng 7/1953, Tổng thống Mỹ Eisenhower quyết định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để "tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự". Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại. Với mọi cố gắng của Pháp và sự viện trợ hết mình của Mỹ, phương Tây đã ra sức tô vẽ cuộc "chiến tranh bẩn thỉu” tại Đông Dương thành cuộc "Thập tự chinh chống cộng".
Tới năm 1953, viện trợ Mỹ cả kinh tế và quân sự đã lên tới 2,7 tỷ trong đó viện trợ quân sự là 1,7 tỷ đôla, năm 1954 Mỹ viện trợ thêm 1,3 tỷ đô la nữa. Tổng cộng Mỹ đã cung cấp cho Pháp trên 40 vạn tấn vũ khí, gồm 360 máy bay, 347 tàu thuyền các loại, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 16.000 xe vận tải, 17,5 vạn súng cá nhân. Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp. Sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng Henri Navarre than phiền trong hồi ký: "Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ".
Để củng cố niềm tin vào sự đầu tư của mình là chính đáng, cũng là để khẳng định chiến lược mới sẽ đem đến những kết quả nhất định, ngày 4/11/1953, đích thân Phó tổng thống Mỹ Nícxơn tới thăm mặt trận. Tư lệnh Bắc Bộ Cogny đã phải rải quân suốt đường số 1, từ thị xã Ninh Bình tới Ghềnh để bảo đảm an ninh.
Phó tổng thống Mỹ Richard Nixon thị sát Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1953
Tuy vậy, Việt Minh cũng đã có những hành động mạnh mẽ đáp trả. Sau khi đánh giá và phân tích bản kế hoạch quân sự quan trọng của Pháp đã có những chỉ đạo để đối phó. Vào mùa khô 1953 - 1954, bộ đội chủ lực Việt Nam kết hợp với lực lượng địa phương mở những cuộc tấn công vào những hướng chiến lược nhằm giải phóng đất đai và buộc Pháp phải phân tán lực lượng cơ động để đối phó. Trên chiến trường Bắc Bộ chuyển hướng tấn công lên Tây Bắc, tiêu diệt quân đồn trú đang đóng ở Lai Châu, uy hiếp địch ở Thượng Lào, tiến đánh Trung Lào và Hạ Lào. Ở khu 5, đánh Bắc Tây Nguyên để tiêu diệt sinh lực quân đối phương và bảo vệ vùng khu 5 một cách hiệu quả. Các chiến trường Nam bộ, Nam Trung bộ và đồng bằng Bắc bộ cũng được đẩy mạnh với các cuộc chiến tranh du kích. Hướng chính trong giai đoạn này là Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào và Tây Nguyên. Như vậy, về cơ bản ta đã khéo léo phân tán lực lượng địch, kế hoạch Navarre có nguy cơ thất bại, buộc Pháp phải có những tính toán mới. Và Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra đời, là nước cờ cuối cùng, mang tính chất quyết định cho số phận của Đông Dương. Mỹ cũng khá hài lòng với những gì người Pháp thực hiện tại Điện Biên Phủ cho đến trước khi trận đánh diễn ra.
Được xây dựng với quy mô khổng lồ, là pháo đài "chưa từng có ở Đông Dương", không chỉ có người Pháp, người Mỹ có mặt sớm nhất để kiểm tra tình hình thực tế. Đó là Trung tướng Trafnell, ông ta đến ngày 14/1/1954, là nhân vật cấp cao thứ ba tới thăm Điện Biên Phủ. Điều đó nói lên sự quan tâm của Mỹ đối với Điện Biên Phủ không kém gì Pháp. Ngày 02/3, một nhân vật Mỹ quan trọng có mặt: đó là Đại tướng Ôđanien, chỉ huy lực lượng bộ binh Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng là người cầm đầu phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ ở Đông Dương. Tổng thống Mỹ Eisenhower đã nhận được từ Ôđanien những lời báo cáo ấm lòng. Ngoài ra luôn có một cố vấn Mỹ ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thiếu tá Vaughn, người có khá nhiều kinh nghiệm trận mạc.
Vai trò của Mỹ trong trận chiến đấu tại Điện Biên Phủ là rất lớn, nếu không muốn nói người Pháp gần như phải trông chờ vào sự chi viện duy nhất này. Đáp lại người Pháp, nước Mỹ cũng không tiếc tay để biến những dự định tại Điện Biên Phủ thành hiện thực. Ngày 22/3, Tổng thống Mỹ Eisenhower chỉ thị cho Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân phải giải quyết cấp tốc các yêu cầu của Navarre. Một cầu hàng không được Mỹ thiết lập từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philippin đến Bắc Bộ, rồi từ sân bay Cát Bi, Gia Lâm lên Điện Biên Phủ nhằm đáp ứng nhanh chóng những thứ quân Pháp cần, thậm chí cả những chiếc dù để thả hàng.
Trong cuốn hồi ký "Thời điểm của những sự thật" Navarre có tiết lộ, ngay từ hạ tuần tháng 3/1954 sau những thất bại liên tiếp tại mặt trận Điện Biên Phủ, đặc biệt khi mất những cụm cứ điểm quan trọng ở phía Bắc, ông ta đã nghĩ tới việc rút bỏ toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đưa quân về đồng bằng, nhưng hiểm một nỗi lực lượng và kho tàng của chúng ở đây quá nhiểu. Rút bằng cách nào trong khi quân đông, vũ khí toàn loại hạng nặng không phải ít; dùng đường bộ thì không an toàn mà đường hàng không đã bị khống chế. Tổng tham mưu trưởng Pháp, tướng Ely được cử sang Mỹ cầu cứu. một bộ phận trong chính phủ Mỹ đã gấp rút soạn thảo một kế hoạch mang tên Opération Vautour (cuộc hành binh Chim kền kền), theo đó Mỹ sẽ huy động 300 máy bay từ các tàu sân bay tập trung tại vịnh Bắc Bộ và 60 máy bay ném bom hạng nặng từ căn cứ không quân Clark Field của Mỹ đặt ở Philippin ném 450 tấn bom kết hợp với hỏa lực của 150 máy bay khu trục từ các tàu sân bay vào các tuyến giao thông tiếp tế của Việt Minh, đặc biệt là vào các kho hàng tập trung ở Tuần Giáo, vừa có tính chất đe dọa, vừa trực tiếp phá hủy nguồn tiếp tế để buộc Việt Minh phải rút quân. Tuy nhiên lúc này Mỹ vừa mới trải qua một cuộc chiến tranh đẫm máu ở Triều Tiên từ 1950 đến 1953 và Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên vừa mới được ký ngày 27/7/1953 chưa tròn một năm. Nhiều nghị sĩ trong quốc hội Mỹ không muốn nước Mỹ lại bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh khác mặc dù phái "diều hâu" như phó tổng thống Nicxon và ngoại trưởng Mỹ Dulles rất muốn "làm liều". Cuối cùng, "sau nhiều lần do dự kéo dài, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã không dám vào cuộc".
Đến ngày 24/4, tập đoàn cứ điểm của Pháp lúc này đã ngày càng bị thu hẹp. Sau khi mất tiếp cứ điểm Huy ghét 1, Pháp lại khẩn thiết yêu cầu Mỹ giúp đỡ. Người Mỹ đã mạnh dạn đề xuất "tặng" bom nguyên tử để ném xuống thung lũng Mường Thanh. Lẽ dĩ nhiên, không bao giờ Pháp chấp nhận phương án đó bởi lẽ điều đó đồng nghĩa với xóa sổ luôn cả số quân đồn trú tại đây khi các chiến hào của Việt Minh đã xen kẽ các cứ điểm của Pháp. Và chỉ không lâu sau đó, Tập đoàn cứ điểm được đặt nhiều kỳ vọng tại Điện Biên Phủ thất thủ, Pháp và Mỹ bị giáng một đòn mạnh mẽ tại Đông Dương; trên bàn Hội nghị Gionever, chúng đã bớt hung hăng hơn và phải chấp nhận một số điều kiện thỏa đáng đối với vấn đề Đông Dương.
Tuy nhiên, không can tâm chỉ dừng lại ở đó, Mỹ tiếp tục can thiệp vào Đông Dương. Ngày 15/5, Pháp chính thức chấp thuận cho Mỹ đưa cố vấn quân sự vào các đơn vị quân ngụy, và thay thế Pháp làm nhiệm vụ huấn luyện quân ngụy. Ngày 26, Rátpho, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đề nghị cho không quân hoạt động chi viện các nước đồng minh ở Đông Dương. Ngày 31, Mỹ đưa sang Đông Dương hàng không mẫu hạm CAT của tướng Chenault công khai hoạt động ở Việt Nam. Những máy bay vận tải hạng nặng C.119 và phi công Mỹ tập trung ở sân bay Gia Lâm. Mỹ ráo riết giúp quân ngụy, thành lập các sư đoàn nhẹ và các đơn vị binh chủng. Tmh đến cuối tháng 5 năm 1954, trong số 249.000 quân ngụy đã có tới 200.000 quân chính quy.
Ngày 3 tháng 6 năm 1954, Chính phủ Pháp chỉ định Ely làm Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy tại Đông Dương. Đây là lần thứ hai, hai nhiệm vụ này được tập trung vào tay một người. Khi đó, chúng ta chưa biết Êly đã báo cáo gì với chính phủ Pháp sau chuyến đi thanh tra tại Đông Dương cùng với Xalăng. Ngày 4 tháng 6, Chính phủ Pháp chính thức trao quyền độc lập cho ngụy quyền Bảo Đại. Ít ngày sau đó, trước áp lực của Mỹ, Pháp buộc Bảo Đại gạt Bửu Lộc khỏi ghế thủ tướng và thay thế bằng Ngô Đình Diệm, một lá bài đã được CIA chuẩn bị từ năm 1950. Cũng vào thời gian này, phái đoàn quân sự Mỹ do Landale cầm đầu tới Sài Gòn.
Đã có những dấu hiệu rõ rệt Pháp bắt đầu chuyển giao dần quyền lực ở Việt Nam cho Mỹ qua ngụy quyền Sài Gòn.
Đánh đuổi Thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi Việt Nam, tuy nhiên ta mới giải phóng được miền Bắc, chiến tranh giải phóng dân tộc tiếp tục được thực hiện tại miền Nam Việt Nam. Không lấy Pháp làm bài học, Mỹ chính thức chinh chiến hòng thôn tính nước ta trở thành thuộc địa của chúng, khiến nhân dân Việt Nam một lần nữa rơi vào cảnh lầm than cơ cực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết đồng lòng của quân dân, 21 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ ta đã "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối./.
Từ khóa » Hai Cuộc Chiến Tranh Của Mỹ ở Triều Tiên Và Việt Nam đã đem Lại Cho Nhật Bản Cơ Hội
-
Hai Cuộc Chiến Tranh Của Mĩ ở Triều Tiên (1950 1953) Và Việt Nam
-
Hai Cuộc Chiến Tranh Của Mĩ ở Triều Tiên 1950 1953 Và V - Tự Học 365
-
Triều Tiên Và Việt Nam: Hai Cuộc Chiến Hai Vĩ Tuyến - BBC
-
Hai Cuộc Chiến Tranh Của Mĩ ở Triều Tiên (1950 – 1953) Và Xâm Lược ...
-
Chiến Tranh Triều Tiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chiến Tranh Triều Tiên(1950-1953) Và Toàn Cảnh ... - KBS WORLD
-
LIÊN XÔ VỚI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG ...
-
Ba Vấn đề Nan Giải ở Hội Nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên
-
Dấu ấn Nhiệm Kỳ “biến Nguy Thành Cơ” Của Tổng Thống Moon Jae-in
-
Toan Tính Của Mỹ Về Vấn đề Hạt Nhân Triều Tiên
-
Viễn Cảnh Thống Nhất Hai Miền Triều Tiên Còn Xa Vời - RFI
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Pháp đầu Tiên Của Quân Và Dân ...
-
[PDF] VIỆT NAM SAU 30 NĂM ĐỔI MỚI - Konrad-Adenauer-Stiftung