Vai Trò Của Quan Hệ Xã Hội Với Sự Phát Triển Và Tiến Bộ Của Xã Hội

Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Lý luận chính trị
  4. >>
  5. Triết học Mác - Lênin
Vai trò của quan hệ xã hội với sự phát triển và tiến bộ của xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.32 KB, 8 trang )

Lời mở đầuTrong đời sống xã hội hiện nay, con người luôn luôn tham gia vào những quan hệ rất đa dạng và phong phú. Ví dụ: Quan hệ hôn nhân và gia đình; quan hệ lao động; quan hệ tài sản; quan hệ chính trị, … Các quan hệ đa dạng ấy có thể phát sinh trong hoạt động sản xuất, công tác, học tập, sinh hoạt đời thường, hoạt động đối ngoại,… Đó là những quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định. Những tương tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác. Nói cách khác, các chủ thể hành động trong mô hình tương tác này phải đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó. Tức là họ thực hiện gần như không có ý thức, như thói quen. Khá nhiều người không quan tâm đến các mối quan hệ xã hội, trong khi chúng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của họ, hình ảnh cái tôi, và sự thành công trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Cho dù họ thích hay không, nhưng hành vi xã hội và những sự tương tác dường như quan trọng hơn rất nhiều so với số tiền mà bạn có thể kiếm được hoặc những thành công trong nghề nghiệp của bạn. Vậy quan hệ xã hội thực chất là gì? Ảnh hưởng của nó đối với xã hội như thế nào?I/ Quan hệ xã hội1. Khái niệm: Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hoạt động, các chủ thể này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định,lặp lạiVí dụ : Hai người tình cờ gặp nhau trên xe buýt, họ trao đổi trò chuyện với nhau nhưng sau đó không trò chuyện và trao đổi với nhau, không còn giữ liên lạc với nhau nữa thì quan hệ giữa họ không dược coi là quan hệ xã hội. nhưng ngược lại nếu sau đó họ vẫn tiếp tục liên lạc với nhau tiếp tục trao đổi và trò chuyện thì quan hệ giữa họ được coi là một quan hệ xã hội 2. Chủ thể quan hệ xã hội Xét ở cấp vĩ mô, chủ thể quan hệ xã hội là các nhóm, các tập đoàn hay toàn bộ xã hội, các nhóm tập đoàn lớn này thường chiếm giữ những vị trí khác nhau trong xã hội. do đó cững có những quyền lực,cơ hội, thu nhập, lối sống khác nhau. Những vị trí xã hội khác nhau, thu nhập khác nhau,lối sống khác nhau của các nhóm xã hội nhiều khi lại là tiền tốtạo ra các tương tác xã hội ở giữa các nhóm. Trên cơ sở đó hình thành những quan hệ xã hội giữa chúng - Cũng ở cấp độ vĩ mô quan hệ xã hội còn được thể hiện dưới dạng quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội . Bốn lĩnh vực chính và quan trọng là kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội. Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau thậm chí là quy định lẫn nhau, đặc điểm tính chất của kinh tế trong xã hội sẽ có ý nghĩa quyết định đến chính trị, văn hóa, xã hộiVí dụ : một nước có nền kinh tế chậm phát triển,thất nghiệp nhiều dẫn đến các tệ nạn xấu như cờ bạc, trộm cắp, cướp giật làm ảnh hưởng lớn đến văn hóa, vã hội và cả chính trị của nước đó-Ở cấp vi mô, cấp độ chủ thể hành động là cá nhân xã hội. quan hệ xã hội không đồng nhất với quan hệ giữa các cá nhân mà quan hệ xã hội của các cá nhân chỉ tạo thành một bộ phận của toàn bộ các quan hệ xã hội mà thôi Chúng ta có thể khẳng định rằng mọi quan hệ giữa các cá nhân đã được thiết lập nhờ những tương tác xã hội có tính chuẩn mực ổn định đều là những quan hệ xã hội. tuy vậy có những quan hệ xã hội mang nhiều tính xã hội trong khi lại có những quan hệ xã hội mangg ít tính xã hội hơn3. Quan hệ tình cảm thuần túy -Khái niệm:Quan hệ tình cảm ( hay còn gọi là quan hệ sơ cấp ) thực chất cũng là một loại quan hệ xã hội, cũng có cơ chế hình thành giống như những loại quan hệ xã hội khác tức là cũng phải dựa trên sự tương tác lâu dài, ổn định giữa các chủ thể hành động. Ví dụ: Quan hệ tình cảm như quan hệ trong gia đình, họ hàng,… ● Phân loại quan hệ tình cảm thuần túy và quan hệ xã hội-Giống nhau: đều hình thành dựa trên sự tương tác lâu dài và ổn định giữa các chủ thể hành động.Tuy vậy cũng có những điểm khác nhau trong cơ chế tương tác để hình thành quan hệ tình cảm và quan hệ xã hội-Khác nhau:Quan hệ tình cảm thuần túy Quan hệ xã hộiNhững tương tác xã hội hướng đến đặc điểm sinh học tâm lý sẵn có của họ và người khác sẽ tạo ra quan hệ tình cảmNhững đặc điểm sinh học tâm lý vốn có ở các cá nhân là giới tính, vẻ bề ngoài, quan hệ huyết thống, sở thích….Những tương tác xã hội hướng đến đặc điểm xã hội cần đạt được của cá nhân thì tạo ra các quan hệ xã hộiNhững đặc điểm xã hội cần đạt được của các cá nhân là học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, địa vị quyền lực…4. Các loại quan hệ xã hộiTheo chủ thể Theo vị thế - Ngoài ra còn có nhiều kiểu phân chia quan hệ xã hội: + Quan hệ xã hội sơ cấp (mang ít tính xã hội hơn, chủ yếu là quan hệ tình cảm) và quanhệ xã hội thứ cấp (quan hệ mang tính xã hội). + Dựa vào những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, người ta phân chia thành các loại hình: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hoá xã hội. + Dựa vào tính chất của các kiểu quan hệ, người ta có thể chia thành quan hệ vật chất vàquan hệ tinh thần-Các yếu tố tác động đến quan hệ xã hội:- - Yếu tố lợi ích (chi phối mạnh mẽ đến quan hệ xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường) - Yếu tố tâm lý - Yếu tố phong tục, tập quán thói quen - Yếu tố vị thế xã hộiQHXH giữa các tập đoàn lớn(tập đoàn khai thác khoáng sản với tập đoàn chế biến khoáng sản,…)QHXH giữa các nhóm xã hội nhỏ(quan hệ giữa các tổ chức từ thiện,….)QHXH giữa các cá nhân (quan hệ với các bạn cùng lớp,thầy cô giáo bộ môn….)Theo chiều ngang (vị thế xã hội ngangbằng nhau)Theo chiều dọc (từ vị thế cao đến vị trí thấp)Vd: giám đốc – phó giám đốc-trưởng phòng-nhân viênII/ Tiến bộ xã hội :1. Khái niệm:Tiến bộ xã hội (còn gọi là tiến bộ lịch sử) chỉ sự phát triển của xã hội từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Tiến bộ xã hội được biểu hiện trong từng lĩnh vực của đời sốngxã hội và biểu hiện tập trung ở sự xuất hiện phương thức sản xuất mới, kiểu chế độ xã hộimới.Theo quan điểm mácxít, tiến bộ xã hội là sự chuyển động liên tục của xã hội theo hướng đi lên, là sự thay thế tất yếu những chế độ lỗi thời lạc hậu bằng chế độ xã hội mới cao hơn, hoàn thiện hơn và cuối cùng loài người vươn tới một xã hội hoàn hảo, tốt đẹp nhất - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tiến bộ xã hội là một quy luật khách quan của lịch sử xã hội.Tiến bộ xã hội có nội dung toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, khoa học kỹ thuật Nó bao quát trên cả phương diện vật chất và tinh thần của xã hội, được xem xét trên phạm vi quốc gia, dân tộc cũng như trên quy mô thế giới gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.Tiến bộ xã hội không diễn ra một cách ngẫu nhiên, tự động, mà là kết quả hoạt động của con người. Hoạt động của con người là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Mỗi bước tiến bộ xã hội đều thể hiện sức mạnh của con người trước tự nhiên, giải phóng và nâng cao quyền con người trong xã hội. Tiến bộ xã hội là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội công bằng và dân chủ.2. Các mặt cơ bản của tiến bộ xã hội: Tiến bộ xã hội thể hiện ở các mặt cơ bản sau:- Một là, sự tiến bộ về kinh tế: Đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát triển kinh tế bền vững.- Hai là, sự tiến bộ về chính trị - xã hội: Đó là chế độ chính trị tiến bộ, hiệu quả thực tế của chính sách xã hội, phân phối thành quả của tiến bộ kinh tế một cách công bằng, dân chủ.- Ba là, đời sống văn hoá, tinh thần không ngừng được nâng cao.II/ Vai trò của quan hệ xã hội với sự phát triển và tiến bộ của xã hội Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp và tham gia trực tiếp vào các mối quan hệ xã hội.Dù ở các lĩnh vực, quy mô khác nhau nhưng chúng có tác động không hề nhỏ tới các lĩnh vực trong đời sống của mỗi cá nhân, tổ chức hay thậm chí là một quốc gia.Từ đó có thể thấy quan hệ xã hội có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển và tiến bộ của xã hội.Xét trên phương diện cá nhân :- Mang lại sức mạnh tinh thần : Mối quan hệ xã hội giúp chúng ta thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khi có những người bạn buồn tẻ mà chúng ta không thực sự muốn liên lạc, đây là một trong những lí do chúng ta mất hứng thú trong mối quan hệ xã hội. Vấn đề không phải do đời sống xã hộ vànhững thứ mà đới sống xã hội cung cấp, mà do kiểu quan hệ xã hội do chúng ta hình thành. Khi bạn có vòng tròn bạn bè- những người bạn đánh giá cao về bạn- cac tương tác xã hội trở nên rất thú vị. Đó là cách tương tác với người khác làm tăng them sự thú vị và niềm vui cho cuộc sống của bạn- Sự thỏa mãn : Con người là những sinh vật xã hội và tất cả đều có nhu cầu tương tác với người khác và xây dựng mối quan hệ xã hội. Nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ bền vững, chất lượng cho dù nhỏ hay lớn đều đóng góp quan trọng đến hạnh phúc và sự thỏa mãn.- Sự phát triển : Các lý thuyết phát triển không chỉ nói về sự phát triển của chính bạn mà cả sự pháttriển mối quan hệ xã hội. Toàn bộ sự phát triển và thành công đang chịu ảnh hưởng lớn bởi những người trong vòng tròn xã hội của bạn. những người suy nghĩ tích cực hơn, luôn nhắm tới mục đích cao và luôn có những điều hữu ích mà bạn có thể học hỏi. Cuối cùng, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân của bạn, sự nghiệp của bạn đồng thời kéo theo sự phát triển của toàn xã hộị. Như vậy với cá nhân, quan hệ xã hội đã tạo dựng, củng cố và phát triển hình ảnh, uy tín, ảnh hưởng, vai trò, quan hệ của họ với cộng đồng. Đặc biệt là những ngôi saothể thao, ca nhạc, chính trị gia hay những cá nhân đang muốn tạo dựng và củng cố uy tín của mình trước cộng đồng thì quan hệ xã hội là vô cùng quan trọng.- Với 1 tổ chức, quan hệ xã hội mang lại các lợi ích không hề nhỏ :+ Xây dựng/tạo dựng và duy trì hình ảnh, uy tín cho tổ chức.+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với cộng đồng. PR được đánh giá là phương tiện quan trọng và hiệu quả hàng đầu trong việc định vị và xây dựng thương hiệu cho các tổ chức, cá nhân.+ Khuyến khích công chúng tham gia vào các hoạt động của tổ chức.+ Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên/thành viên tích cực làm việc, đóng góp vì quyền lợi của tập thể.+ Bảo vệ tổ chức trước các cơn khủng hoảng.Vai trò của quan hệ xã hội không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy quá trình hoàn thiện của 1 cá nhân ,1 tổ chức, giúp dễ dàng hòa nhập vào vòng quay công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay mà còn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- chính trị - xã hội của đất nước. Một đất nước không thể phát triển nếu không duy trì các mối quan hệ xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hành động này có vai trò hết sức to lớn trongviệc ổn định xã hội, tăng cường quan hệ ngoại giao, thúc đẩy quá trình hội nhập, mở ra những hướng đi mới, đưa đất nước vươn ra tầm quốc tế mà ở đó việc phát huy, củng cố các mối quan hệ sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho cả hai phía.Các mối quan hệ xã hội tạo nên sự thịnh vượng và phát triển của đất nước. -Về lĩnh vực xã hội: Quan hệ xã hội giúp tạo sự khăng khít trong xã hội, tạo nên sự giao lưu về văn hóacũng như kinh tế của các quốc gia trong xã hội. tiếp thu những nền văn hóa tiến bộ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tạo sự hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới.-Về lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tế được giao lưu, công nghệ khoa học tiến bộ, các công cụ sản xuất tiên tiến được áp dụng trong các ngành công nghiệp.=> xã hội ngày thêm lớn mạnh, cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.Sự giao lưu về kinh tế nhằm giúp các nước đang phát triển, chậm phát triển ngày càng đi lên, sánh vai với các cường quốc lớn mạnh trên thế giới.-Về lĩnh vực chính trị: Quan hệ xã hội không phải là các quốc gia can thiệp vào chính trị của nhau mà là tạo sự hội nhập, tôn trọng lợi ích của nhau,cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển thịnh vượng.Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu lên chính sách đối ngoại: “…Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối táctin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh…”. Có thể nói quan hệ xã hội gópmột phần không nhỏ trong việc quyết định sự phát triển hay lạc hậu, sự tiến bộ hay tụt lùicủa xã hội.Vì vậy có thể nói rằng vai trò của quan hệ xã hội là không thể thiếu trong xã hội ở mọi thời đại. Mỗi cá nhân, tổ chức cần biết duy trì, phát huy, bồi dưỡng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nhằm bảo đảm lợi ích cá nhân, cộng đồng. Qua đó thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển toàn diện về mọi mặt của đất nước.

Tài liệu liên quan

  • phân  tích đóng góp của vốn  xã hộivào  sựcải tiến doanh  nghiệp:  trường hợp nghiên cứu  ngành  dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phân tích đóng góp của vốn xã hộivào sựcải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
    • 63
    • 536
    • 2
  • Thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hộiViệt nam Thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hộiViệt nam
    • 74
    • 330
    • 0
  • HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC GIỮA NHIỆM KỲ (THÁNG 1-1994) & THOÁT KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI_2 docx HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC GIỮA NHIỆM KỲ (THÁNG 1-1994) & THOÁT KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI_2 docx
    • 5
    • 932
    • 7
  • ton tai xa hoi & y thuc xa hoi408 (he dai hoc) pot ton tai xa hoi & y thuc xa hoi408 (he dai hoc) pot
    • 26
    • 405
    • 2
  • Vai trò của nền sản xuất xã hội3 pdf Vai trò của nền sản xuất xã hội3 pdf
    • 6
    • 204
    • 0
  • PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIVÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA
    • 189
    • 700
    • 6
  • Sử dụng mạng xã hộivào dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở TrườngCao đẳng, Đại học Sử dụng mạng xã hộivào dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở TrườngCao đẳng, Đại học
    • 92
    • 479
    • 1
  • xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hộithực tiễn tại phường thuận an, quận thốt nốt, thành phố cần thơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hộithực tiễn tại phường thuận an, quận thốt nốt, thành phố cần thơ
    • 62
    • 857
    • 5
  • Công tác xã hộinhập môn công tác xã hội Công tác xã hộinhập môn công tác xã hội
    • 24
    • 313
    • 0
  • BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI_2 BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI_2
    • 73
    • 178
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(43.15 KB - 8 trang) - Vai trò của quan hệ xã hội với sự phát triển và tiến bộ của xã hội Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Quan Hệ Xã Hội Là Gì