Vai Trò Của Trung Tâm Học Tập Cộng đồng đối Với Việc Phát Triển Kinh Tế

Trong bối cảnh đó, khi mà cả nước đang xây dựng một xã hội học tập, thúc đẩy học tập suốt đời, thì một mô hình học tập từ cơ sở đã được hình thành: “Trung tâm học tập cộng đồng” (Community Learning Centers) (TTHTCĐ).

TTHTCĐ không phải là mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam. Trước đây, ở một số cộng đồng dân cư đã có các thiết chế văn hoá - giáo dục như “Nhà Rông”, “Đình làng” v.v... Đây là nơi hội họp, là địa điểm sinh hoạt chung của cộng đồng, là nơi chuyển giao, tiếp nhận các kinh nghiệm văn hoá, xã hội, lao động sản xuất v.v…TTHTCĐ là sự kế thừa, phát huy các yếu tố tích cực của các “thiết chế truyền thống”, tuy nhiên nó là bước phát triển mới về chất, được thiết kế hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay, với ý tưởng của thời đại.

Tuy mới được hình thành và phát triển từ 2000 đến nay, nhưng TTHTCĐ được đánh giá là mô hình giáo dục duy nhất hiện nay ở cộng đồng có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu “Giáo dục cho mọi người” và xây dựng “Xã hội học tập”; đó cũng là mô hình giáo dục có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

TTHTCĐ góp phần tích cực trong việc tạo cơ hội HTTX, HTSĐ cho mọi người dân ở cộng đồng, đặc biệt người nghèo, người dân tộc, phụ nữ, người cao tuổi v.v...

Số lượt người dân được tham gia HTTX, HTSĐ ở các TTHTCĐ dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau đã tăng đáng kể từ 2001 đến nay (từ vài trăm nghìn những năm 2000-2003 đến hơn 20 triệu lượt người học hàng năm hiện nay).

TTHTCĐ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở cộng đồng thôn, bản, tổ dân cư…TTHTCĐ đã góp phần tích cực đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở,  làm giảm đáng kể việc tranh chấp, khiếu kiện do không hiểu biết, góp phần ổn định chính trị- xã hội, xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong nhân dân và mối liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể, tổ chức xã hội trong cộng đồng xã, phường, thị trấn.

Đặc biệt, TTHTCĐ còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, kĩ năng và ý thức của người dân về bảo vệ môi trường – là yếu tố quan trọng đối với phát triển bền vững của các cộng đồng. Vì vậy, có thể nói TTHTCĐ góp phần quan trọng đối với phát triển bền vững của các địa phương.

Trên thực tế, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của các TTHTCĐ hiện còn chưa đáp ứng yêu cầu. Nội dung học tập còn chưa đa dạng, phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của mọi người dân và các yêu cầu phát triển bền vững của các cộng đồng, địa phương. Tỉ lệ người dân được học tập ở các TTHTCĐ còn hạn chế v.v...Các TTHTCĐ hiện nay còn phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn. Điều này cần được khắc phục trong thời gian tới.

TTHTCĐ nên là Trường học đặc biệt suốt đời, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ: bồi dưỡng, đào tạo lại, hình thành nguồn cán bộ, tuyên truyền viên, báo cáo viên, cộng tác viên, chuyên gia các lĩnh vực… qua đó, góp phần tích cực trong việc định hướng phát triển ngành nghề theo hướng “mỗi xã/địa phương có một sản phẩm truyền thống, tiêu biểu đặc trưng”; đồng thời giữ ổn định chính trị, an ninh trên địa bàn, đẩy lùi tệ nạn, bảo vệ môi trường… hình thành những cộng đồng dân cư vui vẻ, hạnh phúc … theo chuẩn “Nông thôn mới”. Đây cũng chính là mục tiêu phát triển bền vững mà các quốc gia cùng quan tâm, xây dựng.

Từ khóa » Các Quan điểm Về Cộng đồng