Vai Trò Của V.I.Lênin Trong Việc Phát Triển Lý Luận Chủ Nghĩa Xã Hội ...


  • TRANG CHỦ
  • TIN TỨC
    • Tin tức
    • Lý luận chính trị
    • Thông tin - Tuyên truyền
    • Khoa giáo - Văn hóa - Văn nghệ
    • Lịch sử
    • Chống diễn biến hòa bình
    • Nhịp cầu tuyên giáo
    • Tin trong tuần
  • TỔ CHỨC BỘ MÁY
    • Bộ Máy
    • Chức Năng, Nhiệm Vụ
  • LÃNH ĐẠO BAN QUA CÁC THỜI KỲ
  • VĂN BẢN MỚI
    • Ban Tuyên giáo TW
    • Tỉnh ủy Kon Tum
    • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
  • VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH
  • Trang nhất
  • Lý luận chính trị
Vai trò của V.I.Lênin trong việc phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học Chủ nhật - 01/05/2022 21:59 Nếu Mác và Ph.Ăngghen là người có công sáng lập CNXH khoa học, biến CNXH từ không tưởng thành khoa học, thì V.I.Lênin là người có công lớn biến CNXH từ lý luận thành thực tiễn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thời Ph.Ăngghen còn sống (trước 1895), Quốc tế II – Quốc tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) hoạt động rất hiệu quả, đã thúc đẩy phong trào công nhân ở nhiều nước phát triển, đấu tranh chống lại những biểu hiện cơ hội trong phong trào công nhân. Nhưng sau năm 1895, khi Ph.Ăngghen mất, Quốc tế II phân biệt sâu sắc thành Quốc tế hai rưỡi với nhiều phe phái: phái hữu do Becstanh đứng đầu công khai phản đối lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH), phái tả do Lênin đứng đầu bảo vệ, ủng hộ - phát triển CNXHKH. Tình hình đó yêu cầu đặt ra cần bảo vệ phát triển CNXHKH. Mặt khác vào thời Lênin, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, tình hình thực tế đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới mà lý luận CNXHKH do Mác – Ăngghen sáng lập chưa có lời giải đáp. Và một yêu cầu có tính nguyên tắc như Mác-Ăngghen đã từng khẳng định: học thuyết của các ông là học thuyết mở nó cần vận dụng cho phù hợp tình hình mới và cần được bổ sung phát triển… Xuất phát từ những lý do đó CNXHKH cần được bảo vệ, bổ sung và phát triển. Và Vladimir Ilyich Lênin đã đảm nhận vai trò ấy một cách xuất sắc – gắn liền với giai đoạn đặc sắc nổi bật của những sự kiện của cách mạng nước Nga và thế giới, chẳng hạn như: Quốc tế II bị phân liệt và mất dần vai trò lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế (năm 1914 giải tán), Đảng Bônsêvích (Đảng Cộng sản) Nga thành lập (1903) tổng kết cách mạng năm 1905 và cách mạng Tháng 02-1917; tổng kết cách mạng tháng Mười 1917 – cuộc cách mạng biến CNXH từ lý luận trở thành hiện thực. Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập vào ngày 04/3/1919, bọn cơ hội tấn công điên loạn vào chủ nghĩa Mác. Trên cơ sở nền tảng lý luận Mác-Ăngghen đã chỉ ra trong các tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, đấu tranh giai cấp ở Pháp… Điều kiện chủ quan để cách mạng vô sản thành công phải có Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Trên cơ sở đó, Lênin tập trung xây dựng Đảng Cách mạng của GCCN, lý luận Đảng kiểu mới này là hiện thân của sự kết hợp giữa: lý luận CNXHKH + phong trào công nhân = Đảng Cộng sản. Vladimir Ilyich Lênin đã bảo vệ phát triển lý luận cách mạng dân chủ, tư tưởng cách mạng không ngừng vào thực tiễn nước Nga. Năm 1861 Nga Hoàng tuyên bố bãi bỏ chế độ nông nô nhưng vẫn giữ những đặc quyền đặc lợi riêng nên mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ quý tộc phong kiễn vẫn còn sâu sắc. Bên cạnh đó CNTB đã tồn tại, phát triển ở Nga nên mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS cũng rất sâu sắc. Các lực lượng đế quốc và phong kiến kết hợp nhau làm cho nước Nga vừa là nước phong kiến-đế quốc-quân phiệt. Vấn đề đặt ra là giải quyết mâu thuẫn đó nước Nga phải làm gì? Có quan điểm làm cách mạng dân chủ để cho CNTB phát triển ở Nga, có quan điểm cho rằng làm ngay cách mạng XHCN. Lênin phê phán cả hai quan điểm và cho rằng: trước tiên phải làm cách mạng dân chủ vì nông dân – đa số chưa có quyền lợi chưa có quyền dân chủ, nhưng đây là cách mạng dân chủ kiểu mới nghĩa là do giai cấp công nhân lãnh đạo, động lực của cách mạng là quần chúng công nông. Thiết lập dân chủ chuẩn bị tiền đề làm cách mạng không ngừng chuyển lên cách mạng XHCN. Qua chuẩn bị tiến hành cách mạng tháng 10/1917 với tác phẩm Nhà nước và Cách mạng, Lênin đã làm sống lại những quan điểm của Mác – Ăngghen về nhà nước. Ông phân tích kỹ quan điểm đập tan nhà nước tư sản – bộ máy ăn bám – thiết lập Nhà nước vô sản. Phân tích sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, Lênin rút ra kết luận quan trọng: cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể giành thắng lợi ở những nước kinh tế còn yếu, những nước tư bản trung bình. Dựa trên quy luật phát triển không đều của CNTB, tấn cống vào sợi xích yếu nhất qua đó cách mạng XHCN giành thắng lợi . Tháng 10 năm 1917, cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới nổ ra và thành công, CNXH từ lý luận trở thành hiện thực. Lênin lại bước vào giai đoạn mới bảo vệ, phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học – Giai đoạn sau Cách mạng Tháng 10 – 1917 ông đã tổng kết kinh nghiệm cách mạng, cuộc tổng kết có ý nghĩa to lớn của phong trào cộng sản thế kỷ XX giống như Mác tổng kết Công xã Paris – phong trào cộng sản đặc sắc thế kỷ XIX. Qua đó, Lênin nêu lên ý nghĩa cách mạng Tháng 10 ngoài việc cổ vũ nhân dân toàn thế giới nó còn chỉ ra những bước căn bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ông nêu rõ cần tiến hành công nghiệp hóa đất nước, cải tạo nông nghiệp theo hướng CNXH, giải quyết vấn đề công-nông không thông qua chính sách đoàn kết, nêu gương, tiến hành cách mạng văn hóa. “người cộng sản phải biết làm giàu trí tuệ của mình trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” (trong Nhiệm vụ đoàn thanh niên). Tiếp tục đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của CNXH khoa học. Sau Cách mạng tháng 10, phong trào cộng sản đang lên mạnh mẽ, khí thế bừng bừng trong phong trào xuất hiện khuynh hướng “ấu trĩ tả khuynh” nhất là ở các Đảng cộng sản Anh – Đức – Hà Lan gây ảnh hưởng tai hại phong trào làm cho Đảng Cộng sản có nguy cơ xa rời quần chúng, Lênin chỉ rõ đó là khí thế “lửa rơm” (bệnh ấu trĩ tả khuynh). Khi cách mạng cao trào từ bùng nổ, cháy nhanh như rơm; khi cách mạng thoái trào thì rên rỉ, không giữ được lửa. Tháng 7-1920 sơ thảo Luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa được Lênin trình bày tại Đại hội II – Quốc tế cộng sản, nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở chính quốc và thuộc địa. Lênin tiếp tục bảo vệ CNXH khoa học giai đoạn sau nội chiến. Ông nhìn nhận xem xét lại và gạt bỏ những luận điểm thiếu sót chưa phù hợp như: CNXH không có sản xuất hàng hóa, thực hiện phân phối từ kho chung của nhà nước… Thay đổi quan điểm này Lênin chỉ rõ: áp dụng chính sách kinh tế nhiều thành phần, vận dụng những quy luật của sản xuất hàng hóa: giá cả, tiền tệ, lợi nhuận… lấy khuyến khích vật chất làm động lực thúc đẩy người lao động. Xây dựng hợp tác xã như một hình thức kinh tế XHCN khẳng định vai trò to lớn của cách mạng văn hóa trong quá trình xây dựng nước Nga. Thành lập, củng cố, đổi mới bộ máy Nhà nước. Kiện toàn pháp luật tạo điều kiện cho người lao động tham gia giám sát bộ máy, đấu tranh chống quan liêu hối lộ, thiết lập dân chủ vô sản thật sự - một nền dân chủ “gấp triệu lần so với dân chủ tư sản” mà tác phẩm cải tổ bộ dân chủ là tiêu biểu. Nếu Mác và Ph.Ăngghen là người có công sáng lập CNXH khoa học, biến CNXH từ không tưởng thành khoa học, thì V.I.Lênin là người có công lớn biến CNXH từ lý luận thành thực tiễn. Trong quá trình tồn tại của mình, CNXH khoa học ngay từ khi ra đời đã bị các lực lượng thù địch, bọn cơ hội, phi Mác – xít tấn công dưới nhiều hình thức hòng xóa bỏ làm mất đi tính khoa học, cách mạng của nó. Bên cạnh đó từ sai lầm đường lối, chủ quan duy ý chí của Đảng Cộng sản các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây làm cho CNXH hiện thực từ một hệ thống trở thành “bị thoái trào, khủng hoảng” chỉ còn lại bốn nước. Tình hình đó đặt ra đối với Việt Nam chúng ta là: cần vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng XHCN vào nước ta phù hợp điều kiện tình hình nước ta như Hồ Chí Minh đã làm và lãnh đạo cách mạng nước ta làm cách mạng dân chủ rồi tiếp tục cách mạng không ngừng lên cách mạng XHCN năm 1945 – 1954 ở miền Bắc; từ sau 30.4.1975 trong cả nước và sự nghiệp đổi mới hơn 36 năm qua. TS. Ngô Hoàng Anh - Ths. Lê Thị Nghệ Từ khóa: lý luận, khoa học, sáng lập, không tưởng, thành thực

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Toàn văn Bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào sáng 4/5. (05/05/2022)
  • Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11/05/2022)
  • Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh (18/05/2022)
  • Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cơ bản ở thấm nhuần tư tưởng, mấu chốt ở thực hành đạo đức (21/05/2022)
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ - Giải pháp hiệu quả ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên (30/05/2022)
  • Thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước là góp phần xây dựng và củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc (08/06/2022)
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc trọng dụng nhân tài là người ngoài Đảng (13/06/2022)
  • Kết quả công tác lý luận chính trị 6 tháng đầu năm ở tỉnh ta (24/06/2022)
  • Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (01/07/2022)
  • Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp tỉnh năm 2022 (07/07/2022)

Những tin cũ hơn

  • Phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa (28/04/2022)
  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết là chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay (12/04/2022)
  • Trách nhiệm cá nhân với cội nguồn lịch sử (09/04/2022)
  • Một số kết quả tích cực trong đợt sinh hoạt chính trị 3/2/2022 trên địa bàn tỉnh (07/04/2022)
  • Tăng cường đối thoại với dân trong công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh (01/04/2022)
  • Thanh niên Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (24/03/2022)
  • Đảng viên không được phản bác, phủ nhận, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng (11/03/2022)
  • Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập xây dựng đất nước (08/03/2022)
  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII (24/02/2022)
  • Kiên định, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo tinh thần Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII (14/02/2022)
Văn bản mới

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí tháng 11-2024

Lượt xem:44 | lượt tải:44

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:106 | lượt tải:113

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:62 | lượt tải:189

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 10-2024

Lượt xem:158 | lượt tải:142

NQ.26.TU

về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2024.

Lượt xem:918 | lượt tải:193

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024).

Lượt xem:1149 | lượt tải:642

QĐ.1350.TU

thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:248 | lượt tải:101 bacho 2 truongsa sls Video Sau Trước Liên kết website nut Cổng thông tin điện tử Kon Tum nut Đài Phát thanh và Truyền hình Kon Tum nut Báo Kon Tum Online nut Tạp chí Tuyên giáo nut Đảng cộng sản Việt Nam nut Tạp chí Cộng sản nut Tạp chí Xây dựng Đảng nut Báo Nhân dân nut Báo Quân đội nhân dân nut Báo Tin tức nut Cổng TTĐT Chính phủ nut Phổ biến, giáo dục pháp luật Đăng nhập Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên Đăng nhập Thống kê
  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay845
  • Tháng hiện tại556,020
  • Tổng lượt truy cập34,314,239
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Tin tức, bài viết Hình ảnh, video Tài liệu, văn bản Tất cả những nội dung trên TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUMGiấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủyĐịa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon TumSĐT: 0260.3862301 Fax: 0260.3865464Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Sự Ra đời Của Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Gắn Liền Với Tác Phẩm Tuyên Ngôn Của đảng Cộng Sản