Vai Trò Và Cách Sử Dụng Của Vật Liệu Cách ẩm Trong Kho Lạnh
Có thể bạn quan tâm
Tại nhiều hệ thống kho lạnh hiện nay người ta phát hiện tình trạng đọng ẩm trong các tấm cách nhiệt rất phổ biến, phía dưới chân tường của tấm cách nhiệt thường có nước chảy ra nhiều vì tấm cách nhiệt hoàn toàn bị ướt sũng. Vì vậy các biện pháp chống nhiễm ẩm cho tấm cách nhiệt có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của Việt Nam.
Do có hiện tượng ngưng đọng ẩm trong vách cách nhiệt lạnh nên phải có các lớp cách hơi ẩm để tăng trở ẩm cho vật liệu. Để khắc phục tình trạng này, Hải Âu Group sẽ hướng dẫn bạn sử dụng vật liệu cách ẩm trong kho lạnh:
1.Vật liệu cách ẩm trong kho lạnh có các yêu cầu sau
– Có trở ẩm lớn hoặc có hệ số thấm ẩm nhỏ
– Không ngậm nước
– Phải bền nhiệt, không cứng, bị giòn hay lão hòa ở nhiệt độ thấp và bị mềm hoặc nóng chảy ở nhiệt độ cao
– Không có mùi lạ, không độc hại, không ảnh hưởng tới thực phẩm và sản phẩm bảo quản
– Không gây ăn mòn và tác dụng hóa học với các vật liệu cách nhiệt trong quá trình xây dựng
– Phải rẻ tiền và dễ kiếm.
2. Các phương pháp cách ẩm
Có 5 phương pháp chống nhiễm ẩm sử dụng vật liệu cách ẩm trong kho lạnh như sau:
Sử dụng lớp cách ẩm cùng với tấm cách nhiệt: dùng lớp cách ẩm có hiệu quả cao. Lớp cách ẩm này chỉ được bố trí ở phía nóng của tấm cách nhiệt. Nếu bố trí lớp cách ẩm ở phía lạnh tấm cách nhiệt thì nguy cơ ngưng đọng ẩm trong cách nhiệt lại tăng lên nhiều lần.
Nâng cao hệ số trở ẩm cho các vật liệu tạo tấm cách nhiệt: Vật liệu tạo tấm cách nhiệt có thể được trộn thêm các loại nhựa kết dính hay bitum kết dính để tăng trở kháng khuếch tán ẩm. Lượng ẩm khuếch tán từ không khí hoặc bề mặt nóng của tấm cách nhiệt sẽ giảm nhanh chóng. Trong khi đó lượng ẩm khuếch tán từ vách tấm cách nhiệt vào phòng lạnh giảm với tỷ lệ nhỏ hơn. Kho lạnh yêu cầu lượng ẩm khuếch tán từ vách tấm cách nhiệt vào phòng lạnh lớn hơn hoặc bằng lượng ẩm khuếch tán từ môi trường nhiệt cao vào vách tấm cách nhiệt. Như vậy sẽ không còn ẩm ngưng tụ trong vách tấm cách nhiệt.
Tạo áp suất dương trong kho lạnh. Qua đó có thể tạo ra một dòng không khí đi qua vách tấm cách nhiệt ngược chiều với độ giảm áp suất hơi nước.
Tác động nhân tạo vào áp suất riêng phần hơi nước trên bề mặt lạnh của vách tấm cách nhiệt.
Do xuất hiện hiện tượng ngưng đọng ẩm trong vách tấm cách nhiệt của kho lạnh nên cần phải có lớp cách ẩm để tăng trở ẩm cho tấm cách nhiệt.
Xem thêm: Tìm hiểu thêm về hệ thống lạnh kho cấp đông
3. Sử dụng vật liệu cách ẩm trong kho lạnh
Từ lâu người ta đã sử dụng lớp cách ẩm với hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên lớp cách ẩm chỉ được bố trí ở phía mặt nóng. Nếu bố trí lớp cách ẩm ở phía lạnh nguy cơ ngưng đọng ẩm cách nhiệt lại tăng lên nhiều lần.
Chỉ nên bố trí lớp cách ẩm phía nóng vách cách nhiệt. Trong trường hợp phía lạnh không thấm ẩm (đường ống lạnh, bình chứa hạ áp, bình tách lỏng), phủ lớp cách ẩm tích tụ dần theo thời gian dài trong cách nhiệt đường ống và thiết bị.
4. Tăng hệ số trở kháng khuếch tán ẩm của vật liệu
Các vật liệu cách ẩm trong kho lạnh có thể được trộn đều với các loại nhựa kết dính hay bitum kết dính để tăng trở kháng khuếch tán ẩm. Lượng ẩm khuếch tán trong không khí được tăng trở kháng khuếch tán ẩm. Lượng ẩm khuếch tán từ không khí hoặc bề mặt nhiệt cao của cách nhiệt sẽ giảm xuống nhanh chóng trong khi đó lượng ẩm khuếch tán từ vách cách nhiệt vào kho lạnh giảm với tỉ lệ nhỏ hơn. Người ta đạt được yêu cầu lượng ẩm khuếch tán từ vách vào kho lạnh lớn hơn hoặc bằng lượng ẩm khuếch tán từ trong môi trường nóng vào vách. Như vậy, sẽ không còn ẩm ngưng tụ trong vách.
5. Sử dụng lớp vữa trát phía trong kho lạnh có độ khuếch tán ẩm lớn
Thực ra đây cũng là một bước tiếp theo cho kết luận: không được cách ẩm phía lạnh. Nhiều người đã sử dụng vữa xi măng để trát phía trong phòng lạnh. Lớp vữa này có tác dụng giống như một lớp cách ẩm. Thế nhưng để tránh ngưng đọng ẩm, lớp vữa trát phía trong cần phải để cho lượng ẩm dễ khuếch tán từ cơ cấu cách nhiệt vào phòng lạnh. Nếu sử dụng lớp vữa xi măng thấm ẩm, đường áp suất hơi sẽ cắt đường cong áp suất hơi bảo hòa. Nghĩa là có sự ngưng ẩm trong kết cấu cách nhiệt. Nhưng nếu dùng lớp vữa trát xốp, có độ khuếch tán ẩm cao thì đường áp suất hơi sẽ không xảy ra hiện tượng ngưng đọng ẩm trong vách cách nhiệt.
Vật liệu cách ẩm trong kho lạnh có rất nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên đã giúp bạn lựa chọn và sử dụng vật liệu cách ẩm đúng cách để đạt hiệu quả chống ẩm hiệu quả nhất có thể.
Có thể bạn quan tâm: Ba phương pháp xả băng dàn lạnh công nghiệp hiệu quả
Từ khóa » Hệ Số Kháng ẩm
-
Đặc Tính Vật Liệu Cách Nhiệt Lạnh - Quạt Công Nghiệp
-
Vật Liệu Cách Nhiệt Là Gì? Phân Loại Và Tính Chất
-
[PDF] QCVN 09:2013/BXD - A.1- Công Thức Xác định Nhiệt Trở Và Hệ Số ...
-
[PDF] CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG
-
SO SÁNH GỐC NBR, GỐC EPDM VÀ GỐC PE CỦA BẢO ÔN CÁCH ...
-
Giá Trị R (cách Nhiệt) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vật Liệu Cách Nhiệt Lạnh - Tấm PU
-
[PDF] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
-
Thông Số Kỹ Thuật Túi Khí Cách Nhiệt
-
[PDF] TCVN 9359:2012 - Vật Liệu Xây Dựng
-
Các Tính Chất Của Vật Liệu Cách Nhiệt - Phần 1
-
Vật Liệu Cách Nhiệt | Công Ty Phương Đông
-
Phương Pháp Chống Nhiễm ẩm Cho Tấm Cách Nhiệt Kho Lạnh