Vai Trò Và Giải Pháp Bảo Vệ Phát Triển Cây Xanh đô Thị - Bộ Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung vào 5 ý nghĩa và vai trò lớn của cây xanh đô thị và một số kiến nghị về chỉ tiêu tính toán cây xanh đô thị trong quy hoạch xây dựng đô thị và nâng cao nhận thức về sinh thái cây trồng đô thị
1. Ý nghĩa và vai trò của cây xanh đô thị
1.1 Vai trò cân bằng sinh thái đô thị
Cây xanh không chỉ là lá phổi của thành phố, bởi cây xanh đóng góp quan trọng trong quá trình trao đổi chất của môi trường sống đô thị mà còn có nhiều tác dụng trong tổng thể hệ sinh thái cảnh quan đô thị.
Hệ sinh thái cảnh quan là hệ thống những điểm cảnh quan có trạng thái đơn dạng hoặc đa dạng sinh học và phát triển, có tác dụng cải thiện môi trường sống, tăng thẩm mỹ trong không gian đô thị, tạo cảm xúc cho con người và đóng góp cho các phân hệ thứ cấp khác phát triển như với đối tượng sử dụng khác nhau trong đô thị, đặc biệt là khách du lịch.
Thực chất hệ sinh thái cảnh quan có thể hiểu bao gồm cả hệ cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Tuy nhiên đã là hệ sinh thái cảnh quan thì cảnh quan đó phải dựa chủ yếu vào yếu tố tự nhiên. Các yếu tố sinh cảnh có thể thuộc từng hệ sinh thái tự nhiên riêng biệt như, hệ sinh thái núi, hệ sinh thái ven biển, hệ sinh thái hải đảo, hệ sinh thái đại dương vv.. nhưng hầu hết hệ sinh thái cảnh quan có nhiều giá trị cảm xúc và có sự phối hợp cảnh, như cảnh sông, nước, cảnh núi cận biển vv như các nhà triết học phương Đông đã đúc kết về cảnh quan có nhiều cảm xúc khi có núi và nước “ Sơn - Thuỷ hữu tình”.
Sinh thái cảnh quan có thể đóng góp nhiều nhất cho nghiên cứu về mối quan hệ giữa mô hình đô thị và động lực hệ sinh thái. Nghiên cứu về hệ sinh thái cảnh quan là mục tiêu của con người muốn khám phá hệ sinh thái tự nhiênvà môi trường khí quyển để có thể chi phối điều tiết, tạo sựchuyển đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của con người đồng thời với qui luật phát triển của tự nhiên. Hệ sinh thái cảnh quan tự nhiên và nhân tạo trong đôthị là động lực sinh thái cho đô thị. Hệ sinh thái cảnh quan sẽ là yếu tố chính trong bộ khung thiên nhiên của đô thị.
Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị. Xây dựng bộ khung bảo vệ thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững và cân bằng sinh thái đô thị Định hướng phát triển đô thị toàn quốc đã nêu rất rõ về quan điểm “giữ gìn và bảo vệ bộ khung thiên nhiên bảo vệ sự phát triển bền vững, cân bằng môi trường sinh thái đô thị”. Do đó cần quy hoạch các khu vực duy trì trạng thái tự nhiên của cây xanh mặt nước vv.. liên kết thành một hệ thống có thể gọi là hệ khung thiên nhiên tạo động lực sinh thái đô thị, đặc biệt là hệ thống thảm thực vật trong đô thị .
1.2. Vai trò là nghệ thuật cảnh quan đô thị
Cây xanh cảnh quan đã trở nên quen thuộc như yếu tố tất nhiên của nó bởi vẻ đẹp tự nhiên của muôn loài cây và hoa. Cây xanh cảnh quan đã trở thành môn học khoa học được nghiên cứu qua nhiều thời kỳ. Nhiều sách vở đã tổng hợp giúp cho các kiến trúc sư, nhà quy hoạch và quản lý đô thị cũng như mỗi người dân sử dụng để trang trí vườn nhà, đường phố, hay công viên.
Cây xanh cảnh quan được phân thành nhiều loại theo nhu cầu sử dụng, hình khối màu sắc, theo tính chất vv..Cụ thể như:
Phân theo hình thái cây xanh
Phân theo nhu cầu sử dụng
Phân theo tính chất
Việc bố cục cây xanh tạo cảnh quan đô thị là một môn nghệ thuật và kỹ thuật cây trồng mà ngày nay với nhiều phương pháp cấy ghép, tạo dáng vv.. nhiều nghệ nhân đã tạo ra được rất nhiều tác phẩm nghệ thuật cây cảnh tuyệt mỹ “ nghệ thuật Bonsai”
1.3. Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng
Có nhiều truyền thuyết về các loài cây liên quan đến yêu tố duy tâm ví dụ như các cây gạoGossampinus malabarica M, cây si Ficus benjamina, cây sanh Ficus indica thường trồng nơi đầu làng gần các miếu, quán vv.. người xưa thường nói đây là nơi có những linh hồn ẩn náu hoặc coi cây như những linh hồn biết nhiều điều vì các loại cây này thường có tuổi đời lâu niên. Thậm chí hơn vòng đời con người nhiều lần được chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử nên người đời tin rằng những cây đó cũng đã chia sẻ nhiều buồn vui với xã hội con người.
Nhiều loài cây có những ý nghĩa tâm linh khác ví dụ như cây hoa Đại Plumeria acutifolia poir thường được trồng trong các nhà chùa, bởi sự trong trắng của hoa Đại, bởi hoa không có nhuỵ lưỡng tính như các nhà sư khi thoát khỏi đời trần không có quan hệ nam nữ vv..
Một số cây trồng hay cây cảnh cũng được bố cục theo ý nghĩa tâm linh hoặc phong thủy như cây trồng trong vườn nhà thường được nhiều người truyền khẩu theo cách " Chuối sau – Cau trước" tức cây trồng vườn trước nên trồng cau và vườn sau nhà trồng chuối như vậy sẽ có nhiều may mắn cho gia đình.
Một số tâm lý truyền thống như ngày Tết có cây quất trong nhà sẽ có nhiều may mắn vàng bạc nhiều như những trái quất trĩu nặng trên cây. Cây Đào, cây Mai vàng Ochna integerrima ngày Tết cũng tương tự ; Cây Phát lộc, cây Mai Tứ quý, cây Lộc Vừng Barringtonia acutangula gaertn vv.. cũng được nhiều người ưa trồng trước cửa nhà để giữ niềm tin có nhiều măn mắn tài lộc đến cho gia đình
1.4. Ý nghĩa nhân văn xã hội
Nhiều bài hát, bài thơ đã được tác giả dùng cây xanh để diễn đạt hình ảnh quê hương hay chính là nơi để truyền đạt những tâm tư tình cảm của chính mình, nhiều hình ảnh cây xanh đã trở thành biểu tượng của thành phố như :
"Hải Phòng thành phố Hoa Phượng đỏ "
"Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm có lẽ nào anh lại quên em"
"Hà Nội mùa thu cây Cơm nguội vàng cây Bàng lá đỏ nằm kề bên nhau những con đường nhỏ..."
"Cây Trúc xinh tang tình là cây Trúc mọc, cây Trúc mọc bên bờ ao…."
Một số thành phố có ý tưởng tìm tòi một số loài cây xanh tạo tính đặc trưng cho đô thị như Tp. Nha Trang dự kiến trồng nhiều đường phố cây Ô Môi có những chùm hoa màu Hoàng Yến như những chiếc đèn lồng xinh đẹp tạo cảnh quan và màu sắc rất đặc trưng vào mùa du lịch. Hay Tp. Vũng Tàu cũng đang trồng nhiều cây hoa Bàng Lang nước hoa tím Olagerstriemia speciosa tạo cho những ấn tượng của màu tím tình yêu và nỗi nhớ vv...
Do đó cây xanh cũng là một thành phần quan trọng góp phần tạo dựng bản sắc riêng cho các đô thị. Với sự phong phú về chủng loại cây của Việt Nam, các nhà thiết kế cần nghiên cứu để tạo được một hệ thống đô thị Việt Nam với các loài cây hoa quả đẹp như một bản nhạc hay một bức tranh đầy ấn tượng đặc biệt. Hiện chúng ta có trên 300 loài cây xanh thuần chủng ở Việt Nam cần được quy hoạch để ươm trồng thích hợp cho các đô thị
1.5. Giảm thiểu Stress cho người đô thị
Nhịp độ công nghiệp hoá, đô thị hoá càng tăng, công việc của mỗi người càng bận rộn và căng thẳng, phát sinh căn bệnh Stress. Cây xanh cảnh quan, hoa đẹp là những phương thuốc giúp cho con người thư giãn dễ chịu, giải toả những ức chế căng thẳng. Nhiều người khi bị những áp lực của công việc hoặc do một số nguyên nhân khác gây căng thẳng bức xúc thường rất cần tìm được những nơi nghỉ ngơi thư giãn với khu vực thiên nhiên cây xanh cảnh quan đẹp sẽ giúp họ phần nào giải toả dần sự mệt mỏi đó.
2. Một số giải pháp phát triển cây xanh đô thị
Tại các đô thị lớn và chùm đô thị, phải quy hoạch xây dựng các vành đai xanh bảo vệ thành phố, hệ thống cây xanh công viên công cộng, cây xanh chuyên dùng, quy định mật độ xây dựng hợp lý để khuyến khích phát triển cây xanh trong các khuôn viên; nâng tỷ lệ đất cây xanh đợt đầu lên 8 - 10 m2/người đối với đô thị lớn, 4 - 7 m2/người đối với đô thị trung bình và nhỏ; trong tương lai tỷ lệ đất cây xanh trên được tăng lên từ 1 - 2 lần.Riêng đối với các đô thị du lịch nghỉ mát tỷ lệ đất cây xanh trung bình là 30 - 40 m2/người.
Về đất cây xanh đô thị hiện chưa được xác định về chỉ tiêu áp dụng một cách thống nhất. Vì phạm vi đất ven biển rất hạn chế, do đó chỉ tiêu đối với các đô thị du lịch áp dụng 30 – 40 m2/người, nếu chỉ là cây xanh công viên thì sẽ không thực tế, cần được cụ thể hoá các loại đất trồng cây xanh và mặt nước nếu có. Xét về mặt sinh thái học, về cây xanh chỉ tính diện tích là chưa hợp lý mà cần phải có định hướng về chỉ tiêu khối tích cây trồng trong đô thị.
2.1. Một số đề xuất nghiên cứu về cây xanh sinh thái đô thịnhư sau
Chỉ số 1 về thảm thực vật đô thị: Trong số các chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái đô thị, cần xem xét tính toán chỉ tiêu cây xanh sinh thái đô thị, để có giải pháp cải thiện sinh thái đô thị. Trong đó, chỉ số tính toán về sinh khối cây xanh đô thị cần được nghiên cứu và đề xuất những chỉ tiêu hợp lý.
Một số chỉ tiêu trong trường hợp có nhu cầu điều chỉnh để đảm bảo các điều kiện cân bằng sinh thái, ví dụ chỉ tiêu áp dụng cây xanh sinh thái đô thị i là Qdbi
- Đối với đô thị bình thường trung bình qti m2/người tính cho dân số đô thị
- Đối với đô thị du lịchcần tăng thêm di m2/ng người quy đổi
- Đối với đô thị du lịch ven biển có thể giảm bi m2/ng
Hệ số điều chỉnh cho đô thị du lịch vùng nắng nóng là f
Do đó chỉ tiêu cây xanh sinh thái cho đô thị đó là:
Tổng :Qdbi = qti + di – bi x f
Chỉ số 2 về cây xanh sinh thái đô thị
Đối với các đồ án quy hoạch đô thị hiện nay, việc xác định chỉ tiêu cây xanh đô thị thường chỉ được tính theo diện tích cây xanh công viên công cộng Qui chuẩn XD năm 1996. Thực tế, nếu tính chi tiết và đầy đủ về chỉ tiêu cây xanh sinh thái đô thị cần phải tính tổng thể độ phủ của thảm thực vậtvà khối tích cây xanh đô thị với tư cách là một thành phần sinh khối quan trọng và phân ra tính chất các nhóm loại cây có tác dụng tích cực và tiêu cực vv.. Sự quang hợp và trao đổi chất chủ yếu từ sinh khối lá cây do đó việc tính toán có thể tập trung chủ yếu vào sinh khối từ lá cây.
Về khối tích cây xanh sinh khối từ lá cây trong đô thị có thể tính toán theo cách sau:
- Đối với thảm cỏ x1: Diện tích thảm cỏ nhân với độ xốp cao của cỏ.
- Đối với các vườn hoa công viên kể cả cây bóng mát trong đường phố, cây vườn nhà vv.. được tính theo x2: Diện tích độ rộng cây phủ nhân với độ cao trung bình của khối lá.
Như vậy khối tích cây xanh X đơn vị là m3 được tính là:
X = S x1+x2+....+xn
Về chỉ tiêu trung bình có thể phân tích 2 chỉ số:
Một là: Xi/Pi trong đó Xi là tổng số khối tích cây xanh thời điểm i chia cho tổng dân số trong đô thị theo chỉ số tổng thuần. Chỉ tiêu tính theo đơn vị là m3 /ng.
Hai là: Xi/Pi’ trong đó là tổng số khối tích cây xanh thời điểm i chia cho tổng số người trong đô thị trong đó khách du lịch đã được quy đổi ra dân số đô thị do khách du lịch có nhu cầu cao hơn nên cần áp dụng hệ số quy đổi. Chỉ tiêu tính theo đơn vị là m3 /ng.
2.2. Lựa chọn giống cây trồng
Cách lựa chọn giống cây trồng thường phụ thuộc nhiều yếu tố như sau:
- Tính chất sử dụng
- Quan điểm và ý thích của chủ đầu tư
- Nhận thức của người sử dụng và người thiết kế
- Khả năng cung ứng
- Khả năng tài chính
- Yếu tố tâm linh nếu có.
Hiện nay chúng ta chưa có hướng dẫn đầy đủ về thiết kế cây xanh đô thị đầy đủ nên ở nhiều đô thị không có thiết kế cây xanh đô thị, cây trồng trên đường phố của nhiều đô thị tự học hỏi lẫn nhau và dựa theo một số yếu tố nêu trên nên chúng ta thấy rất nhiều đô thị ở miền Trung lấy cây Hoa Sữa trồng khắp các đường phố, có nơi trồng dầy đặc gây ô nhiễm không khí bởi sự thiếu nhận thức về sinh thái cây trồng.
Đặc điểm của mỗi cây có những tích cực như có dáng cây đẹp, hoa thơm nhưng có và những mặt hạn chế như hương hoa mạnh có thể gây dị ứng hoặc bông, của quả hoa có thể rụng bay khắp đường phố gây đau mắt ù tai trẻ em vv... Ở Hà Nội từ thời Pháp thuộc cây Hoa Sữa đã được chọn để trồng ở một số điểm trên đường phố tạo dáng đẹp và hương thơm, tuy nhiên cách trồng Hoa Sữa phải xen với cây Sấu là hai loại cây có sự tương tác về sinh thái cây trồng, nó hỗ trợ và triệt tiêu những ảnh hưởng xấu cho môi trường. Tỷ lệ và khoảng cách cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng. Do đó để có một hệ thống cây trồng hợp lý cho đôthị cần có các nghiên cứu và hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật và mỹ thuật về trồng cây xanh cho đô thị, và đặc biệt phải tăng thêm nhận thức về sinh thái cây trồng.
2.3. Một số lưu ý khi trồng cây xanh đô thị
- Sinh thái cây trồng theo mùa theo tính chất và chủng loại
- Môi trường thích nghi
- Sự phối kết hợp của các loài cây
- Mật độ cây trồng tạo môi trường và cảnh quan hợp lý.
Nước ta có hình thể trải dài theo nhiều vĩ độ khác nhau. Do đó, với nhiều điều kiện địa hình, địa lý khác nhau nên việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện địa lý của các vùng để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của các loài cây. Việc phát triển thêm nhiều loài cây xanh từ nhiều nơi thậm chí từ nước ngoài để tạo sự phong phú thêm cây xanh đô thị là cần thiết, tuy nhiên không nên sử dụng việc nhập các loài cây nhập từ các vùng khí hậu khác về trồng ngay vào các đường phố công viên của đô thị mình mà cần phải đưa các loài cây đó về khu vực vườn ươm để “ thuần hoá” tức cần có quá trình thích nghi nếu không chúng sẽ dễ chết, hoặc sinh sâu bệnh cho bản thân chúng và cho cả các cây hiện có của đô thị.
Trong quy hoạch trồng cây cần xác định rõ từng nhóm cây trồng theo ý tưởng cho từng khu vực trồng khác nhau như cây xanh đường phố, dải phân cách, vườn hoa, công viên, vườn nhà vv... mỗi nơi đều có những lý thuyết bố cục và sinh thái cây trồng khác nhau. Hiện nay, nhiều đô thị đang trồng cây rất sai nguyên lý cơ bản, ví dụ như cây xanh đường phố không nên trồng cây có quả rụng ướt gây ruồi muỗi ô nhiễm môi trường; các vườn hoa công viên nơi công cộng không được trồng những cây có chất độc như cây hoa Trúc anh đào là cây dễ gây chết người bởi chất độc từ mủ cây nếu trẻ em vặt cành bứt lá đưa lên mồm, không trồng quá dày đặc các loại cây hoa có mùi hương mạnh cùng một chỗ độ đậm đặc của phấn hoa dễ gây dị ứng cho con người vv..
Sự phối kết các loài cây liên quan đến sinh thái cây trồng cũng rất quan trọng như đã nêu về sự kết hợp trồng cây hoa Sữa và cây Sấu,vv..
Ngoài ra để có những bố cục đẹp, đã có rất nhiều sách vở hướng dẫn về tạo cảnh quan đô thị, tuy nhiên cũng có thể lưu ý trong cách bố cục cây đường phố có một số loài cây hoa đẹp có thể gây ấn tượng mạnh khi đứng một mình giữa nhiều cây xanh khác như cây hoa Vàng Anh Sacara indica Lin; Hoa Phượng vĩ Delonic regia Gaf, vv.. nhưng có một số loài cây nếu trồng thành một dãy 5- 7 cây sẽ gây ấn tượng tốt như hàng Tếch Tectona gradis Lin ở đường Trần Nhân Tông- Hà Nội vv..
Như vậy, việc bố cục cây nên có sự phân tích từ những chủng loại cây thuộc từng nhóm, ví dụ cây bóng mát xanh quanh năm, cây có hoa thơm, cây có hoa đẹp, cây có quả, cây lá kim cây lá bản vv.. cây cảnh tầm cao, cây cảnh đẹp tầm thấp vv..cây ưa nắng, cây ưa ẩm, cây ưa khô, và cây ưa bóng mát ...
Tóm lại, cây xanh đô thị là một thành phần rất quan trọng trong đô thị, có rất nhiều ý nghĩa đối với đời sống hàng ngày của con người do đó cần được coi trọng một cách thích đáng. Cây xanh đồng thời cũng là một đề tài nghiên cứu rất phong phú liên quan đến lĩnh vực sinh học, kỹ thuật nuôi trồng, nghệ thuật kiến trúc vv.. do đó không thể tuỳ tiện trong việc trồng cây đô thị như nhiều thành phố hiện nay. Nguồn: Hội thảo "Công viên cây xanh trong quy hoạch và phát triển đô thị" tháng 3/2007.
Từ khóa » Cây Xanh đô Thị Có ý Nghĩa Gì
-
Một Số Quan điểm Về Quản Lý Cây Xanh đô Thị
-
Lợi ích Của Việc Trồng Cây Xanh đô Thị - Tin Tức Sự Kiện
-
Cây Xanh đô Thị
-
Quản Lý Cây Xanh đô Thị Là Gì Và Các Nguyên Tắc ... - Luật Hoàng Anh
-
Cây Xanh đô Thị (Urban Green Space) Là Gì? Các Loại ... - VietnamBiz
-
Cây Xanh đô Thị - Viện Quy Hoạch Xây Dựng Hà Nội
-
Vai Trò Của Cây Xanh đối Với Các Dự án Nhà ở đô Thị
-
Mảng Xanh đô Thị Và Sức Khỏe Cộng đồng
-
Cây Xanh đô Thị Loại Nào được Trồng Phổ Biến Nhất Hiện Nay?
-
Các Loại Cây Xanh đô Thị - Hata Landscape
-
Tầm Quan Trọng , ý Nghĩa Của Việc Trồng Cây Xanh - Ban Dân Tộc
-
Cây Xanh, Mặt Nước Và Tinh Thần Của đô Thị
-
Cây Xanh Trong đô Thị Từ Truyền Thống Sang Hiện đại - PLO
-
Cây Xanh Là Bản Sắc Và Cảnh Quan đô Thị