Vai Trò Xét Nghiệm HLA Đánh Giá Đào Thải Sau Ghép Thận
Có thể bạn quan tâm
1. Vai Trò Chính Của HLA Trong Cơ Thể
- Hệ thống miễn dịch sử dụng các kháng nguyên HLA để phân biệt các tế bào bình thường của cơ thể với các tế bào không phải của cơ thể (vi khuẩn, tế bào từ mô ghép, tế bào bị nhiễm virus hoặc tế bào ung thư)
1.1 Trong bệnh truyền nhiễm
- Khi một mầm bệnh ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, các tế bào trình diện kháng nguyên (APCs) sẽ “nuốt” các mầm bệnh đó (quá trình gọi là thực bào). Kháng nguyên lạ từ mầm bệnh được phân giải thành các mảnh nhỏ (peptide) và được gắn vào các phân tử kháng nguyên HLA lớp II. Sau đó, các tế bào APC trình diện kháng nguyên lạ với các tế bào Th CD4+, từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch để loại bỏ mầm bệnh.
- Thông qua một quy trình tương tự, các protein (cả tự thân và ngoại lai, chẳng hạn như protein của virus) được tạo ra từ bên trong các tế bào được trình diện trên HLAs lớp I trên bề mặt tế bào. Các tế bào bị nhiễm bệnh có thể được nhận ra và phá hủy bởi các tế bào T CD8+.
1.2 Trong bệnh tự miễn
- Các gen HLA được di truyền, và một số trong số chúng có liên quan đến rối loạn tự miễn dịch và các bệnh khác. Những người có một số kháng nguyên HLA có nhiều khả năng phát triển một số bệnh tự miễn, như bệnh tiểu đường typ I, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp,[5] bệnh coeliac (không dung nạp gluten), bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhược cơ, bệnh cơ chứng ngủ rũ,[6] bệnh đa xơ cứng, bệnh kháng màng đáy cầu thận…
- Định typ HLA có thể cải thiện và tăng tốc trong chẩn đoán bệnh coeliac và bệnh tiểu đường typ 1. Xét nghiệm định typ HLA trong tự miễn đang ngày càng được sử dụng như một công cụ chẩn đoán bệnh. Trong bệnh coeliac, đây là phương tiện hiệu quả duy nhất để phân biệt giữa những người thân trực hệ có nguy cơ mắc bệnh với những người không có nguy cơ mắc bệnh, trước khi xuất hiện các triệu chứng.
1.3 Trong ung thư
- Các gen HLA có thể bắt đầu khởi phát ung thư hoặc ảnh hưởng đến đáp ứng với hóa trị liệu, đặc biệt là trong các bệnh ung thư liên quan đến virus. Các ví dụ là virus HTLV1 với bệnh ung thư bạch cầu mãn tính dòng tế bào T (HLA-B61/-A26); virus viêm gan B – ung thư gan (HLA-DRB1*0701/-DQB1*02); virus EBV – u lympho Burkitt’s (HLA-DR7), ung thư vòm họng (HLA-B58/B46)và u lympho Hodgkin (HLA-DPB1*0301); virus HPV-16 và ung thư cổ tử cung (HLA-DRB1). Virus gây ung thư kích hoạt các gen cho phép các tế bào ung thư thoát khỏi sự giám sát miễn dịch và tăng sinh mà không kiểm soát. Các cơ chế thoát miễn dịch có thể bao gồm thay đổi cấu trúc và chức năng của HLA, mất biểu hiện kháng nguyên khối u và sản xuất các cytokine ức chế miễn dịch.
- Bệnh nhân ung thư đáp ứng tốt như thế nào với liệu pháp miễn dịch cũng phụ thuộc vào typ HLA của họ, vì bệnh nhân có một số phân tử HLA loại I có xu hướng có kết quả tốt hơn. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã quan sát phản ứng của 369 bệnh nhân ung thư da với hóa trị. Bệnh nhân có typ HLA-B44 sống lâu hơn so với những người có HLA-B62.
2. Vai Trò Của Xét Nghiệm HLA Trong Đào Thải Sau Ghép Thận
- Việc cấy ghép có khả năng mang lại cuộc sống tích cực hơn và sống lâu hơn, không bị hạn chế bởi việc phải đi lọc máu định kỳ cũng như chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, thận mới sẽ cần phải được chăm sóc suốt đời và tái khám định kỳ, uống thuốc chống thải ghép thường xuyên, đúng liều, đúng thời điểm theo chỉ định của bác sĩ để chống thải ghép, đây là biến chứng thường gặp và quan trọng nhất sau ghép thận.
- Hiện nay, nhu cầu cần chuyển – ghép tạng do mắc bệnh, tai nạn… là rất lớn.
- Để thực hiện việc ghép tạng thành công, cần rất nhiều xét nghiệm trước và sau khi ghép cùng sự theo dõi của bác sĩ.
- Để lựa chọn người ghép phù hợp nhất, tùy vào mức độ phức tạp của cơ quan ghép sẽ có nhiều mức đánh giá khác nhau. Đối với ghép thận hoặc các cơ quan tương đương, có 2 tiêu chí quan trọng cần đạt là: Cùng nhóm máu và Cùng phân nhóm HLA.
2.1 Trong thải ghép
- Ở người nhận, sự tồn tại kháng thể kháng HLA đặc hiệu với kháng nguyên HLA của người cho có thể dẫn tới hiện tượng thải ghép. Do đó, các bệnh nhân dự tính ghép nên làm xét nghiệm sàng lọc kháng thể kháng HLA để xác định trạng thái tiền mẫn cảm để tránh thải loại sau khi ghép.
- Thành công của ghép thận phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là đáp ứng miễn dịch của người nhận với kháng nguyên hòa hợp mô – có ở người cho nhưng không có ở người nhận. Mục đích của việc lựa chọn là nhận ra các yếu tố không thích hợp miễn dịch dẫn đến thải ghép. Một số yếu tố ngày nay đã được nhận diện một cách hoàn hảo. Các kháng nguyên hòa hợp mô – được xác định về gen trên bề mặt các phân tử và khác nhau từng cá thể.
- Hệ thống HLA là một trong những hệ thống di truyền đa hình thái nhất nằm ở cánh tay ngắn của nhiễm sắc thể số 6. Vùng HLA bao gồm 3 loại gen. Các gen mã hoá cho các kháng nguyên xác định về mặt huyết thanh của lớp I: HLA-A, B và C. Các gen mã hoá cho các kháng nguyên xác định bởi các đặc tính các lympho bào lớp II. HLA-DR. Cuối cùng nhóm gen mã hoá yếu tố C2, C3 và yếu tố B của hệ thống bổ thể. Hiển nhiên, các gen mã hoá khác cho các kháng nguyên quan trọng trong ghép chưa được nhận diện.
- Hiệu quả của nhóm HLA-A,B rất quan trọng trong ghép mà người cho còn sống cùng huyết thống. Vai trò của hệ thống HLA-A,B còn ít rõ ràng trong ghép từ thận của tử thi so với vai trò của HLA-DR. Sự không hòa hợp trong hệ thống ABO là một chống chỉ định tuyệt đối trong ghép. Trái lại vai trò của kháng nguyên Rh không lớn trong ghép thận.
2.2 Tại sao lại có hiện tượng ghép thận bị đào thải
- Cơ chế: Thải ghép giống như cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chia ra làm 2 cơ chế là:
- Thải ghép dịch thể: Do kháng thể kháng mô hiện diện sẵn trong cơ thể người nhận, sau một lần tiếp xúc với kháng nguyên (sau mang thai, sau ghép một lần, sau truyền máu…).
- Thải ghép tế bào: Phản ứng miễn dịch với mô ghép xảy ra khi có sự bất tương hợp giữa 2 hệ thống kháng nguyên bạch cầu người (HLA) trong phức hợp tương hợp mô chủ yếu (MHC) của người cho và người nhận. Tác động giữa các điểm nối tiếp và polypeptide của lympho T giúp đỡ làm khởi động đáp ứng miễn dịch. Trong lâm sàng ghép tạng, kháng nguyên loại A, B và DR quan trọng nhất. Các HLA này có giá trị quyết định trong chọn người cho và người nhận trong ghép tạng, vì có liên quan đến tỉ lệ thành công của phẫu thuật ghép. HLA loại II giữ vai trò trung tâm trong công việc khởi đầu phản ứng với mô ghép. Sự hiện diện của các kháng nguyên này kích hoạt lympho T giúp đỡ (CD4 +), sự kích hoạt này khởi đầu cho chuỗi phản ứng thải ghép.
- Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta bảo vệ cơ thể khỏi bị các vật chất lạ tấn công. Các kháng thể được tạo ra bởi các tế bào bạch cầu chuyên biệt trong cơ thể của chúng ta. Sự kết hợp giữa tác động của kháng thể và các tế bào khác trong hệ miễn dịch chống lại loại mô của người hiến tặng được gọi là ‘sự đào thải’. Đây là cách hệ miễn dịch cố gắng phá hủy thận mới được cấy ghép.
- Đào thải cấp tính có xu hướng xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng đầu tiên sau ca cấy ghép. Đào thải mãn tính thường bắt đầu một năm hoặc nhiều năm sau ca cấy ghép và có thể diễn ra rất chậm và đòi hỏi tiến trình điều trị khó khăn hơn. Hầu hết tình trạng đào thải mãn tính đều có phương pháp điều trị và hầu như đều thành công.
3. Để Giảm Thiểu Đào Thải Sau Khi Ghép Thận Nói Riêng Và Ghép Tạng Nói Riêng Người Ghép Tạng Và Người Cho Cần Thực Hiện 2 Loại Xét Nghiệm Sau:
3.1 Xét nghiệm nhóm máu ABO
- Tốt nhất người cho và người nhận phải có cùng hệ nhóm máu ABO
3.2 Phân nhóm HLA
- HLA là một loại kháng nguyên có trên nhiều loại tế bào người. Sự không hòa hợp kháng nguyên HLA giữa người cho và người nhận ghép là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất kích thích gây phản ứng thải ghép trong ghép thận nói riêng, ghép tạng nói chung. Vì vậy, cần lựa chọn cặp người nhận – người cho thận sao cho có sự hòa hợp tốt nhất các kháng nguyên HLA. Để làm được việc đó, trước hết cần tiến hành xác định kháng nguyên HLA của người nhận và của người cho (phân nhóm HLA).
- Có nhiều loại kháng nguyên HLA khác nhau. Các kháng nguyên HLA cần xác định khi ghép thận gồm HLA-DR, HLA-A và HLA-B.
- Mức độ phù hợp (hay sự giống nhau) về kháng nguyên HLA giữa người cho và người nhận càng cao, càng giảm bớt cường độ phản ứng thải ghép sau ghép thận, góp phần giúp thận ghép hoạt động tốt hơn…
4. Các Loại Đào Thải Sau Ghép Thận
- Nhiều hình thức thải ghép cấp khác nhau có thể xảy ra sau ghép thận, đặc biệt trong 3 tháng đầu sau ghép. Miễn dịch tế bào trong 1 thời gian dài được xem là cơ chế chính gây thải ghép mà hậu quả là các chiến lược ức chế miễn dịch tập trung chủ yếu chống lại tế bào lympho T. Gần đây, miễn dịch thể dịch hay miễn dịch qua trung gian tế bào được chứng minh là nguyên nhân gây ra 1 số thải ghép cấp sớm và nặng, mặc dù phản ứng chéo âm tính trước ghép.
4.1 Thải ghép tối cấp (tên tiếng Anh là hyperacure rejection)
- Hiện diện kháng thể độc tế bào với nồng độ cao trong huyết thanh của người nhận, chống lại các kháng nguyên của người cho (quan trọng nhất là các kháng nguyên HLA) thường biểu hiện trên tế bào nội mô mạch máu thận ghép.
- Thải ghép tối cấp về bản chất là thải ghép thể dịch nặng và tức thì, xảy ra do hiện diện: Kháng thể kháng HLA ở người nhận, xuất hiện sau những lần truyền máu, có thai, hoặc ghép tạng trước đó.
- Kháng thể kháng ABO khi ghép bất tương hợp nhóm máu.
- Kháng thể kháng các kháng nguyên không phải HLA, chẳng hạn MICA hay các kháng nguyên khác, hiện diện trên tế bào nội mô.
4.2 Thải ghép cấp thể dịch
- Lâm sàng của thải ghép cấp thể dịch thường là tình trạng rối loạn chức năng thận nặng, gặp trong 2 tình huống: (i) thận ghép trì hoãn phục hồi chức năng có sự hiện diện kháng thể lưu hành đặc hiệu chống lại người cho ở thời điểm ghép (dù hiệu giá kháng thể thấp), và (ii) thải ghép cấp sớm và nặng (hay thải ghép cấp gia tốc). Tuy nhiên, các đợt thải ghép cấp thể dịch có thể xảy ra ở các tình huống lâm sàng khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, đôi khi muộn sau ghép, do không tuân thủ điều trị ức chế miễn dịch, trong quá trình giảm liều thuốc ức chế miễn dịch, hoặc khi điều trị với interferonα ở bệnh nhiễm virus viêm gan C. Vì thế, cần nghĩ tới thải ghép cấp thể dịch trong những trường hợp rối loạn chức năng thận ghép cấp ở bất kỳ thời điểm nào sau ghép, đặc biệt khi rối loạn chức năng thận ghép nặng.
4.3 Thải ghép cấp tế bào (tên tiếng Anh là acute T-cell mediated rejection)
- Đây là hình thức thải ghép thường gặp nhất, thường xảy ra giữa ngày thứ 10 và tháng thứ 3 sau ghép.
- Triệu chứng mệt mỏi toàn thân, sốt, đau thận ghép (do phản ứng viêm của phúc mạc quanh thận ghép), tăng huyết áp, có hoặc không thiểu niệu. Ở giai đoạn sớm sau ghép, có thể biểu hiện ngưng trệ trị số Creatinin huyết thanh ở mức tương đối cao, dù trước đó chức năng thận đang cải thiện.
5. Một Số Lưu Ý Cho Người Bệnh Sau Ghép Thận Để Tránh Đào Thải Sau Ghép Thận
- Thải ghép là phản ứng bình thường của cơ thể người bệnh sau khi ghép thận, do đó người bệnh cần uống thuốc chống thải ghép đều đặn theo đơn của bác sĩ theo dõi sau ghép, không bao giờ được ngừng hoặc quên uống thuốc. Có một số mẹo để bạn không bao giờ quên uống thuốc:
- Phải luôn nhớ uống thuốc là một phần của hoạt động thường nhật của bạn.
- Sử dụng đồng hồ điện tử và đặt chuông báo giờ uống thuốc. Người bệnh phải nắm rõ tên thuốc, giờ uống, tác dụng của từng loại thuốc.
- Hỏi kỹ và xem lại hướng dẫn khi có bất kỳ một thay đổi liều thuốc nào.
- Báo lại bác sĩ theo dõi sau ghép nồng độ thuốc khi đi khám, xét nghiệm.
- Khi bạn được bác sĩ kê đơn điều trị bất kỳ một bệnh nào khác thì bạn đều phải hỏi ý kiến bác sĩ theo dõi sau ghép để chắc chắn thuốc đó không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống thải ghép.
- Tiếp tục uống thuốc chống thải ghép kể cả khi người bệnh cảm thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Ngừng thuốc là nguyên nhân gây thải ghép.
- Tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép: Tăng cân, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhiễm trùng, và tăng nguy cơ bị ung thư. Người bệnh nên báo lại với bác sĩ khi có bất kỳ thay đổi gì trong cơ thể.
6. Ngoài Việc Sử Dụng Xét Nghiệm HLA Trong Ghép Tạng Thì Hla Có Vai Trò Quan Trọng Trong Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh.
- Một số bệnh nhất định được chứng minh là có sự liên quan mật thiết với một hoặc vài typ HLA. Chẳng hạn, bệnh viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis) có liên quan với HLA-B27: những người có HLA-B27 sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn so với những người không có HLA-B27. Xét nghiệm xác định HLA-B27 có thể giúp bác sĩ lâm sàng chẩn đoán phân biệt bệnh viêm cột sống dính khớp với một số bệnh khác của cột sống. Ngoài ra, trong những trường hợp nhất định, xét nghiệm HLA có thể được sử dụng để xác định có hay không mối quan hệ huyết thống giữa cha và con.
7. THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM HLA Ở ĐÂU UY TÍN, CHI PHÍ XÉT NGHIỆM BAO NHIÊU TIỀN
– Xét nghiệm HLA chỉ cần sử dụng 2-4ml máu tĩnh mạch bệnh nhân thời gian có kết quả chỉ sau 2-3 ngày làm việc. Hiện tại ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều đơn vị thực hiện xét nghiệm như bệnh viện truyền máu huyết học, chi nhánh Genlab TP. Hồ Chí Minh và trung tâm DNA TESTINGS. Với đội ngũ khoa học nhiều năm kinh nghiệm trung tâm DNA TESTINGS tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm adn và phân tích di truyền. Khách hàng hoàn toàn an tâm khi thực hiện xét nghiệm tại trung tâm.
– Phí xét nghiệm HLA tại DNA TESTINGS
VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM BỆNH LÝ DI TRUYỀN DNA TESTINGS
1. DNA TESTINGS là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phân tích di truyền tại Việt nam
2. Hàng năm chúng tôi đã thực hiện hàng nghìn ca xét nghiệm.
3. Trung tâm có phòng lab với qui mô lớn thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến nhất hiện nay Giải trình tự gen thế hệ mới (NGS), Realtime PCR… Theo tiêu chuẩn quốc tế.
4. Các bạn có nhu cầu thu mẫu miễn phí tại nhà vui lòng liên hệ hotline: 0902 313 800 để đặt lịch hẹn.
Giá xét nghiệm bệnh lý di truyền
Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền
Từ khóa » Chỉ Số Hla Là Gì
-
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm HLA Trong Hệ Miễn Dịch
-
Xác định Kiểu Gene HLA Và Kháng Thể Kháng HLA Trong Ghép Tạng
-
Xét Nghiệm định Danh HLA: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Xét Nghiệm Xác định HLA Là Gì? - Hello Bacsi
-
Kháng Nguyên Bạch Cầu Người (HLA) Hệ Thống - Miễn Dịch Học
-
Xét Nghiệm HLA Tại Genlab
-
Xét Nghiệm Xác định HLA ở Đà Nẵng - Phòng Khám Medic
-
KHÁNG NGUYÊN BẠCH CẨU (HỆ HLA) - Health Việt Nam
-
Ngoài Xét Nghiệm HLA, Cần Làm Xét Nghiệm Miễn Dịch Nào Khác ...
-
XÉT NGHIỆM HLA-B27 - Bệnh Viện Truyền Máu – Huyết Học
-
Hệ Thống Kháng Nguyên Bạch Cầu Người (hla: Human Leucocyte ...
-
HLA Là Gì - NOVAGEN
-
KHÁNG THỂ KHÁNG HLA - Bệnh Viện Truyền Máu – Huyết Học
-
Xét Nghiệm HLA - Vincibio