Vải Voan (Voile) Là Gì? Phân Loại, ưu Nhược điểm Và ứng Dụng Vải ...

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Top các kiểu mẫu quần công sở nữ đẹp nhất được chị em ưa chuộng
  • Top các kiểu mẫu quần tây nữ đẹp nhất được chị em ưa chuộng năm nay
  • Top các kiểu mẫu áo sơ mi nữ đẹp được chị em ưa chuộng nhất
  • Top những kiểu mẫu đầm đẹp và sang trọng được chị em ưa chuộng nhất
  • Top kiểu mẫu váy đẹp, sang trọng và không bao giờ lỗi mốt cho chị em
  • Top những thương hiệu cà vạt đáng mua nhất thế giới hiện nay

Từ xưa tới nay, vải voan (voile) chưa bao giờ mất đi sức quyến rũ đối với các tín đồ thời trang. Một chất liệu vô cùng bay bổng khiến người ta chìm đắm vào trong đó. Càng ngày, vải voan dùng để may trang phục càng phổ biến và đa dạng hơn. Rất nhiều người dùng yêu thích voan nhưng lại không biết cách chọn vải voan như thế nào? Vì vậy nên bài viết hôm nay sẽ mang đến tất tần tật những thông tin hữu ích về vải voan (voile) – chất liệu bay bổng và nên thơ nhất.

Vải voan (Voile) là gì?

Vải voan (voile) thực chất là 1 loại vải có nguồn gốc từ sợi nhân tạo, mang lại độ mềm mại, nhẹ nhàng và cảm giác bay bổng, thoải mái cho người mặc. Voan (voile) có độ mỏng, nhẹ nhất định, là một chất liệu lý tưởng cho những ai thích chất vải và dòng thời trang thanh lịch, nữ tính.

Hình ảnh Vải voan (Voile)

Nguồn gốc vải voan (Voile)

Vải voan (voile) có nguồn gốc từ chữ “veli” trong tiếng Pháp. Ban đầu, vải voan được dệt hoàn toàn bằng tay từ sợi cotton và được sử dụng để may rèm cửa. Sau đó vải voan được sử dụng để may thành những chiếc khăn trùm đầu cho cô dâu trong ngày trọng đại. Các nhà thiết kế có thể sử dụng voan lụa, voan ren hoặc voan cotton đều có thể mang đến hiệu quả ưng ý.

Sau đó, vải voan (voile) được sử dụng rộng rãi hơn trong ngành thời trang may mặc. Voan có thể trở thành nguyên liệu chính để tạo nên những chiếc váy, chiếc áo hay bộ đầm xoa hoa cho các quý cô thượng lưu, lớp vải voan mỏng được may bên trong hoặc may phủ bên ngoài để tạo nên sự bồng bềnh và sang trọng.

Hiện nay, vải voan (voile) được ứng dụng thường xuyên không chỉ dành riêng cho giới thượng lưu mà còn được sử dụng trong các trang phục hàng ngày cho phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi hay địa vị nào.

Không chỉ dừng lại ở voan (voile) đơn sắc, ngày nay vải voan được biến tấu thành vải voan in hoa, vải voan bóng, dập họa tiết hoặc kết hợp với các chất liệu ren, lụa khác tùy theo ý đồ của nhà sản xuất.

Phân loại vải voan (Voile)

Tùy theo mục đích sản xuất, vải voan (voile) có thể được pha trộn với các loại sợi khác nhau để tối ưu tính năng sản phẩm. Các loại vải voan phổ biến trên thị trường bao gồm voan lụa, voan cotton, voan kính, voan lưới, voan tơ, voan nhung, voan thun, voan cát, voan xốp, ...

Dòng vải voan (voile) kết hợp với họa tiết thêu rất chiếm được trái tim của rất nhiều cô gái. Nó có thể được sử dụng để làm trang phục hoặc sản xuất rèm cửa. Đây được coi là loại vải yêu thích nhất của giới quý tộc châu Âu.

Hình ảnh chiếc áo sơ mi vải Voan (Voile)

Quy trình sản xuất vải voan (Voile)

Vải voan (voile) được tạo ra bằng cách dệt các sợi ngang và sợi dọc với trọng lượng tương tự tạo nên một loại vải với dạng lưới, và lưới giống như hiệu ứng rất mềm mỏng, mịn màng. Các sợi vải được xoắn nhẹ giúp vải dịch chuyển theo các hướng khác nhau.

Sau khi dệt thành tấm vải, người thợ dệt cần phải đặt trên một bề mặt trơn để các đường khâu có thể thực hiện hoàn hảo. Mảnh vải được kẹp giữa hai tấm giấy và được giữ lại với nhau để việc cắt vải được diễn ra suôn sẻ. Sau đó tấm vải được tách cẩn trọng khỏi tấm giấy.

Đặc điểm của vải voan (Voile)

Chất liệu voan (voile) hiện đại có rất nhiều loại do kết cấu, kiểu dáng, độ dày mỏng mà hình thành các loại khác nhau như: vải voan lụa, voan kính, vải voan lưới, voan lụa, voan hoa, voan cát, voan hoa nhí, voan xốp, voan chiffon, voan hoa, voan tơ, voan nhung, voan thun, … Tuy vậy, chúng vẫn có chung một số đặc điểm vì cùng hình thành từ chất liệu voan.

Chất liệu voan có độ đổ cao. Nhờ vào độ đổ của chất liệu mà trang phục voan luôn giữ nếp rũ xuống và không bị nhăn.

Phù hợp để may các trang phục dáng suông, không ôm sát vào cơ thể người.

Voan (voile) có độ mỏng nhất định và độn mềm rũ tự nhiên. Điều này tăng thêm sự quyến rũ, mềm mại cho người mặc.

Ưu điểm của trang phục vải voan (Voile)

Không bị nhàu nhĩ: Với những loại vải khác, bạn luôn sợ chúng bị nhàu khi ngồi lên hay gấp nếp quá nhiều lần, mỗi khi dùng phải là lại. Voan sinh ra là để khắc phục nhược điểm này. Trang phục làm bằng vải voan sẽ không bị nhăn hay nhàu nên có thể tiết kiệm được nhiều thời gian là ủi quần áo.

Làm mát trong mùa hè: Với sự mỏng manh của mình, voan luôn có một độ thoáng và mát nhất định. Vì thế nó rất thích hợp và được ưa chuộng sử dụng trong mùa hè để may trang phục cho các chị em.

Đa dạng kiểu dáng, màu sắc: Có thể nói, vải voan (voile) là chất liệu vải có thể biến hóa đa dạng nhất trong các loại vải. Nó không bị ràng buộc tính chất bơi 1 kiểu dáng mà có thể sử dụng để thiết kế rất nhiều loại trang phục như: váy dài, váy ngắn, chân váy, áo sơ mi, làm hoa, rèm cửa … Màu sắc rất đa dạng, bắt mắt để bạn lựa chọn.

Tôn được sự mềm mại, dịu dàng của người mặc: Vải voan (voile) vốn dĩ đa mềm mại, nhẹ nhàng, bay bổng và nó cũng tôn lên những vẻ đẹp này khi bạn mặc vào người. Đây là điểm mà các cô gái thích nhất ở vải voan. Để biến hóa đa dạng hơn, bạn có thể chọn vải voan hoa hay các loại voan có họa tiết, hoa văn để cảm thấy nhã nhặn hơn trong các buổi đi chơi, dự tiệc, …

Vải Voan có rất nhiều lợi thế so với các vải khác

Nhược điểm của vải voan (Voile)

Mỏng: Vải voan (voile) vốn có trọng lượng nhẹ, mạnh mẽ và bền nhưng nhiều loại voan quá mỏng, nếu không có lớp lót bên trong có thể trở nên quá hở hang. Voan khá dễ bắt cháy nhanh, đây không phải là một sự lựa chọn tốt cho quần áo trẻ em.

Dễ bám bẩn: Nếu vết bẩn vô tình bám lên vải voan, bạn cần nhanh chóng làm sạch vết bẩn nếu không muốn vết bẩn bám vĩnh viễn vào tấm vải tạo nên những vết bẩn khó chịu.

Khó để thiết kế: Vải voan (voile) khá trơn và có thể tạo nên nhiều thách thức khi cắt may. Chúng đòi hỏi kỹ thuật cắt may cao của người thiết kế.

Ứng dụng vải voan (Voile)

Ứng dụng vải voan (Voile) trong ngành may mặc

Vải voan (voile) thích hợp để may các loại đầm và áo kiểu do đặc tính của nó là có độ mềm, mòng, mát và nhẹ.

Đối với có những người có vóc dáng tròn, đầy, đẫy đà nên hạn chế mặc voan hơn vì chất liệu này sẽ làm tròn người hơn do nó có độ rủ rất cao.

Nếu bạn là một tín đồ của trang phục dáng bó, ôm sát thì không nên chọn vải voan (voile) vì vải voan có độ đổ rất cao, không thể dính sát được vào cơ thể mà sẽ luôn chảy suông xuống dưới, không giữ được dáng trang phục mà bạn mong muốn.

Những khách hàng có dáng người gầy có thể tận dụng việc tạo kiểu với vải voan để làm cho mình trông đẫy đà hơn. Hãy tận dụng độ suông, đổ của chất liệu vải voan (voile) để tạo ra các nếp phồng, bèo, nhún cho những trang phục áo kiểu nữ tính.

Đối với những trang phục đã tạo kiểu phồng hay bèo, nhún thì bạn nên hạn chế sử dụng các hoa văn to hoặc sử dụng quá nhiều hoa văn sẽ khiến trang phục trở nên quá rườm rà.

Ứng dụng vải voan (Voile) trong ngành may mặc

Ứng dụng vải voan (Voile) trong làm rèm cửa

Rèm vải voan (voile) mang đến cho bạn không gian thư giãn tuyệt vời, không hề có sự khô cứng. Rèm voan được ví như một chiếc áo lộng lẫy, làm nổi bật khung cửa của bạn. Đồng thời cũng khiến căn phòng trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn.

Ứng dụng vải voan (Voile) trong làm rèm cửa

Ứng dụng vải voan (Voile) làm hoa voan

Với đặc điểm mềm mịn, nhẹ nhàng, vải voan (voile) rất thích hợp để làm thành những bông hoa thật đẹp và sinh động. Trong những năm gần đây loại hoa này rất được các chị em yêu thích và lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà của mình.

Ứng dụng vải voan (Voile) làm hoa voan

Hướng dẫn bảo quản chất liệu vải voan (Voile)

Vải voan (voile) không khó giặt. Bạn có thể lựa chọn giữa việc giặt bằng máy hoặc bằng tay. Cần lưu ý những đặc điểm sau để công đoạn giặt đạt hiệu quả tốt nhất.

Để tránh tình trạng rách áo, bạn nên cởi hết khuy áo trước khi cho vào máy giặt.

Không ngâm trang phục voan trước khi giặt.

Giặt quần áo vải voan (voile) với sữa tắm hoặc dầu gội để tránh trường hợp phai màu.

Sử dụng móc treo gỗ hoặc vải bọc để không làm vải đổi màu. Lưu ý, móc sắt có thể làm vải bị rách, hỏng.

Với loại vải voan (voile) co giãn, móc ngang trang phục và lật mặt trái vải.

Không phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Sau khi quần áo khô hoàn toàn, bạn nên bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh trường hợp ẩm mốc. Việc bảo quản quá lâu sẽ khiến vải nhanh hỏng vì vậy hãy sử dụng nó thường xuyên nhé.

Trong trường hợp may vá, hãy kẹp chúng giữa 2 mặt giấy để cố định mặt vải.

Nên giữ vải chắc chắn và ổn định để không làm vải bị co lại làm hỏng toàn bộ chất liệu.

Bảo quản đúng cách sẽ giúp quần áo vải Voan (Voile) luôn đẹp

Mua vải voan (Voile) giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Hiện nay việc mua vải voan (voile) là rất dễ dàng, bạn chỉ cần ra chỉ cần đến các chợ vải, các khu vực bán vải hoặc các cửa hàng bán vải, các cửa hàng may mặc, sửa chữa quần áo đều có bán chất liệu vải voan với rất nhiều sự lựa chọn cho bạn. Bạn có thể dễ dàng mua được những thước vải voan đẹp để may thành những bộ trang phục ấn tượng đẹp nhất.

Trên thị trường có nhiều loại vải voan (voile) với mức giá khác nhau. Những loại voan thông dụng như voan lưới, voan trơn sẽ có giá thành rẻ hơn từ 60-150 nghìn/ mét vải tùy chất lượng. Các loại voan hoa, voan cát có mức giá cao hơn từ 200-300 nghìn/mét vải. Đặc biệt loại voan lụa có mức giá từ 500.000-1.000.000 đồng/mét. Để tránh bị chặt chém khi mua vải voan, bạn cần tìm hiểu kỹ xem mình cần mua loại vải nào, với chất lượng thế nào, ứng dụng trong việc gì để có thể đưa ra quyết định mua vải chính xác nhất.

Trên đây là tất cả những thông tin về vải Voan (Voile) mà Minstore.vn đã sưu tầm được. Hy vọng, bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho cuộc sống hàng ngày của các bạn.

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm các loại vải phổ biến khác sau đây:

Vải Cotton Vải Kaki Vải Kate Vải Jean Vải Denim
Vải Nỉ (Flet) Vải Lanh (Linen) Vải Chiffon Vải PE (Polyester) Vải Len (Wool)
Vải Lụa (silk) Vải Thô (Canvas) Vải Voan (Voile) Vải Viscos (Rayon) Vải Spandex
Vải Modal Vải Ren (Lace) Vải Đũi Vải Bamboo Vải Tuyết Mưa
Vải Tencel (Lyocell) Vải Jacquard Vải Cát Hàn Vải Nylon Vải không dệt
Vải Satin (Satanh) Vải Thun Vải lông vũ Vải Acrylic Vải Gấm

Từ khóa » Chất Liệu Voan Là Gì