Valentino Rossi – Wikipedia Tiếng Việt

motorcycle racerBản mẫu:SHORTDESC: motorcycle racer
Valentino Rossi
Rossi ở chặng đua 2017 Aragon Grand Prix
Quốc tịchÝ
Sinh16 tháng 2, 1979 (45 tuổi)Urbino, Ý
Số xe46 (đã bảo lưu vĩnh viễn)
Websitevalentinorossi.com
Thống kê sự nghiệp
Giải đua xe MotoGP
Mùa giải2000–2021
XeHonda (2000–2003) Yamaha (2004–2010, 2013–2021) Ducati (2011–2012)
Vô địch7 (2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2008, 2009)
Mùa giải trước (2021)18th (44 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
372 89 199 55 76 5415
250cc World Championship
Mùa giải1998–1999
XưởngAprilia
Vô địch1 (1999)
Mùa giải cuối cùng (1999)1st (309 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
30 14 21 5 11 510
125cc World Championship
Mùa giải1996–1997
XưởngAprilia
Vô địch1 (1997)
Mùa giải cuối cùng (1997)1st (321 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
30 12 15 5 9 432
Chữ ký
Valentino Rossi signature

Valentino Rossi (sinh ngày 16 tháng 2 năm 1979 tại Urbino, Italy), là tay đua xe môtô chuyên nghiệp người Italy, có biệt danh là "The Doctor". Rossi từng vô địch đua xe ở nhiều phân khúc xe khác nhau. Tổng cộng anh đã có 9 lần vô địch thế giới, bao gồm 7 chức vô địch thể thức 500cc/MotoGP, 1 chức vô địch thể thức 250cc và 1 chức vô địch thể thức 125cc.

Rossi chỉ đeo số 46 trong suốt sự nghiệp, anh được công nhận là một trong những tay đua motor vĩ đại nhất mọi thời đại [1][2] và đã được trao tặng danh hiệu Huyền thoại MotoGP[3].

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Valentino Rossi là con trai của cựu đua xe môtô chuyên nghiệp Graziano Rossi, vì vậy anh làm quen với những chiếc xe mô tô mini từ khi còn rất nhỏ (2 tuổi). Nhưng do mẹ anh lo lắng về sự an toàn nên ông bố Graziano đã phải mua chiếc xe kart để cho anh 'chơi'. Vì thế có thể nói tình yêu đua xe đầu tiên của Rossi là từ môn đua xe kart.

Lớn hơn một chút thì Valentino Rossi bắt đầu tham gia các giải karting và đã vô địch một giải đua xe Kart địa phương vào năm 1990. Đây cũng là thời điểm mà anh bắt đầu làm quen trở lại với những chiếc xe mô tô mini và cũng giành được một số chiến thắng.

Rossi tiếp tục đua ở giải kart và xếp thứ năm ở một giải đấu ở Parma. Lúc này thì cả Valentino và Graziano đều muốn tham gia giải đua xe kart 100cc ở cấp độ quốc gia Italy và các giải ở cấp độ châu Âu, với định hướng sẽ trở thành một tay đua Công thức 1. Tuy nhiên do chi phí tham gia các giải đua kart quá cao nên gia đình Rossi quyết định để anh theo nghiệp đua mô tô. Sau đó hoạt động đua xe của Rossi bị gián đoạn khoảng một năm (giai đoạn 1992-1993) do anh bận lịch học văn hóa.

Vào năm 1993, Rossi bắt đầu tham gia giải đua cấp độ quốc gia mang tên 125cc Italian Sport Production Championship bằng chiếc xe Cagiva Mito. Ở cuộc đua 125cc đầu tiên, Rossi bị ngã xe ở góc cua đầu tiên cách cổng pit-lane khoảng 100m, song anh vẫn kịp về đích ở vị trí thứ 9. Còn ở chặng đua cuối cùng ở Misano, Rossi đã giành pole và đã lên podium.

Sang mùa giải thứ hai, Rossi được cung cấp cho chiếc xe xưởng Mito và đã giành được chức vô địch.

Năm 1994, Rossi còn thi đấu một giải đua khác là Italian 125CC Championship bằng xe Sandroni sử dụng động cơ Rotax. Năm 1995, Rossi chuyển sang sử dụng xe Aprilia, anh đoạt chức vô địch Italian 125CC Championship và hạng ba European Championship.

Aprilia (125cc và 250cc)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1996 là mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên của Rossi. Ở hai chặng đua liên tiếp là GP Áo và GP Cộng hòa Séc thì anh đã lần lượt giành podium đầu tiên và chiến thắng đầu tiên, giúp cho anh kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 9. Rossi có sự tiến bộ vượt bậc ở mùa giải 1997, đã giành được 11 chiến thắng trong tổng số 15 chặng đua để giành chức vô địch đầu tiên trong sự nghiệp.

Valentino Rossi ở chặng đuaChặng đua GP Anh 1999

Năm 1998, Rossi chuyển lên thi đấu thể thức 250cc, anh vẫn sử dụng xe Aprilia. Mặc dù giành được 4 chiến thắng liên tục ở cuối mùa giải nhưng Rossi cũng chỉ có thể giành ngôi Á quân, bởi ở đầu mùa giải anh phải bỏ cuộc khá nhiều. Sang năm 1999, Rossi đã cải thiện phong độ, giành được 9 chiến thắng để đoạt chức vô địch lần thứ hai.

Honda (2000-2003)

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2000, Rossi chuyển lên thi đấu ở hạng đấu cao nhất, anh được đội đua Nastro Azzurro cung cấp cho một chiếc xe Honda NSR500. Rossi khởi đầu không quá tốt khi đã phải bỏ cuộc ở hai chặng đua đầu tiên của mình (ở Nam Phi và Malaysia). Nhưng anh nhanh chóng vượt qua những nỗi thất vọng ban đầu và thi đấu ngày càng chững chạc hơn ở các chặng đua kế tiếp. Tổng cộng Rossi có 10 lần bước lên bục podium, trong đó có 2 chiến thắng ở Silverstone và Rio de Janeiro, qua đó giành ngôi Á quân.

Thời kỳ thống trị kéo dài trong 5 năm của Rossi bắt đầu từ năm 2001, với 11 chiến thắng, số 46 đã mang về cho mình chức vô địch thứ ba trong sự nghiệp. Đây cũng là mùa giải cuối cùng mang tên gọi là giải vô địch 500cc vì từ năm 2002, giải đấu được đổi tên thành giải vô địch MotoGP (do động cơ được nâng cấp từ 500cc lên 990cc).

Rossi trên chiếc xe Honda RC211V

Năm 2002, Rossi chuyển sang đội Repsol Honda. Cả mùa giải thì anh chỉ bỏ cuộc một lần ở GP Séc, còn lại toàn về nhất (11 lần) hoặc về nhì (4 lần). Phong độ khủng khiếp của Rossi được duy trì ở mùa giải 2003, anh đã lên podium ở mọi chặng đua (9 chiến thắng).

Yamaha (2004-2010)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004 Rossi bất ngờ chuyển sang đội đua Yamaha, kình địch của Honda. Anh không gặp một chút khó khăn nào trong lần chuyển đội này, đã đoạt thêm 2 chức vô địch nữa vào các năm 2004 và 2005.

Rossi ở chặng đua Chặng đua GP Anh 2005

Năm 2006, Rossi vẫn là tay đua giành được nhiều chiến thắng nhất mùa giải nhưng lại không có được độ ổn định cần thiết (bỏ cuộc 3 lần, 2 lần khác không vào top-10), vì thế đã để mất chức vô địch vào tay Nicky Hayden (người luôn vào top-10 và chỉ bỏ cuộc 1 lần) ở chặng đua cuối cùng GP Valencia. Tình trạng phong độ phập phù của Rossi không được cải thiện ở mùa giải 2007, cùng với sự vươn lên của hai ngôi sao trẻ là Casey Stoner và Dani Pedrosa đã đẩy Rossi xuống vị trí thứ ba chung cuộc.

Năm 2008, Rossi có người đồng đội mới là Jorge Lorenzo. Còn ở trên đường đua, Rossi lấy lại được sự ổn định, anh không bỏ cuộc một chặng đua nào, chỉ có hai lần không lên podium và giành tới 9 chiến thắng, gần như không gặp sự kháng cự nào trên con đường vô địch lần thứ tám.

Sau một mùa giải 'làm quen' thì Lorenzo chính thức trở thành đối trọng của Rossi từ năm 2009, tuy nhiên tay đua người Tây Ban Nha lại bỏ cuộc khá nhiều (4 lần) trong khi Rossi chỉ có 2 lần không ghi điểm (ở Le Mans và Indianapolis). Cộng thêm việc Rossi giành được nhiều chiến thắng hơn Lorenzo, cho nên số 46 đã bảo vệ thành công danh hiệu vô địch. Đây là danh hiệu vô địch thứ 9, cũng là chức vô địch cuối cùng trong sự nghiệp của Rossi.

Rossi ăn mừng chiến thắng chặng đua Chặng đua GP Qatar 2010

Năm 2010, mặc dù Rossi đã chiến thắng chặng đua mở màn ở Qatar, nhưng tham vọng bảo vệ danh hiệu vô địch của anh sớm bị dập tắt bởi chấn thương nghiêm trọng ở chặng đua thứ tư trên sân nhà GP Italia, vì nó nên anh phải nghỉ thi đấu tới 4 chặng đua. Sau khi trở lại thi đấu thì Rossi có thêm một chiến thắng ở GP Malaysia. Chung cuộc Rossi đứng thứ ba.

Không thành công ở Ducati (2011-2012)

[sửa | sửa mã nguồn]
Rossi ở chặng đua Chặng đua GP Úc 2012

Năm 2011 Rossi quyết định chuyển sang đầu quân cho Ducati[4] với mục tiêu tay đua người Ý chiến thắng bằng một chiếc xe Ý. Đáng tiếc là anh đã không thể đạt được mục tiêu này. Trong suốt hai mùa giải, Rossi chỉ có ba lần bước lên bục podium. Điều tích cực ra Rossi luôn hơn điểm người đồng đội Nicky Hayden.

Ở chặng đua MotoGP Tây Ban Nha 2011 Rossi có tình huống chèn ngã Casey Stoner để rồi bị đối thủ trách cứ bằng câu nói nổi tiếng 'tham vọng của anh vượt quá tài năng của anh/your ambition outweighs your talent'.[5]

Một ký ức đáng buồn khác của Rossi trong thời kỳ này là ở chặng đua MotoGP Malaysia 2011, anh và Colin Edwards trực tiếp vướng vào vụ tai nạn khiến cho Marco Simoncelli tử nạn.[6]

Trở về Yamaha (2013-2020)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2013, Rossi tái hợp Yamaha[7], anh không mất quá nhiều thời gian để làm quen trở lại với chiếc xe Yamaha M1. Anh đã lên podium ngay ở chặng đua mở màn-GP Qatar và đã có được chiến thắng đầu tiên sau hơn hai năm ở Assen[8]. Tuy nhiên nếu so sánh với đồng đội Jorge Lorenzo thì Rossi vẫn kém tốc độ hơn nên đã ghi ít hơn gần 100 điểm trên bảng xếp hạng tổng (Rossi xếp thứ tư với 237 điểm, còn Lorenzo xếp thứ hai với 330 điểm).

Năm 2014, Rossi hoàn toàn hòa nhập với Yamaha và cạnh tranh sòng phẳng với Lorenzo. Cuối mùa thì Rossi (Á quân) hơn Lorenzo (hạng ba) 32 điểm. Mùa giải này anh có hai chiến thắng ở GP San Marino[9] và GP Úc[10].

Rossi ký tặng người hâm mộ ở chặng đua 2015 Grand Prix of the Americas

Năm 2015 là mùa giải mà Rossi thực sự hồi xuân. Anh có chuỗi 12 chặng đua lên podium liên tiếp kể từ đầu mùa giải, trong đó có 4 chiến thắng (nếu tính từ cuối mùa giải trước thì chuỗi podium liên tục của Rossi là 16 chặng). Với phong độ tuyệt vời đó mà sau nhiều năm, Rossi lại có cơ hội cạnh tranh danh hiệu vô địch. Do nhà đương kim vô địch ở thời điểm đó là Marc Marquez bị ngã rất nhiều nên đối thủ chính của Rossi là đồng đội Lorenzo.

Trước khi chặng đua áp chót (GP Malaysia) diễn ra, Rossi cáo buộc Marquez muốn hỗ trợ Lorenzo để ngăn anh lên ngôi vô địch[11]. Và ở trong cuộc đua này, vì nghĩ rằng Marquez cố tính giỡn mặt với mình nên Rossi đã đạp ngã Marquez[12]. Cho nên dù đã về đích ở vị trí thứ ba và giữ được ngôi đầu trên bảng xếp hạng tổng nhưng Rossi phải trả giá bởi án phạt phải xuất phát từ vị trí cuối cùng ở chặng đua cuối cùng-GP Valencia, nơi anh cố gắng lắm cũng chỉ cán đích ở vị trí thứ 4, chấp nhận mất chức vô địch vào tay Lorenzo[13].

Năm 2016, Rossi một lần nữa giành ngôi Á quân, nhưng so với mùa giải 2015 thì anh không thực sự gây được sức ép đáng kể cho tay đua đoạt chức vô địch (lần này là Marc Marquez). Lý do là bởi Marquez thi đấu quá ổn định trong khi Rossi phải bỏ cuộc tới 4 lần, hai trong số đó là ở các chặng đua mà anh đã giành pole (GP Italia và GP Nhật Bản). Dù sao thì Rossi cũng có được hai chiến thắng ở GP Tây Ban Nha[14] và GP Catalunya[15].

Năm 2017, Rossi có khởi đầu vô cùng mạnh mẽ với ba podium liên tiếp ở ba chặng đua đầu tiên. Kết quả ấn tượng này giúp cho anh vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng tay đua sau ba chặng đua đầu tiên. Anh bị mất vị trí này do bị ngã xe bỏ cuộc ở chặng 5-GP Pháp khi đang cố truy đuổi người đồng đội mới Maverick Vinales[16]. Từ thời điểm đó trở đi thì Rossi thi đấu không quá ổn định, anh chỉ có thêm một chiến thắng ở Assen[17] và hai lần podium. Cộng thêm việc phải nghỉ thi đấu chặng đua GP San Marino do chấn thương[18] nên chung cuộc Rossi chỉ có vị trí thứ 5.

Năm 2018 là mùa giải mà Rossi dù không có được chiến thắng nhưng thi đấu khá ổn định, luôn hoàn thành mọi cuộc đua. kết quả là anh có được vị trí thứ ba chung cuộc. Rossi có năm lần bước lên bục podium, tất cả đều diễn ra ở nửa đầu mùa giải. Có hai chặng đua mà anh không ghi điểm là ở GP Argentina (do bị Marc Marquez phạm lỗi[19]) và GP Malaysia. Rossi cũng có lần pole cuối cùng trong sự nghiệp ngay trên sân nhà GP Italia[20] (đua chính về ba).

Năm 2019, Rossi một lần nữa có kết quả khá tốt ở những chặng đua đầu tiên. Anh đã có hai lần về nhì liên tiếp ở các chặng đua GP Argentina (chặng 2) và GP Americas (chặng 3). Thậm chí là ở GP Americas, Rossi từng có thời điểm dẫn đầu cuộc đua sau khi Marc Marquez bị ngã xe, tiếc rằng sau đó anh lại để Alex Rins vượt[21]. Ở giữa mùa giải, Rossi bị ngã xe ba lần liên tiếp ở GP Italia, GP Pháp và TT Assen, trong đó cú ngã ở Assen đã gây chấn thương cho Takaaki Nakagami nên Rossi phải xin lỗi tay đua người Nhật Bản[22].

Năm 2020, Rossi bị hư động cơ phải bỏ cuộc ở chặng đua mở màn. Sau đó anh lên podium ở chặng đua thứ hai của mùa giải-GP Andalucia. Đó là podium thể thức MotoGP/500cc thứ 199 của Rossi[23] cũng là podium cuối cùng trong sự nghiệp của anh. Phong độ của anh đi xuống rõ rệt sau chuỗi 3 chặng bỏ cuộc liên tiếp ở GP Emilia Romagna, GP Catalunya và GP Pháp. Hai chặng đua sau đó ở trường đua Aragon là GP Aragon và GP Teruel thì Rossi không thể tham gia do bị mắc COVID-19[24].

Năm cuối sự nghiệp ở đội Sepang (2021) và giải nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2021, Valentino Rossi chấp nhận chuyển xuống đội đua vệ tinh của Yamaha là SRT[25]. Mùa giải này anh thi đấu thật sự chật vật. Và điều gì đến cũng đã đến, ngay sau kỳ nghỉ hè, Rossi thông báo quyết định giải nghệ[26]. Ngày 14 tháng 11 năm 2021, Rossi tham gia chặng đua cuối cùng trong sự nghiệp (GP Valencia), anh cán đích ở vị trí thứ 10[27].

Những dấu ấn trong sự nghiệp đua xe

[sửa | sửa mã nguồn]

Thương hiệu cá nhân

Valentino Rossi là một trong những tay đua đầu tiên quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Anh chỉ sử dụng số xe 46, lấy biệt danh là The Doctor, chọn màu sắc may mắn là màu vàng chanh. Rossi sử dụng nón bảo hiểm AGV và thường thay đổi hoa văn của nón ở mỗi chặng đua có ý nghĩa đặc biệt đối với anh. Chiếc nón bảo hiểm AGV Soleluna của Rossi là một trong những chiếc nón bảo hiểm nổi tiếng nhất thế giới[28].

Các môn đua xe khác

Dù đã tham gia giải đua xe hai bánh hạng cao nhất (MotoGP/500cc) nhưng Rossi vẫn thường tham gia các giải đua khác.

Năm 2000 và 2001, Rossi cùng với Colin Edwards tham gia giải đua Suzuka 8 Hours. Họ đã chiến thắng ở năm 2001[29].

Ngoài ra thì Rossi cũng rất hứng thú với các thể lại đua ô tô. Anh từng 3 lần tham gia chặng đua của giải World Rally hồi năm 2002, 2006 và 2008. Những năm sau đó Rossi thường xuyên tham gia giải đua biểu diễn Monza Rally Show.

Trong những năm cuối sự nghiệp, Rossi từng cùng em trai Luca Marini và người bạn thân Alessio Salucci tham gia một vài chặng đua của thể loại đua xe GT3. Họ đã lên podium chặng đua Bahrain Gulf 12 Hours hồi đầu năm 2021[30].

Rossi cũng từng có 3 lần được chạy thử xe Công thức 1, trong đó có 2 lần bằng xe Ferrari và 1 lần bằng xe Mercedes[31].

Tự thành lập đội đua riêng

Từ năm 2014, Rossi đã thành lập học viện đua xe VR46 (VR46 Academy) và đội đua VR46. Từ năm 2022, đội đua VR46 sẽ tham gia thể thức MotoGP[32].

Cuộc sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Valentino Rossi sinh ngày 16 tháng 2 năm 1979 ở Urbino, nhưng khi còn nhỏ gia đình anh đã chuyển đến sống tại Tavullia.[33] Anh là con trai của cựu đua xe môtô chuyên nghiệp Graziano Rossi. Rossi có một người em trai cùng mẹ khác cha tên Luca Marini, cũng là một tay đua MotoGP. Hai anh em là đối thủ của nhau ở mùa giải MotoGP 2021[34].

Rossi chưa lập gia đình. Anh đang cặp kè với người mẫu Francesca Sofia Novello[35].

Từ nhỏ, Rossi đã lấy tên theo thần tượng của anh - Norifumi Abe - là "Rossifumi".

Ở giải đua 250cc, anh đã lấy biệt danh là "Valentinik", giống như tên của chú vịt Donald bằng tiếng Ý là Paperinik.

Đến giải đua 500cc, anh lấy biệt danh là THE DOCTOR, vì nghề bác sĩ là một nghề rất được kính trọng ở Italy. Anh cũng nói thêm rằng "Từ lúc anh chạy xe 500cc, anh đã đằm tính hơn và không còn hay gây gổ với các đồng đội khác như khi anh còn đua ở giải 125cc và 250cc".

Ngoài đua xe, Rossi là cổ động viên của câu lạc bộ Inter Milan[36].

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo mùa giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải đua Xe Đội đua Số chặng Chiến thắng Podium Pole FLap Điểm Hạng Vô địch
1996 125cc Aprilia RS125 Scuderia AGV Aprilia 15 1 2 1 2 111 9th
1997 125cc Aprilia RS125 Nastro Azzurro Aprilia 15 11 13 4 7 321 1st 1
1998 250cc Aprilia RS250 Nastro Azzurro Aprilia 14 5 9 0 3 201 2nd
1999 250cc Aprilia RS250 Nastro Azzurro Aprilia 16 9 12 5 8 309 1st 1
2000 500cc Honda NSR500 Nastro Azzurro Honda 16 2 10 0 5 209 2nd
2001 500cc Honda NSR500 Nastro Azzurro Honda 16 11 13 4 10 325 1st 1
2002 MotoGP Honda RC211V Repsol Honda Team 16 11 15 7 9 355 1st 1
2003 MotoGP Honda RC211V Repsol Honda Team 16 9 16 9 12 357 1st 1
2004 MotoGP Yamaha YZR-M1 Gauloises Fortuna Yamaha 16 9 11 5 3 304 1st 1
2005 MotoGP Yamaha YZR-M1 Gauloises Yamaha Team 17 11 16 5 6 367 1st 1
2006 MotoGP Yamaha YZR-M1 Camel Yamaha Team 17 5 10 5 4 247 2nd
2007 MotoGP Yamaha YZR-M1 Fiat Yamaha Team 18 4 8 4 3 241 3rd
2008 MotoGP Yamaha YZR-M1 Fiat Yamaha Team 18 9 16 2 5 373 1st 1
2009 MotoGP Yamaha YZR-M1 Fiat Yamaha Team 17 6 13 7 6 306 1st 1
2010 MotoGP Yamaha YZR-M1 Fiat Yamaha Team 14 2 10 1 2 233 3rd
2011 MotoGP Ducati Desmosedici GP11 Ducati Team 17 0 1 0 1 139 7th
2012 MotoGP Ducati Desmosedici GP12 Ducati Team 18 0 2 0 1 163 6th
2013 MotoGP Yamaha YZR-M1 Yamaha Factory Racing 18 1 6 0 1 237 4th
2014 MotoGP Yamaha YZR-M1 Movistar Yamaha MotoGP 18 2 13 1 1 295 2nd
2015 MotoGP Yamaha YZR-M1 Movistar Yamaha MotoGP 18 4 15 1 4 325 2nd
2016 MotoGP Yamaha YZR-M1 Movistar Yamaha MotoGP 18 2 10 3 2 249 2nd
2017 MotoGP Yamaha YZR-M1 Movistar Yamaha MotoGP 17 1 6 0 0 208 5th
2018 MotoGP Yamaha YZR-M1 Movistar Yamaha MotoGP 18 0 5 1 0 198 3rd
2019 MotoGP Yamaha YZR-M1 Monster Energy Yamaha MotoGP 19 0 2 0 1 174 7th
2020 MotoGP Yamaha YZR-M1 Monster Energy Yamaha MotoGP 12 0 1 0 0 66 15th
2021 MotoGP Yamaha YZR-M1 Petronas Yamaha SRT 18 0 0 0 0 44 18th
Total 432 115 235 65 96 6357 9

Kết quả chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải đua Xưởng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Hạng Điểm
1996 125cc Aprilia MAL6 INA11 JPN11 SPA4 ITA4 FRARet NEDRet GER5 GBRRet AUT3 CZE1 IMO5 CATRet RIORet AUS14 9th 111
1997 125cc Aprilia MAL1 JPNRet SPA1 ITA1 AUT2 FRA1 NED1 IMO1 GER1 RIO1 GBR1 CZE3 CAT1 INA1 AUS6 1st 321
1998 250cc Aprilia JPNRet MALRet SPA2 ITA2 FRA2 MADRet NED1 GBRRet GER3 CZERet IMO1 CAT1 AUS1 ARG1 2nd 201
1999 250cc Aprilia MAL5 JPN7 SPA1 FRARet ITA1 CAT1 NED2 GBR1 GER1 CZE1 IMO2 VAL8 AUS1 RSA1 RIO1 ARG3 1st 309
2000 500cc Honda RSARet MALRet JPN11 SPA3 FRA3 ITA12 CAT3 NED6 GBR1 GER2 CZE2 POR3 VALRet RIO1 PAC2 AUS3 2nd 209
2001 500cc Honda JPN1 RSA1 SPA1 FRA3 ITARet CAT1 NED2 GBR1 GER7 CZE1 POR1 VAL11 PAC1 AUS1 MAL1 RIO1 1st 325
2002 MotoGP Honda JPN1 RSA2 SPA1 FRA1 ITA1 CAT1 NED1 GBR1 GER1 CZERet POR1 RIO1 PAC2 MAL2 AUS1 VAL2 1st 355
2003 MotoGP Honda JPN1 RSA2 SPA1 FRA2 ITA1 CAT2 NED3 GBR3 GER2 CZE1 POR1 RIO1 PAC2 MAL1 AUS1 VAL1 1st 357
2004 MotoGP Yamaha RSA1 SPA4 FRA4 ITA1 CAT1 NED1 RIORet GER4 GBR1 CZE2 POR1 JPN2 QATRet MAL1 AUS1 VAL1 1st 304
2005 MotoGP Yamaha SPA1 POR2 CHN1 FRA1 ITA1 CAT1 NED1 USA3 GBR1 GER1 CZE1 JPNRet MAL2 QAT1 AUS1 TUR2 VAL3 1st 367
2006 MotoGP Yamaha SPA14 QAT1 TUR4 CHNRet FRARet ITA1 CAT1 NED8 GBR2 GER1 USARet CZE2 MAL1 AUS3 JPN2 POR2 VAL13 2nd 247
2007 MotoGP Yamaha QAT2 SPA1 TUR10 CHN2 FRA6 ITA1 CAT2 GBR4 NED1 GERRet USA4 CZE7 RSMRet POR1 JPN13 AUS3 MAL5 VALRet 3rd 241
2008 MotoGP Yamaha QAT5 SPA2 POR3 CHN1 FRA1 ITA1 CAT2 GBR2 NED11 GER2 USA1 CZE1 RSM1 IND1 JPN1 AUS2 MAL1 VAL3 1st 373
2009 MotoGP Yamaha QAT2 JPN2 SPA1 FRA16 ITA3 CAT1 NED1 USA2 GER1 GBR5 CZE1 INDRet RSM1 POR4 AUS2 MAL3 VAL2 1st 306
2010 MotoGP Yamaha QAT1 SPA3 FRA2 ITADNS GBR NED CAT GER4 USA3 CZE5 IND4 RSM3 ARA6 JPN3 MAL1 AUS3 POR2 VAL3 3rd 233
2011 MotoGP Ducati QAT7 SPA5 POR5 FRA3 CAT5 GBR6 NED4 ITA6 GER9 USA6 CZE6 IND10 RSM7 ARA10 JPNRet AUSRet MALC VALRet 7th 139
2012 MotoGP Ducati QAT10 SPA9 POR7 FRA2 CAT7 GBR9 NED13 GER6 ITA5 USARet IND7 CZE7 RSM2 ARA8 JPN7 MAL5 AUS7 VAL10 6th 163
2013 MotoGP Yamaha QAT2 AME6 SPA4 FRA12 ITARet CAT4 NED1 GER3 USA3 IND4 CZE4 GBR4 RSM4 ARA3 MAL4 AUS3 JPN6 VAL4 4th 237
2014 MotoGP Yamaha QAT2 AME8 ARG4 SPA2 FRA2 ITA3 CAT2 NED5 GER4 IND3 CZE3 GBR3 RSM1 ARARet JPN3 AUS1 MAL2 VAL2 2nd 295
2015 MotoGP Yamaha QAT1 AME3 ARG1 SPA3 FRA2 ITA3 CAT2 NED1 GER3 IND3 CZE3 GBR1 RSM5 ARA3 JPN2 AUS4 MAL3 VAL4 2nd 325
2016 MotoGP Yamaha QAT4 ARG2 AMERet SPA1 FRA2 ITARet CAT1 NEDRet GER8 AUT4 CZE2 GBR3 RSM2 ARA3 JPNRet AUS2 MAL2 VAL4 2nd 249
2017 MotoGP Yamaha QAT3 ARG2 AME2 SPA10 FRARet ITA4 CAT8 NED1 GER5 CZE4 AUT7 GBR3 RSM ARA5 JPNRet AUS2 MAL7 VAL5 5th 208
2018 MotoGP Yamaha QAT3 ARG19 AME4 SPA5 FRA3 ITA3 CAT3 NED5 GER2 CZE4 AUT6 GBRC RSM7 ARA8 THA4 JPN4 AUS6 MAL18 VAL13 3rd 198
2019 MotoGP Yamaha QAT5 ARG2 AME2 SPA6 FRA5 ITARet CATRet NEDRet GER8 CZE6 AUT4 GBR4 RSM4 ARA8 THA8 JPNRet AUS8 MAL4 VAL8 7th 174
2020 MotoGP Yamaha SPARet ANC3 CZE5 AUT5 STY9 RSM4 EMIRet CATRet FRARet ARA TER EURRet VAL12 POR12 15th 66
2021 MotoGP Yamaha QAT12 DOH16 PORRet SPA17 FRA11 ITA10 CATRet GER14 NEDRet STY13 AUT8 GBR18 ARA19 RSM17 AME15 EMI10 ALR13 VAL10 18th 44

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Macaskill, Sandy (ngày 6 tháng 7 năm 2009). “Top 20 sports stars of all time: how does Roger Federer compare to other greats?”. The Daily Telegraph. Telegraph Media Group. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ Smith, Ivan. “100 Greatest Sports Stars Ever”. IvanSmith.co.uk. WordPress. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ “Valentino Rossi named MotoGP™ Legend”. Trang chủ MotoGP. 15 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “Rossi to ride for Ducati in 2011”. Trang chủ MotoGP.
  5. ^ “Casey Stoner tells Valentino Rossi his 'Ambition outweighs talent' after Jerez crash”. Fox Sports. 4 tháng 4 năm 2011.
  6. ^ “Marco Simoncelli tử nạn trên đường đua moto GP Sepang”. Vnexpress. 23 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ “Rossi to rejoin Yamaha after leaving Ducati”. Reuters.
  8. ^ “Huyền thoại trở lại trên đường đua MotoGP”. Báo Nhân Dân.
  9. ^ “Rossi claims first win of 2014 as Marquez crashes”. Trang chủ MotoGP.
  10. ^ “Rossi takes 82nd premier class victory in incident packed race”. Trang chủ MotoGP.
  11. ^ “MotoGP Malaysia: Rossi accuses Marquez of helping Lorenzo”. Crash.net.
  12. ^ “Đạp xe đàn em, Rossi có nguy cơ mất chức vô địch MotoGP”. Vnexpress.
  13. ^ “Valentino Rossi về thứ tư, Lorenzo vô địch MotoGP 2015”. Vnexpress.
  14. ^ “Rossi giành chiến thắng đầu tiên ở GP Tây Ban Nha”. Vnexpress.
  15. ^ “MotoGP: Valentino Rossi wins the 2016 Grand Prix of Catalunya”. Fox Sports.
  16. ^ “Chiến thắng đầy kịch tính của Maverick Vinales ở chặng 5”. Dân trí.
  17. ^ “Chặng 8 MotoGP 2017: Chiến thắng tuyệt vời gọi tên Valentino Rossi”. Dân trí.
  18. ^ “MotoGP: Valentino Rossi breaks leg, motocross training crash before Misano”. Fox Sports.
  19. ^ “Đua xe mô tô: Marquez tông ngã Rossi, Crutchlow đăng quang ở Argentina”. Thể thao SGGP.
  20. ^ “Che spettacolo! Poetry in motion as Rossi takes pole”. Trang chủ MotoGP.
  21. ^ “Alex Rins thắng ấn tượng trong ngày Marquez gặp tai nạn”. Dân trí.
  22. ^ “Rossi accepts blame for wiping out Nakagami”. Motorsport.
  23. ^ “199 not out: Rossi proves doubters wrong”. Trang chủ MotoGP.
  24. ^ “Valentino Rossi nhiễm COVID-19”. VTV.
  25. ^ “Chính thức-Valentino Rossi ký hợp đồng 1 năm với Petronas”. Thể thao tốc độ.
  26. ^ “Valentino Rossi giải nghệ”. Vnexpress.
  27. ^ “Valentino Rossi hoàn thành chặng cuối MotoGP”. VNexpress. 15 tháng 11 năm 2021.
  28. ^ “Bộ sưu tập nón bảo hiểm AGV Soleluna-Valentino Rossi”. Thể thao tốc độ.
  29. ^ “Rossi: When 8 Hours Lasts For Days”. SuperbikePlanet. 21 tháng 3 năm 2019.
  30. ^ “Rossi and Marini secure podium finish in Gulf 12 Hours”. Trang chủ MotoGP.
  31. ^ “Hamilton, Rossi complete long-awaited F1/MotoGP ride-swap”. Autosport. 12 tháng 12 năm 2019.
  32. ^ “MotoGP unveils 2022 entry list, VR46 still without title sponsor”. Motorsport. 16 tháng 11 năm 2021.
  33. ^ “Tavullia and Valentino Rossi's Motor Ranch: The Doctor's Empire”. Motorsport Magazine. 14 tháng 1 năm 2020.
  34. ^ “LUCA MARINI TO JOIN BROTHER VALENTINO ROSSI ON 2021 MOTOGP GRID”. VisorDown. 7 tháng 11 năm 2020.
  35. ^ “Bạn gái người mẫu của huyền thoại Valentino Rossi”. Ngôi sao Net. 15 tháng 11 năm 2021.
  36. ^ “VALENTINO ROSSI: ONORE A MATERAZZI”. Trang chủ Inter Milan. 16 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ 23 Tháng mười một năm 2021. Truy cập 23 Tháng mười một năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Những đội đua và tay đua tham gia Giải đua xe MotoGP 2024
PramacGasgas Tech3GresiniApriliaYamahaTrackhouse
  • 21 Franco Morbidelli
  • 89 Jorge Martín
  • 31 Pedro Acosta
  • 37 Augusto Fernandez
  • 73 Álex Márquez
  • 93 Marc Márquez
  • 12 Maverick Viñales
  • 41 Aleix Espargaró
  • 20 Fabio Quartararo
  • 42 Álex Rins
  • 25 Rául Fernandez
  • 88 Miguel Oliveira
LCRRed Bull KTMDucatiRepsol HondaVR46
  • 5 Johann Zarco
  • 30 Takaaki Nakagami
  • 33 Brad Binder
  • 43 Jack Miller
  • 23 Enea Bastianini
  • 1 (63) Francesco Bagnaia
  • 10 Luca Marini
  • 36 Joan Mir
  • 49 Fabio Di Giannantonio
  • 72 Marco Bezzecchi
Những tay đua khác: Chưa xác định
  • x
  • t
  • s
Danh sách các tay đua từng vô địch giải đua 500cc/MotoGP
  • 1949 – L. Graham
  • 1950 – U. Masetti
  • 1951 – G. Duke
  • 1952 – U. Masetti
  • 1953 – G. Duke
  • 1954 – G. Duke
  • 1955 – G. Duke
  • 1956 – J. Surtees
  • 1957 – L. Liberati
  • 1958 – J. Surtees
  • 1959 – J. Surtees
  • 1960 – J. Surtees
  • 1961 – G. Hocking
  • 1962 – M. Hailwood
  • 1963 – M. Hailwood
  • 1964 – M. Hailwood
  • 1965 – M. Hailwood
  • 1966 – G. Agostini
  • 1967 – G. Agostini
  • 1968 – G. Agostini
  • 1969 – G. Agostini
  • 1970 – G. Agostini
  • 1971 – G. Agostini
  • 1972 – G. Agostini
  • 1973 – P. Read
  • 1974 – P. Read
  • 1975 – G. Agostini
  • 1976 – B. Sheene
  • 1977 – B. Sheene
  • 1978 – K. Roberts
  • 1979 – K. Roberts
  • 1980 – K. Roberts
  • 1981 – M. Lucchinelli
  • 1982 – F. Uncini
  • 1983 – F. Spencer
  • 1984 – E. Lawson
  • 1985 – F. Spencer
  • 1986 – E. Lawson
  • 1987 – W. Gardner
  • 1988 – E. Lawson
  • 1989 – E. Lawson
  • 1990 – W. Rainey
  • 1991 – W. Rainey
  • 1992 – W. Rainey
  • 1993 – K. Schwantz
  • 1994 – M. Doohan
  • 1995 – M. Doohan
  • 1996 – M. Doohan
  • 1997 – M. Doohan
  • 1998 – M. Doohan
  • 1999 – À. Crivillé
  • 2000 – K. Roberts Jr.
  • 2001 – V. Rossi
  • 2002 – V. Rossi
  • 2003 – V. Rossi
  • 2004 – V. Rossi
  • 2005 – V. Rossi
  • 2006 – N. Hayden
  • 2007 – C. Stoner
  • 2008 – V. Rossi
  • 2009 – V. Rossi
  • 2010 – J. Lorenzo
  • 2011 – C. Stoner
  • 2012 – J. Lorenzo
  • 2013 – M. Márquez
  • 2014 – M. Márquez
  • 2015 – J. Lorenzo
  • 2016 – M. Márquez
  • 2017 – M. Márquez
  • 2018 – M. Márquez
  • 2019 – M. Márquez
  • 2020 – J. Mir
  • 2021 – F. Quartararo
  • 2022 – F. Bagnaia
  • 2023 – F. Bagnaia
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Valentino Rossi.

Từ khóa » Siêu Mô Tô Gp