Văn 12: Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt - Lưu Quang Vũ | Marathon
Có thể bạn quan tâm
Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ là một tác phẩm nổi bật, nói về vẻ đẹp của con người lao động trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền được sống trọn vẹn của họ. Để hiểu rõ hơn về tác giả, bố cục, chi tiết tác phẩm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, các em hãy theo dõi bài viết sau của Marathon Education.
Tác giả Lưu Quang Vũ
1. Cuộc đời
– Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê quán ở Đà Nẵng, sinh ra trong một gia đình tri thức tại Phú Thọ, có cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
– Từ 1965 đến 1970: Tác giả tham gia bộ đội và được biết đến là một nhà thơ tài năng.
– Từ 1970 đến 1978: Lưu Quang Vũ xuất ngũ, làm nhiều nghề khác nhau để mưu sinh.
– Từ 1978 đến 1988: Tác giả trở thành biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và nổi tiếng, trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch.
– Lưu Quang Vũ là một người đa tài, ông biết làm thơ, viết truyện, vẽ tranh, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là soạn kịch.
– Vào năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
ĐĂNG KÝ NGAY2. Phong cách sáng tác
– Thơ ca của Lưu Quang Vũ không chỉ nhiều nỗi niềm trăn trở, giàu cảm xúc mà còn rất bay bổng. Kịch được ông viết theo nhiều cách tân độc đáo; quan tâm đặc biệt đến xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát khao hoàn thiện nhân cách của con người. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ Lưu Quang Vũ rất giàu tính hiện thực và nhân văn, đồng thời cũng in đậm dấu ấn cuộc đời của ông.
– Một số tác phẩm nổi bật:
+ Thơ: Hương cây (1968), Bầy ong trong đêm sâu (1993), Mây trắng của đời tôi (1989),…
+ Kịch: Lời nói dối cuối cùng, Chết cho điều chưa có, Nàng Xi-ta, Lời thề thứ 9, Nếu anh không đốt lửa, Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc vô và vô tận,…
Tìm hiểu chung về tác phẩm Hồn Trường Ba Da Hàng Thịt Lưu Quang Vũ
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết vào năm 1981 nhưng đến 3 năm sau là 1984 mới ra mắt công chúng.
– Đây được đánh giá là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần cả trong và ngoài nước.
– Đoạn trích trong SGK được trích từ cảnh VII và đây là đoạn kết của vở kịch.
Bố cục
– Phần 1 (Từ đầu đến “Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
– Phần 2 (Tiếp theo đến Không cần): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.
Ngữ Văn 12: Sóng Của Xuân Quỳnh - Tìm Hiểu Tác Giả, Tác Phẩm– Phần 3 (Còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định của Trương Ba.
Ý nghĩa nhan đề
– Nhan đề sử dụng nghệ thuật tương phản giữa thể xác bên ngoài và tâm hồn bên trong. Hồn Trương Ba tượng trưng cho sự tốt đẹp, thanh cao. Còn xác hàng thịt lại biểu tượng cho dục vọng xấu xa, tầm thường.
– Giữa hồn và xác tuy không có sự thống nhất với nhau nhưng lại cùng hiện diện. Qua đó nhan gửi đến lời cảnh tỉnh dành cho con người khi không làm chủ được hoàn cảnh. Từ đó để sự dung tục tầm thường lấn át sự trong sáng, thanh cao, để thân xác sai khiến linh hồn.
Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Văn 12
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt
– Do sự tắc trách của Nam Tào nên Trương Ba bị chết một cách vô lý. Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn của Trương Ba sống nhờ xác anh hàng thịt.
- Hồn Trương Ba:
– Cho rằng mình vẫn có một cuộc sống trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn.
– Xem xác chỉ là cái vỏ ngoài đui mù, âm u, không có ý nghĩa gì hết, không có cảm xúc, tư tưởng và nếu có thì chỉ là sự thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận thẳng thừng vai trò của xác anh hàng thịt.
– Thái độ: Trong cuộc đối thoại với lý lẽ đê tiện của xác anh hàng thịt, Trương Ba đổi từ nổi giận, mắng miết, khinh bỉ, từ chối quả quyết sang đuối lý, ấp úng, bịt tai lại và tuyệt vọng.
- Xác anh hàng thịt:
– Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách ra khỏi xác của mình, mọi việc làm, vì vậy mọi hành động của hồn đều chịu sự chi phối của xác.
– Thái độ: Từ giễu cợt sang mạnh mẽ, quả quyết, lấn át hồn Trương Ba và cuối cùng thắng thế.
⇒ Cuộc đấu tranh giữa giữa đạo đức và tội lỗi, phần con và phần người, giữa khát vọng và dục vọng. Khi con người sống trong dung tục, tầm thường thì sẽ bị những thứ như vậy ngự trị, lấn át, tàn phá sự đẹp đẽ, trong sạch và cao quý trong con người.
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân trong gia đình
- Những người thân trong gia đình:
– Vợ Trương Ba: Buồn bã, khóc lóc, đau đớn và nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa. Vợ Trương Ba đòi bỏ đi, nhường chồng cho vợ anh hàng thịt.
– Cháu gái: Giận dữ, quyết liệt, khước từ tình thân, phản đối nhất mực, không thể chấp nhận hồn Trương Ba là ông nội nó. Cô bé cho rằng ông nội đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng thô lỗ, vụng về, phũ phàng.
Văn 12: Vợ Nhặt - Kim Lân– Con dâu: Cảm thông, thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của ba chồng. Tuy buồn đau, nhưng vẫn không thể chịu được trước hoàn cảnh của gia đình chồng.
⇒ Mỗi người trong gia đình có một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là nhận thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn trong sạch, thẳng thắng như ngày xưa.
- Hồn Trương Ba: Đau khổ, tuyệt vọng khi nhìn người thân phải bàng hoàng, đau đớn. Trương Ba thẫn thờ, ôm đầu bế tắc và cầu cứu cháu gái.
⇒ Trương Ba vỡ lẽ, nhận thấy những thay đổi của mình và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn, dẫn tới hành động gọi Đế Thích.
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích
- Sự giác ngộ về ý thức của Trương Ba: Con người cần có sự hài hòa giữa thân xác và tâm hồn, cần được sống chính mình và sống có ý nghĩa.
– Gặp lại Đế Thích, Trương Ba kiên quyết từ chối việc phải sống nhờ, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.
– Trương Ba không chấp nhận lý lẽ của Đế Thích, thẳng thẳng chỉ ra sai lầm và kiên quyết từ chối, không chấp nhận hoàn cảnh sống giả tạo, sống mà còn khổ hơn là chết.
- Đế Thích:
– Quan niệm của Đế Thích về sự sống rất đơn giản, sống đơn giản chỉ là sự tồn tại.
– Ích kỷ, muốn Trương Ba sống để thỏa mãn thú vui chơi cờ của mình.
⇒ Con người là một thể thống nhất từ thể xác đến tâm hồn. Không thể có một tâm hồn trong sáng, thanh cao trong một xác âm u, phàm tục. Vẻ đẹp tâm hồn của con người sẽ thắng trong cuộc chống lại sự giả tạo, dung tục để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn với nhân cách. Đây chính là chất thơ trong kịch của tác giả Lưu Quang Vũ.
Quyết định của hồn Trương Ba
– Quyết mang tính bước ngoặt của Trương Ba, đây là một quyết định khó khăn nhưng hết sức đúng đắn:
+ Trả lại xác cho anh hàng thịt và Trương Ba sẽ chết.
+ Phép thử của Đế Thích ( cho Trương Ba nhập vào xác của cu Tị): Trương Ba lựa chọn để bản thân chết để cho cu Tị sống.
– Lựa chọn của Trương Ba là sự dũng cảm, chấp nhận cái chết và sự hư vô để được trọn vẹn. Đó là lẽ tất yếu vì Trương Ba đã thấm được bi kịch đau đớn khi không phải là chính mình, nhận ra lẽ sống. Đây là kết quả của sự đấu tranh của một tâm hồn trong sáng, thanh cao, vượt lên nghịch cảnh.
⇒ Đoạn kết có ý nghĩa to lớn, thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về phong cách sống để tránh làm tâm hồn của mình bị thay đổi, tổn thương. Được sống làm người tuy quý giá nhưng khi sống đúng với bản thân, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có thì mới thật sự ý nghĩa.
Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá | Ngữ văn 9Giá trị tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt
Giá trị nội dung
Qua đoạn trích tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, có sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh của chính bản thân, chống lại sự u ám, dung tục để hoàn thiện nhân cách và đạt được những giá trị tinh thần cao quý.
Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng tình huống xung đột độc đáo, hấp dẫn.
– Đối thoại kịch mang đậm chất triết lý, kịch tính, tạo chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.
– Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần thúc đẩy xung đột kịch trở nên cao trào.
– Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ quan niệm, tính cách, lẽ sống đúng đắn.
Gia sư Online Học Online Toán 12 Học Online Hóa 10 Học Online Toán 11 Học Online Toán 6 Học Online Toán 10 Học Online Toán 7 Học Online Lý 10 Học Online Lý 9 Học Online Toán 8 Học Online Toán 9 Học Tiếng Anh 6 Học Tiếng Anh 7Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ giúp các em hiểu được bi kịch của con người khi rơi vào nghịch cảnh: phải sống nhờ nhưng trái với tự nhiên, khiến tâm hồn thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi thể xác phàm tục, thô lỗ. Các em hãy đọc kỹ và nắm được ý chính team Marathon đã chia sẻ để bài làm văn được tốt hơn, chúc các em học tập tốt!
Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
Từ khóa » Vở Kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt được Sáng Tác Năm Bao Nhiêu
-
Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (kịch) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoàn Cảnh Ra đời Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (Hoàn Cảnh Sáng ...
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Của Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt
-
Trình Bày Hoàn Cảnh Ra đời Của Vở Kịch “Hồn Trương Ba- Da Hàng Thịt”
-
Hoàn Cảnh Ra đời Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt - Khoa Học
-
Vở Kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt được Sáng Tác Năm Bao Nhiều
-
Vở Kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt được Sáng Tác Năm Bao Nhiêu?
-
Kiến Thức Bài Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt - Lưu Quang Vũ
-
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý
-
Vở Kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt được Sáng ...
-
Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt - Lưu Quang Vũ - Tác Phẩm Lớp 12
-
Vở Kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt được Sáng Tác Năm Bao Nhiêu?