Văn 12: Vợ Nhặt - Kim Lân - Marathon Education
Có thể bạn quan tâm
Vợ Nhặt Văn 12 là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Lân và cũng bài học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt, những câu hỏi liên quan đến tác phẩm văn học này cũng xuất hiện thường xuyên trong các đề thi THPT nhiều năm qua. Vì thế, nắm chắc những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật chính là điều kiện cần thiết để các em dành được điểm cao. Trong bài viết này, các em hãy cũng Marathon Education tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vợ Nhặt Văn 12.
Tác giả Kim Lân
1. Cuộc đời
Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê quán ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ông vốn được sinh ra trong một gia đình khó khăn nên vừa học hết tiểu học ông đã nghỉ học rồi đi làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, đồng thời viết văn.
Đến năm 1944, Kim Lân tham gia vào Hội hóa cứu quốc.
Những năm sau đó, ông tiếp tục hoạt động văn hóa, văn nghệ như làm báo, viết văn, đóng phim, diễn kịch,… để phục vụ kháng chiến và cách mạng.
ĐĂNG KÝ NGAY2. Phong cách sáng tác
Kim Lân là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn với thế giới nghệ thuật xoay quanh khung cảnh nông thôn miền Bắc và người nông dân.
Kim Lân được đánh giá cao ở biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật thông qua văn phong rất giản dị nhưng đầy sức hấp dẫn, ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống hằng ngày của vùng nông thôn. Qua những tác phẩm của ông có thể thấy được khả năng am hiểu về phong tục, cuộc sống cũng như tình cảm gắn bó với cuộc sống làng quê vùng Bắc Bộ.
Tìm hiểu chung tác phẩm Vợ Nhặt Văn 12
Hoàn cảnh sáng tác
Vợ Nhặt Văn 12 của Kim Lân được viết năm 1955. Tiền thân của truyện này là “Xóm ngụ cư” được viết sau Cách mạng Tháng 8 nhưng chưa hoàn thiện thì bản thảo bị thất lạc. Năm 1954, hòa bình lập lại, ông đã dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết nên truyện ngắn này và đặt tên là Vợ Nhặt. Sau đó, Vợ Nhặt đã được in trong tập truyện ngắn Chó Con Xấu Xí (1962).
Bố cục
Vợ Nhặt Văn 12 được chia làm 4 đoạn. Cụ thể như sau:
- Đoạn 1: Tái hiện cảnh Tràng nhặt được vợ và đưa vợ nhặt về nhà: Từ đầu đến “thành vợ chồng”.
- Đoạn 2: Nói về hoàn cảnh Tràng và Thị trở thành vợ thành chồng: Tiếp đó đến “cùng đẩy xe bò về”.
- Đoạn 3: Tràng ra mắt vợ với mẹ (bà cụ Tứ) và nỗi lòng của bà: Tiếp đó đến “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.
- Đoạn 4: Bữa cơm đón dâu mới: Đoạn còn lại.
Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề Vợ Nhặt đã thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Vợ Nhặt tức là người vợ không được cưới hỏi đàng hoàng mà nhặt được trên đường, giống như đồ vật. Nhan đề cho thấy giá trị của con người lúc bấy giờ trở nên thật rẻ mạt, có thể nhặt được ở bất kỳ đâu. Thế nhưng, trong sự khốn cùng của hoàn cảnh, con người vẫn có niềm tin vào cuộc sống, khao khát được sống hạnh phúc.
Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vợ Nhặt Văn 12
Nhân vật Tràng
Hoàn cảnh: Tràng xuất thân là con nhà nghèo ở xóm ngụ cư, là con trai của bà cụ Tứ, làm nghề kéo xe thuê. Tràng có ngoại hình thô kệch, xấu xí, lời nói cộc cằn nhưng lại là một người hiền lành, nhân hậu, có tấm lòng hào hiệp và luôn lạc quan, yêu đời.
Diễn biến tâm trạng:
- Trên đường về: Tràng đưa vợ về với tâm trạng vô cùng lo lắng bởi thân mình còn không biết nuôi nổi không mà giờ còn đèo bòng thêm vợ. Thế nhưng, Tràng cũng rất vui, cảm giác lâng lâng khó tả, “tủm tỉm cười một mình”, hai mắt “sáng lên lấp lánh”, tạm quên đi cuộc sống tối tăm.
- Lúc về đến nhà: Lại thêm một lần nữa Tràng lo lắng người vợ nhặt sẽ thấy hoàn cảnh khốn khó của mình mà bỏ đi. Lúc thưa chuyện với mẹ, Tràng cũng rất căng thẳng, đến lúc bà cụ Tứ tỏ ý vui mừng Tràng mới thở phào nhẹ nhõm.
- Sáng hôm sau thức dậy: Tràng cảm nhận được cuộc sống của mình trở nên mới mẻ, thấy yêu thương, gắn bó với ngôi nhà của mình và cảm thấy mình cũng trưởng thành hơn và không ngừng hy vọng về một cuộc sống tương lai tốt đẹp.
Nhân vật người vợ nhặt
Hoàn cảnh: Thị là một người không có tên tuổi, không có gia đình, không có quê hương, bị cái đói khổ đẩy ra lề đường. Ngoại hình Thị xấu xí, quần áo rách tả tơi, người “gầy sọp”. Cái đói đã khiến Thị trở thành một con người đanh đá, chao chát, đánh mất cả sĩ diện mà đi theo Tràng.
Văn 12: Vợ Chồng A Phủ - Tô HoàiDiễn biến tâm trạng:
- Trên đường về: Theo Tràng về nhà, Thị không còn cái vẻ “cong cớn” mà chỉ là một cô gái nữ tính, biết e thẹn, ngại ngùng, xấu hổ.
- Lúc về đến nhà Tràng: Gặp bà cụ Tứ, Thị rất lúng túng, ngượng nghịu, tâm trạng băn khoăn, lo lắng và đầy hồi hộp.
- Sáng hôm sau thức dậy: Thị cảm nhận được không khí ấm áp của gia đình, Thị không còn “chao chát, chỏng lỏn” mà trở nên hiền hậu, đảm đang.
Nhân vật bà cụ Tứ
Hoàn cảnh: Bà cụ Tứ là một bà lão già nua, ốm yếu ở xóm ngụ cư nhưng có tấm lòng nhân hậu. Dáng đi của bà lom khom, ho húng hắng.
Diễn biến tâm trạng:
- Khi thấy Tràng dẫn người phụ nữ về nhà: Bà rất ngạc nhiên và có chút lo lắng khi nhìn thấy sự khác thường của Tràng và càng ngạc nhiên khi người phụ nữ đó chào mình là “u”. Khi được Tràng giãi bày, bà rất buồn tủi, đau đớn, xót xa, lo lắng, thương con nhưng cũng không giấu được sự vui mừng khi con có vợ. Nhưng rồi, bà cũng nén tất cả vào trong lòng để dang tay đón nhận Thị làm con dâu của mình.
- Sáng hôm sau thức dậy: Bà rạng rỡ hẳn lên, cùng con dâu dọn nhà, quét tước và chỉ nói đến chuyện vui trong tương lai.
Giá trị tác phẩm Vợ Nhặt Văn 12
Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực: Vợ Nhặt đã cho thấy được hoàn cảnh thê thảm của những người dân nghèo trong nạn đói năm 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên.
- Giá trị nhân đạo: Vợ Nhặt đã thể hiện được sự cảm thông của tác giả với số phận của những người dân trong nạn đói, đồng thời tố cáo những tội ác của bọn thực dân, phát xít. Tác phẩm này cũng ca ngợi con người luôn có tình thương, biết đùm bọc, cưu mang trong hoàn cảnh bi đát nhất và không ngừng tin tưởng, khát khao về một cuộc sống hạnh phúc.
Vợ Nhặt Văn 12 cũng đã chỉ ra rằng, con người muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo, cơ cực thì chỉ có một con đường duy nhất là đi theo cách mạng để tự giải phóng mình.
Ngữ Văn 12: Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm - Tìm Hiểu Tác giả, Tác PhẩmGiá trị nghệ thuật
- Vợ Nhặt thể hiện được lối kể chuyện giản dị nhưng rất lôi cuốn của tác giả.
- Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, éo le, nghịch lý nhưng cũng rất hợp lý.
- Ngôn ngữ gần gũi, đối thoại sinh động như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân ở vùng thôn quê miền Bắc.
- Miêu tả tâm lí nhân vật logic, rất chân thực, tự nhiên và tinh tế.
Gia sư Online Học Online Toán 12 Học Online Hóa 10 Học Online Toán 11 Học Online Toán 6 Học Online Toán 10 Học Online Toán 7 Học Online Lý 10 Học Online Lý 9 Học Online Toán 8 Học Online Toán 9 Học Tiếng Anh 6 Học Tiếng Anh 7Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Vợ Nhặt của Kim Lân đã làm nổi bật được cuộc sống, hoàn cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Thế nhưng, giữa tận cùng của đói khổ, người dân nghèo cũng không ngừng khát khao về tình yêu, hạnh phúc và hy vọng về một tương lai tươi sáng. Đây cũng là giá trị tốt đẹp mà tác phẩm này muốn gửi gắm.
Mong rằng, những kiến thức liên quan đến Vợ Nhặt Văn 12 mà Marathon Education đã chia sẻ ở trên có thể giúp các em dễ dàng đọc hiểu tác phẩm này. Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
Từ khóa » Bài Thơ Vợ Nhặt
-
Đọc Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân
-
Bài Thơ Với Cảm Xúc Khi đọc Truyện "Vợ Nhặt" | Diễn đàn BigSchool
-
Phân Tích Tác Phẩm Vợ Nhặt Của Kim Lân - Thủ Thuật
-
Phân Tích Tác Phẩm Vợ Nhặt Hay Nhất - Kiến Guru
-
Ôn Tập Online Lớp 12 | Phân Tích Tác Phẩm "Vợ Nhặt" Của Kim Lân
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Tác Phẩm "Vợ Nhặt" Của Kim Lân Hay Nhất
-
Tóm Tắt VỢ NHẶT Bằng Thơ Lục Bát!... - Chúng Tôi Là Giáo Viên
-
Bài Văn điểm 10 Thi đại Học Về Tác Phẩm "Vợ Nhặt" (Kim Lân) Kì Thi ...
-
VỢ NHẶT (Kim Lân)
-
Vợ Nhặt - Tác Giả Tác Phẩm – Ngữ Văn Lớp 12
-
Vợ Nhặt - Kim Lân | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 12
-
Phân Tích Tình Huống Tác Phẩm Vợ Nhặt Của Kim Lân
-
Vợ Nhặt (Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Giá Trị Nghệ Thuật)