[Văn 9]: Cách Xây Dựng Luận điểm (GẤP) - HOCMAI Forum
Có thể bạn quan tâm
- Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
- Đăng bài nhanh
- Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
- Thư viện ảnh New media New comments Search media
- Story
- Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Tìm kiếm
Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…- Bài viết mới
- Tìm kiếm trên diễn đàn
- Thread starter linhnqk1808
- Ngày gửi 21 Tháng hai 2016
- Replies 2
- Views 5,828
- Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
- Diễn đàn
- NGỮ VĂN
- TRUNG HỌC CƠ SỞ & TIỂU HỌC
- Ngữ Văn lớp 9
- Thảo luận chung
linhnqk1808
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn. Chào các bạn, mình cũng thuộc dạng mất căn bản văn khá nhiều, mỗi khi tới 1 bài phân tích nào đó mình lại không biết xây dựng luận điểm và phân tích như thế nào? Mọi người có thể giúp mình phương pháp xây dựng 1 luận điểm của 1 tác phẩm văn, thơ và cách phân tích tác phẩm được không ạ?? MÌNH CẢM ƠN MỌI NGƯỜI RẤT NHIỀU Pphamducanhday
A. YÊU CẦU: - Yêu cầu khi làm nghị luận văn học: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. - Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… - Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,… - Khi làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây: + Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. + Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,… + Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..). + Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,… B. QUY TRÌNH: I. Tìm hiểu đề - Cần khắc sâu tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây: 1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy. Có 2 dạng đề: - Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. - Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề. 2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp: - Bình giảng một đoạn thơ - Phân tích một bài thơ. - Phân tích một đoạn thơ. - Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi. - Phân tích nhân vật. - Phân tích một hình tượng - Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,… 3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? 4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu? II. Tìm ý và lập dàn ý 1. Tìm ý: - Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến. - Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: + Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc? + Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó? (Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.) tiếp 2. Lập dàn ý: Dựa trên các ý đã tìm được, các em cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý : khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm. * Mở bài: - Giới thiệu vài nét lớn về tác giả. - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm. - Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề). * Thân bài: - Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Các em cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… - Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… - Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có). * Kết bài: Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. Sau khi đã có dàn ý, các em cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra. 3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn: * Dựng đoạn: Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa) Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây: - Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng. - Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,… - Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn. * Liên kết đoạn: Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức. - Liên kết nội dung: + Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề. + Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn. - Liên kết hình thức: + Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, các em còn phải biết cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng. + Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn. + Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…) ST Pphamducanhday
III. Viết bài: - Chú ý chính tả, bài viết sạch đẹp, bố cục rõ ràng C. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Thường có các nội dung sau: - Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. - Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ. - Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. 1. Yêu cầu. - Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,… - Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt. - Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào? 2. Các bước tiến hành a. Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ? - Thao tác lập luận. - Phạm vi dẫn chứng. b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý: * Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào? * Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,… c. Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…) - Dẫn bài thơ, đoạn thơ. * Thân bài: - Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý). - Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ. * Kết bài: Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. II. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 1. Yêu cầu. - Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến. - Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học. - Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học. - Thành thạo các thao tác nghị luận. 2. Các bước tiến hành: a. Tìm hiểu đề: - Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định. - Xác định thao tác. - Phạm vi tư liệu. b. Tìm ý. c. Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định… - Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó. * Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định. * Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân. III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 1. Yêu cầu: - Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích. - Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích. 2. Các bước tiến hành a. Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ. - Các thao tác nghị luận. - Phạm vi dẫn chứng. b. Tìm ý: c. Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…) - Dẫn nội dung nghị luận. * Thân bài: - Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm - Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề - Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích. * Kết bài: Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo) 1. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). - Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm). - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất. - Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. + Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. + Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. - Bình luận về giá trị của tình huống c. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về tình huống đó. 2. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). - Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật. - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...) - Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c. Kết bài: - Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc. - Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó 3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. 3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị nhân đạo. - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. - Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. + Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. + Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. + Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. - Đánh giá về giá trị nhân đạo. c. Kêt bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 3.2. Dàn bài giá trị hiện thực. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị hiện thực - Nêu nhiệm vụ nghị luận b. Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - Giải thích khái niệm hiện thực: + Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực. + Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. - Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: + Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. + Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ. - Đánh giá về giá trị hiện thực. c. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó ST You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link- Diễn đàn
- NGỮ VĂN
- TRUNG HỌC CƠ SỞ & TIỂU HỌC
- Ngữ Văn lớp 9
- Thảo luận chung
- Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.
Từ khóa » Cách Xây Dựng Luận điểm
-
Luyện Tập Xây Dựng Và Trình Bày Luận điểm - Bootstrap
-
Luận điểm Là Gì? Cách Trình Bày Luận điểm, Luận Cứ Trong Bài Văn ...
-
Luyện Tập Xây Dựng Và Trình Bày Luận điểm
-
Luyện Tập Xây Dựng Và Trình Bày Luận điểm - Tài Liệu Text - 123doc
-
Luyện Tập Cách Xây Dựng Luận điểm Và Luận Cứ Cho Bài Nghị Luận.
-
Luyện Tập Xây Dựng Và Trình Bày Luận điểm - Ngữ Văn 8 - HOC247
-
Cách Sắp Xếp Luận điểm, Luận Cứ - Hàng Hiệu
-
Soạn Bài: Luyện Tập Xây Dựng Và Trình Bày Luận điểm
-
Xây Dựng Các Luận điểm, Luận Cứ, Và Cách Lập Luận Cho Các Bài ...
-
Luận điểm Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Luyện Tập Cách Xây Dựng Và Trình Bày Luận điểm - Ngữ Văn Lớp 8
-
Soạn Bài Luyện Tập Xây Dựng Và Trình Bày Luận điểm Ngắn Nhất
-
Soạn Văn: Luyện Tập Xây Dựng Và Trình Bày Luận điểm - Học Thật Tốt
-
Soạn Luyện Tập Xây Dựng Và Trình Bày Luận điểm Trang 82-84