[Văn 9] LẬP DÀN BÀI HIỆN TƯỢNG NGUYỄN HIỀN?

Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
  • Đăng bài nhanh
  • Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
  • Thư viện ảnh New media New comments Search media
  • Story
  • Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Đăng nhập Đăng ký

Tìm kiếm

Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…
  • Bài viết mới
  • Tìm kiếm trên diễn đàn
Menu Install the app Install [Văn 9] LẬP DÀN BÀI HIỆN TƯỢNG NGUYỄN HIỀN?
  • Thread starter edodeptrai
  • Ngày gửi 15 Tháng một 2015
  • Replies 3
  • Views 41,460
  • Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
  • Diễn đàn
  • NGỮ VĂN
  • TRUNG HỌC CƠ SỞ & TIỂU HỌC
  • Ngữ Văn lớp 9
  • Thảo luận chung
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. E

edodeptrai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

LẬP DÀN BÀI CHI TIẾT VỀ HIỆN TƯỢNG NGUYỄN HIỀN QUA ĐOẠN VĂN SAU (CÓ I. MỞ BÀI, II. THÂN BÀI, III. KẾT BÀI,... ) Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật. Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. Một hôm, Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo: - Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ? - Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. Năm ấy, Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng. Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyễn Hiền bảo: - Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức. Vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh. (Theo Cửu Thọ, Một trăm năm gương tốt thiếu nhi Việt Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1999)​ L

leemin_28

I- Mở bài - Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền II- Thân bài - Giới thiệu về hoàn cảnh của Nguyễn Hiền: nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. - Nói về sự thông minh, ham học hỏi của cậu và những khó khăn khi học của Nguyễn Hiền: Cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. - Nguyễn Hiền xin thầy đi thi: Dẫn chứng bằng đối thoại - Cách ứng xử của Hiền với vua: Nguyễn Hiền nêu ra lí lẽ và vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh. => cho ta thấy sự thông minh của cậu III- Kết Bài: - Nêu lên nhận định về nhân tài Nguyễn Hiền - Khẳng định nhân tài Đất Việt có ý nghĩa như thế nào tuy rất nhỏ ( tự hào về nhân tài Đất Việt) p/s: Cái này không có trong câu chuyện nhưng mà có kết bài thì thêm vào nhé! :)
  • Like
Reactions: myyyyyyyyyyyyyyyyyyy T

tieuyetdethuong1

* Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền. - Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Nguyên Hiền. * Thân bài: - Phân tích ý nghĩa về tinh thần học tập của Nguyễn Hiền: nhà nghèo, xin làm chú tiểu quét chùa... - Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền: nép bên của nghe thầy giảng kinh, chỗ nào chưa hiểu hoit để thầy giảng thêm; viết chữ trên lá cây, lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất. - Đánh giá tinh thần học tập đó. - Nêu ý nghĩa của ý thức tự trọng: yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức đến đón mới chịu về. * Kết bài: - Nêu ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền. - Rút ra bài học cho bản thân. Nguồn:Tổng hợp Last edited by a moderator: 16 Tháng hai 2015 rindat

rindat

Học sinh mới
Thành viên 20 Tháng một 2019 1 1 1 20 Quảng Trị THCS Lý Tự Trọng Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh...) Thân bài : - Con người và thái độ học tập : Nhà nghèo, không được đến trường mà vẫn học giỏi, ông rất quý trọng việc học. - Có ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao. Kết bài : Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và có lòng tự trọng.
  • Like
Reactions: myyyyyyyyyyyyyyyyyyy You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
  • Diễn đàn
  • NGỮ VĂN
  • TRUNG HỌC CƠ SỞ & TIỂU HỌC
  • Ngữ Văn lớp 9
  • Thảo luận chung
Top Bottom
  • Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.

Từ khóa » Nhân Vật Nguyễn Hiền