Văn Bản Hành Chính Thông Dụng Là Gì? Phân Loại Và Lấy Ví Dụ?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Văn bản hành chính là gì?
  • 2 2. Văn bản hành chính cá biệt:
  • 3 3. Văn bản hành chính thông dụng là gì?
  • 4 4. Phân loại văn bản hành chính thông dụng:

1. Văn bản hành chính là gì?

Văn bản hành chính Việt Nam được hiểu là một loại văn bản mà xác định trong hệ thống văn bản của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn bản hành chính Việt Nam luôn mang bản chất của thông tin quy phạm Nhà nước, được lập nên, ban hành với mục đích cụ thể hóa đối với việc thi hành các văn bản pháp quy, giải quyết đối với những vụ việc mang tính chất cụ thể trong khâu thực hiện quản lý xã hội.

Các văn bản hành chính Nhà nước luôn có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cụ thể hóa đối với các văn bản quy phạm pháp luật. Nên khi nói đến văn bản hành chính và văn bản quy phạm pháp luật chúng ta không được lầm tưởng đây là một loại văn bản chung và khác tên. Văn bản hành chính Nhà nước đề ra nhằm mục đích hướng dẫn cụ thể chi tiết đối với các chủ trương cũng như đối với những chính sách của nhà nước, văn bản hành chính đưa ra với mục đích hỗ trợ cho một quá trình quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo đối với các thông tin pháp luật đưa ra là chính xác và đạt hiệu quả cao.

Văn bản hành chính trong hành chính được chia ra làm hai loại, mỗi một loại văn bản hành chính lại có một chức năng, nhiệm vụ cũng như đảm nhiệm một khía cạnh riêng biệt đó là văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông dụng.

2. Văn bản hành chính cá biệt:

Văn bản hành chính cá biệt được hiểu là các văn bản mà trong đó có thể hiện nội dung đối với các quyết định quản lý của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền, được hình thành dựa trên những quan điểm, những quy định chung, những quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên và các quy định về nội dung quy phạm đối với cơ quan đó nhằm mục đích chính là để giải quyết đối với những công việc cụ thể, có nội dung rõ ràng, là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể.

Văn bản hành chính cá biệt sẽ bao gồm các quyết định có nội dung cá biệt, các chỉ thị cũng có nội dung cá biệt, xong cùng với nó là các nghị quyết cá biệt như những quyết định bổ nhiệm chức danh, miễn nhiệm chức danh, quyết định nâng lương hay quyết định khen thưởng, quyết định kỷ luật đối với các cán bộ, công chức viên chức có hành vi sai phạm, các chỉ thị về nội dung phát động thi đua hay các văn bản với nội dung về biểu dương người tốt, việc tốt trong đơn vị, cơ quan hoặc trong quần chúng nhân dân.

Văn bản cá biệt thường gặp là quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,.

3. Văn bản hành chính thông dụng là gì?

Văn bản hành chính thông dụng được hiểu là các văn bản mà chủ thể ban hành ra các văn bản này đó là chủ thể quản lý nhà nước. Văn bản hành chính thông dụng ban hành với nội dung truyền tải các thông tin trong các hoạt động quản lý được ban hành ra với mục đích chính đó là tổ chức thực hiện đối với các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng pháp luật. Đây được xem là các văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm mục đích thực hiện đối với các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc nội dung văn bản đưa ra nhằm để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh một cách rõ nét đối với nội dung giao dịch, tình hình sự việc cụ thể, cũng như trao đổi và ghi chép những công việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Văn bản hành chính thông dụng có một số đặc điểm nổi bật đáng chú ý đó là:

– Thứ nhất, về nội dung của các loại văn bản hành chính thông dụng này thường mang tính truyền đạt cao về thông tin quản lý, cũng như việc ghi nhận đối với các sự kiện thực tế khách quan nhằm mục đích phục vụ cũng như đưa ra các khía cạnh khách quan khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý nhà nước. Ngoài ra thì nội dung của văn bản hành chính thông dụng còn được ban hành ra để đảm bảo được việc cụ thể hóa đối với văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản áp dụng pháp luật đang được triển khai trong nội bộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước Việt Nam.Công văn (hay văn bản không có tên loại) dùng để giao dịch về công việc giữa các cơ quan đoàn thể. Ở đầu của văn bản này không thể hiện tên loại văn bản. Ví dụ: Công văn góp ý, công văn đề nghị, công văn yêu cầu…

– Thứ hai, đối tượng tác động của văn bản hành chính thông dụng  luôn cụ thể, đó có thể là các cơ quan, đơn vị cấp dưới trực thuộc (công văn chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ…) hoặc cấp trên của chủ thể ban hành văn bản hành chính thông dụng (công văn do cấp dưới ban hành, báo cáo, tờ trình…) hay cũng có thể là cơ quan, tổ chức khác khi cần trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện một công việc nào đó.Văn bản có tên gọi là văn bản thể hiện rõ tên gọi như thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình…).

Thứ ba, tùy thuộc vào nội dung văn bản, văn bản hành chính có thể được áp dụng một lần hay nhiều lần.

Khác với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để áp dụng nhiều lần hay văn bản áp dụng pháp luật được ban hành để áp dụng một lần đối với trường hợp cụ thể thì văn bản hành chính thông dụng có thể được áp dụng một lần hay nhiều lần tùy thuộc vào nội dung văn bản. Đây cũng chính là đặc trưng riêng của văn bản hành chính thông dụng.

– Văn bản hành chính là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức. Hệ thống loại văn bản này rất đa dạng và phức tạp, có thể phân thành 2 loại chính:

4. Phân loại văn bản hành chính thông dụng:

 Văn bản không có tên loại: Công văn là văn bản dùng để giao dịch về công việc giữa các cơ quan đoàn thể. Đối với loại văn bản này thì ở đầu văn bản không thể hiện tên loại văn bản. Đây cũng là cách để phân biệt công văn với loại văn bản hành chính khác.

Ví dụ: Công văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn.

+ Văn bản có tên gọi: Thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình…). Những văn bản loại này thường thể hiện loại tên gọi cụ thể.

Ví dụ:

– Báo cáo là loại văn bản hành chính được dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc. Ví dụ như: Báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị;

– Thông báo là loại văn bản hành chính được dùng để báo cho mọi người biết tình hình hoạt động, các thông tin, tin tức liên quan tới đơn vị bằng văn bản;Ví dụ như : thông báo nộp phạt hành chính, thông báo xử phạt hành chính

– Biên bản là loại văn bản hành chính được dùng để ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm chứng về sau. Ví dụ như: biên bản hội nghị, biên bản nghiệm thu, biên bản hợp đồng, biên bản bàn giao.

Các văn bản hành chính có vai trò chủ yếu là: cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính sách của nhà nước, hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin pháp luật. Như vây, chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng văn bản hành chính với văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Từ khóa » Kể Tên Các Loại Văn Bản Hành Chính