Văn Bản Pháp Luật Là Gì? Các Loại Văn Bản Pháp Luật? Đặc điểm Văn ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Văn bản pháp luật là gì?
- Đặc điểm văn bản pháp luật
- Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước
- Các loại văn bản pháp luật
Để thực hiện chức năng quản lý của mình, nhà nước phải sử dụng đến hệ thống văn bản pháp luật. Pháp luật Việt Nam quy định từng loại văn bản pháp luật sẽ do chủ thể có thẩm quyền ban hành trong từng tường cụ thể. Tổng đài 1900 6557 sẽ tư vấn cho Quí vị về Văn bản pháp luật là gì? Các loại văn bản pháp luật năm 2021.
Trong bài viết này tổng đài sẽ đề cập đến những vấn đề sau: Văn bản pháp luật là gì?; Đặc điểm văn bản pháp luật; Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước; Các loại văn bản pháp luật.
Văn bản pháp luật là gì?
Văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành, theo trình tự, thủ tục, hình thức đã được quy định trước đó, nhằm thể hiện ý chí của chủ thể ban hành và từ văn bản này đạt được mục đích quản lý đặt ra.
– Phân loại văn bản pháp luật có thể dựa theo các tiêu chí sau:
+ Tiêu chí về chủ thể ban hành: Văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp, văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp và văn bản pháp luật của cơ quan tư pháp.
+ Tiêu chí về hiệu lực pháp lý: Văn bản Luật và văn bản dưới luật
+ Tiêu chí về tính chất pháp lý: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
Trong bài viết này thì Tổng đài sẽ đi sâu vào nghiên cứu theo tiêu chí thứ ba về tính chất pháp lý của văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật gồm: Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản áp dụng pháp luật . Mỗi loại văn bản có những đặc điểm, điều kiện đặc thù riêng. Nhưng vẫn có những điều chung: Về chủ thể của cơ quan có thẩm quyền ban hành; tính chất của quy trình, thủ tục, hình thức, bản chất của văn bản và thi hành, thực hiện văn bản.
Các loại bản pháp luật thì đều mang ý chí của chủ thể ban hành; tuân theo trình tự, thủ tục, hình thức đã được định trước; bắt buộc thực hiện và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.
Đặc điểm văn bản pháp luật
– Văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Văn bản pháp luật không giống như những văn bản hành chính thông dụng khác. Chủ thể ban hành phải là cơ quan nhà nước, Theo pháp luật Việt Nam hiện hành mỗi một loại văn bản pháp được quy định rõ bộ phận nào của nhà nước, trong tình huống nào được ban hành.
Có những loại văn bản được rất nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành nhưng bên cạnh đó có một số văn bản chỉ được một vài cơ quan ban hành. Ví dụ như Quyết định có thể do: Thủ tướng chính phủ; Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân,… ban hành. Nhưng Hiến pháp, Luật thì lại chỉ có một chủ thể duy nhất ban hành là Quốc hội
– Văn bản pháp luật phải được hình thành theo trình tự, thủ tục, hình thức trình bày nhất định.
Như đã trình bày ở trên văn bản pháp luật chia thành hai loại: Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản áp dụng pháp luật. Mỗi một loại có những yêu cầu về hình thức, trình tự, thủ tục riêng. Nhưng điểm chung là chúng phải tuân theo những yêu cầu được đặt ra trước đó với từng loại.
– Nội dung của Văn bản pháp luật mang ý chí của chủ thể ban hành.
Ý chí của chủ thể ban hành thể hiện qua nội dung của văn bản pháp luật. Gồm những quy định về cho phép, cấm, bắt buộc làm một nội dung của cơ quan quản lý, người có thẩm quyền.
– Văn bản pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và mang tính bắt buộc
Như đã trình bày phần trên, văn bản pháp luật chứ đựng ý chí của chủ thể ban hành. Vậy nên để thực hiện ý chí của chủ thể ban hành – Cơ quan quản lý thì văn bản pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và mang tính bắt buộc
Đi bên cạnh đó là những chế tài đặt ra để đảm bảo rằng ý chí của chủ thể có thẩm quyền trong văn bản pháp luật được thực hiện rộng rãi trong đời sống.
Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước
Chỉ có cơ quan nhà nước mới ban hành được văn bản pháp luật. Nhưng từng loại văn bản cụ thể thì sẽ được quy định cơ quan, chủ thể nào được ban hành.
Mỗi một loại văn bản pháp luật sẽ được quy định rõ chủ thể ban hành trong Luật và các văn bản khác.
Từ những phân tích trên tổng đài đã giải thích được phần đầu của bài viết Văn bản pháp luật là gì? Các loại văn bản pháp luật năm 2020. Tiếp phần sau tổng đài 1900 6557 sẽ chuyển sang phần Các loại văn bản pháp luật.
Các loại văn bản pháp luật
Như đã trình bày ở trên văn bản pháp luật gồm: Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản áp dụng pháp luật
– Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chứa đựng những quy tắc xử sự chung,được sử dụng nhiều lần lặp đi lặp lại trên thực tế mang tính bắt buộc và đảm bảo bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ như: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc Hội,Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,…
– Văn bản áp dụng pháp luật: Văn bản này vẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng ngược lại với văn bản quy phạm là chỉ áp dụng vào một trường hợp trên thực tế nhất định. Và Pháp luật Việt Nam cũng quy định từng trường hợp nào thì được ra văn bản áp dụng pháp luật tương ứng
Ví dụ như: Quyết định trao tặng bằng khen cho Đơn vị A, Quyết định bãi nhiệm Ông B đang giữ chức vụ…
Từ những phân tích trên Tổng đài tư vấn 1900 6557 mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Văn bản pháp luật là gì? Các loại văn bản pháp luật năm 2021.
Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557 để được tư vấn
Từ khóa » Các Văn Bản Pháp Lý Là Gì
-
Văn Bản Pháp Lý Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Văn Bản Pháp Luật Là Gì ? Đặc điểm, Phân Loại Văn Bản Quy Phạm ...
-
Văn Bản Là Gì ? Văn Bản Pháp Luật Là Gì ? Các Hình Thức Văn Bản ...
-
Văn Bản Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại Văn Bản Pháp Luật
-
Văn Bản Pháp Lý - INET
-
Văn Bản Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Của Văn Bản Pháp Luật?
-
Văn Bản Là Gì? Chức Năng, Phân Loại Và Nội Dung Của Văn Bản?
-
Văn Bản Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Các Loại Văn Bản Pháp Luật Và ...
-
Thứ Bậc Hiệu Lực Pháp Lý Và Nguyên Tắc áp Dụng Văn Bản Quy Phạm ...
-
Hiệu Lực Của Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Là Gì?
-
Thuật Ngữ Pháp Lý | Từ điển Luật Học | Dictionary Of Law
-
Văn Bản Pháp Luật Là Gì?
-
QUY ĐỊNH VỀ HIỆU LỰC VÀ CÁCH THỨC ÁP DỤNG VĂN BẢN ...