Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Phân Tích Khái Niệm VBQPPL

Mục lục

Toggle
  • 1 – Nêu định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật, nêu ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật
  • 2 – Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
  • 3 – Nhận xét

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân tích khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, cho ví dụ?

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân tích khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, cho ví dụ?

  • Án lệ là gì? Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (Án lệ)
  • Tập quán pháp là gì? Phân tích khái niệm tập quán pháp
  • Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật
  • Hình thức pháp luật là gì? Các hình thức cơ bản của pháp luật
  • Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật
  • Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước
  • Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã hội
  • Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật
  • Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Tập quán”
  • Phân tích mối quan hệ giữa “Pháp luật” và “Đạo đức”

1 – Nêu định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật, nêu ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách (chủ thể) có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định.

Ví dụ, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014… của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật.

2 – Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm sau:

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Phân tích hiệu lực theo không gian, hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
  • [SO SÁNH] Phân biệt văn bản quy phạm với Văn bản áp dụng pháp luật
  • Một số ý kiến về hoạt động ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Bàn về ngoại lệ của quy định trong Văn bản quy phạm pháp luật
  • Quy phạm pháp luật và Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
  • Trình bày cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật. Cho ví dụ?
  • Bàn về thời điểm có hiệu lực của Văn bản quy phạm pháp luật thông qua một vụ án cụ thể
  • Về sự thiếu thống nhất của các quy định “Đình chỉ” và “Tạm đình chỉ” trong các Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và kiến nghị
  • Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam
  • Vai trò của Tòa án trong việc xem xét Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ

– Là văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành.

– Là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật, tức là các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.

– Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống và được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

– Tên gọi, nội dung, trình tự và thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dùng để ban hành, sửa đối, bố sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nhiều loại theo quy định của mỗi nước, thông thường nó gồm hai loại chính là văn bản luật và văn bản dưới luật.

3 – Nhận xét

Với những ưu điểm như chính xác, rõ ràng, minh bạch, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đổi, dễ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng,… văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật nhiều nước trong đó có Việt Nam. Ở những nước coi án lệ là loại nguồn chủ yếu thì vai trò của văn bản quy phạm pháp luật ngày càng quan trọng hơn và ngày nay nó đã được xếp vào vị trí cao hơn án lệ.

Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » Ví Dụ Về Văn Bản Quy Phạm Của Pháp Luật