Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Từ Cao Xuống Thấp Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Cơ sở pháp lý
Luật Ban hành văn bản pháp luật 2015
Giải quyết vấn đề:
Với mục tiêu quản lý các mối quan hệ xã hội ổn định và hiệu quả Nhà nước luôn chú trọng đến các phương thức quản lý, trong đó nổi bật nhất là hoạt động ban hành văn bản pháp luậ. Đây được xem là phương tiện chủ yếu và quan trọng nhất để quản lý Nhà nước. Chất lượng của văn bản ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đến sự vận động phát triển của xã hội bởi vì các quyết định pháp luật, các văn bản pháp luật chính là bản thân pháp luật. Do có vai trò quan trọng như vậy nên cần làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc xác định nội dung, hình thức, thủ tục ban hành, xử lý và những vấn đề khác của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật trong thực tiễn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam do nhiều chủ thể ban hành với những nội dung khác nhau và hiệu lực áp dụng cũng khác nhau.
Thứ nhất, Khái quát về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật:
Căn cứ theo Luật Ban hành văn bản pháp luật 2015 quy định cụ thể về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 2: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này”.
Khoản 1 Điều 3 giải thích “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”.
Theo định nghĩa trên thì dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất để nhận biết một văn bản quy phạm pháp luật là văn bản đó có chứa đựng “quy phạm pháp luật” hay không? xác định yếu tố “chứa đựng quy phạm pháp luật” là công việc đầu tiên cần được thực hiện trong toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành một văn bản quy phạm pháp luật. Nếu văn bản cần ban hành có chứa “quy phạm pháp luật” thì việc soạn thảo, ban hành văn bản đó phải tuân theo trình tự, thủ tục của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngược lại, nếu không chứa quy phạm pháp luật thì việc soạn thảo và ban hành văn bản đó không phải tuân theo trình tự, thủ tục soạn thảo của văn bản quy phạm pháp luật. Cần lưu ý “chứa đựng quy phạm pháp luật” được hiểu là ngay cả khi văn bản đó chỉ chứa duy nhất một quy phạm pháp luật.
Như vậy, từ ý kiến nêu trên thì chúng ta có thể rút ra khái niệm và cũng là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Văn bản phải chứa quy phạm pháp luật, quy tắc xử sự chung và điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội;
- Do cơ quan Nhà nuớc ban hành hoặc phối hợp ban hành;
- Được soạn thảo và ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do luật định;
- Có hiệu lực bắt buộc, được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật (bộ luật). Các văn bản dưới luật bao gồm:. Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, [Hội đồng nhân dân], thông tư của Chánh án tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Thông tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,UBND.
Thứ hai, về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam bao gồm:
1. Hiến pháp:
Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Trong bài viết này, ngoài Hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị.Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay không, cũng có hiến pháp. Các thực thể này gồm các đoàn thể và các hội tình nguyện.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.
Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là Hiến pháp 2013 do quốc hội ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2014
2. Bộ luật : Bộ luật là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành nhằm điều chỉnh và tác động rộng rãi đến các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội. Hiện nay Việt Nam đang có tổng cộng
3. Luật: là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành,trình tự ban hành và hiệu lực giống bộ luật,song phạm vi các quan hệ xã hội cầ6n điều chỉnh hẹp hơn,chỉ trong một lĩnh vực hoạt động,một ngành hoặc một giới
4. Nghị quyết của Quốc hội: Nghị quyết của Quốc hội được sử dụng để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có tầm quan trọng quốc gia và trong nhiều trường hợp mang tính nhất thời, cụ thể. Có thể tạm chia nghị quyết theo các nhóm sau: thứ nhất, nghị quyết được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; thứ hai, nghị quyết dùng để ổn định chế độ công tác của Quốc hội và các cơ quan trực thuộc Quốc hội, ví dụ: quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; thứ ba, nghị quyết dùng để phê chuẩn các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; thứ tư, nghị quyết còn dùng để quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
5. Pháp lệnh , nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Là các văn bản ban hành nhằm giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
6. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước: là văn bản tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được; hoặc quy định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
7. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao.
8. Nghị định của Chính phủ: là văn bản quy định Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
9. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: là văn bản quy định các Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
10. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: là văn bản quy định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.
11. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ trưởng- Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương
13. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
15. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Từ khóa » Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Của Việt Nam
-
Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Hành
-
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
-
Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật - Chính Phủ
-
Tổng Quan Hệ Thống Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Việt Nam
-
Sơ đồ Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt Nam - Luat Su Bao Ho
-
Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
-
Phân Tích Quy Phạm Pháp Luật Và Hệ Thống Văn Bản Quy Phạm Pháp ...
-
HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN ...
-
Hệ Thống Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Việt Nam
-
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC SẮP XẾP HỆ ...
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật - Bộ GD&ĐT
-
CSDLVBQPPL BTP - Văn Bản Do Chính Phủ Ban Hành - Bộ Tư Pháp