Văn Bản Văn Học | Kiến Thức Wiki | Fandom

Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học?

I. TIÊU CHÍ CHỦ YẾU CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC[]

  • Tiêu chí 1: Văn bản văn học còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương. Văn bản văn học đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.

Ví dụ: Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chúng ta phải suy nghĩ để tìm kiếm lời giải đáp cho các câu hỏi: Tinh yêu là gì? Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để giữ niềm tin?

  • Tiêu chí 2. Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tượng mang tính thẩm mĩ cao, trau chuốt biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa.
  • Tiêu chí 3: Mỗi văn bản đều có một thể loại nhất định và theo quy ước cách thức thể loại đó (Kịch có hồi, cảnh, có lời đối thoại độc thoại; Thơ có vần, điệu, luật, khổ thơ...).

II. CẤU TRÚC CỦA MỘT VĂN BẢN VĂN HỌC[]

1. Tầng ngôn từ (ngữ âm, ngữ nghĩa)

- Đối tượng đầu tiên khi tiếp xúc với một văn bản văn học đó là ngôn từ. Để hiểu tác phẩm, trước hết chúng ta phải hiểu ngôn từ.

- Hiểu ngôn từ là bước đầu tiên để hiểu đúng tác phẩm.

- Hiểu ngôn từ là hiểu các nghĩa (tường minh, hàm ẩn) của các từ ngữ, là hiểu các âm thanh được gợi khi phát âm.

2. Tầng hình tượng

- Hình tượng văn học là một dạng đặc thù của hình tượng nghệ thuật, được thể hiện bằng ngôn từ nên còn được gọi là hình tượng ngôn từ.

- Hình tượng không chỉ phản ánh mà còn khái quát hiện thực, khám phá cái cốt lõi, cái bất biến, cái vĩnh cửu trong cái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên.

- Hình tượng vãn học có thể là hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên, sự vật, con người: hoa sen, cây tùng, những chiếc ô tô (Bài thơ về tiểu đội xe không kính), anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa)...

- Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống như sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời.

3. Tầng hàm nghĩa

- Hàm nghĩa của văn bản văn học là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đọc tác phẩm văn học, xuất phát từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản.

- Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, việc nắm bắt tầng hàm nghĩa là rất khó. Nó phụ thuộc vào vốn sống, nhận thức, quan niệm, tư tưởng tình cảm... của người tiếp nhận.

Từ khóa » Các Văn Bản Văn Học Là Gì