Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì? Nó Có Cần Thiết Trong Sơ Yếu Lý Lịch?

Mục lục

  • 1 1. Văn bằng chứng chỉ là gì?
    • 1.1 1.1. Khái niệm văn bằng chứng chỉ là gì?
    • 1.2 1.2. Các loại văn bằng chứng chỉ hiện nay
  • 2 2. Cách viết văn bằng chứng chỉ trong sơ yếu lý lịch
    • 2.1 2.1. Trình độ ngoại ngữ
    • 2.2 2.2. Trình độ tin học
    • 2.3 2.3. Văn bằng chứng chỉ trong đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
  • 3 3. Giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ
  • 4 4. Một số nội dung cơ bản trong văn bằng chứng chỉ

1. Văn bằng chứng chỉ là gì?

1.1. Khái niệm văn bằng chứng chỉ là gì?

Văn bằng được hiểu là những giấy tờ chứng nhận quá trình tốt nghiệp giữa các cấp học. Chứng chỉ là những bằng cấp, văn bằng chứng minh do cơ quan giáo dục cung cấp về một trình độ học vấn nhất định, có giá trị pháp lý trong một thời gian dài.

“Qua đó, văn bằng chứng chỉ đã được các cơ quan chức năng quy định một cách rõ ràng tại Khoản số 1 Điều 12 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giáo dục như sau:

– Đối với hệ văn bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được cung cấp cho người học sau khi đã chính thức tốt nghiệp một cấp học hoặc một giáo trình đào tạo bất kỳ.

– Chứng chỉ từ hệ thống giáo dục quốc dân sẽ được cung cấp cho người học sau khi đã chính thức hoàn thành một khóa hoặc một chương trình về đào tạo, bồi dưỡng.”

Văn bằng chứng chỉ phản ánh được các yêu cầu của chương trình học tập cũng như trình độ của những người học viên.

1.2. Các loại văn bằng chứng chỉ hiện nay

1.2.1. Các loại văn bằng phổ biến hiện nay

Một số loại văn bằng phổ biến hiện nay như sau:

– Bằng tốt nghiệp THCS: Bằng tốt nghiệp THCS là văn bằng sau khi bạn học hết lớp 9 của cấp THCS sẽ được xét tốt nghiệp và cấp bằng nếu bạn đủ điều kiện. Bằng tốt nghiệp THCS là kết quả học tập và rèn luyện của những người học ở lớp 9. Đối với những học sinh ở THCS, mỗi năm sẽ xét tốt nghiệp 1 lần, xét lúc vừa kết thúc năm học.

– Bằng tốt nghiệp THPT: Bằng tốt nghiệp THPT là bằng tốt nghiệp cấp 3, cấp cho những người đã hoàn thành quá trình THPT và đã tốt nghiệp sau khi thi kỳ thi THPT quốc gia. Bằng tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp. Vai trò của bằng tốt nghiệp THPT rất quan trọng trong quãng đời của mỗi người, dùng để xét vào các trường Đại học, Cao đẳng, các trường đào tạo dạy nghề, đi du học, xuất khẩu lao động, làm chủ cơ sở sản xuất,…

– Bằng tốt nghiệp hệ Trung cấp: Trình độ Trung cấp là cấp bậc đứng sau Cao đẳng và Đại học trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Bằng tốt nghiệp Trung cấp đào tạo nghề nghiệp cho các học viên đi làm luôn. Có 2 loại Trung cấp là Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề.

– Bằng tốt nghiệp hệ Cao đẳng: Hệ Cao đẳng là hệ đứng dưới bậc Đại học. Tấm bằng Cao đẳng có giá trị cao, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp chỉ sau bằng Đại học.

– Bằng cử nhân: Bằng cử nhân thông thường bạn sẽ cần 4 năm học để có thể hoàn thành. Bằng cử nhân có nghĩa là bằng Đại học thông thường, sau khi bạn đủ điều kiện tốt nghiệp Đại học, bạn sẽ có tấm bằng cử nhân. Bằng cử nhân giúp nghề nghiệp của bạn dễ dàng thành công hơn, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn hơn cho bạn.

– Bằng Thạc sĩ: Thạc sĩ là những người học lên cao hơn bậc Đại học, chỉ những người có trình độ học hoặc nghiên cứu rộng lớn. Bằng Thạc sĩ sẽ trên bằng Cử nhân và dưới bằng Tiến sĩ. Khi bạn học Thạc sĩ, bạn sẽ phát triển trí tuệ cao hơn, tăng triển vọng công việc, giúp bạn có mức thu nhập nhiều hơn,…

– Bằng Tiến sĩ: Bằng Tiến sĩ chủ yếu dành cho những sinh viên trở thành học giả nghiên cứu hoặc để trở thành giáo sư, giảng viên của các trường Đại học. Bằng Tiến sĩ là tấm bằng khó lấy hơn bằng Thạc sĩ, quá trình từ bằng Cử nhân lên bằng Tiến sĩ thường mất từ 4 đến 8 năm.

1.2.2. Một số chứng chỉ phổ biến hiện nay

Có 2 loại chứng chỉ phổ biến hiện nay là chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học.

Chứng chỉ ngoại ngữ gồm có chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ tiếng Trung, chứng chỉ tiếng Hàn,… Trong chứng chỉ tiếng Anh có các chứng chỉ phổ biến như TOEIC, TOEFL, IELTS, SAT,…

Chứng chỉ tin học có các chứng chỉ như chứng chỉ quốc tế IC3, MOS,…

Một số ngành bắt buộc bạn cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học, tùy vào yêu cầu của nhà tuyển dụng mà bạn cần cấp văn bằng chứng chỉ khác nhau.

2. Cách viết văn bằng chứng chỉ trong sơ yếu lý lịch

Trong sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ rất quan trọng, nhà tuyển dụng hoặc cơ quan nhà nước sẽ dựa vào văn bằng chứng chỉ của bạn, quyết định có nhận bạn vào làm việc hay không.

Trong sơ yếu lý lịch có trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, văn bằng chứng chỉ trong phần đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ,…

2.1. Trình độ ngoại ngữ

Đối với những người có chứng chỉ ngoại ngữ thì ghi trình độ ngoại ngữ, ghi tên ngoại ngữ cộng với trình độ đào tạo theo như 6 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những người đã có bằng ngoại ngữ trở lên thì ghi tên văn bằng cộng với trình độ ngoại ngữ. Ví dụ: Thạc sĩ Trung, Cử nhân Anh văn,…

2.2. Trình độ tin học

Phần này bạn ghi các trình độ tin học phù hợp với văn bằng, chứng chỉ của bạn. Bạn cần ghi trình độ tin học cao nhất mà bạn có.

2.3. Văn bằng chứng chỉ trong đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Văn bằng chứng chỉ trong đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học: Bạn ghi giống như phần trên, ứng với văn bằng chứng chỉ của bạn. Ví dụ: Tiến sĩ Khoa học, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, chứng chỉ,…

3. Giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ

Tính pháp lý của văn bằng chứng chỉ tại Quốc hội khóa XIV ngày 14/6/2019, Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 có nội dung như dưới đây.

Các văn bằng chứng chỉ do cơ sở giáo dục đào tạo đều có giá trị pháp lý giống nhau trong hệ thống giáo dục. Cụ thể:

Văn bằng sẽ được cấp cho các chủ sở hữu sau khi họ hoàn thành các chương trình giáo dục hoặc đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp, đạt tiêu chuẩn đầu ra theo cơ sở giáo dục đào tạo của trình độ tương ứng như bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và các văn bằng tương đương.

Chứng chỉ được cấp để xác nhận các kết quả học tập của chủ sở hữu sau khi đã hoàn thành các khóa đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề hoặc các cấp chứng chỉ theo quy định.

4. Một số nội dung cơ bản trong văn bằng chứng chỉ

Mỗi loại văn bằng chứng chỉ đều có tên khác biệt, tuy nhiên về nội dung thì nó đều có các mục như sau:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ.

– Tên văn bằng chứng chỉ dựa trên trình độ đào tạo và chương trình đào tạo.

– Nội dung đào tạo của chủ sở hữu.

– Tên cơ sở có thẩm quyền cấp văn bằng chứng chỉ.

– Họ tên đầy đủ của chủ sở hữu văn bằng chứng chỉ.

– Ngày tháng năm sinh của chủ sở hữu văn bằng chứng chỉ.

– Thông tin về hạng tốt nghiệp.

– Địa điểm, thời gian cấp văn bằng chứng chỉ.

– Chức danh và chữ ký có thẩm quyền của người được cấp văn bằng chứng chỉ.

– Số hiệu của văn bằng chứng chỉ, số để vào sổ gốc của việc cấp phát các văn bằng chứng chỉ.

Tùy theo loại văn bằng chứng chỉ mà có nội dung khác nhau, nó sẽ được điều chỉnh sao cho hợp lý với văn bằng chứng chỉ đó.

Văn bằng chứng chỉ cần thiết trong sơ yếu lý lịch, nó là mục để nhà tuyển dụng, cơ quan nhà nước đánh giá trình độ ngoại ngữ, tin học và trình độ học vấn của bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết văn bằng chứng chỉ là gì, cũng như một số nội dung có trong văn bằng chứng chỉ.

Từ khóa » Số Hiệu Văn Bằng Chứng Chỉ Là Gì