Ván Cờ Bất Tử - Huyền Thoại Cờ Vua Năm 1851
Có thể bạn quan tâm
Trong lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn Cờ vua nói chung, đã có không ít giai thoại về các đại kiện tướng lẫn những ván cờ sống mãi với thời gian. Nhưng khi nhắc đến “Ván cờ bất tử”, cộng đồng yêu thích môn thể thao trí tuệ chưa bao giờ ngừng thán phục trước ván đấu cờ vua nổi tiếng giữa Adolf Anderssen và Lionel Kieseritzky diễn ra vào ngày 21 tháng 6 năm 1851, khi hai kỳ thủ đang tham dự giải Cờ vua Quốc tế đầu tiên ở Luân Đôn. Một ván cờ hay được xem là bất tử kể cả khi đây không phải là một ván đấu chính thức, mà diễn ra vào thời gian nghỉ của giải đấu.
Về hai kỳ thủ
Nội dung bài viết
- Về hai kỳ thủ
- Diễn biến ván đấu như sau
- 1. e4 e5
- 2. f4
- 2… exf4
- 3. Tc4 Hh4+
- 4. Vf1 b5?!
- 5. Txb5 Mf6
- 6. Mf3
- 6… Hh6
- 7. d3
- 7… Mh5
- 8. Mh4 Hg5
- 9. Mf5 c6
- 10. g4? Mf6
- 11. Xg1!
- 11… cxb5?
- 12. h4!
- 12… Hg6
- 13. h5 Hg5
- 14. Hf3
- 14… Mg8
- 15. Txf4 Hf6
- 16. Mc3 Tc5
- 17. Md5
- 17… Hxb2
- 18. Td6!
- 18… Txg1?
- 19. e5!
- 19… Ma6
- 20. Mxg7+ Vd8
- 21. Hf6+!
- 21… Mxf6
- 22. Te7# 1–0
Với phong cách chiến đấu tấn công mạnh mẽ, Anderssen – cầm quân Trắng đã liên tục thí quân một cách táo bạo nhằm hướng đến chiến thắng. Và đó là yếu tố tạo nên một trong những ván cờ nổi tiếng nhất mọi thời đại, được gọi là “ván cờ bất tử”.
Đối thủ Lionel Kieseritzky – cầm quân Đen là một người dạy và chơi cờ vua ở Paris. Ông cũng là một huyền thoại nổi tiếng với khả năng lật ngược tình thế siêu phàm, chiến thắng ngoạn mục kể cả khi đối thủ vượt trội hơn về số quân.
Ván đấu giữa hai kỳ thủ hàng đầu diễn ra tại một nhà hàng ở Luân Đôn, trong thời gian giải lao của giải đấu. Bản thân Kieseritzky đã rất ấn tượng với ván đấu này, và ông đã gửi một bức điện trong đó mô tả những nước đi đến câu lạc bộ cờ vua Parisian của mình. Sau rất nhiều những bản lưu truyền về các nước đi gây bất ngờ, tháng 8 năm 1855, Conrad Bayer phân tích các nước cờ trong các báo Vienna Chess dưới tiêu đề “Một ván cờ bất tử” và tên này cũng được sử dụng ở nhiều ngôn ngữ khác.
Diễn biến ván đấu như sau
[pgn url=”http://covuasaigon.edu.vn/wp-content/uploads/2021/11/van-co-bat-tu.pgn” game=0]
1. e4 e5
2. f4
Đây là khai cuộc Gambit Vua. Giống như phong cách tấn công liều lĩnh nổi tiếng của mình, bên Trắng mời đối phương ăn Tốt ngay từ bước đầu để đổi lấy lợi thế phát triển nhanh.
Có thể ngày nay không còn được sử dụng quá nhiều, nhưng đây là khai cuộc phổ biến hồi thế kỷ 19.
2… exf4
Trước lòng tốt của Trắng ngay từ khai cuộc, Đen không ngần ngại nhận Tốt thí. Đây được xem là phương án khai cuộc Gambit Vua tiếp nhận.
3. Tc4 Hh4+
Sau nước thứ ba ta được thế cờ có tên Gambit Tượng. Đen đưa Hậu lên chiếu Vua. Trắng không còn cách nào khác, buộc phải di chuyển và mất khả năng nhập thành.
Tuy nhiên, đối với nước đi xuất Hậu khá sớm này cũng đặt Hậu vào một cuộc truy đuổi nguy hiểm. Trắng có thể uy hiếp và buộc Hậu phải di chuyển nếu đi Mã f3.
Nước cờ thứ 4, Vua trốn chạy khỏi thế chiếu:
4. Vf1 b5?!
Nước đi của bên Đen được những người ghi chép và phân tích ván cờ vừa đặt dấu chấm hỏi lại vừa đặt dấu chấm than, ngụ ý đây là nước đi vừa có thể xem là hay, nhưng với nhiều góc nhiều khác, đặc biệt là các kỳ thủ ngày nay thì đây lại là một sai lầm của Đen. Phương án này gọi là Phản gambit Bryan, đã từng được Kieseritzky phân tích kỹ, và do đó thi thoảng nó cũng mang tên ông. Có nghĩa là Đen đã tính toán khá kỹ, đây là nước đi “ruột” của ông chăng?
5. Txb5 Mf6
6. Mf3
Sau 6 lượt đi, cả 2 bên đều đang trong giai đoạn phát triển quân, nhưng sau nước đi mã f3, Đen lại buộc phải chạy Hậu, lui quân, thay vì tiếp tục phát triển các đòn tấn công.
6… Hh6
7. d3
Đẩy Tốt d3 lên giữ Tốt e4, Trắng kiểm soát chắc chắn khu trung tâm quan trọng, đồng thời mở đường thông thoáng cho tượng đang nằm ở ô c1 có cơ hội xuất trận.
Đại kiện tướng người Đức Robert Hübner đề xuất một nước thay thế khác là mã c3. Đây cũng là một bước triển khai quân khá hay.
7… Mh5
Với nước đi này, Đen muốn củng cố thêm sự an toàn cho con Tốt ở ô f4, đồng thời có ý đe dọa vào ô G3, chiếu vua bắt xe. Nhưng nước đi này cũng đặt Mã vào vị trí ở cột ngoài cùng, nơi mà Mã ít phát huy được tác dụng của một quân cờ linh hoạt, tung hoành tự do trên các ô bàn cờ.
8. Mh4 Hg5
Hậu lui về bắt mã h4, nhưng theo chính Kieseritzky, nước đi tốt hơn nên là đưa quân tốt lên g6.
9. Mf5 c6
Nước đi c6 vừa tấn công Tượng đồng thời tránh việc Tốt d7 bị giằng co và trở thành tâm điểm cho bên trắng mở một cuộc tấn công.
Tuy nhiên, một số gợi ý rằng lên tốt g6 sẽ tốt hơn trong trường hợp này, tìm hướng giải quyết vấn đề củng cố sự an toàn cho Mã h5 đang chịu cảnh đứng ở mép bàn cờ đồng thời trong tầm ngắm của Hậu trắng với quá nhiều rủi ro.
10. g4? Mf6
Trắng chủ ý đưa Tốt lên bắt Mã, Đen lui mã về trấn thủ.
11. Xg1!
Thí quân không tích cực để giành lợi thế. Nếu Đen ăn Tượng, Trắng sẽ tấn công buộc Hậu phải di chuyển, giành lợi thế về phát triển quân.
11… cxb5?
Đối với quân Tượng mạo hiểm của Trắng, với không có rủi ro nào được nhìn thấy, Đen quyết định ăn Tượng.
Thế nhưng, Hübner tin rằng đây là sai lầm quyết định của Đen; ăn Tượng sẽ có được ưu thế hơn quân; nhưng sẽ làm chậm phát triển quân. Đến một thời điểm lực lượng phát triển vượt trội của Trắng có thể nhanh chóng kết hợp để tạo ra một cuộc tấn công. Hübner khuyến cáo nên thay thế bằng 11…h5 – hỏi thăm con tốt trắng đang yên vị ở g4.
12. h4!
Đen không hỏi thăm g4 thì trắng đành phải thăm hỏi Hậu g5. Mã ở f5 bảo vệ con tốt ô h4, giúp Tốt có thể tấn công Hậu.
12… Hg6
Hậu đen dường như đang bị mắc kẹt…
13. h5 Hg5
g5 dường như là con đường cuối cùng cho chiến lược xuất quân Hậu quá sớm của Đen. Tất cả những ô còn lại đều là hiểm hoạ. Hậu đang bị chính mã phe mình giới hạn đường thoái lui. Nhưng ở thế cuộc này, ngay cả Mã cũng không còn con đường nào khác an toàn ngoài quay về g8 như chưa hề có cuộc chia ly.
Đến lúc này, có thể thấy những pha thí quân điên cuồng để đối lấy thế trận của bên trắng thật sự quá nguy hiểm.
14. Hf3
Anderssen đang tạo ra hai mối đe dọa cùng lúc:
Một là Txf4, bẫy Hậu. Hậu trắng đã không còn đường nào để đi, tiến thoái lưỡng nan và hoàn toàn rơi vào cái bẫy chèn ép.
Hai là e5, tấn công Mã Đen ở f6 đồng thời mở đường chéo cho Hậu tấn công Xe không có quân bảo vệ ở a8.
14… Mg8
Đúng như dự đoán, mã đành phải quay về an thủ trong thành. Nước đi này giải quyết được các mối đe dọa trước mắt, nhưng đối với thế trận trung cuộc, nó lại như nhấn mạnh sự chậm phát triển trầm trọng trong việc triển khai quân của đen.
Lúc này chỉ duy nhất một quân (ngoài Tốt) rời khỏi vị trí ban đầu là Hậu. Nhưng ngay cả Hậu cũng đang quay cuồng khi trở thành con mồi trong cuộc truy kích của bên Trắng. Trong khi đó Trắng đang kiểm soát phần lớn bàn cờ.
15. Txf4 Hf6
16. Mc3 Tc5
Trắng tiếp tục phát triển quân. Đen cũng có động thái quay trở lại sau những cuộc trốn chạy, phát triển Tượng, tấn công Xe.
17. Md5
Trắng phản công, Hậu Đen vẫn chưa thể rời khỏi tầm ngắm của Trắng. Với sự linh hoạt của Mã, Trắng đồng thời đe dọa Vua và Xe Đen với Mc7+.
17… Hxb2
Đen ăn Tốt, và dọa ăn tiếp Xe ở a1 kèm theo nước chiếu Vua.
18. Td6!
Mặc cho Đen đang uy hiếp cả 2 quân Xe, Trắng mời Đen ăn xe của mình và tiếp tục với chiến thuật thí quân để lấy cho mình thế trận tốt nhất. Đây được xem là một nước đi hay!
Theo nhận xét của Hübner, với thế trận lúc này, Trắng thật sự có rất nhiều cách để chiến thắng. Nước Td6 là một bất ngờ, vì Trắng sẵn lòng hiến dâng rất nhiều quân.
18… Txg1?
Một nước đi được đánh giá là sai lầm. Đem tượng xuống ăn xe lần này là một trong những nguyên do dẫn đến thất bại của Đen.
19. e5!
Sau khi mất đi một Xe, Trắng không ăn Tượng g1, cũng không quan tâm đến quân Xe a1 hay Tốt c2 đang ở trong tầm ngắm của Hậu Đen. Đen có thể thoải mái ăn quân của Trắng, nhưng rõ ràng, nước đi e5 đã đóng lại con đường lui về phòng thủ của Hậu.
Đen trông có vẻ khá bất lực. Họ có nhiều quân hơn, giữ thế tấn công đến mức Hậu và Tượng áp sát đến hàng ngang cuối cùng của trắng, nhưng 2 quân này không thể phối hợp tấn công. Thậm chí Đen còn đang đối diện với tình thế nguy hiểm tiềm tàng khi Trắng đã phát triển quân khá đều, chia cắt sự liên kết các quân của Đen và cắt luôn đường lui thoát của Hậu.
Theo như Kieseritzky – người cầm quân Đen, ông đã chịu thua ngay lúc này.
19… Ma6
Nỗ lực phòng thủ để bảo vệ ô c7 do Trắng đang đe doạ ăn Tốt g7, chiếu Vua. Vua đen lúc này chỉ có thể sang d8 – chiếu bí.
20. Mxg7+ Vd8
21. Hf6+!
Trắng không ngại thí Hậu để tập trung vào mục tiêu giải thoát ô e7 khỏi sự bảo vệ của con Mã g8.
21… Mxf6
22. Te7# 1–0
Ván đấu kết thúc với kết quả thắng dành cho Trắng. Khi nhìn tổng quan lại một lần nữa, có thể thấy lực lượng Đen nhiều hơn Trắng đáng kể. Ngay cả khi vẫn còn trọn vẹn 2 Xe, 2 mã, 2 tượng và Hậu, Đen đã không thể tấn công đến quân Vua trắng đang đơn độc ở hàng 1, cùng với một quân xe đang bị hậu Đen uy hiếp.
Savielly Tartakower đã mô tả đây là “một ván đấu đẹp”.
Mọi kỳ thủ trên hành trình chinh phục bộ môn trí tuệ này đều sẽ có những ván cờ họ mãi không quên, được xem là bất tử của riêng họ. Nhưng để được thế giới công nhận là ván cờ bất tử thì chỉ có một! Đây là một trong những ván đấu nổi tiếng nhất thời đại và mang đến quá nhiều bất ngờ cho người xem.
Xem thêm: Gambit Hậu – có nên “chấp nhận”?
Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến khoá học Cờ vua và phương thức giảng dạy của trung tâm, Quý phụ huynh hãy liên hệ:
Website: http://covuasaigon.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/CovuaSaiGon/
Hotline: 0845700135
Từ khóa » Cách Chơi Khai Cuộc Gambit Hậu
-
Cờ Vua: Khai Cuộc "Gambit Hậu" Cho Người Mới Tập Chơi - YouTube
-
LÍ THUYẾT KHAI CUỘC #2: QUEEN'S GAMBIT - Spiderum
-
Gambit Hậu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cờ Vua: Khai Cuộc Gambit Hậu Chấp Nhận (Queen Gambit Accepted)
-
Cờ Vua: Thế Nào Là Khai Cuộc Gambit Hậu? (Queen's Gambit)
-
Queen's Gambit- Nước Khai Cuộc
-
Bài Học Tấn Công Mở đường, Mối đe Dọa đáng Sợ Khi Chơi Cờ Vua
-
Bài 4: Ván Cờ Ý Yên Tĩnh Và Sôi động (phần 2) - Khai Cuộc
-
Bí Quyết Chiến Thắng Thần Tốc Với Các Bẫy Khai Cuộc Cờ Vua
-
7 Cách Khai Cuộc Cờ Vua Bằng Gambit || Cạm Bẫy ... - Giải Trí 365
-
Phòng Thủ Pháp (cờ Vua) - Wikiwand
-
LÍ THUYẾT KHAI CUỘC #2: QUEEN'S GAMBIT - Gấu Đây
-
Khai Cuộc Cờ Vua: Nguyên Tắc, Chiến Lược, Phương Pháp