Vấn đề Chuyển Thể Tiểu Thuyết Hồ Biểu Chánh Sang Phim - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Vấn đề chuyển thể tiểu thuyết hồ biểu chánh sang phim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNNGUYỄN THỊ QUÝVẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TIỂU THUYẾTHỒ BIỂU CHÁNH SANG PHIMLUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂNThành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNNGUYỄN THỊ QUÝVẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TIỂU THUYẾTHỒ BIỂU CHÁNH SANG PHIMLUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂNChuyên ngành: VĂN HỌCVIỆT NAMMã số: 60.22.34NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS.TS. NGƢT. Phan Thị Bích HàThành phố Hồ Chí Minh, 2016 LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn “Vấn đề chuyển thể tiểu thuyết Hồ Biểu Chánhsang phim” là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Những nội dung và ý tưởng củacác tác giả khác được sử dụng trong luận văn này đều được ghi chú, trích dẫn đầyđủ theo quy định.Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn.Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2016Tác giảNguyễn Thị Quý LỜI CẢM ƠNTơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. NGƯT Phan Thị BíchHà, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt q trình thựchiện luận văn này.Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Văn học vàNgôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minhđã truyền thụ những kiến thức và niềm đam mê nghiên cứu văn chương.Luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế,tơi mong nhận được sự góp ý chân thành của q thầy cơ.Tơi xin chân thành cảm ơn!Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2016Tác giảNguyễn Thị Quý MỤC LỤCDẪN LUẬN ................................................................................................................1CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH ........................81.1. Đặc trƣng ngôn ngữ của văn học và điện ảnh ..............................................81.1.1. Đặc trƣng ngôn ngữ văn học ...................................................................81.1.2. Đặc trƣng ngôn ngữ điện ảnh ................................................................131.2. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh .......................................................191.2.1. Ảnh hƣởng của văn học đối với điện ảnh .............................................191.2.2. Sự tác động trở lại của điện ảnh đối với văn học. ...............................221.3. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với việc xây dựng phim truyện truyền hình...............................................................................................................................241.3.1. Đặc trƣng của phim truyện truyền hình ..............................................241.3.2. Đặc trƣng của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ...........................................27CHƢƠNG 2: TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH VỚI VIỆC CHUYỂN THỂQUA PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH TỪ GĨC NHÌN SO SÁNH. ..............352.1. Về cốt truyện .................................................................................................352.1.1. Phƣơng pháp thay đổi gần nhƣ hoàn toàn cốt truyện so với tác phẩmvăn học ...............................................................................................................362.1.1.1. Phƣơng thức thay đổi tình tiết quan trọng để thay đổi cốt truyện.........................................................................................................................372.1.1.2. Phƣơng thức kết hợp nhiều tác phẩm giống nhau về đề tài đểthay đổi cốt truyện. .......................................................................................432.1.1.3. Phƣơng thức thêm cốt truyện phụ để thay đổi cốt truyện ...........482.1.2. Phƣơng pháp thay đổi phần kết. ...........................................................522.2. Về nhân vật ....................................................................................................562.2.1. Phƣơng thức đặt tên cho nhân vật ........................................................562.2.2. Phƣơng thức xây dựng hình tƣợng nhân vật .......................................582.2.2.1. Phƣơng thức giữ nguyên hình tƣợng nhân vật .............................582.2.2.2. Phƣơng thức thay đổi hình tƣợng nhân vật ..................................62 2.2.2.3. Phƣơng thức sáng tạo thêm hình tƣợng nhân vật ........................672.3. Về chủ đề, tƣ tƣởng.......................................................................................702.3.1. Phƣơng thức xây dựng chủ đề, tƣ tƣởng của phim gần với tiểu thuyết............................................................................................................................702.3.2. Phƣơng thức xây dựng chủ đề, tƣ tƣởng của phim khác với tiểuthuyết .................................................................................................................78CHƢƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ CHUYỂN THỂ THÀNHCÔNG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH SANG PHIM TRUYỆN TRUYỀNHÌNH ........................................................................................................................843.1 Kịch bản phim ................................................................................................843.2. Về ngơn ngữ hình ảnh ..................................................................................883.2.1. Yếu tố bối cảnh .......................................................................................883.2.2. Yếu tố trang phục ...................................................................................933.2.3. Yếu tố diễn viên và vấn đề diễn xuất ....................................................953.3. Về ngôn ngữ âm thanh ...............................................................................1003.3.1. Yếu tố lời thoại ......................................................................................1003.3.2. Thành tố âm nhạc .................................................................................104KẾT LUẬN ............................................................................................................110TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114 1DẪN LUẬN1. Lý do chọn đề tàiĐiện ảnh và văn học là hai loại hình nghệ thuật khác nhau cả về phương thứcsáng tác, phương thức biểu đạt lẫn phương thức tiếp nhận. Văn học là nghệ thuậtcủa ngôn từ, có khả năng tái hiện và nhận thức cuộc sống một cách chân thật nhấtcũng như xây dựng các hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao. So với vănhọc, điện ảnh ra đời muộn hơn, là sản phẩm của khoa học kỹ thuật hiện đại, là bộmôn nghệ thuật tổng hợp của hình ảnh, âm thanh. Nó thỏa mãn người xem thơngqua những hình ảnh và âm thanh chân thực, sống động. Tuy khác nhau như vậy,nhưng hai loại hình này vẫn có mối liên hệ đặc biệt, nhất là trong quá trình chuyểnthể từ tác phẩm văn học lên màn ảnh.Thứ nhất, văn học là nguồn chất liệu, là nguồn cảm hứng cho điện ảnh. Một bộphim hay bên cạnh những yếu tố như diễn xuất của diễn viên, âm thanh, bố cục hìnhảnh thì điều quan trọng nhất là phải có kịch bản hay, có giá trị nghệ thuật. Có thểnói, tác phẩm văn học sẽ là một mảnh đất để các nhà làm phim khám phá và khaithác.Thứ hai, nếu một tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim thì mỗi đạodiễn, nhà biên kịch, diễn viên vừa đóng vai là một người cảm thụ, vừa đóng vai làmột người đồng sáng tạo khi tham gia vào tác phẩm điện ảnh, sẽ làm cho tác phẩmđược quảng bá đến công chúng rộng hơn, giúp văn học tìm lại độc giả, truyền cảmhứng cho người đọc, thậm chí cịn gián tiếp mang lại độc giả mới cho tác phẩm vănhọc.Trên thế giới nhiều tác phẩm điện ảnh xuất sắc đều được chuyển thể từ tácphẩm văn học như: Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió) của đạo diễn VictorFleming, được chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng cùng tên của nhà văn MỹMargaret Mitchell; The Godfather II (Bố già II) của đạo diễn Francis Ford Coppoladựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo; War and Peace (Chiến tranhvà Hòa bình) của đạo diễn Sergei Bondarchuk, dựa theo tiểu thuyết nổi tiếng cùngtên của nhà văn Lev Tolstoy; Tây du ký của đạo diễn Dương Khiết được chuyển thể 2từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân; Hồng lâu mộng của đạo diễnVương Phù Lâm được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của tác giả Tào TuyếtCần…Ở Việt Nam, nhiều tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm văn họccũng gặt hái được những thành công nhất định như: Bao giờ cho đến tháng Mườicủa đạo diễn Đặng Nhật Minh, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của ông; Tướngvề hưu của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhàvăn Nguyễn Huy Thiệp; Thời xa vắng của đạo diễn Hồ Quang Minh, chuyển thể từtác phẩm cùng tên của nhà văn Lê Lựu; Mùa len trâu của đạo diễn Nguyễn VõNghiêm Minh, chuyển thể dựa theo Một cuộc bể dâu và Mùa len trâu của nhà vănSơn Nam, hay Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Vĩnh Sơn, chuyển thể từ truyệnngắn cùng tên của nhà văn Trần Thùy Mai, gần đây nhất là bộ phim Cánh đồng bấttận của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình được chuyển thể từ tác phẩm cùng têncủa nhà văn Nguyễn Ngọc Tư…Hồ Biểu Chánh là một cây bút tiên phong của văn học Nam Bộ cũng có nhiềutác phẩm được chuyển thể thành phim. Năm 1989 đạo diễn Hồ Ngọc Xum đãchuyển thể tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa của nhà văn Hồ Biểu Chánh thành bộ phimcùng tên, đánh dấu “mối nhân duyên” giữa tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh với điệnảnh. Trong hơn hai mươi năm qua, rất nhiều tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đượcchuyển thể thành phim, tạo nên “dòng phim chuyển thể từ tiểu thuyết Hồ BiểuChánh” như: Ngọn cỏ gió đùa (1989), Con nhà nghèo (1998), Chúa tàu kim quy(2002), Nợ đời (2004), Cay đắng mùi đời (2007), Tại tơi (2009), Tình án (2009),Tân phong nữ sĩ (2009), Khóc thầm (2010), Lịng dạ đàn bà (2011), Ngọn cỏ gióđùa (mới) 2011…Là nhà văn của những năm đầu thế kỷ XX, nhưng giá trị tiểu thuyết của HồBiểu Chánh vẫn có sức hấp dẫn đến ngày hơm nay. Bởi vì, nó đã chuyển tải đượcnhững vấn đề của xã hội hiện đại như: sự tha hóa, sự băng hoại của con người trướcnhững cám dỗ vật chất, gióng lên hồi chng cảnh tỉnh lương tri của con người. Cólẽ vì vậy mà phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có một sức 3sống bền bỉ, được một bộ phận đông đảo công chúng tiếp nhận. Tuy nhiên, dưới gócnhìn so sánh, một vấn đề đặt ra là: khán giả lựa chọn và chấp nhận dòng phim này ởmức độ nào? Thấy được vai trò của tác phẩm văn học và điện ảnh cũng như vị tríđộc lập của nó? Những khả năng chuyển thể, những vấn đề “làm mới” phim?Những vấn đề này cần được tìm hiểu sâu hơn. Đây là một trong lý do tôi chọn đề tàinày để nghiên cứu.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứuĐối tƣợng nghiên cứu: Chúng tơi sẽ tìm hiểu, phân tích các tác phẩm văn họcđược chuyển thể và những bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của Hồ BiểuChánh, đưa ra những điểm tương đồng và những nét khác biệt, những điều đạt đượcvà chưa được khi chuyển thể, cũng như sự đón chờ của cơng chúng với “dịng phimchuyển thể từ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”.Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi sẽ tập trung khảo sát tám bộ phim tiêu biểuđược chuyển thể từ các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh sau:-Nợ đời (2004), Cay đắng mùi đời (2007), Ngọn cỏ gió đùa (2011) đạo diễnHồ Ngọc Xum, chuyển thể từ các tác phẩm cùng tên.-Tại tôi (2009), Tân phong nữ sĩ (2009), Khóc thầm (2010), đạo diễn Võ ViệtHùng, chuyển thể từ các tác phẩm cùng tên.-Tình án (2009), đạo diễn Võ Việt Hùng, chuyển thể từ tác phẩm Cư kỉnh.-Lòng dạ đàn bà (2011), đạo diễn Hồ Ngọc Xum, chuyển thể dựa theocác tác phẩm Lòng dạ đàn bà, Dây oan, Ông cử, Chị Đào chị Lý…3. Lịch sử nghiên cứu vấn đềLịch sử nghiên cứu vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh.Trên thế giới, vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh đã được bànluận nhiều và được đúc kết thành lý luận nghiên cứu chuyên ngành. Ở Việt Nam,mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh đã được giới nghiên cứu quan tâm nhưngviệc nghiên cứu chưa có hệ thống mà chủ yếu là dịch từ tài liệu nước ngồi.Chúng ta có thể kể đến những cơng trình như: Văn học với điện ảnh của LiênXơ (Mai Hồng dịch), đặc biệt là cuốn Điện ảnh và văn học của Timothy Corrigan 4(Nguyễn Thu Hà, Trần Phương Hoàng …dịch - Nxb Thế giới, Hà Nội, 2011) đã chỉra mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và điện ảnh từ đầu thế kỷ XX đến nay. Tác giảbài viết đã đưa ra những nghiên cứu thật nghiêm túc về mối tương giao giữa các tácphẩm văn chương và phim ảnh, nhận xét về sự khác biệt giữa sự viết văn và viếtkịch bản, giữa đọc và xem, từ đó đi đến lý giải vì sao văn học vẫn có giá trị và đángđể suy ngẫm trong sự phát triển không ngừng của điện ảnh, và tại sao làn ranh giữavăn học và điện ảnh đang dần bị xóa nhịa.Bên cạnh đó, vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh bước đầu đãđược một số nhà lí luận, nghiên cứu điện ảnh quan tâm và giới thiệu trong các bàibáo, tạp chí như: Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 06 1999, Phạm Vũ Dũng), Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số02 - 2001, Hương Nguyên), Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh (Tạp chí Vănhóa Nghệ thuật, số 10 - 2002, Minh Trí), đặc biệt là Từ Chùa đàn đến Mê thảo; Liênvăn bản trong văn chương và điện ảnh (Tạp chí Văn học, tháng 12 - 2006, NguyễnNam).Gần đây, chúng tôi cũng nhận thấy một số chuyên luận đã đi vào phân tích vàbàn luận một cách chi tiết và cụ thể về những điểm tương đồng và khác biệt, nhữngthuận lợi và cũng là những thách thức… trong việc chuyển thể từ tác phẩm văn họcsang điện ảnh. Trong số đó, chúng ta phải kể đến luận văn cao học Từ tác phẩm vănhọc đến phim truyện điện ảnh của tác giả Trương Nữ Diệu Linh, luận văn Vấn đềchuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh (Từ góc nhìn tự sự) của tác giả ĐỗThị Ngọc Diệp, luận văn Vấn đề chuyển thể tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp sang điệnảnh của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diễm, luận văn cao học của tác giả Nguyễn ThịHoa Từ trang viết đến màn bạc: chuyển thể điện ảnh và sự hồi đáp của ngườixem/người đọc qua một số tác phẩm văn học đương đại…Lịch sử nghiên cứu vấn đề chuyển thể từ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánhsang phimHồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn tiên phong xây dựng nền tiểuthuyết hiện đại của văn học Việt Nam, để lại cho chúng ta một kho tiểu thuyết đồ 5sộ, tái hiện sinh động về cuộc sống và phong hóa của vùng đất Nam Bộ xa xưa. Viếtvề Hồ Biểu Chánh và sự nghiệp sáng tác của ơng có nhiều tác giả như: Trần ThịPhương Phương, “Người thất chí của Hồ Biểu Chánh - Một hiện tượng phóng tác nhìn từ quan điểm loại hình lịch sử”; Lê Thị Thanh Tâm, “Văn hóa Nam Bộ quatác phẩm của Hồ Biểu Chánh”; luận án Tiến sĩ của HuỳnhThị Lành, “Vị trí của HồBiểu Chánh trong văn xi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)”; LêThị Thanh Thủy, “Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, NguyễnVăn Nở, Huỳnh Thị Lan Phương, “Vài nét về ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ BiểuChánh”; Nguyễn Vy Khanh “Ngôn ngữ của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”; đặc biệtlà các cơng trình khảo cứu, các bài nghiên cứu – phê bình về cuộc đời và văn nghiệpHồ Biểu Chánh ở miền Nam trước 1975 như: Phạm Côn Sơn, “Hồ Biểu Chánh mộtnhà văn kỳ cựu của miền Nam”, Văn nghệ tập san (9 - 1956); Thanh Lãng , "HồBiểu Chánh (1885 - 1958); Thiếu Sơn, “Nhớ Hồ Biểu Chánh”; Hồ Hữu Tường,“Nhập mộng và tỉnh mộng”; Bình Nguyên Lộc, “Biến cố và chiếc cầu Hồ BiểuChánh”; Sơn Nam, “Nghĩ về Hồ Biểu Chánh”; Dương Nghiễm Mậu, “Từ đó đếnnay”; Đơng Hồ, “Hồ Biểu Chánh nhà văn bạch thoại miền Nam”; Đông Hồ, HồBiểu Chánh nhà văn viết rất siêng năng, Tạp chí Văn (80 - 1967); Lê Huy Oanh“Hồng Ngọc Phách, Nhất Linh, Khái Hưng, Hồ Biểu Chánh, Ngô Tất Tố qua cáctác phẩm Tố Tâm, Đoạn Tuyệt và Bướm Trắng, Hồn Bướm Mơ Tiên, Ngọn Cỏ GióĐùa, Tắt Đèn”, Thời tập (16/9/1974); Nguyễn Khuê, “Chân dung Hồ Biểu Chánh”,Lửa thiêng xuất bản, (1974)...Tất cả những cơng trình trên đã có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu, đánh giáchun sâu về con người và sự nghiệp văn học của Hồ Biểu Chánh.Tuy vậy, từ khi tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được chuyển thể thành phim đếnnay, chúng tôi chưa thấy một cơng trình nào nghiên cứu chun sâu, mang tính kháiquát về các vấn đề liên quan đến việc chuyển thể từ tác phẩm văn học của Hồ BiểuChánh sang phim truyền hình mà chỉ thấy có một số bài báo trên các tạp chí hoặctrên Internet phỏng vấn đạo diễn hay mang tính giới thiệu về bộ phim như: Cát Vũ,“Chùm phim Hồ Biểu Chánh, Nguoilaodong.com.vn, 6/7/2002; “Thành Hoàng và 6“duyên nợ” với nhà văn Hồ Biểu Chánh, hobieuchanh.com; “Đạo diễn Hồ NgọcXum: „Duyên nợ với nhà văn Hồ Biểu Chánh còn dài…”, vietbao.vn, 8/4/2003;“Truyện của Hồ Biểu Chánh được mùa lên phim”, Vietbao.vn, 14/6/2004; “Dấuxưa Nam Bộ lên phim, tuoitre.vn, 19/7/2008; Như Hoa, “Ngọn cỏ gió đùa – Hìnhảnh một Jean valjean Việt Nam, Vtvcantho.vn, 1/8/2013; Anh Dương, “Tiểu thuyếtHồ Biểu Chánh lại lên phim”, Zing.vn, 29/11/2015; Thiên Hương, “Hai Lúa ThanhTuấn và duyên nợ với dòng phim Hồ Biểu Chánh”,Thanhnien.vn, 5/6/2015…Hơn nữa, “dòng phim chuyển thể từ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” hiện nay đangđược cơng chúng đón nhận với nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy, chúng tơi nghĩ rằngcần có một cơng trình nghiên cứu chun sâu và hệ thống hơn về những tiểu thuyếtHồ Biểu Chánh được chuyển thể sang phim truyện truyền hình để đánh giá vai trịxã hội của nó. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về giá trịvăn học trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễnKhi thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đạt được một số mục tiêu sau:Thứ nhất là tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm văn họcđược chuyển thể của Hồ Biểu Chánh và phim chuyển thể. Từ đó, có cái nhìn tồndiện và sâu sắc hơn về ý nghĩa xã hội trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.Thứ hai là tổng hợp, phân tích về những nguyên tắc khi chuyển thể từ tiểuthuyết của Hồ Biểu Chánh sang phim: những yếu tố nào nên giữ lại hoặc cần phảilược bỏ, thay đổi hoặc làm mới để “dòng phim chuyển thể từ tiểu thuyết Hồ BiểuChánh” phù hợp với sự tiếp nhận của khán giả trong thời hiện đại.5. Phƣơng pháp nghiên cứuTrong q trình nghiên cứu, triển khai luận văn, chúng tơi chủ yếu sử dụng cácphương pháp sau: so sánh liên ngành, thống kê, phân tích, tổng hợp….Trên cơ sở kiến thức phương pháp so sánh liên ngành, chúng tôi đi vào so sánhnhững đặc trưng về mặt ngôn ngữ của văn học và điện ảnh. Từ đó, chúng tơi sẽ tậptrung so sánh tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh và phim truyện truyền hình được chuyểnthể từ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh để thấy được những điểm tương đồng và khác 7biệt, những sáng tạo, chuyển đổi của nhà làm phim trong q trình chuyển thể ở bakhía cạnh: cốt truyện, nhân vật và chủ đề tư tưởng. Cuối cùng, chúng tơi sẽ tiếnhành phân tích, tổng hợp và đánh giá ý nghĩa và giá trị của tiểu thuyết cũng như bộphim được chuyển thể từ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.6. Cấu trúc luận vănLuận văn “Vấn đề chuyển thể tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sang phim” gồm 122trang (phần Dẫn luận: 7 trang, Kết luận: 4 trang, Thƣ mục: 107 đề mục (8 trang),Phụ lục 7 trang) gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về văn học và điệnảnh, gồm 27 trang, trình bày về đặc trưng ngơn ngữ của văn học và điện ảnh, mốiquan hệ tác động qua lại giữa chúng. Bên cạnh đó, chúng tơi còn giới thiệu vềnhững đặc trưng của phim truyện truyền hình và những đặc điểm của tiểu thuyết HồBiểu Chánh; Chƣơng 2: Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với việc chuyển thể quaphim truyện truyền hình từ góc nhìn so sánh, gồm 50 trang, tập trung tìm hiểunhững điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh và phimchuyển thể từ tiểu thuyết của ông; Chƣơng 3: Những nguyên tắc chuyển thể từtiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sang phim, gồm 26 trang, đi sâu tìm hiểu những thayđổi từ ngôn ngữ văn học thành ngôn ngữ điện ảnh trong phim chuyển thể từ tiểuthuyết Hồ Biểu Chánh. 8CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNHNgày nay, các loại hình nghệ thuật đều có mối quan hệ, tác động qua lại vàthâm nhập lẫn nhau. Họa sĩ đưa tiếng nói của âm nhạc vào trong hội họa, nhà điêukhắc đưa màu sắc vào trong hình khối, nhà văn đưa thủ pháp tạo hình vào trong vănhọc. Hơn nữa, một khuynh hướng nghệ thuật có thể phát triển và ảnh hưởng đếnnhiều ngành nghệ thuật. Ví như: Chủ nghĩa ấn tượng, Chủ nghĩa cổ điển, Chủ nghĩatự nhiên không chỉ xuất hiện trong hội họa, văn học mà còn xuất hiện trong âmnhạc, điện ảnh…Trong sự tác động qua lại đó, văn học và điện ảnh có mối quan hệđặc biệt. Mặc dù điện ảnh và văn học là hai loại hình nghệ thuật hồn tồn độc lập,có những đặc trưng ngơn ngữ riêng, nhưng chúng vẫn có những điểm tương đồng,giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau. Những tác phẩm điện ảnh xuất sắc được chuyểnthể từ tác phẩm văn học ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng nhưCuốn theo chiều gió, Mê Thảo thời vang bóng, Mùa len trâu… là minh chứng rõ nétnhất cho mối quan hệ này.Trước khi bàn về vấn đề chuyển thể từ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh sangphim, chúng ta không thể khơng có những phép so sánh, đối chiếu về cơ sở mangtính lý luận đặc trưng ngơn ngữ của mỗi loại hình nghệ thuật này. Bởi vì, xét đếncùng đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật đều bắt nguồn từ đặc trưng ngơn ngữcủa nó. Bên cạnh đó, phim chuyển thể từ tác phẩm của Hồ Biểu Chánh lại là phimtruyền hình. Như vậy, phim truyền hình có những nét đặc trưng như thế nào? Và tạisao tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có sức hấp dẫn đối với phim truyền hình, sẽ lànhững vấn đề mà chúng tơi chú trọng tập trung giải quyết ở chương này.1.1. Đặc trƣng ngôn ngữ của văn học và điện ảnh1.1.1. Đặc trƣng ngơn ngữ văn họcVăn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ, phản ánh đời sống thơng quacác hình tượng nghệ thuật - khách thể tinh thần đặc thù hồn tồn độc lập với nhàvăn. Nó có thể là một bơng hoa, một phong cảnh thiên nhiên hay một con ngườinhưng hình tượng ấy phải mang tính thẩm mỹ, tính tạo hình và tính nghệ thuật. Nóphải hiện lên thật sống động, cụ thể và riêng biệt. Hình tượng nghệ thuật là kết tinh 9từ những trải nghiệm cuộc sống, năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú vàtâm hồn nhạy cảm của nhà văn. Qua hình tượng văn học, nhà văn khơng chỉ đưa ranhững nhận thức về hiện thực khách quan mà cịn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, ướcmơ, khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống.Là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất trong lịch sử pháttriển của loài người, nhưng từ khi được hình thành cho đến nay, văn học vẫn giữngun vai trị và vị trí của mình trong vấn đề nhận thức, khám phá và biểu đạt cuộcsống mà khơng có một loại hình nghệ thuật nào có thể thay thế được. Nó giúp chocon người vươn đến cái chân, thiện, mỹ của cuộc đời.Một trong những yếu tố làm nên nét khu biệt của văn học, giúp cho nó có mộtvị trí quan trọng chính là đặc trưng ngơn ngữ của nó - ngơn từ nghệ thuật.Đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của ngôn từ nghệ thuật chính là tínhhình tượng gián tiếp: Lấy ngơn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng văn họccho nên nó khơng được cảm thụ trực tiếp bằng các giác quan như: thị giác, thínhgiác mà thơng qua năng lực tưởng tưởng và những trải nghiệm của người đọc. Cáchình tượng văn học khơng mang tính trực quan sinh động nhưng nó tác động trựctiếp vào trí tưởng tượng của người đọc. Nó vừa mang tính cảm tính, vừa mang tínhcụ thể. Tính cụ thể ở đây là cụ thể về từng chi tiết, từng hình ảnh được nhà văn miêutả hiện lên một cách rõ nét, riêng biệt.Chúng ta có thể ngắm bức tranh Mùa thu vàng của danh họa Levitan, nghenhững giai điệu đắm say của bản tình ca My heart will go on trong bộ phim Titanic,hay chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của lăng Taj Mahal, tháp Eiffel… nhưng mỗingười đọc lại cảm nhận một cách khác nhau về tiếng đàn đau đớn của nàng Kiều khiđánh cho Hoạn Thư và Thúc Sinh nghe:Bốn dây như khóc, như thanKhiến người trong cuộc cũng tan nát lịngCùng trong một tiếng tơ đồngNgười ngồi cười nụ, người trong khóc thầm!(Truyện Kiều - Nguyễn Du) 10Khi miêu tả bức tranh mùa thu Pautovsky đã đánh thức tâm hồn chúng tabằng cả thị giác, thính giác và xúc giác để cùng đắm chìm trong cảnh trời thu: “Trờiđang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thànhmuôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thànhmột phần rất nhỏ mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi”. (Lẵngquả thông - Pautovsky).Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn khơng những tái tạo được những hình tượngvăn học hữu hình mà cịn tái tạo được cả những cái vơ hình, những cái mỏng manh,mơ hồ nhất của đời sống con người. Nhà thơ Xuân Diệu đã vẽ lên một không gianmơ mộng huyền ảo của ánh trăng, ở đó, con người và cảnh vật cùng hịa làm một.Nó chơi vơi, bất tận:Sương nương theo trăng ngừng lưng trờiTương tư nâng lòng lên chơi vơi.(Nhị hồ - Xuân Diệu)Rõ ràng, việc không thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan về các sự vậthiện tượng của người đọc đã mở ra nhiều điều thú vị cho trí tưởng tượng của conngười. Chính đặc điểm này làm cho hình tượng nghệ thuật mang nhiều tầng ngữnghĩa và có tính ám thị cao.Đặc trưng thứ hai của ngơn ngữ văn học là tính tư duy trực tiếp. Do ngơnngữ là “cái vỏ vật chất trực tiếp của tư duy”, nên văn học có thể bộc lộ trực tiếp tưtưởng, tình cảm của nhà văn, của nhân vật. Trừ sân khấu và điện ảnh cịn các loạihình nghệ thuật khác đều mang tính tư duy gián tiếp. Bởi vì tư tưởng và vẻ đẹp củanó ẩn giấu đằng sau những bức tranh, bản nhạc. Nhưng với văn học thì lại khác,chúng ta có thể đọc được những dịng suy nghĩ, những lời tâm sự, những suy tư dằnvặt về số phận, cuộc đời. Thế nào là hạnh phúc, là đau khổ, là giàu sang, phú quý, làmây nổi phù vân, là tồn tại hay khơng tồn tại? (…) Đó là những câu hỏi, những lờiđối thoại của Shakespeare, Nguyễn Du, Victor Hugo (…) của Hamlet, Từ Hải, JeanValjean… với thế hệ độc giả văn chương muôn đời. 11Nhiều thế kỷ đã trôi qua, bức tranh Nàng Mona Lisa của danh họa LeonardoDa Vinci vẫn thu hút rất nhiều các chuyên gia nghiên cứu và những người yêu hộihọa. Ánh mắt và nụ cười của nàng vẫn luôn là một điều bí ẩn. Trái lại, với văn học,chúng ta vẫn hiểu được tâm trạng rối bời, xót xa, thổn thức của nàng Kiều sau buổigặp gỡ với Kim Trọng và Đạm Tiên:Một mình lặng ngắm bóng Nga,Rộn đường gần với nỗi xa bời bời;“Người mà đến thế thì thôiĐời phồn hoa cũng là đời bỏ đi“Người đâu gặp gỡ làm chi,Trăm năm biết có dun gì hay khơng? ”(Truyện Kiều - Nguyễn Du)Với sức mạnh của ngôn từ, văn học có thể đi sâu vào miêu tả đời sống tâm lýcủa con người, những diễn biến tinh tế của nội tâm. Hình ảnh một Chí Phèo tỉnhdậy sau cơn say triền miên, hắn nhận ra tình trạng bi đát của cuộc đời mình: Giàyếu, ốm đau, cơ độc… đã được Nam Cao thể hiện những chuyển biến tâm lý rấtthành công: “Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn cịn cơ độc. Buồn thay cho đời! Có lýnào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu. . . Dẫu sao,đó khơng phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kiacủa đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cựcnhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đãhư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đơngđã đến. Chí Phèo hình như đã trơng thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau, vàcơ độc, cái này cịn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. (Chí Phèo - Nam Cao)Đặc trưng thứ ba chính là khả năng chiếm lĩnh, vượt qua giới hạn không gianvà thời gian của ngơn ngữ nghệ thuật. Mỗi loại hình nghệ thuật có khả năng chiếmlĩnh hiện thực trong giới hạn khơng gian và thời gian riêng của nó. Nếu như hội họavà điêu khắc là nghệ thuật của không gian, thì văn học là nghệ thuật của thời gian.Lessing nhấn mạnh trong hội họa và điêu khắc các sự vật tồn tại kề nhau trong 12khơng gian. Cịn văn học lại mang tính hình tuyến (quan điểm của nhà ngôn ngữhọc F. de. Saussure). Nghĩa là các sự vật hiện tượng không xuất hiện cùng một lúcmà nó đến một cách trình tự kế tiếp nhau. Chính đặc tính này của ngơn ngữ vừa gâyra những cản trở trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học nhưng nó lại đem đến hiệuquả to lớn trong việc diễn tả các sự vật hiện tượng trong dòng chảy của thời gian.Hơn nữa, ngôn ngữ là sản phẩm trực tiếp của tư duy, là hệ thống ký hiệu củanhững khái niệm. Nó khơng mang tính vật chất như các chất liệu của các các loạihình nghệ thuật khác nên nó có thể tái hiện được cuộc sống trong một không gianrộng và thời gian dài mà không một tác phẩm hội họa hay điêu khắc nào có thể làmđược. Văn học có thể tái tạo lại dịng thời gian và không gian của cuộc sống hàngngày nhưng cũng có thể biểu đạt thế giới vi mơ của con người, đưa con người vàokhông gian ba chiều hiện tại - quá khứ - tương lai. Tam quốc diễn nghĩa của LaQuán Trung đã tái hiện thật sinh động thời kỳ cát cứ phân tranh của ba nước Ngụy,Thục, Ngô trong suốt thời gian gần một trăm năm; Đi tìm thời gian đã mất củaMarcel Proust là một bức tranh khổng lồ phác họa lại toàn cảnh xã hội quý tộc Pháp- một Paris hoa lệ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Đặc trưng thứ tư chính là tính phổ biến trong sáng tác, truyền bá và tiếpnhận. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu mà ngôn ngữ là tài sản chung của tồn xãhội, cho nên nó dễ dàng trong sáng tác và tiếp nhận. Việc lưu truyền các tác phẩmvăn học dân gian là minh chứng sáng rõ nhất cho tính chất này của văn học. Nhữngcâu chuyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, những bài vè, ca dao, dân ca được lưutruyền từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác, thậm chítừ dân tộc, đất nước này sang dân tộc khác, đất nước khác chính là vì nó sử dụng vàchắt lọc từ ngôn ngữ của đời sống hàng này.Văn học sử dụng ngôn từ làm chất liệu vừa có những thế mạnh nhưng cũngcó nhiều hạn chế so với một tác phẩm hội họa, âm nhạc hay điện ảnh. Với tính phivật thể, tác phẩm văn học khơng tác động trực tiếp đến giác quan của người đọc màphải thông qua năng lực tư duy và trải nghiệm của cá nhân. Tuy vậy, ngơn từ nghệthuật lại có tính chính xác, biểu cảm, đa nghĩa và hàm súc cao. Chính nó đã mang 13lại tác dụng và hiệu quả thẩm mỹ cho tác phẩm văn học mà khơng loại hình nghệthuật khác nào có được.1.1.2. Đặc trƣng ngơn ngữ điện ảnhNgày 28/12/1895 được xem là ngày khai sinh của điện ảnh. Với bề dày hơnmột trăm năm, nghệ thuật điện ảnh có thể cịn “trẻ” so với các loại hình nghệ thuậtkhác như văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu, nhưng đến nay nó đã trở thành mộtloại hình nghệ thuật có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với đời sống tinh thần của conngười.Để đạt những thành tựu đó, điện ảnh khơng chỉ dựa vào khoa học kỹ thuậtmà nó cịn thừa hưởng thành tựu của các loại hình nghệ thuật trước đó như văn học,sân khấu, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, vũ đạo. Điện ảnh tiếp thu từ văn học phươngthức xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, chủ đề, tưtưởng... Nó tiếp thu từ sân khấu những yếu tố như kịch bản, kỹ thuật diễn xuất,cơng tác hóa trang, nghệ thuật dàn cảnh. Yếu tố hội họa ảnh hưởng đến điện ảnhtrong việc tạo nên bối cảnh. Mỗi bộ phim dưới sự chỉ đạo của người đạo diễn, sựbài trí của người hoạ sĩ, cách đặt máy quay của người quay phim, cách thức diễnxuất của diễn viên… đều giống như một tác phẩm hội hoạ mà ở đó có bố cục hồnchỉnh về màu sắc, có tiền cảnh, hậu cảnh; cịn kiến trúc và điêu khắc lại mang đếncho điện ảnh sự độc đáo, đặc sắc riêng. Nhà làm phim không thể tạo nên những lâuđài, thành quách đồ sộ như thành Rome, Kim Tự Tháp nếu khơng có kiến trúc. Âmnhạc tham gia vào bộ phim khơng chỉ mang tính phụ họa làm nền cho bộ phim màcịn có thể làm cho phim “thăng hoa” hơn. Nhiếp ảnh hỗ trợ trong nghệ thuật quayphim ở bố cục hình ảnh, hiệu quả ánh sáng. Những yếu tố mà điện ảnh tiếp nhậnđược ở các loại hình nghệ thuật trên đây chính là bản chất, là tính tổng hợp củanghệ thuật điện ảnh.Chính tính tổng hợp trên của nghệ thuật điện ảnh đã quy định ngơn ngữ đặctrưng của nó - ngơn ngữ tạo hình điện ảnh. Ngơn ngữ điện ảnh khơng đơn giản chỉlà “ngôn ngữ” như là chất liệu của văn học mà nó “là một hình thức ngơn ngữ độcđáo, mang những ý tưởng ngầm, sâu kín, tính tế, (…). Nó thể hiện nhận thức có tính 14mỹ học trong sáng tạo hình thức nghệ thuật” [19, tr. 20]. Ngơn ngữ điện ảnh là sựtích hợp các yếu tố cấu thành tác phẩm điện ảnh như: ý đồ kịch bản, công tác đạodiễn, diễn xuất của diễn viên, quay phim, thiết kế mỹ thuật. Trong đó, nó hàm chứanhiều yếu tố như bố cục, chiều sâu, màu sắc, ánh sáng, phục trang, âm nhạc, lờithoại, kỹ xảo, dựng phim. Tất cả đều có mối tương quan mật thiết lẫn nhau để tạolên thế giới hình tượng đa nghĩa.Bàn về đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh là một vấn đề phức tạp vì nó liênquan đến nhiều thành tố để tạo nên ngơn ngữ tạo hình điện ảnh. Ở đây chúng tơi chỉtập trung vào phân tích khái qt những ngơn ngữ đặc trưng cơ bản, đóng vai trịquan trọng nhất của nghệ thuật điện ảnh. Đó là ngơn ngữ thị giác (hình ảnh), ngơnngữ thính giác (âm thanh) và thủ pháp montage (kỹ thuật dựng phim).Ngôn ngữ hình ảnh.Một bộ phim là một câu chuyện được kể bằng hình ảnh. Vậy làm thế nào đểhình ảnh trở thành chất liệu và ngơn ngữ thể hiện? Hình ảnh của phim là là một vấnđề rất phức tạp. Nó vừa là sản phẩm của máy quay vốn có khả năng tái tạo lại hiệnthực một cách chính xác nhất, vừa là ý đồ lựa chọn của con người theo một mụcđích thẩm mỹ nhất định. Nó là sự tổng hòa của các yếu tố như: diễn xuất, bố cụchình ảnh, ánh sáng, màu sắc, phục trang…Diễn xuất là vấn đề quan trọng trong việc thể hiện ngôn ngữ tạo hình điệnảnh. Nhà văn André Gide đã từng nói: “Kịch bản là bộ xương, còn diễn viên là dathịt” cũng chính là khẳng định vai trị của người diễn viên trong điện ảnh. Việc tiếpthu những nghệ thuật diễn xuất của sân khấu giúp cho người diễn viên kể câuchuyện của mình thật hơn. Từ ánh mắt, dáng hình, cử chỉ, điệu bộ, lời nói của diễnviên đều trở thành chất liệu và công cụ cho nghệ thuật diễn xuất. Muốn đạt đượcđiều đó, người nghệ sĩ diễn xuất phải có hồn, phải chân thực, phải hịa vào nhân vật,xóa nhịa ranh giới của cái “tơi” cá nhân và cái “tôi”của nhân vật. Nhiều diễn viênđã để lại ấn tượng đặc biệt cho người xem bởi những giây phút “thăng hoa” trên sânkhấu. Đó là hình ảnh một Rhet Butler của tài tử Clark Gable trong Cuốn theo chiềugió với sự mạnh mẽ, lịch lãm, hào hoa, phớt đời, đặc biệt là đôi mắt đầy ham muốn 15và tình tứ; một Nguyễn Thành Luân của Nguyễn Chánh Tín trong Ván bài lật ngửavới vầng trán cao, đơi mắt sâu, từng trải; hay một bé Nga của NSƯT Tố Uyên trongbộ phim Con chim vành khuyên với sự ngây thơ, trong sáng nhưng dũng cảm… Nhưvậy, diễn viên là linh hồn của tác phẩm điện ảnh. Cùng với công tác biên kịch, côngtác đạo diễn, sự diễn xuất của diễn viên sẽ đóng vai trị quan trọng trong sự thànhcông hay thất bại của một tác phẩm điện ảnhBố cục hình ảnh là một vấn đề quan trọng đối với tác phẩm điện ảnh. Nócũng tuân theo quy luật về tạo hình như trong hội họa. Cách bố cục cho hình ảnhphù hợp, đặc sắc sẽ đóng góp cho sự thành cơng của bộ phim. Bố cục hình ảnh cónghĩa là tìm một trọng tâm cho hình ảnh để khi phối hợp các hình ảnh phụ khơngnhững phải tạo nên được sự chân thực của bối cảnh mà còn biểu hiện ý nghĩa. Dàncảnh là một trong những kỹ thuật được điện ảnh tiếp thu từ nghệ thuật sân khấu. Đóchính là việc xếp đặt các yếu tố như: ánh sáng, phục trang và diễn xuất của nhânvật. Cảnh có thể được dàn dựng, bài trí hoặc sử dụng chính những bối cảnh thiênnhiên. Hình ảnh thiên nhiên trong phim không chỉ ảnh hưởng bởi các yếu tố vùngmiền mà nó cịn được xử lý như những ký hiệu học nghệ thuật để diễn tả nội tâmnhân vật. Ví dụ như những phim cao bồi của Mỹ thì phải có những cánh đồng cỏbạt ngàn, những rặng núi dài nối tiếp nhau, nhưng nếu cảnh quay là miền Tây ViệtNam thì khơng thể thiếu những cánh đồng lúa chín vàng, hay cảnh nước lũ trắngxóa cánh đồng….Trong phim Mùa len trâu, cảnh nước lũ tràn về cuốn phăng hết nhà cửa, rồihàng nghìn con trâu mộng được len giữa cánh đồng nước nổi rất đậm chất Nam Bộ,mang lại cảm xúc khó có thể tả được cho những ai đã từng xem. Hay trong phimCánh đồng bất tận, khi Hai Sương cảm thấy sự tủi nhục của mình trước thái độ hờhững, lạnh lùng của bố Nương, chị thấy mình khơng cịn lý do nào để gắn bó vớigia đình Nương được nữa, đành phải ra đi. Đạo diễn đã để cho chị đi giữa nhữngcánh đồng lúa vàng chạy dài đến bất tận. Khung hình này khơng những mang lại vẻđẹp lãng mạn của vùng quê sông nước mà còn mang những yếu tố ẩn ngầm. Trêncánh đồng lúa vàng bát ngát ấy, hứa hẹn một mùa màng bội thu nhưng lại chẳng 16đem lại chút niềm vui cho số phận của những con người nghèo khổ. Ở đó chỉ là bấttận của những đói khát, những nỗi đau, những hận thù. Con người cảm thấy nhỏ bé,bơ vơ trên “cánh đồng cuộc đời” của mình.Trang trí, ánh sáng và màu sắc là những yếu tố không thể thiếu trong thẩmmỹ học điện ảnh. Trang trí và ánh sáng làm cho câu chuyện kể bằng hình ảnh giốngnhư thật. Nói đến sự quan trọng của trang trí Henri Agel viết: “Cuộc đời chạy quahun hút sâu thẳm với tương lai đầy bí ẩn, giống như những ngõ hẻm hoang vắng,những cầu thang tịch mịch. Chỉ cần một vũng nước lầy, một mảnh gương, mộtkhung cửa sổ cũng có thể nói lên tính chất phù du hay những nỗi hãi hùng của kiếpngười” [23, tr. 53]. Ngược lại, yếu tố ánh sáng lại có tác dụng nâng cao giá trị bốcục cho hình ảnh. Việc sử dụng ánh sáng hay bóng tối, lựa chọn màu sắc chủ đạocủa phim sẽ thể hiện được không khí bao trùm của tác phẩm cũng như mang lạikhơng khí và ý nghĩa riêng biệt cho hình ảnh. Nó có thể nói về một cuộc sống tươivui hay u ám, giàu có hay nghèo khổ…Phục trang nhân vật (thường phối hợp với việc dựng cảnh) là một bộ phậncấu thành của một phong cách dàn dựng nhất định của một bộ phim. Phục tranghiện trên nền những bối cảnh khác nhau, nhằm nhấn mạnh những động tác và tư thếcủa các nhân vật, phù hợp với những gì mà họ thể hiện. Phục trang trong điện ảnhcần phải hết sức chân thực và thật sự điển hình. Nó làm nổi bật lên tính cách, sựnhận thức và địa vị xã hội của nhân vật. Nó cũng thể hiện được sự đồng đại, lịchđại, không gian, thời gian nơi nhân vật sống và câu chuyện diễn ra... Phục trangcũng có thể tạo ra những ấn tượng tâm lý đối với người xem, có thể thúc đẩy, tạodựng nhân quả trong cách kể chuyện.Tóm lại, hình ảnh chính là hình thức ngôn ngữ giàu sức biểu hiện, tác độngvào thị giác của người xem. Hình ảnh được tạo nên bởi nhiều yếu tố: ánh sáng, màusắc, phục trang, diễn xuất, khuôn hình … và phải đảm bảo tính chân thực và sốngđộng. Vì vậy, nó giúp tác phẩm đạt đến chiều sâu của ý tưởng và tính đa chiều củahình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. 17Ngôn ngữ âm thanhViệc đưa âm thanh vào tác phẩm điện ảnh đã tạo một bước đột phá chongành điện ảnh, từ một loại hình nghệ thuật đơn thuần là thị giác, điện ảnh đã trởthành một nghệ thuật của thị giác và thính giác. Âm thanh đã giúp điện ảnh vượt rakhỏi những hạn chế để trở thành loại hình nghệ thuật tổng hợp. Vai trị của âmthanh rất quan trọng, nó có thể dẫn chúng ta đi qua hình ảnh. Vì thế, âm thanh trongphim cịn hàm chứa khả năng tự sự.Âm thanh trong điện ảnh có ba yếu tố chính: lời thoại, âm nhạc và tiếngđộng. Lời thoại trong điện ảnh bao gồm độc thoại, đối thoại và lời dẫn chuyện. Lờithoại đóng vai trị quyết định trong bộ phim, thơng qua lời thoại mà tính cách, tâmlý của nhân vật được biểu hiện. Độc thoại nội tâm trong phim được sử dụng để diễntả tâm lý nhân vật khi hình ảnh của phim khơng có khả năng nói hết, hay ý nghĩacủa nó quá trừu tượng, nhưng nó được tiết chế mức tối đa khi sử dụng.Tiếng động được xử lý như một yếu tố ngôn ngữ trong phim. Tiếng động baogồm loại có quan hệ với thiên nhiên như: tiếng sấm nổ, tiếng gió thổi, mưa rơi,tiếng chim hót hay tiếng động do con người tạo ra như: tiếng đạn nổ, tiếng còi tàu,tiếng bước chân xuống cầu thang, tiếng đồng hồ tích tắc…Tiếng động nhiều khi cũng được sử dụng để diễn tả tâm lý nhân vật, tạo nênkịch tính cho mỗi hành động của nhân vật, đôi khi lại được xử lý mang tính ẩn dụ,tượng trưng. Trong phim Con chim vành khuyên của đạo diễn Nguyễn Văn Thông,cuối phim khi tiếng nhạc nổi lên dồn dập theo bước chân nhảy dây luýnh quýnh, losợ của bé Nga, bỗng nhiên em vụt chạy ra sông, tiếng súng nổ chát chúa xen lẫn vớitiếng gọi “đò giặc đừng qua”, rồi tiếng súng cuối cùng…Em nằm xuống trong sựim lặng đến lịm người, bàn tay cố mở túi áo cho con chim vành khuyên bé nhỏ baylên bầu trời rồi cất tiếng hót. Âm nhạc vang lên kết thúc bộ phim đã để lại nhữngxúc động sâu sắc trong lòng khán giả. Rõ ràng cùng với âm nhạc, âm thanh củatiếng súng, diễn xuất của Tố Un thì tiếng chim hót dù rất nhỏ nhưng nó lại là 18ngơn ngữ biết nói. Nó thể hiện khát vọng tự do và hịa bình khơng chỉ của bé Nga,của người dân Việt mà còn của cả nhân loại yêu hòa bình trên thế giới.Âm nhạc góp phần thi vị, làm tăng tính tự tình cho hình ảnh. Những bản nhạcphim làm lên tên tuổi cho cả phim và nhạc như Bài ca đất phương Nam (phim Đấtphương Nam), Dịng sơng khơng trở lại (phim Dịng đời), Giã từ dĩ vãng (phim Giãtừ dĩ vãng), Thiên đường mong manh (phim Đồng tiền xương máu). Với Mê thảothời vang bóng của đạo diễn Việt Linh, âm nhạc thực sự đã mang lại tiếng nói riêngbiệt, biểu lộ ý nghĩa của tác phẩm. Tiếng đàn của thầy Tam và giọng hát của cô Tơđã đưa chúng ta vào không gian âm nhạc của hát ả đào - hòa vào giấc mơ về mộtthời vàng son đã mất của con người. Đặc biệt là khúc chầu văn ở những giây phútcuối của phim khi Tam quyết định hy sinh mạng sống của mình, cầm cây đàn mamang theo linh hồn của người chết hòa cùng giọng hát của cơ Tơ để mong có thểcứu sống Nguyễn. Tiếng đàn cất lên cùng với những ca từ đầu tiên của bài Tốngbiệt chậm, buồn như những chiếc lá rơi, rồi sau đó lời ca dồn dập, nát tan, đau thắtcủa tâm trạng - Tiếng đàn như một cuộc tiễn đưa cuối cùng cho cái chết của Tam,cho cuộc hội ngộ của những người tri âm tri kỷ, cho sự thức tỉnh của Nguyễn, chogiấc mơ cuối cùng gìn giữ những giá trị xưa cũ trước sự xâm lấn của nền văn minhhiện đại. Tất cả đã mang lại những xúc động về cõi đời - “cõi nhân sinh dan díukiếp tơ tằm”.Như vậy, âm thanh có chức năng tương tác với các kỹ thuật khác và với cảhình thức tự sự. Âm thanh cịn góp phần giúp chúng ta tiếp nhận và diễn giải cáchình ảnh trên phim, tạo tiết tấu nhanh hay chậm và thể hiện không gian, thời giancủa bộ phim.Thủ pháp Montage (dựng phim)Montage là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng và quan trọng trong điện ảnh. Làmsao để sắp xếp, kết hợp các yếu tố hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm điện ảnhthành một chỉnh thể thống nhất, vừa có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tư tưởng vừathể hiện ý nghĩa thẩm mỹ của tác phẩm. Đó chính là công việc của thủ phápmontage - kỹ thuật dựng phim. 19Kỹ thuật dựng phim không chỉ đơn thuần là sự kết hợp các cảnh phim đơn lẻlại với nhau mà còn giúp cho bộ phim trở nên chặt chẽ, khoa học, rõ ràng từ cấu tứđến bố cục ý tưởng. Khơng những thế, Montage cịn sắp xếp các cảnh quay vớinhau để tạo ra những ý nghĩa ẩn dụ và mang tính biểu tượng cho các hình ảnh. Nhàphê bình điện ảnh Luigi Chiarin đã có đánh giá rất cao trong việc dựng phim nhưsau: “Chỉ sau khi phần ráp nối đã xong tơi mới có thể nói đến tài năng của diễnviên, đến ánh sáng, đến thu hình bởi vì tách rời một cảnh ra khỏi tồn bộ cuốn phimthì nó sẽ chẳng có nghĩa gì cả” [23, tr. 30]. Nhưng khả năng kỳ diệu của thuật dựngphim lại chính là ở chỗ nó có thể thể hiện một cách rất mạnh mẽ và rõ rệt sự pháttriển của cuộc sống, khiến cho sự cảm thụ của chúng ta, ý nghĩ của chúng ta cũngphát triển.1.2. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh1.2.1. Ảnh hƣởng của văn học đối với điện ảnhVăn học là nguồn chất liệu phong phú cho việc chuyển thể thành tácphẩm điện ảnh.Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng bắt nguồn từ đời sống, phản ánhđời sống con người. Như vậy, con người và những gì liên quan đến đời sống conngười chính là đối tượng phản ánh của văn nghệ. Văn học phản ánh hiện thựcnhưng hiện thực ấy là hiện thực đời sống của con người với những quan hệ xã hộicủa nó. Khi miêu tả dịng sơng, cánh đồng, con đường… nhà văn khơng quan sát nóbằng con mắt của nhà địa lý mà đặt nó trong mối quan hệ tình cảm với con người.Đó là dịng sơng tuổi thơ, dịng sơng kỷ niệm... Đó là con đường đến trường, conđường ra mặt trận, con đường tình yêu…Nhà văn Maxim Gorky đã từng nói: Văn học là nhân học, nghĩa là khoa họcvề đời sống của con người. Ở phương diện này, cái đích cuối cùng của điện ảnhcũng vậy. Dù là phim hoạt hình, phim khoa học viễn tưởng thì cũng là để nói đếnthế giới của con người với những ước mơ, khát vọng của họ.Chính nét tương đồng về đối tượng phản ánh trên mà những tác phẩm vănhọc có chiều sâu về tư tưởng và triết lý nhân sinh có sức hấp dẫn đối với các nhà

Tài liệu liên quan

  • đặc điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh đặc điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
    • 5
    • 784
    • 11
  • Tính cách người nông dân Nam bộ trong tiêu thuyết Hồ Biểu Chánh Tính cách người nông dân Nam bộ trong tiêu thuyết Hồ Biểu Chánh
    • 10
    • 1
    • 4
  • Báo cáo nghiên cứu khoa học: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Đặc sắc ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh" doc
    • 8
    • 588
    • 1
  • Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thờ_4 pdf Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thờ_4 pdf
    • 5
    • 562
    • 7
  • Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thời_3 pot Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thời_3 pot
    • 7
    • 572
    • 1
  • Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thời_2 potx Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thời_2 potx
    • 6
    • 442
    • 1
  • Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thời pot Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thời pot
    • 6
    • 459
    • 3
  • tóm tắt vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh tóm tắt vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh
    • 29
    • 523
    • 0
  • dấu ấn văn hóa nam bộ trong tiểu thuyết hồ biểu chánh dấu ấn văn hóa nam bộ trong tiểu thuyết hồ biểu chánh
    • 26
    • 1
    • 7
  • quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết hồ biểu chánh quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết hồ biểu chánh
    • 128
    • 682
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.27 MB - 127 trang) - Vấn đề chuyển thể tiểu thuyết hồ biểu chánh sang phim Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Phim Bo Ho Bieu Chanh