VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC - Đơn Giản

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC Theo Ang ghen Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tự nhiên, ý thức và vật chất. Vì sao: thế giới này phong phú đa dạng, khái quát, lại chỉ có hai yếu tố bên ngoài độc lập với ý thức con người gọi là hiện tượng vật chất.Những hiện tượng không phụ thuộc con người gọi là hiện tượng ý thức .Giải quyết 2 vấn đề này ta sẽ hiểu ai là duy vật , ai là duy tâm. Từ đó làm cơ sở để chỉ đạo trong hoạt động thực tiễn Kết cấu:Có 2 mặt:Thứ nhất là giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?Thứ 2: Con người có nhận thức được thế giới không? Thứ nhất: trường phái nào cho là vật chất có trước ý thức, vật chất quyết định ý thức là trường phái duy vật.Ngược lại là duy tâm.Duy tâm có 2 loại: duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan.Duy tâm khách quan cho rằng có 1 lực lượng tinh thần có trước thế giới và sinh ra thế giới.Duy tâm chủ quan cho rằng sự vật là tổng hợp các cảm giác Trường phải duy vật nói chung cho rằng con người có thể nhận tức được thês giới. 2/ Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình:Phương pháp là cách thức để chỉ đạo thế giới.Biện chứng: chỉ tính chất gắn liền với sự vật. bao gồm: thống nhất giữa các mặt đối lập, tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và luôn vận động phát triển (gọi là tính chất biện chứng). Từ tính chất biện chứng Khái quát lại thành phép biện chứng. Từ đó rut ra Cách thức cho con người nhận thức và hoạt động thực tiễn gọi là phương pháp biện chứng. Phương pháp siêu hình:Siêu hình là gì: Nghiên cứu những vấn đề sau vật lý, không dùng giác quan để cảm nhận được. Ngày nay: nhìn nhận sự vật tĩnh tại, tách rời, cô lập, không vận động, biến đổi , giữa chúng không có mối liên hệ, nếu có chỉ là hời hợt bên ngoài. Vì sao vẫn tồn tại mãi phương pháp siêu hình: thế kỷ 16 các ngành khoa học tự nhiên tách khỏi triết học và độc lập. một loạt các ngành khoa học phát triển mạnh và người ta đưa sự tách rời đấy vào trong triết học thành quan hệ siêu hình, từ đó hệ thống thành phép siêu hình, từ phép siêu hình đưa ra cách thức để nhận thức thế giới thì gọi là phương pháp siêu hình.Ví dụ: Thầy bói xem voi. ____________________________ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC: - Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng…(tất cả chỉ tồn tại trong não người), trong đó trí thức là nhân tố có bản, cốt lõi nhất của ý thức.1/ Nguồn gốc của ý thức:Vấn đề nguồn gốc của ý thức là 1 trong những vấn đề khó khăn cho các nhà tư tưởng từ trước đến nay, triết học từ thời cổ đại đến trước Mác.a/ Nguồn gốctự nhiên:Thời cổ đại, quan niệm con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Khi chết, xác con người tan rữa nhưng hồn thì bay đi. Linh hồn bất tử. Quan niệm này rơi vào chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng ý thức do vật chất sinh ra. Vật chất quyết định ý thức và sinh ra ý thức. Nhưng họ không phân biệt được đâu là vật chất, đâu là ý thức, lẫn lộn giữa vật chất và ý thức.Ví dụ: họ cho rằng vật chất là linh hồn quá độ của lửa. Linh hồn do lửa sinh ra. Linh hồn là nguyên tử hình cầu.Thế kỷ XVII XVIII, quan niệm ý thức do vật chất sinh ra giống như gan tiết ra nước mậtQuan điểm duy vật biện chứng thì cho rằng ý thức có 2 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.Nguồn gốc tự nhiên là óc người với thuộc tính phản ánh. Nguồn gốc xã hội là lao động và ngôn ngữ.Nguồn gốc tự nhiên: quan niệm duy vật biện chứng cho rằng ý thức là ý thức của con người, là thuộc tính phản ánh của 1 dạng vật chất có tổ chức cao, tinh vi hoàn thiện, dạng vật chất ấy là óc người.-Bộ óc con người là sản phẩm đặc biệt của sự tiến hóa lâu dài về mặt sinh học và mặt xã hội, sau quá trình vượn biến thành người, óc vượn biến thành óc người. Bộ óc người là tổ chức vật chất sống đặc biệt, có cấu trúc tinh vi phức tạp gồm khoảng 14 – 17 tỷ tế bào thần kinh: Các tế bào có mối liên hệ mật thiết với nhau và với các giác quan của con người tạo thành vụ số những mối liên hệ thu nhận, điều khiển họat động của cơthể trong quan hệ với thế giới bên ngoài và hình thành nên các phản xã không điều kiện và có điều kiện.Óc người là cơ quan sản sinh ra ý thức, óc người minh mẫn thì ý thức minh mẫn, óc người mà tổn thương thì ý thức kém, thậm chí điên loạnThuộc tính phản ánh của óc người. Phản ánh chia làm 4 loại trình độ: phản ánh của những chất vô cơ, phản ánh kích thích sinh vật, phản ánh hưng phấn thần kinh, phản ánh ý thức. Trong đó:Thứ nhất: Phản ánh những chất vô cơ. Ví dụ: cho sắt vào nước thì sắt rỉ. Ánh sáng chiếu vào mặt hồ thì mặt hồ phản chiếuThứ 2: Phản ánh kích thích sinh vật. chẳng hạn, rễ cây đâm vào chỗ nhiều thức ăn, cây hướng dương quay về phía mặt trời.Thứ 3: Hưng phấn thần kinh: nghĩa là tế bào thần kinh là khâu trung gian giữa cơ thể và môi trường. Ví dụ con vật chạm vào lửa sẽ phản ứng ngayHưng phấn thần kinh hình thành 2 loại là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiệnPhản ánh cao hơn nữa là tâm lý động vật. Ví dụ: Con vật cũng có tình cảm vui buồn. Nhưng chỉ dừng lại ở bản năng.Thứ 4: Phản ánh ý thức là phản ánh của óc người, phản ánh thông qua ngôn ngữ, mang tính ích cực sáng tạo. Nhờ đó mà con người có thể tưởng tượng được các sự vật hiện tượng trên thế giới.b/ Nguồn gốc xã hội:Lao động và cùng với lao động sẽ sinh ra ngôn ngữ. Nguồn gốc xã hội cụ thể là gì? Đây là đóng góp của Ang ghen. Chính lao động đóng vai trò quyết định trong việc chuyển biến từ vượn sang người, làm cho con người khác với các động vật khác.- Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu con người.►Lao động giúp giải phóng hai chi trước của vượn thành hai bàn tay khéo léo của con người.►Lao động tạo ra nhiều thức ăn, thay đổi khẩu phần ăn và tăng hàm lượng Prôtơin giúp não bộ, hệ thần kinh và cơbắp phát triển.►Lao động làm cho thế giới quan bộc lộ nhiều thuộc tính bản chất, tạo điều kiện cho con người so sánh , phân tích , tổng hợp về quy luật của thế giới khách quan .►Lao động tạo ra nhu cầu cần trao đổi thông tin, làm xuất hiện ngôn ngữ.►Lao động giúp con người phát triển hơn những khí quan nhận thức, đb giúp con người chế tạo được công cụ SẢN XUẤT , nối dài khả năng nhận thức của con người.Thứ 2: Chính lao động đã giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện mình. Nghĩa là, nhờ lao động con người cải tạo thế giới, giác quan con người càng nhạy bén với hiện thực, dần dần thành thói quen, con người nhạy cảm với hiện thực. Mác nói, nhờ lao động mà các giác quan của con người trở thành các nhà lý luận.Thứ 3: Nhờ lao động, não người ngày càng phát triển, giúp tư duy trừu tượng phát triển.Thứ 4: Nhờ có lao động để làm cơ sở để phát triển ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ con người phản ánh sự vật khái quát hơn. Có thể là phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp.- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, bao gồm tiếng nói và chữ viết.->Vai trò của ngôn ngữ đối với việc hình thành ý thức:> Chuyển tải thông tin, trao đổi thông tin> Là tư liệu để học tập từ những thế hệ đi trước.> Là phương tiện ghi lại khoa học cho thế hệ sau.Như vậy: Nguồn gốc sâu xa của ý thức là thế giới quan tác động vào bộ óc người, nguồn gốc trực tiếp, quan trọng nhất quyết định sự ra đời, phát triển của ý thức là thực tiễn xã hội, nhờ lao động và thông qua ngôn ngữ.Tóm lại, ý thức có hai nguồn gốc tự nhiên và xã hội nhưng suy cho cùng về mặt thế giới quan nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định ý thức ra đời. 2/ Bản chất của ý thức:Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan …Qua đây ta thấy:Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ sở hoạt động Thực tiễn. Ý THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý thức) và cái được phản ánh (vật chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.Thứ 3: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo:Tích ực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác động vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình. Ví dụ: đổ dấm vào đá, đá sủi bọtTính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến được xu hướng phát triển của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái đẹp. Ví dụ: nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơ bản là 1 nước công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp.3. í nghĩa phương pháp luận và thực tiễn-Phải khách quan trong nhận thức và hành động; nhận thức và hành động phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Không xuất phát từ ý muốn chủ quan, lấy ý muốn chủ quan làm cơ sở định ra chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế.-Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người: giáo dục nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, cán bộ, đảng viên; bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên.; vận dụng đúng đắn các quan hệ lợi ích, động cơ trong sáng, thái độ khách quan khoa học khụng vụ lợi; chống thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ.-Khắc phục, ngăn chặn bệnh chủ quan, duy ý chí: khuynh hướng tuyệt đối hoá của nhân tố chủ quan, của ý chí, xa rời hiện thực, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém của tri thức; bệnh chủ quan duy ý chí là lối suy nghĩ hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan; định ra chủ trương chính sách xa rời hiện thực khách quan; phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ của toàn Đảng.Đại hội VII Đảng ta khảng định: Mọi đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động đúng theo quy luật khách quan. ______________________________ PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊ NIN? Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỊNH NGHĨA 1/ Hoàn cảnh ra đời định nghĩa* Khái niệm vật chất từ thời cổ đại đã bàn đến, nhưng do điều kiện lịch sử khác nhau trình độ sản xuất, kỹ thuật, nhận thức khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau.Thời kỳ cổ đại, nói chung người ta tìm 1 yếu tố ban đầu, từ đó hình thành thế giới vật chất.Có người cho là lửa, có người cho là nước, có người cho là không khí,Quan điểm 2: cho là nhóm yếu tố ban đầu, tác động với nhau tạo thành thế giới vật chất.Ví dụ: Kim mộc, thủy, hỏa , thổ.Quan điểm 3 là Thuyết nguyên tử của Dê mô cơ rít: cho rằng nguyên tử là nhỏ nhất, không phân chia được, tạo nên thế giới vật chất, giống nhau về chất lượng, khác nhau về số lượng.Thời cận đại (thế kỷ XVII : Do khoa học tự nhiên phát triển, người ta phục hồi lại thuyết nguyên tử, cho nguyên tử là nhỏ nhất.Người ta đồng nhất giữa vật chất và khối lượng.Đến cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX, một loạt các thành tịu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Ví dụ: điện tử, thuyết phóng xạ, thuyết tương đối (vật chất vận động đến một lúc nào đó thì khối lượng bằng không…Từ đây một loạt các vấn đề theo quan niệm cũ không giải quyết được. Ví dụ: Nguyên tử hay điện tử nhỏ nhất, ai là vật chất. Đây là thời kỳ khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học.Đứng trước tình hình ấy, để khắc phục sự khủng hoảng và đưa 1 quan điểm mới về vật chất, khảng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật thì Lê nin đưa ra định nghĩa dưới đây: 2. Định nghĩa vật chất của Lênin:Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giácTrước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường. Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý thức con người đều là vật chất.Về nội dung định nghĩa: có 2 nội dung chính:Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm giác.Trước hết, vật chất là phạm trù triết học. Đây là phạm trù rộng lớn nhất nhưng chỉ thực tại khách quan. Thực tại là những cái tồn tại thực sự. Khách quan là độc lập với ý thức con người.Như vậy, tất cả những gì bên ngoài, độc lập với ý thức con người đều là thực tại khách quan.Con người biết được qua cảm giác: Điều đó có nghĩa là vật chất có trước, cảm giác có sauThứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức.Như vậy; Theo Lênin Vật chất có 2 thuộc tính cơ bản giúp con người nhận biết được đó là: Tồn tại khách quan; nhận biết được bằng cảm giác tức thông qua các giác quan của con người.3. Ý nghĩa khái niệm vật chất của Lê nin:Thứ nhất: Định nghĩa này Là cái mốc thứ 2 sau vấn đề cơ bản của triết học do Ang ghen đưa ra, khảng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.Thứ 2: Định nghĩa này giúp chúng ta cơ sở để chống chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan về thuyết không chỉ biết (bất khả chi luận)Duy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng tinh thần có trước thế giới, đẻ ra thế giới. Quan điểm đó đã không phản ảnh đúng khoa học.Duy tâm chủ quan đã cho rằng sự vật là tổng hợp của các cảm giác. Quan điểm đó cũng không đúng. Thực chất vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người chứ không phải là tổng hợp của cảm giácThuyết không thể biết là nghi ngờ nhận thức của con người. Con người chỉ nhận thức được hiện tượng mà không nhận thức được bản chất sự vật. Có một vật tự nó tức là có vùng con người không với tới như thiên đàng. Đã rơi vào duy tâm. Quan điểm Lê nin cho rằng không có cái gì là không biết, dần dần con người sẽ biết, đã chống lại quan điểm không thể biết .Thứ 3 là: Định nghĩa này Đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là đồng nhất vật chất với vật thể.có cái vật chất không là vật thể như từ trường, chân không thì quan điểm duy tâm không giải thích được. Quan điểm Lê nin khảng định những cái không là vật thể độc lập bên ngoài ý thức, nó chính là vật chất.Thứ tư: Định nghĩa này là cơ sở định hướng trong các ngành khoa học khác phát triển. Nghĩa là vật chất không ai sinh ra, không mất đi , nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.Do đó Các ngành khoa học khac đi sâu nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất.Thứ 5: Định nghĩa này, giúp chúng ta xác định được vật chất trong lĩnh vực xã hội. Đó là tồn tại xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Giới thiệu về tôi

Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2015 (1208)
    • ▼  tháng 9 (246)
      • Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân li...
      • VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
      • GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
      • Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng v...
      • Tự Luận (CNXH)
      • Lý tưởng cộng sản
      • Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học (Syria)
      • QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯ...
      • QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
      • THUẬT TƯ TƯỞNG
      • BA CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI
      • Những câu chuyện ngụ ngôn, những bài học về business
      • TRÍ THỨC LÀ NGƯỜI CÓ TINH THẦN PHÊ PHÁN!
      • TRÍ THỨC LÀ AI?
      • PHẢN BIỆN XÃ HỘI HAY PHÊ PHÁN XÃ HỘI
      • Phản biện xã hội: Khái niệm, chức năng và điều kiệ...
      • Tư Duy Phản Biện – Critical Thingking
      • KHUYẾN HỌC - PHẦN IX: MỤC ĐÍCH CỦA HỌC VẤN LÀ GÌ?
      • Chủ nghĩa hiện sinh
      • Kỹ năng hình dung tưởng tượng (thauhieuvaphattrien...
      • Biết Mình, Biết Người, Nhanh Chóng Quyết Sách
      • Biết người là khôn, Biết mình là sáng (Lão Tử ?) (...
      • ÓC SÁNG SUỐT - Thu Giang, Nguyễn Duy Cần (phongthu...
      • Mark W. Moffet – Loài kiến và binh pháp
      • Tại sao con người lại thống trị thế giới?
      • TƯ DUY LÝ TÍNH
      • PHƯƠNG TRÌNH TUYỂN QUÂN TOÁN HỌC VI -TÍCH PHÂN- Di...
      • PHƯƠNG TRÌNH VI-TÍCH PHÂN --Differential equation-
      • Những suy nghĩ vụn vặt về đồng tiền & quốc gia
      • Thuyết trí thông minh đa dạng: Bảy loại hình thông...
      • Phân tích các đặc điểm của tư duy ?
      • TƯ DUY LÀ GÌ?
      • Cách Mạng (suynghiem.vn)
      • Immanuel Kant - Trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là k...
      • Tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow
      • Kiến thức kinh tế tài chính
      • TRƯỜNG PHÁI - HỌC THUYẾT
      • 33 Chiến Lược Của Chiến Tranh - Robert Greene
      • Nguồn gốc của triết học Mác - Lênin
      • Tuyên ngôn Độc lập: Theo tôi, đến từ Hi lạp
      • KỸ NĂNG GIÁO DỤC (ge-tvl.com)
      • Cải cách giáo dục là thay đổi nền tảng tư tưởng GD
      • Bốn trụ cột là triết lý giáo dục của UNESCO?
      • Về nền Giáo dục Việt Nam
      • Hành trình tìm cái tôi và của tôi
      • Trình bày khái niệm tư tưởng, văn hóa, cách...
      • Rousseau: Tự do, giao mà không mất
      • Mười chiến lược thao túng đám đông
      • Sách hay (khoinguontrithucvn.wordpress.com)
      • Lịch sử phát triển của sách
      • Những nghịch lý của dân chủ (bookhunderclub.com)
      • Chuyện học sách (blog 5xu)
      • Học giả, học thiệt (sachvatranh.com)
      • Hướng Nghiệp
      • Mục đích của kế toán - Hướng nghiệp (sites.google....
      • GIÁO DỤC KHAI MINH - KANT: NGÒI BÚT VÀ DÂN QUYỀ...
      • Linh Hồn Khoa Học
      • Vì sao nước biển lại mặn? (Khoa học)
      • Tâm lý đám đông và những nguy cơ tiềm ẩn
      • Một gam kinh nghiệm hơn một tấn lý thuyết
      • Tại sao CẦN học những môn PHẢI học ở cấp 3?
      • Những 'cái chết' vô tư trong cách người Việt dạy trẻ
      • Giáo dục trong mối quan hệ với triết học - quan đi...
      • Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học
      • Giáo dục không đồng nghĩa với đến trường
      • HỌC SUY NGHĨ
      • GIÁO DỤC (DANH NGÔN)
      • Khoa học và giáo dục - những nghịch lý (huc.edu.vn)
      • LUẬN LÝ HỌC CAI TRỊ CẢ MỌI SỰ Ở ĐỜI (viet-studies....
      • Về khái niệm Tư duy Phản biện (vanhoanghean.com.vn)
      • CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN PHÁP (websrv1.ctu.edu.vn)
      • PHẠM TRÙ CÁI CHUNG, CÁI RIÊNG, CÁI ĐƠN NHẤT
      • CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
      • QUAN NIỆM CỦA WILLIAM JAMES VỀ CHÂN LÝ (*)
      • Chủ nghĩa thực dụng trong giáo dục & phương pháp t...
      • Tư duy phê phán là gì (icevn.org)*
      • ÐẠI CƯƠNG VỀ MỸ HỌC
      • Mô hình duy thực: Từ cuộc đời của bậc tôn sư - Câu...
      • Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật (site.google...
      • What is philosophy? Triết học là gì? *
      • TRIẾT HỌC NHẬP MÔN *
      • 5 HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI
      • Lịch sử Tư tưởng trước Marx *
      • SINH VIÊN, BẠN CẦN BIẾT HOÀI NGHI
      • John Dewey về giáo dục
      • Hãy biết hoài nghi tất cả
      • NẾU BẠN TRƯỢT ĐẠI HỌC, XIN CHÚC MỪNG BẠN!
      • Cuộc Đàm Luận giữa Khổng Tử và Tiến Sĩ John Dewey
      • Nghệ Thuật Giảng Dạy
      • Dạy, Học và Giáo Dục Giả Hiệu
      • Thuật Lãnh Đạo theo một số lý thuyết kinh điển
      • Vai Trò Công Dân
      • Vai Trò của Tự Do Báo Chí
      • Sự Quan trọng của Giáo dục Cơ bản
      • Luật Pháp và Chính Quyền
      • Vai Trò Tư Pháp Độc Lập
      • Các Định Chế và Tiến Trình Chính Trị
      • Các Mô Hình Chính Quyền
      • Sự Hình Thành Xã Hội, Nhà Nước Và Quyền Lực Chính Trị
      • Lãnh thổ thực của Trung Quốc hình thành như thế nào?

Từ khóa » Ví Dụ Về Vấn đề Cơ Bản Của Triết Học