Vấn đề “đối Tác” Và “đối Tượng” Trong Văn Kiện Đại Hội XIII Của Đảng
Có thể bạn quan tâm
Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về “đối tác” và “đối tượng” trong quan hệ đối ngoại từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay
Sự phát triển nhận thức và quan điểm của Đảng về “đối tác” và “đối tượng” trong chính sách đối ngoại gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986). Trong định hướng đối ngoại được Đại hội VI xác định, ngoài việc khẳng định tăng cường quan hệ truyền thống đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa, Đảng ta còn bày tỏ mong muốn sẵn sàng hợp tác với các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Quan điểm này phát triển dựa trên nhận thức của Đảng ta, đó là “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại” nhằm tranh thủ mọi nguồn lực để phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bước chuyển thực sự mang tính chiến lược về nhận thức và quan điểm đối ngoại của Đảng được thể hiện qua Nghị quyết số 13/NQ-TW, ngày 20-5-1988, của Bộ Chính trị, “Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”(1). Nghị quyết chỉ ra chiến lược đối ngoại của Việt Nam là “thêm bạn, bớt thù”, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cùng tồn tại hòa bình, “mở rộng quan hệ và đa dạng hóa quan hệ hợp tác quốc tế” với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, thúc đẩy hội nhập quốc tế, phá thế bao vây, cấm vận, thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới của đất nước. Nghị quyết số 13/NQ-TW được xem như bước ngoặt về tư duy đối ngoại có tầm chiến lược và là nền tảng để Đảng ta phát triển và mở rộng hơn nữa chính sách đối ngoại trong giai đoạn tiếp theo.
Đến Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng ta nêu rõ “chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”(2). Với chính sách đối ngoại rộng mở, Đảng ta khẳng định: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”(3). Ở thời điểm đó, với uy tín và vị thế của đất nước, có thể hiểu Việt Nam “muốn là bạn với tất cả các nước” là chủ động thúc đẩy quan hệ và mong muốn trở thành “đối tác” của các nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng cũng xác định phương hướng đối ngoại của Việt Nam: “Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước”. Theo đó, kết quả đạt được thời kỳ này là Việt Nam đã phá được thế bị bao vây, cấm vận; triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; khôi phục, mở rộng và thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước lớn, trong đó bước ngoặt quan trọng là việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ký kết Hiệp định khung với EU và gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cùng năm 1995.
Từ khóa » Việt Nam Sẵn Sàng Là Bạn Tại đại Hội đảng Nào
-
Tìm Hiểu Quá Trình Hình Thành Tư Duy Của Đảng Về đường Lối đối ...
-
“Việt Nam Sẵn Sàng Làm Bạn, đối Tác Tin Cậy, Có Trách Nhiệm Của ...
-
Thực Hiện Nhất Quán đường Lối đối Ngoại độc Lập, Tự Chủ, Hòa Bình ...
-
Sự Phát Triển Nhận Thức Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về đối Ngoại ...
-
Đường Lối đối Ngoại Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Thời Kỳ đổi Mới
-
Việt Nam Là Bạn, Là đối Tác Tin Cậy Và Là Thành Viên Tích Cực, Có Trách ...
-
Toàn Văn Phát Biểu Của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Tại Hội Nghị ...
-
Ban Đối Ngoại Trung ương
-
Tiếp Tục đẩy Mạnh Và Nâng Tầm đối Ngoại đa Phương, Tự Tin, Sẵn ...
-
Đẩy Mạnh Hoạt động đối Ngoại Và Hội Nhập Quốc Tế Góp Phần Xây ...
-
[DOC] HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ ...
-
Hội Nghị đối Ngoại 2021: Đối Ngoại Việt Nam Nâng Tầm Vị Thế Quốc Gia
-
Ngoại Giao Việt Nam Nâng Tầm Vị Thế Quốc Gia – Mega Story
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Hội Nhập Quốc Tế: Những Giá Trị Bền Vững ...