Van điều áp Khí Nén Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng

Van điều áp khí nén là linh kiện quan trọng trong máy nén khí. Tuy chỉ là một linh kiện nhỏ nhưng nó lại có những vai trò rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bộ phận này trong bài viết dưới đây nhé. 

Van điều tiết khí nén là gì? 

Van điều áp là phụ tùng máy nén khí quan trọng, có vai trò điều chỉnh áp suất đầu ra sao cho phù hợp nhất với mục đích người sử dụng và đảm bảo nguồn khí nén chất lượng nhất dành cho các dụng cụ sử dụng khí nén. Hay đơn giản hơn, loại van này chính là thiết bị làm giảm áp suất của lượng khí nén ở đầu vào tới một giá trị mong muốn ở đầu ra.

Bên cạnh van điều áp khí nén, hiện nay còn có van điều áp lạnh, van điều áp ngưng tụ, van điều áp hơi nóng,... Các loại van này đều có một điểm chung là điều tiết lưu lượng áp suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. 

Van điều áp khí nén

Van điều áp khí nén 

Xem thêm
  • Top 10+ máy bơm hơi đáng mua nhất 2023

Cấu tạo van điều chỉnh áp suất khí nén 

Một chiếc van điều tiết khí nén được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính gồm cụm chỉnh áp lực bằng kim loại và đồng hồ đo áp. Ngoài ra, mỗi van điều áp đều được trang bị bộ phận đỡ bằng kim loại. 

  • Đồng hồ đo áp: Gồm 1 núm điều chỉnh áp và mặt đồng hồ hiển thị mức áp suất bằng kim loại giúp việc theo dõi áp suất trở nên dễ dàng hơn. 
  • Cụm chỉnh áp: Có đường gen đẩy khí ra vào với đầy đủ kích cỡ chân ren phù hợp cho từng loại máy móc có kích thước to, nhỏ khác nhau. Ngoài ra, chỉ với một van nhưng người dùng có thể điều chỉnh với nhiều mức áp lực khí nén khác nhau.

Cấu tạo bên trong van điều áp khí nén

Cấu tạo bên trong van điều áp khí nén 

Ngoài ra, van điều áp khí nén điện tử còn bao gồm: Bộ phận trượt chính được gắn với lò xo, đầu vào và đầu ra của khí, đầu vặn gắn với lò xo. 

  • Bộ phận điều khiển trượt chính: Lò xo áp lực luôn đi liền với bộ phận này. Ốc vít áp suất tác động trực tiếp lên lò xo, khiến lò xo co giãn tạo áp lực cho thành phần trượt chính.
  • Đầu vặn gắn với lò xo: Điều chỉnh độ co giãn của lò xo tương ứng với áp lực dòng khí nén theo mong muốn của người dùng.
  • Các khoang chứa tại đầu ra và đầu vào: Đầu ra và đầu vào của áp suất thường là mỗi đầu một bên.

Cách sử dụng van điều áp hiệu quả

Tiến hành lắp đặt van 

Lắp van vào đường ống đầu ra và đầu vào theo quy định. Khi lắp, phải để đầu lò xo quay lên trên còn mặt đồng hồ đo áp suất thì lắp ở chiều người dùng dễ nhìn thấy nhất. 

Vận hành thử để dòng khí nén chảy qua van

Khi vận hành thử, đồng hồ đo áp suất sẽ đo được áp lực khí đi qua van là bao nhiêu. Nếu phù hợp thì sử dụng luôn, còn nếu thông số đo được không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì người dùng tiến hành điều chỉnh lại van. 

Điều chỉnh lại thông số van 

Vặn van theo chiều kim đồng hồ để nén căng hơn. Và ngược lại, vặn ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp lực khí nén. 

Một số lưu ý khi sử dụng van điều áp máy nén khí 

Để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành máy nén khí nói chung và van điều áp nói riêng, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:

Chú ý khi sử dụng van giảm áp

Chú ý khi sử dụng van giảm áp 

  • Sử dụng van điều áp có áp suất thấp hơn hoặc bằng lượng áp suất lớn nhất của máy do nhà sản xuất cung cấp.
  • Lựa chọn loại van phù hợp với máy bơm hơi khí nén.
  • Không để máy hoạt động quá tải vì có thể khiến cho van điều áp bị hỏng.
  • Thường xuyên kiểm tra, theo dõi chỉ số trên đồng hồ đo áp trong quá trình vận hành. 
  • Thực hiện công việc vệ sinh, bảo dưỡng máy theo định kỳ.

Trên đây là một số thông tin về van điều áp khí nén cũng như cấu tạo và cách sử dụng. Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu van điều tiết khí nén chính hãng, giá hợp lý thì hãy đến mua tại Điện máy Đặng Gia. Đây là một đơn vị chuyên cung cấp và phân phối những thiết bị, phụ tùng công nghiệp uy tín. Để đặt mua và nhận được những ưu đãi vô cùng hấp dẫn, quý khách hàng hãy liên hệ ngay tới số hotline  0983.113.582 - 0965.327.282

Từ khóa » Nguyên Lý Van Giảm áp Khí Nén