Van điều Khiển Khí Nén Là Gì, Cấu Tạo | Nguyên Lý | Ứng Dụng | Giá RẺ

Van điều khiển khí nén là gì và được lắp đặt ở đâu ?, Nên mua ở đâu giá rẻ, tin cậy cao Chắc hẳn các bạn đang còn mơ hồ về dòng sản phẩm được điều hiển tự động này. Cùng với sự phát triển của các nên công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Kèm theo nhu cầu hoạt động của hệ thống hoàn toàn tự động để đảm bảo năng xuất cũng như giảm thiểu chi phí, nhân công.

Thì các dòng van công nghiệp được điều khiển tự động bằng bộ khí nén là vô cùng thiết yếu. Và thiết yếu như thế nào thì bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về dòng sản phẩm van điều khiển khí nén này rõ hơn.

Hãy đọc từng phần của bài viết để tìm đáp án cho câu trả lời của cá nhân mình nhé.

Van điều khiển khí nén là gì - xnk ht việt nam

I. Van điều khiển khí nén là gì

 1. Giới thiệu

Van điều khiển khí nén nói chung là các dòng van được điều khiển thao tác đóng mở hoặc khả năng điều tiết dòng chảy một cách tự động bằng box bộ điều khiển khí nén. Đây là sự kết hợp giữa những van lâu nay hoạt động thủ công đã đươc áp dụng công nghệ tiên tiến. 

Cụ thể là những dòng van kết hợp với bộ khí nén điển hình như: Van bi, Van công, Van cầu, Van bướm,..v..v..

Các dòng van hoạt động hoàn toàn dựa vào bộ khí nén. Để van hoạt động chúng ta cần cung cấp 1 áp lực khí nén đầu vào bộ điều khiển. Nhiệm vụ của bộ điều khiển sẽ là phân tích chuyển đổi áp lực khí nén đó thành động năng làm xoay chuyển trục van. Từ trạng thái đóng sang mở cho các van.

van khí nén

 2. Công dụng của van điều khiển khí nén

  • Sử dụng lắp đặt để đóng mở dòng chảy lưu chất đi qua van hoàn toàn tự động, không phụ thuộc vào bất kỳ thao tác thủ công nào bằng tay hay tác động ngoại lực nào.
  • Phù hợp lắp đặt cho các hệ thống có tính độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của người vận hành hoặc những công trình yêu cầu vị trí đóng mở ở những vị trí cao, sâu.
  • Ngoài ra những công trình yêu cầu vận tốc đóng mở van nhanh chóng, đóng mở nhiều van một lúc thì đây là sự lựa chọn vô cùng thông minh.

Xem thêm : Van cầu điều khiển khí nén – Van dù khí nén | Chính hãng

II. Đặc điểm của van điều khiển khí nén

  • Bộ điều khiển khí nén được chế tạo một cách tỉ mỉ, chính xác, thân vỏ chế tạo từ vật liệu hợp kim nhôm nguyên khối, bên ngoài phủ sơn tĩnh điện có khả năng chống bám bụi và oxy hóa bề mặt tốt.
  • Thời gian đóng mở van cho 1 chu trình là rất nhanh. Chỉ 1 – 2 s cho 1 chu trình đóng mở.
  • Được sản xuất trên tiêu chuẩn IP67 kháng bụi, kháng nước.
  • Hoạt động hiệu quả ở những môi trường khắc nghiệt như ngoài thời tiết, môi trường bên ngoài.
  • Sử dụng hoàn toàn bằng khí nén nên rất an toàn khi sử dụng. Không có hiện tượng chập cháy trong quá trình sử dụng.
  • Sự kết hợp hoàn hảo của các chi tiết tạo ra một hoạt động van tốt, độ kín khít cao, độ bền cơ học rất tốt.
  • Giá thành phù hợp với thị trường Việt Nam chúng ta.
van khí nén

III. Ứng dụng của van khí nén bằng điều khiển

Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Thì những dòng van được điều khiển vận hành tự động được đưa vào lắp đặt sử dụng vô cùng phổ biến. Và điển hình các hệ thống ưa chuộng lắp đặt van khí nén như:

  • Hệ thống tự động hóa cung cấp nước khu dân cư, chung cư, khu công nghiệp, nhà máy.
  • Các hệ thống vận hành của nhà máy chế biến, sản xuất.
  • Nhà máy xử lý nước sạch, nước thải, nhà máy thủy điện, lọc hóa dầu.
  • Các hệ thống khai thác khoáng ản, luyện kim, xăng dầu.
  • Sử dụng nhiều trong các hệ thống sản xuất thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.
  • Các nhà máy xi măng, gạch men,..v..v..
ứng dụng van khí nén

IV. Cấu tạo của van

Như các bạn đã biết thì để van hoạt động thì yêu cầu các chi tiết cấu thành van phải kết hợp hoàn hỏa được với nhau. Và van là sự kết hợp của 2 phần chi tiết chính đó là:

  • Van cơ
  • Bộ điều khiển khí nén

 1. Van cơ học

Ở phần van cơ học thì bộ điều khiển có thể điều khiển được những dạng van như van bướm, van bi, van cầu, van xiên, van cổng… Và hình dáng của mỗi chũng loại van cơ đều khác nhau.

Tuy nhiên nếu các bạn phân tích ra từng phần của các dòng van cơ thì cấu tạo của từng dòng có hình dáng khác nhau nhưng tên gọi lại tương tự nhau. Và chúng ta tìm hiểu chi tiết cấu tạo chung của các van cơ học bao gồm:

Linh kiện Thông tin
Thân van: Được chế tạo từ các dòng vật liệu inox, đồng, gang, nhựa. Tùy thuộc vào môi trường làm việc và yêu cầu kỹ thuật là gì mà chúng ta lựa chọn chũng loại van có vật liệu chế tạo phù hợp.
Đĩa van – Bi van: Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy. Thực hiện đóng mở dòng chảy. Chế tạo tùy vào vật liệu phù hợp với dòng vật liệu của thân van.
Trục van: Là chi tiết kết nối trực tiếp với bộ khí nén và đĩa van – Bi van. Giúp chuyền lực từ bộ điều khiển xuống để đóng mở dòng lưu chất.
Gioăng làm kín: Được chế tạo từ các vật liệu như Teflon (PTFE) hoặc cao su cao cấp EPDM hoặc NBR giúp van có độ kín khít cao nhất khi ở trạng thái đóng, không bị rò rỉ lưu chất.
Ngoài ra còn một số các chi tiết quan trọng khác như vòng ôm, vòng đệm, lò xo, bạc lót, bulong, đai ốc,..v..v..
cấu tạo van dạng cơ

 2. Bộ điều khiển khí nén

Bộ điều khiển khí nén nói chung thì có nhiều thương hiệu khác nhau như: KosaPlus, Geko, Alohan, Sypa, Haitima,..v..v.. Và tất cả các hãng sản xuất đều sản xuất với 2 loại đó là bộ điều khiển tác động đơn và bộ điều khiển tác động kép.

Và cấu tạo chung của các bộ điều khiển khí nén bao gồm:

  • Thân bộ điều khiển
  • Piston
  • Thanh răng bánh răng chuyền lực
  • Lò xo 2 đầu (chỉ dạng tác động đơn mới có).
bộ điều khiển khí nén.

V. Nguyên lý hoạt động của van điều khiển khí nén

Van hoạt động hoàn toàn tự động, không phụ thuộc vào bất kể tác động ngoại lực nào từ bên ngoài. Và như các bạn đã biết thì bộ điều khiển khí nén được chia làm 2 dạng đó là dạng tác động đơn và tác động kép. Và hoạt động của nó cũng có một chút khác nhau. Cụ thể là:

 1. Hoạt động của van khí nén tác động đơn

Là dòng van hoạt động dựa trên nguyên lý cung cấp áp lực khí nén 1 lần. Ban đầu ban sẽ ở trạng thái đóng hoàn toàn không hoạt động nhờ vào chi tiết lò xo 2 đầu của bộ điều khiển khí nén. Khi yêu cầu của hệ thống cần mở van. Áp lực khí nén sẽ cung cấp vào khoang trong của bộ khí nén.

Áp lực khí nén lớn hơn lực đẩy của lò xo làm ép 2 piston 2 đầu về 2 phía. Giúp xoay chuyển bộ chuyền xuống trục một góc 90o tạo trạng thái mở cho van.

Và khi yêu cầu hệ thống cần đóng thì chúng ta chỉ cần ngừng cung cấp áp lực khí nén đầu vào. Lực đàn hồi lò xo sẽ đàn hồi lại đưa đĩa van về trạng thái ban đầu.

cấu tạo và Hoạt động của van khí nén tác động đơn

 2. Hoạt động của van khí nén tác động kép

Là dòng van hoạt động dựa trên nguyên lý cung cấp áp lực khí nén 2 lần. Với thiết kế có 1 khoang giữa và 2 khoang 2 đầu.

Ban đầu van sẽ ở trạng thái đóng hoàn toàn. Chúng ta cung cấp áp lực khí nén vào cổng A áp lực khí nén đó sẽ vào khoang trong của bộ khí và đẩy 2 piston 2 bên về 2 phía giúp các thanh răng chuyền động kéo theo bộ chuyền và trục van xoay chuyển 1 góc 90o tạo trạng thái mở cho van.

Khi yêu cầu cần đóng thì chúng ta cung cấp áp lực khí nén đầu vào cho 2 khoang 2 bên. Áp lực sẽ đẩy ép Piston ngược về vị trí cũ đóng ban đầu đưa van về vị trí đóng hoàn toàn.

bộ điều khiển tác động kép - xnk ht việt nam

VI. Những dòng van điều khiển khí nén hiện nay trên thị trường

 1. Van bi điều khiển khí nén

Là dòng van thiết kế có viên bi ở giữa được gia công khoan lỗ xuyên tâm cùng với kích thước yêu cẩu của đường ống. Van có độ bền cơ học rất tốt, khả năng hoạt động bền bỉ. Khả năng chịu áp lực và nhiệt độ tốt. Phù hợp lắp đặt cho đa số các hệ thống lắp đặt cho các hệ thống công trình công nghiệp hiện nay.

bộ truyền động khí nén geko valve

 2. Van bướm điều khiển khí nén

Van bướm điều khiển khí nén (Pneumatic control butterfly valve) hay van bướm điều khiển bằng khí nén, van cánh bướm điều khiển khí nén. Là dòng van thiết kế với hình dạng đĩa van hình cánh bướm và được điều khiển hoạt động hoàn toàn tự động bằng bộ điều khiển khí nén.

Thiết kế nhỏ gọn nhất trong các dòng van, đa dạng về chũng loại, kích thước cũng như kết nối. Phù hợp lắp đặt cho các hệ thống công nghiệp nặng nhẹ hiện nay trên thị trường.

van bướm điều khiển khí nén Haitima - xnk ht
van bi điều khiển khí nén ht

 3. Van cầu điều khiển khí nén

Là dòng van thiết kế hình dáng thân van chữ ngã, chuyên sử dụng cho các hệ thống hơi, khí nóng áp lực cao. Là dòng van sử dụng cho nhiệm vụ điều tiết dòng chảy tốt nhất. Phù hợp lắp đặt cho các hệ thống sản xuất, thủy điện, dầu khí,..v..v..

Và dòng van cầu điều khiển khí nén đa số là dòng van khí nén tuyến tính.

van cầu khí nén - xnk ht

 4. Van cổng dao điều khiển khí nén

Van cổng dao điều khiển khí nén có thể nói là dòng biến thể của van cổng. Tuy nhiên kích thước của van nhỏ hơn, gọn gàng hơn so với van điều khiển khí nén cổng thông thường. Với thiết kế cửa van hình dáng giống con dao hạ xuống nên được gọi là van cổng.

Phù hợp lắp đặt cho các hệ thống xử lý nước thải, sản xuất xi măng, gạch men,..v..v..

van cổng dao khí nén- xnk ht

 5. Van điều khiển khí nén Hàn Quốc

Là các dòng van cơ học được điều khiển bằng bộ điều khiển khí nén của Hàn Quốc. Nếu xét về phương diện chất lượng thì không phải nói đi nói lại quá nhiều bởi các hãng đến từ Hàn Quốc như KosaPlus, Alohan, Sypa,..v..v.. đã khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường từ rất lâu.

Với lực tạo ra momen xoắn lớn từ bộ điều khiển khí nén. Mang lại khả năng hoạt động ổn định, bền bỉ cho các thiết bị lắp đặt.

VAN BƯỚM THÂN GANG ĐĨA INOX - xnk ht

 6. Van điều khiển khí nén Đài Loan

Những dòng van cơ được điều khiển bằng bộ khí nén Đài Loan thì chắc hẳn các bạn không còn quá xa lạ nữa. Đặc biệt là ở thị trường Việt Nam chúng ta. Van chịu được sử dụng nhiều trong nhiều trong các hệ thống lĩnh vực cũng như ứng dụng thực tế. Cụ thể là các hãng như: Geko, Haitima, Jaki,..v..v… Với chất lượng thì đã được khẳng định qua nhiều công trình lắp đặt.

Ngoài ra sản phẩm trước khi đưa ra thị trường lắp đặt phải thông qua nhiều công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt. Điều này chứng minh răng chất lượng của các sản phẩm là vô cùng tốt.

Điều đặc biệt hơn nữa đến từ dòng van khí nén Đài Loan có lẽ là giá thành phù hợp với thị trường Việt Nam chúng ta.

van bướm khí nén tuyến tính

 7. Van điều khiển khí nén tuyến tính

Là dòng van được điều khiển bởi bộ điều khiển khí nén kèm với bộ tuyến tính (Positioner). Đặc biệt ngoài chức năng đóng mở hoàn toàn của van thì van còn có thể được đóng mở theo các góc độ khác nhau tùy yêu cầu kỹ thuật của hệ thống. Và bộ điều khiển tuyến tính (Positioner) được sử dụng cho nhiệm vụ điều tiết đó.

van bi điều khiển khí nén tuyến tính - xnk ht

 8. Van điều khiển khí nén dạng ON/OFF

Là dòng van được điều khiển hoạt động ở 2 góc độ đã được cài đặt sẵn đó là đóng hoàn toàn và mở hoàn toàn.

van bướm gang đĩa inox điều khiển khí nén

>> Xem thêm Cụ thể những dòng van khí nén như:

  1. Van bi điều khiển khí nén KosaPlus
  2. Van bi điều khiển khí nén Haitima
  3. Van bi điều khiển khí nén Geko
  4. Van bướm điều khiển khí nén KosaPlus
  5. Van bướm điều khiển khí nén Haitima
  6. Van bướm điều khiển khí nén Geko

VII. Những phụ kiện đi kèm với như van điều khiển bằng khí nén

 1. Công tắc giới hạn( Limit Switch box)

Là thiết bị báo vị trí đóng mở của đĩa van được lắp đặt trực tiếp trên bộ điều khiển khí nén. Có nhiệm vụ hiển thị trạng thái đóng mở của van và chuyền tín hiệu trạng thái đó về tủ điều khiển để người vận hành có thể nắm bắt được tình trạng van hiện tại từ xa.

Ngoài ra trên công tắc giới hạn còn có núm báo trạng thái, giúp người quan sát nhận biết được hiện trạng của van là đóng hay mở.

limit swicth box

 2. Bộ tuyến tính (Positioner)

Là bộ phận chủ đạo cho nhiệm vụ điều tiết dòng chảy, được làm từ Hợp kim nhôm hoặc nhựa. Đây là bộ điều khiển nhận nguồn tín hiệu từ 4-20mA đóng mở góc độ do tùy mức cài đặt với áp lực khí nhận từ 2 ~ 8 bar.

Bộ tuyến tính nhận tín hiệu từ 4 – 20mA tương đương với các góc độ 4 sẽ là đóng hoàn toàn, 8 sẽ là mở 25%, 12 sẽ là 50%, 16 sẽ là 75% và 20 sẽ là mở hoàn toàn.

Khí nén được cung cấp vào bộ điều tiết khí nén đồng thời nó nhận tín hiệu điều khiển từ trung tâm điều khiển. Khi này, bộ điều tiết sẽ xác định vị trí hiện tại của van, từ đó điều tiết lượng khí nén vào bộ truyền động để điều khiển van về vị trí mong muốn.

bộ tuyến tính positioner

 3. Van điện từ khí nén

Nhiệm vụ chính là phân chia dòng khí nén cung cấp cho bộ khí nén. Giúp van vận hành một cách đơn giản, dễ dàng.

van điện từ khí nén

 4. Bộ lọc khí nén

Là bộ phận lọc khí nén giúp khí nén đi vào bộ điều khiển à tinh khiết nhất. Đảm bảo không có hiện tượng ngưng tụ nước của hệ thống khí.

Bởi mỗi môi trường làm việc khác nhau, mỗi thời tiết khác nhau sẽ có những tác động nhất định đến dòng khí đi vào. Nếu như bộ khí nén có nước đi vào sẽ làm hư hại, hỏng hóc thiết bị. Chính vì thế bộ lọc khí nén giúp tách biệt phần nước trong khí nén và dòng khí tinh khiết.

bộ lọc khí nén

 5. Dây dẫn khí

Là thiết bị truyền tải dòng khí nén tới bộ điều khiển khí nén. Có khả năng chịu áp lực khí nén tốt. Chúng ta có thể thấy dây này lắp đặt ở nhiều hệ thống như máy nén khí, máy xì hơi, các garage oto,..v..v..

dây dẫn khí

 6. Tiêu âm

Là thiết bị giúp giảm tối đa tiếng ồn tạo ra trong quá trình xả khí của van. Đặc biệt của tiêu là chế tạo bằng đồng, thiết kế gọn gàng, kết nối dạng ren dẽ dàng và tiện lợi.

tiêu âm khí nén

VIII. Lưu ý kiểm tra vận hành của van điều khiển bằng khí nén

 1. Kiểm tra áp suất khí nén cung cấp cho van

Áp suất khí nén cung cấp cho toàn bộ chuyển động của van thường là từ 3 – 8bar. Đây là áp suất để bộ chuyển hoạt động làm việc bình thường. Cần kiểm tra áp lực đầu vào không quá nhỏ hoặc quá lớn để đảm bảo van vận hành tốt nhất.

Xem thêm : Van bi nhựa điều khiển khí nén Chính Hãng | Hà Nội

 2. Kiểm tra độ rò rỉ của van

Thường xuyên kiểm tra các kết nối của ống dẫn khí đi vào van và các kết nối của van với hệ thống đường ống. Nếu có hiện tượng lắp ráp không chặt chẽ sẽ có hiện tượng rò rỉ lưu chất hoặc rò rỉ dòng áp lực khí nén. Khiến hoạt động của van và hệ thống bị ảnh hưởng.

 3. Kiểm tra nhiệt độ của lưu chất và môi trường làm việc

Nhiệt độ của môi trường làm việc cũng như dòng lưu chất ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của van. Chính vì thế mà trước khi lắp đặt chúng ta nên kiểm tra lại nhiệt độ tối đa của hệ thống mà lựa chọn van cho phù hợp.

ứng dụng van dao khí nén

IX. Lưu ý lắp đặt van

Để van hoạt động tốt thì cần phải có công tác lắp đặt một cách hoàn hảo. Chúng tôi đưa ra một số lưu ý khi lắp đặt van đảm bảo độ chính xác và an toàn tốt nhất như sau:

  • Phần van cơ thì đối với các kết nối ren thì khi kết nối nên có các băng keo để đảm bảo độ kín khít tốt nhất.
  • Dạng mặt bích thì nên có các gioăng cao su đặt giữa van và mặt bích đường ống.
  • Khi siết các kết nối dạng mặt bích thì nên siết đều lực, đối xứng các con ốc. đảm bảo không có độ vênh khi lắp đặt.
  • Đối với hệ thống hơi vào bộ điều khiển thì nên lắp đặt van giảm áp trước hệ thống khí. Đảm bảo áp lực khí đầu vào sẽ không bị quá tải dẫn đến hư hại bộ điều khiển.
ứng dụng van bướm samwoo khí nén

X. Lưu ý lựa chọn van

  • Chú ý đến công xuất tạo ra momen xoắn của bộ khí nén có phù hợp với van yêu cầu của hệ thống hay không.
  • Tùy vào môi trường làm việc mà lựa chọn dòng van phù hợp. Ví dụ môi trường làm việc có tính ăn mòn thì nên lựa chọn dòng van được chế tạo từ nhựa. Môi trường có nhiệt độ cao thì dòng van được làm từ inox là sự lựa chọn sáng suốt.
  • Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống là bao nhiêu. Đảm bảo răng van phải có thông số kỹ thuật lớn hơn thống số hoạt động tối đa của hệ thống.
  • Lựa chọn sản phẩm chính hãng để lắp đặt cho hệ thống. Việc này vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định rất nhiều đến mọi hoạt động của van cũng như hệ thống lắp đặt van.
van bi khí nén đài loan

XI. Địa điểm cung cấp van điều khiển khí nén chính hãng

Hiện nay dòng van khí nén đang được sử dụng nhiều để nhằm tăng khả năng tự động hóa hệ thống. Kèm theo đó là cũng có nhiều đơn vị khác nhau đang cung cấp. Tuy nhiên việc lựa chọn đơn vị cung cấp hàng chính hãng lại là vấn đề mà mọi khách hàng quan tâm mật thiết đến.

Và công ty XNK HT Việt Nam chúng tôi hiện nay đang là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp van khí nén uy tín, chất lượng nhất khu vực miền bắc nói riêng và Toàn Quốc nói chung. Chúng tôi cam kết tất cả sản phẩm do công ty HT Việt Nam chúng tôi cung cấp đều là:

  • 100% các sản phẩm được chúng tôi nhập khẩu chính hãng sản xuất.
  • Giấy tờ đầy đủ CO – CQ – Catalogue, bảo hành 12 tháng chính hãng.
công phượng - van toàn

XII. Báo giá van điều khiển bằng khí nén

Khi các bạn đã hiểu chi tiết về dòng van khí nén thì vấn đề giá cả sản phẩm lại là vấn đề mà mọi người quan tâm đến. Như đã mô tả ở trên thì chắc hẳn các bạn cũng hiểu rõ về nguồn gốc sản phẩm của chúng tôi.

Tất cả sản phẩm do công ty chúng tôi cung cấp đều là hàng nhập khẩu chính hãng sản xuất. Chính vì thế mà giá thành sản phẩm do công ty phân phối luôn là rẻ nhất thị trường toàn quốc.

Tuy nhiên mỗi hãng sản xuất khác nhau, mỗi dòng van khác nhau sẽ có giá thành khác nhau. Vậy để được báo giá chính xác nhất cũng như được hỗ trợ giá tốt nhất tại thời điểm khách hàng quan tâm đến van khí nén vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

  • Hotline:  (zalo) 0981 625 647 – Mr. Hoan
  • Email:  Kd2.htvietnam@gmail.com
  • Website: http://htvietnamvalve.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/xnkhtvietnam
  • Twitter: https://twitter.com/xnkhtvietnam

Van điều khiển khí nén là như thế nào?

Van điều khiển khí nén là một thiết bị dùng để điều khiển hoặc điều chỉnh dòng khí (hoặc một loại khí trơ khác) trong hệ thống khí nén. Họ làm như vậy bằng cách kiểm soát không khí hoặc khí tại nguồn, điều chỉnh sự đi qua của nó khi cần thiết vào đường ống, đường ống hoặc các thiết bị trong một hệ thống khí nén tự động

Bộ điều khiển khí nén hoạt động như thế nào?

Bộ điều khiển áp suất khí nén sử dụng khí nén hoặc có áp suất để di chuyển “tín hiệu” không khí từ bộ điều khiển đến thiết bị. Điều khiển khí nén trái ngược với điều khiển điện tử, nó gửi và nhận các tín hiệu điện hoặc điện tử.

Các loại van điều khiển khí nén phổ biến bao gồm:

Van điều khiển khí nén được sử dụng để điều khiển dòng khí điều áp. Chúng có thể được sử dụng trong bất kỳ ứng dụng nào muốn kiểm soát dòng khí, chẳng hạn như xi lanh khí nén, dụng cụ khí nén và động cơ khí nén. Van khí nén có nhiều dạng khác nhau bao gồm van điều khiển hướng 2 chiều, 3 chiều hoặc 4 hướng. Loại phổ biến nhất là van khí nén hai chiều bao gồm các cổng xả và cấp.

Sự khác biệt giữa van điện từ và van khí nén là gì?

Trong thiết bị truyền động khí nén, van điều khiển và van chính được kết hợp thành một miếng kim loại duy nhất. Phần hoa tiêu được đặt trên thân van, làm cho chúng rất đáng tin cậy do khả năng xử lý áp suất cao.

Van điện từ được điều khiển bởi điện áp AC hoặc DC và có thể được sử dụng như một cảnh báo để ngăn chặn quá đầy hoặc làm chức năng bật / tắt đơn giản cho các ứng dụng áp suất thấp sử dụng không khí làm nguồn điện.

Bảng giá van bi inox điều khiển khí nén cung cấp bởi XNK HT

Kích thước Model Giá thành (KÉP / ĐƠN)
DN15 GKP052 750.000 / 1.000.000 VND
DN20 GKP052 800.000 / 1.050.000 VND
DN25 GKP052 850.000 / 1.100.000 VND
DN32 GKP063 1.100.000 / 1.400.000 VND
DN40 GKP063 1.200.000 / 1.500.000 VND
DN50 GKP075 1.550.000 / 2.100.000 VND
DN65 GKP083 2.400.000 / 3.200.000 VND
DN80 GKP092 3.000.000 / 4.300.000 VND
DN100 GKP105 5.000.000 / 7.200.000 VND

Bảng giá van bướm inox điều khiển khí nén cung cấp bởi XNK HT

Kích thước Model Giá thành (KÉP / ĐƠN)
DN40 GKP052 1.100.000 / 1.350.000 VND
DN50 GKP052 1.200.000 / 1.450.000 VND
DN65 GKP052 1.350.000 / 1.600.000 VND
DN80 GKP063 1.600.000 / 1.900.000 VND
DN100 GKP063 1.950.000 / 2.000.000 VND
DN125 GKP075 2.500.000 / 3.050.000 VND
DN150 GKP083 2.900.000 / 3.700.000 VND
DN200 GKP092 4.500.000 / 5.800.000 VND
DN250 GKP105 5.800.000 / 8.000.000 VND

Bảng giá trên chưa đầy đủ tất cả các sản phẩm, chưa bao gồm thuế cũng như giá thành chưa hẳn đã chính xác ở thời điểm hiện tại nên chỉ dùng để tham khảo. Để nhận được báo giá nhanh và chính xác nhất thời điểm hiện tại quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với các nhân viên tư vấn thông qua hotline, zalo và email.

Ưu điểm của van điều khiển khí nén?

Được sử dụng với số lượng lớn cũng như ứng dụng trong nhiều hệ thống làm việc cũng như ứng dụng khác nhau bởi 1 số ưu điểm như:– Giá thành rẻ hơn so với các dòng van tự động điện.– Thời gian đóng mở nhanh chóng, gần như chỉ từ 1-3s sau khi cấp khí nén.– Đầy đủ dạng đóng mở on off và đóng mở tuyến tính.– Tuổi thọ bộ điều khiển khí nén lâu dài, ít xảy ra các sự cố.

Hạn chế của van khí nén?

Với 1 số điểm hạn chế của dòng van này như:– Lực đóng mở khá mạnh có thể làm ảnh hưởng đến gioăng kín.– Đóng mở nhanh, dễ dẫn đến hiện tượng tăng giảm áp đột ngột.– Khí nén sau khi sử dụng được xả trực tiếp ra môi trường làm việc. 5/5 - (7 bình chọn)

Từ khóa » Hệ Thống Van điều Khiển Khí Nén